RSS

Monthly Archives: Tháng Chín 2010

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO VÀ TRUYỀN THÔNG (Tuần V), Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO VÀ TRUYỀN THÔNG (Tuần V)
Posted on Tháng Chín 29, 2010 by vietrenews

VRMI (29-9-2010) – Sài gòn – Chúng ta vừa qua giai đoạn đầu tiên của OMRC. Hôm nay chúng ta buớc vào giai đoạn thứ hai với những nội dung mang tính bổ trợ. Có thể nói các đề tài: Học thuyết xã hội và truyền thông, Tra cứu Thánh Kinh, Tâm lý công chúng truyền thông, Đạo đức truyền thông, là những đề tài vừa là nền tảng, vừa là chỉ dẫn, và vừa là công cụ đối chiếu cho việc chọn lựa sự kiện, chọn lựa cách đưa tin, và cách giúp cho thông điệp của chúng ta dễ được đọc giả đón nhận hơn. Bài đầu tiên này sẽ do thầy Gioan Lê Quang Vinh trình bày.

Thiên Chúa tạo thành mọi sự tốt đẹp, nhưng con người đã bất trung phản bội, và tội lỗi đã làm thế gian hư đi. Tuy nhiên, Thiên Chúa nhân từ không bỏ con người. Ngài sai Con Một Ngài đến cứu độ trần gian, ban cho con người quyền làm con Thiên Chúa, hoàn lại phẩm giá và nhân vị cao cả cho con người. Học thuyết Xã Hội Công Giáo trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhân vị và phẩm giá con người, nhất là công bằng xã hội và bác ái, chỉ cho nhân loại những cách thế thích hợp để bảo vệ và nâng cao nhân phẩm của họ.

I. SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

1. HTXHCG có từ lúc nào?

– Học Thuyết Xã Hội Công Giáo có mặt cùng với sự khai sinh của Hội Thánh Chúa Kytô (từ Lời Chúa giảng dạy về công bằng bác ái)

– Nhưng nếu xét Học Thuyết Xã Hội Công Giáo như một hệ thống giáo huấn về các vấn đề xã hội theo nghĩa hẹp, thì Học Thuyết ấy bắt đầu thành hình cùng với thông điệp Rerum Novarum” (Các sự việc mới) do Đức Thánh Cha Lêô XIII ban hành năm 1891.

– Từ đó về sau, qua chín triều đại Giáo Hoàng sau Đức Lêô XIII (tám vị vào thế kỷ 20), Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ngày càng được bổ túc để ngày càng hoàn chỉnh và càng đáp ứng được mọi đòi hỏi của con người thời đại.

– Khi Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận làm Chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình của Toà Thánh, ngài có sáng kiến thực hiện bản tóm lược có hệ thống các giáo huấn của Hội Thánh. Đức Hồng Y Martino, kế vị ngài, đã nhân xét ngài có sự khôn ngoan, kiên quyết và tầm nhìn xatrông rộng khi thực hiện công trình này.

– Vài nét về Thông Điệp Rerum Novarum:

a. Hoàn cảnh xã hội: Có quá nhiều người nghèo khổ. Vì cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ, nhân công bị chủ nhân tham giầu bóc lột. Nhà cầm quyền không bảo vệ quyền lợi của người nghèo. Một vài phát minh tiêu biểu thế kỷ 19: Máy in 1810, Đầu máy xe lửa hơi nước 1814, Xe đạp 1816, Động cơ điện 182, Máy đánh chữ 1829, Thang máy 1852, Máy khoan dầu 1859, Khử trùng (Pasteur) 1862, Thuốc nổ (Nobel) 1866, Máy hút bụi 1869, Điện thoại, loa 1876, Động cơ ô tô, mô tô 1879, Quạt điện 1882 v.v…

b. Nội dung Thông Điệp:

– Đề xướng vấn đề nhân phẩm qua việc phân phối của cải cách công bằng.

– Những bất công thời ấy đã đưa đến các tệ đoan xã hội như nghiện rượu, đĩ điếm và ly dị.

– Thợ thuyền có những quyền lợi căn bản của con người gắn liền với Luật Tự Nhiên, mà qua đó mọi người đều bình đẳng.

– Giáo Hội có quyền lên tiếng về các vấn đề xã hội. Vai trò của Giáo Hội là dạy bảo về các quy tắc xã hội và san bằng hố cách biệt giai cấp. Vai trò của quốc gia là tạo dựng một xã hội công bằng qua luật lệ và duy trì luật lệ ấy.

2. HTXHCG có những chủ đề chính nào?

Bản tóm lược HTXHCG chia làm 3 phần gồm có 12 chương chính với 583 khoản mục, đề cập đến các vấn đề xã hội theo huấn giáo của Hội Thánh.

Phần I: Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại – Sứ mạng của Giáo Hội và HTXHCG – Con người và nhân quyền – Các nguyên tắc của HTXHCG

Phần II: Gia đình – Lao động của con người – Kinh tế – Cộng đồng chính trị – Cộng đồng quốc tế – Bảo vệ môi trường – Cổ vũ Hòa Bình.

Phần III: HTXH và Hoạt động của Giáo Hội.

Kết luận: Vì một nền văn minh Tình Yêu.

3. Các nguyên tắc của HTXHCG.

– Nguyên tắc nhân vị

“Giáo Hội nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người” (105)

– Nguyên tắc công ích

“Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người. Hiểu theo nghĩa ban đầu, và được chấp nhận rộng rãi, công ích là “toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép con người, tập thể hay cá nhân, đạt tới sự phát triển cách đầy đủ và dễ dàng hơn” (164)

– Nguyên tắc bổ trợ

“Bổ trợ là một trong những định hướng bền vững và đặc thù nhất của Học thuyết Xã hội Công giáo, và đã có mặt trong học thuyết ấy ngay từ văn kiện xã hội quan trọng đầu tiên” (185)

– Nguyên tắc liên đới

Giáo huấn của Hội Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhất với một ý thức ngày càng cao hơn.”

4. Các giá trị của HTXHCG.

– Sự Thật

Mọi người có ba nghĩa vụ đối với sự thật: hướng tới sự thật, tôn trọng sự thật và làm chứng về sự thật một cách có trách nhiệm.

– Tự Do

“Tự do là dấu chỉ cao đẹp nhất nơi con người, cho thấy con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa”. Và như vậy, tự do là dấu chỉ phẩm giá con người. (199)

– Công Lý

Công lý chính là “có ước muốn kiên định và vững chắc trả những gì mình mắc nợ Chúa và tha nhân”.

Khi công lý được thực thi cùng với bác ái và liên đới, thì nó sẽ thành con đường dẫn đến hoà bình (x. Isaia 32,17; Gc. 3,18).

– Tình Yêu

Giáo Hội trung thành với giới răn trọng nhất mà Đức Giêsu đã truyền dạy, nhấn mạnh rằng công lý mà không có tình yêu thì “công lý có thể phản bội chính mình”, nghĩa là nỗ lực thực thi công lý lại có nguy cơ làm phương hại đến công lý. Vì vậy, Giáo Hội dạy “Giữa các đức tính nói chung, và đặc biệt giữa các đức tính, các giá trị xã hội và tình yêu, có một mối liên kết rất sâu xa mà chúng ta cần phải nhận thức càng ngày càng đầy đủ hơn”

II. HTXHCG VÀ THỰC TẠI XÃ HỘI HÔM NAY.

– Sự Thật.

– Xã hội VN ngày nay chứng kiến nhiều điều đáng buồn, nhưng điều đáng buồn nhất là sự giả dối tràn lan ở mọi lãnh vực.

– Đối với những người có lương tâm ngay chính, nói dối là điều khó khăn. Nhưng trong xã hội này, nói dối đã thành điều quá dễ dàng, thậm chí người ta xác tín điều họ nói dối, lâu ngày sự giả dối được coi là sự thật. Rồi có ngày sự thật được phát hiện, người ta lại bảo những người phát hiện là kẻ nói dối! Tại sao lại như vậy được? Tại sao?

– Công Lý

Xét 3 yếu tố

– Phải tôn trọng công bằng xã hội: Hãy nhìn vào các lãnh vực xã hội, chúng ta dễ dàng nhận thấy không có công bằng xã hội.

– Phân phối tài sản hợp lý: Nhìn vào tài sản của Giáo Hội, nhìn những căn nhà không ra nhà và nhìn vào tài sản của ông nọ bà kia rồi so sánh. Hợp lý chưa?

– Luật pháp phải công bằng, chính trực: Nếu ai làm trong ngành luật sẽ thấy luật pháp thế nào? Hãy nhìn các giáo dân Thái Hà, Thánh Giá Đồng Chiêm, Loan Lý, Tam Tòa, Cồn Dầu mới đây…

– Hoà Bình

“Chúng ta hãy cầu xin cho nền hòa bình được xuất hiện nơi đây, hòa bình mà các thiên sứ đã hát lên trong đêm thánh này”. Như thế, ngài muốn đến nền hoà bình mà thiên thần Chúa đã loan báo cho nhân loại thời Đức Kytô Thiên Sai, nền hoà bình khi con người được nhìn nhận đúng phẩm giá, nền hoà bình mà ngài đã khẳng định trong sứ điệp hoà bình năm 2008: “nhân vị là trọng tâm của hoà bình”.

– Đối Thoại

Điều kiện đối thoại là “Phải coi luật luân lý phổ quát, được khắc ghi trong tâm hồn con người, là luật hữu hiệu và không thể xoá bỏ như một biểu hiện sống động của lương tri được chia sẻ của nhân loại, một “quy tắc thành văn” để chúng ta dựa vào đó mà xây dựng tương lai thế giới” (ĐGH Gioan Phaolô II, Diễn văn gửi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc kỳ họp thứ 50). Sẽ là ảo tưởng khi muốn đối thoại với những con người chà đạp luật luân lý, luôn đặt nền tảng trên sự giả dối, kết án và bạo lực.

– Tự Do

Tự do là được giải thoát. Chúa Giêsu nói “Sự thật giải thoát các con”. Không có Sự Thật thì không thể có tự do.

III. VÀI NHẬN ĐỊNH

Vai trò người tín hữu giáo dân

1. Trong Giáo Hội

– HTXH chưa được phổ biến rộng rãi. Lý do? Giáo Hội dạy “Phải học biết HTXHCG”

– Ngày càng có nhiều người tín hữu giáo dân tham gia vào các hoạt động của Giáo Hội. Đó là tín hiệu đáng mừng. Nhiều người được coi là thành viên DCCT bên ngoài tu viện! Đó là vai trò chứng nhân của Kytô hữu.

– Các nhóm giáo dân cần được phát triển. Cần học hỏi qua các nhóm, hiệp hội, phong trào.

2. Với Xã Hội

– Giáo dân đang cố gắng đã làm tròn chức năng của mình. Giáo dân đưa sáng kiến, truyền đạt tinh thần Kytô giáo vào trong xã hội trần thế.

– Nỗ lực hội nhập văn hoá, giáo dục, xã hội, chính trị. Giáo Hội dạy: “Các Kitô hữu phải hoạt động sao cho toàn bộ giá trị về chiều hướng tôn giáo của văn hoá được nhìn nhận. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách đối với phẩm chất của cuộc sống con người, cả về mức độ cá nhân lẫn xã hội.”

– Phục vụ trong các lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

– Nói lên sự thật. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc nhở “đừng sợ làm nhân chứng cho phẩm giá của mỗi con người, từ lúc con người thụ thai cho đến khi chết”.

III. HTXH VÀ TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO.

1. Truyền Thông Công Giáo là mối quan tâm của HTXHCG

Trong việc thăng tiến một nền văn hoá đích thực, giáo dân sẽ đặt trọng tâm vào các phương tiện truyền thông đại chúng, và trên hết, bằng cách kiểm tra lại những nội dung của vô số những chọn lựa mà người ta thực hiện.

2. HTXH hướng dẫn Truyền Thông Công Giáo

– Giáo Hội trao tặng một truyền thống lâu dài về sự khôn ngoan, ăn rễ sâu trong Mạc Khải của Thiên Chúa và trong suy tư của con người.

– Tín hữu giáo dân sẽ coi các phương tiện truyền thông như những công cụ tạo nên và tăng cường sự liên đới.

– Bổn phận thứ nhất của những người sử dụng phương tiện truyền thông là nhận định và chọn lọc.

3. Truyền thông CG và các vấn đề tôn giáo xã hội vài năm qua

– TTCG đóng vai trò lớn lao trong việc cỗ võ Công Lý và Sự Thật; giúp dân Chúa sống liên đới; thông tin đa chiều; giúp “thắng” những chiếc xe lao xuống…

IV. KẾT LUẬN

1. Người làm truyền thông Công Giáo cần thấm nhuần HTXHCG, bằng cách đọc, suy tư, học hỏi, chia sẻ và áp dụng trong từng bài viết cũng như cách sống của mình. Chúng ta có thể tìm đọc sách “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo” do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội, HĐGMVN xuất bản, hoặc có thể vào đọc ở đây: http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/justpeace/documents/rc_pc_justpeace_doc_20060526_compendio-dott-soc_vi.html

2. Chúa Giêsu là Lời mạc khải, là người mang sứ điệp truyền thông (Communicator) , và Đức Maria Mẹ Người là Đấng cộng tác đắc lực vào truyền thông. “Đức Maria vội vã đi lên miền núi…”. Chúng ta làm truyền thông thành công chỉ khi noi gương Đức Giêsu và Mẹ Maria, sống đời cầu nguyện và gắn bó với Lời Chúa.

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 29, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC THỨ BA

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC THỨ BA

Posted on Tháng Chín 23, 2010 by vietrenews

VRMI (23.09.2010) – Sài Gòn – Bài học thứ ba trình bày một kỹ năng có vẻ quen thuộc: “Quay Phim Chụp Hình”. Nói là “có vẻ quen thuộc”, vì bây giờ máy ảnh, máy quay phim xuất hiện nhiều và đa số là tự động nên ai cầm máy đều… bấm được, và dĩ nhiên là có hình ngay. Nhưng thực ra, quay phim chụp hình đòi nhiều kỹ thuật mà nếu không chú ý thì “tác phẩm” sẽ không được đón nhận. Đây là đề tài kết thúc giai đoạn 1 của OMRC-2010. Đề tài do cha Antôn Lê Ngọc Thanh trình bày, với các nội dung: Ánh sáng hậu cảnh; Bí quyết quay video phỏng vấn cá nhân; Bố cục khung hình cân bằng; Mẹo quay phim đẹp hơn; 7 lỗi “chết người” khi quay phim; Kiểm tra máy quay qua chất lượng phim; 9 “yếu quyết” mua máy quay phim số. Ngay cả những người chưa có kiến thức gì về phim ảnh cũng có thể học nơi bài học súc tích này những kỹ thuật cần thiết nhất để “bấm máy”.

Vì đề tài mang tính chuyên môn hơi cao, nên số lượng ý kiến phản hồi có vẻ ít hơn hai bài trước. Nhưng các ý kiến phản hồi đa số là của các học viên “chuyên nghiệp” đã có ít nhiều kiến thức về quay phim chụp hình, dù vẫn có bạn tự nhận rằng “Chủ đề này em mù tịt chẳng bíêt gì máy ảnh cả. chỉ dùng điện thoại thôi. lần này chắc có thêm kiến thức rùi.” (Ghi chú: rùi = rồi). Do đó, các bạn đã thực hiện đúng theo yêu cầu của cha giảng viên An Thanh và của bài học: chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và nguồn kiến thức cho các bạn khác.

Nhà nghiên cứu Phạm văn Bản mở đầu ngắn gọn nhưng nêu lên một điểm quan trọng được nhiều bạn “lắng nghe” và chú ý: “…về việc chụp hình/ quay phim, trước hết, chúng ta cũng nên học và làm quen với cái máy hình/ máy quay mà mình xử dụng. Sao cho mỗi khi chúng ta điều khiển máy bằng những động tác thói quen/ tự động, như trong lúc chúng ta đang lái xe vậy. (…) Chúng ta nên luyện tập làm quen với cái máy hình/ máy quay sao cho khi cầm là nó tự động như rút súng ra là bắn… chớ không còn chăm chú nhìn, rồi tìm cái nút bóp cò ở chỗ nào?” Và anh cũng giới thiệu nguồn tài liệu quí: “… đó là cuốn Photography của Bruce Warren, do nhà xuất bản West Publishing Company, và sách này được dùng làm giáo khoa của ngành nghệ thuật (Arts) trong hệ thống đại học Hoa Kỳ.” (Chỉ tiếc là ở Việt nam chắc khó tìm cuốn sách này, và tiếng Anh chuyên môn chắc cũng là rào cản. Hy vọng nhà nghiên cứu Phạm văn Bản có dịp lược dịch và giới thiệu cho chúng ta).

Các ý kiến đều tỏ ra đồng tình với bài giảng của cha An Thanh cùng với ý kiến “phải tập cho thành tự động”. Một bạn nói: “Bài học này rất hữu ích trong việc viết báo.” Các bạn còn quảng diễn thêm các điểm chính trong bài học với những kinh nghiệm cá nhân của mình, như về chức năng auto của máy ảnh chẳng hạn. Ý kiến sau đây cho thấy các bạn chú ý đến ý chính trong bài học: “Thiết bị máy ảnh và máy quay phim hiện nay tương đối dễ sử dụng và nhiều chủng loại hiện có trên thị trường, Nhưng khi nói tới hình ảnh hoặc đoạn phim nào đó thì ánh sáng phải gọi là “xương sống” của tấm hình hay đoạn phim đó, tiếp theo là bố cục ảnh hoặc phim sao cho chủ thể được thể hiện rõ ràng (nếu là phim thì còn phải ghi được âm thanh nữa vì thiếu âm thanh là thiếu phần sinh động làm cho người coi hơi bị hụt hẫng).”

Có bạn thì đưa thêm ý kiến thực tế ai cũng biết nhưng không chắc ai cũng nhớ như máy phải luôn đầy pin, nên biết một số chương trình chỉnh sửa làm phim ảnh… Còn nếu không có máy ảnh, dùng điện thoại di động chụp ảnh quay phim được chứ? Đây cũng là vấn đề gây “tranh cãi” vui vui và thân tình.

Nhưng tại sao viết báo mà phải nói đến quay phim chụp hình? Trong bài giảng Cha An Thanh đã nói ngắn gọn rằng hình ảnh là để minh hoạ cho bài viết. Có bạn ví von “hình ảnh chứng minh cũng quan trọng không kém, vì hình ảnh đã một phần đem lại toàn bộ bối cảnh của bài viết đó, cho nên nếu đăng một bài viết hay mà hình ảnh không có thì cũng giống như mình uống cafe mà thiếu chút đường vậy.” Biết được tầm quan trọng của quay phim chụp hình, các bạn học bài xong còn theo ý giảng viên, sưu tầm thêm ở các website để cung cấp cho “đồng nghiệp” của mình những tài liệu cần nữa.

Ngoài ra, các bạn còn thảo luận những đề tài lien quan rất thú vị, chẳng hạn có nên dung máy quay phim dạng bút cài trên áo, hay có nên sử dụng hình của người khác đã đăng lên. Vấn đề không phải là lớn lao, nhưng những tìm tòi và lý giải cho thấy các bạn rất quan tâm nghiên cứu và có trách nhiệm với chính mình.

Một học viên sau khi cẩn thận đưa ra minh hoạ thực tế về một “nhiếp ảnh gia không chuyên”, đã đưa ra nhận xét: “PVL nghĩ rằng, có lẽ máy chưa hẳn là vấn đề quyết định, mà trình độ kỹ thuật của “nhiếp ảnh gia” cũng là vấn đề đáng quan tâm, các bạn có đồng ý thế không? Trở lại vấn đề lý thuyết và một số ảnh minh họa nêu ở bài học tuần 3, cách nào đó cũng giúp PVL có cái nhìn khái quát nhưng không kém chuẩn xác trong vấn đề chụp ảnh minh họa cho bản tin & phóng sự”. Ý kiến này nhận được sự đồng cảm từ nhiều bạn học viên khác.

Các bạn cũng không quên nhắc đến sự trung thực của người làm truyền thông (Đạo Đức Truyền Thông cũng là một đề tài học hỏi trong khoá này): “Và sau đó về chúng ta biên tập chỉnh sửa lại nhờ các chương trình hỗ trợ. Nhưng phải đặc lương tri, sự thật lên hàng đầu, không được bóp méo cắt xén lời nói, đem đầu ông này cắm vào ông kia như mấy báo lá cải hay đài truyền hình VN hay làm”.

Điều cảm động và quan trọng nhất đã được các bạn nhắc đến là cầu nguyện: “Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria cho anh chọ em trong khóa Truyền Thông Online thành công cho nội dung bài học tuần 3 này.” Với lời nguyện đơn sơ chân thành này của chính các bạn học viên, chúng ta kết thúc bài học và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 vào tuần thứ 4. Tuần thứ 4 là tuần viết bài thực tập bắt buộc. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh sẽ viết bài hướng dẫn cụ thể cho bài tập của các bạn.

TM BAN HỌC VỤ

Gioan Lê Quang Vinh

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 27, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

PHẠM VĂN LƯỢNG, on Tháng Chín 20, 2010 lúc 13:40

PHẠM VĂN LƯỢNG, on Tháng Chín 20, 2010 lúc 13:40 Said:

Hai ngày vừa qua và cả sáng nay, Phạm Văn Lượng (Nhóm 7) bận lo đám tang của Xóm giáo quá.. chừng chừng, vì có người mới được Chúa gọi về. Vận dụng những hiểu biết Ban Học Vụ cung cấp cùng những Comment Bậc Thầy của các bạn, mình chụp một số tấm ảnh đám tang với máy Canon 8.0… Bản thân tự đánh giá thấy… cũng đường được so với lúc chưa chụp tấm nào hoặc chụp… mà bị hỏng… vì hết pin!!! Hình như càng chụp càng có kinh nghiệm!?
Trở lại TRƯỜNG HỌC ONLINE, đọc thêm một số Comment và lòng vui mừng vì có một số tài liệu các bạn cung cấp, sẽ mang về đọc, học… cho thông suốt hơn. Ngoài chụp hình đám tang vừa kể, PVL cũng đã viết xong bản tin kèm theo thể hiện một nét sinh hoạt của Xóm giáo. Đó là : THÁNH LỄ TẠI GIA KHI CHÚA THƯƠNG GỌI VỀ. Nếu đây là bài tập bắt buộc cho tuần 4 thì PVL xem như “có vốn” rồi. Thấy cũng an tâm. Sẽ post bài lên sau. PVL vẫn chưa biết post hình lên wordpress!! Tệ thật!! PVL cũng rất vui vì Bạn Hải Yến (cùng Nhóm 7) tả xung hữu đột khiến cho bầu khí lớp học cũng sôi động lên, hứng khởi hơn!
Kính chúc Ban Học Vụ / Mến chúc các bạn đầu tuần đến cuối tuần vui khỏe, an lành trong tình yêu của Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp. A-men.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 21, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Những Comments Quay phim, Chụp ảnh đáng quan tâm

Những Comments Quay phim, Chụp ảnh đáng quan tâm (Bài học tuần 3)

Phạm Văn Bản

Xin cám ơn Cha An Thanh, Thầy Vinh và Ban Học Vụ cùng tòan thể các Bạn Học Viên. Theo thiển ý, về việc chụp hình/ quay phim, trước hết, chúng ta cũng nên học và làm quen với cái máy hình/ máy quay mà mình xử dụng. Sao cho mỗi khi chúng ta điều khiển máy bằng những động tác thói quen/ tự động, như trong lúc chúng ta đang lái xe vậy. Nghĩa là, chúng ta vừa muốn gì thì các động tác xử dụng máy hình/ máy quay cũng tự động hiển hiện, mà không cần suy nghĩ. Ví dụ, trong bài với cô bé áo đỏ này, hình như cô quên chưa mở nắp che ống kính?… Chúng ta nên luyện tập làm quen với cái máy hình/ máy quay sao cho khi cầm là nó tự động như rút súng ra là bắn… chớ không còn chăm chú nhìn, rồi tìm cái nút bóp cò ở chỗ nào?

Các bạn có thể tham khảo thêm, khi có dịp, đó là cuốn Photography của Bruce Warren, do nhà xuất bản West Publishing Company, và sách này được dùng làm giáo khoa của ngành nghệ thuật (Arts) trong hệ thống đại học Hoa Kỳ.

Kính chúc Cha An Thanh, Thầy Vinh cùng tòan thể các Bạn luôn an vui, và thăng hoa thăng tiến.

khanhtamlinh

Xin chào ban giáo vụ và tất cả ace học viên, ý kiến, nhận xét của anh Bản rất hay, hiện nay tấ cả các máy quay và chụp hình mini trên thị trường đều có đầy đủ 2 chức năng là auto và manual, chức năng auto máy sẽ làm việc chuẩn như lấy nét và cân bằng trắng trong đièu kiện ánh sáng tốt và ổn định, chú ý: nguồn sáng thay đổi liện tục như đèn màu chớp. những vật có màu bóng lóng như giấy bạc,giấy bạc màu vàng, sê làm mất nét, lúc này chế độ auto kô lấy nét được) về kỹ thật thì tránh lia và zoom máy nhiều và lia nhanh sẽ làm cho người xem nhức mắt và chóng mặt, sau nửa là khi chuyển qua đĩa cd thì sẽ bị giật hình, nếu quay bằng chức năng manual thì nên zoom( tele) lấy nét trước một điể chủ thể nào đó sau đó (wide) ra và bấm máy, chú ý: kô được cắt dính nửa người hay dính đầu và tay của người khác trong khung ảnh, nói chung máy quay hiện nay (trừ loại chuyên nghiệp ) rất tốt để ace biên tập và làm nên những đoạn vedio clip mà không cần phải hiệu chỉnh gì cả vấn đề là bố cục và kỷ thuật cầm máy, nếu ace nào có máy quay, chỉ cần mua thêm 1 đoạn dây av dài , sau đó nối với tivi nhờ 1 người câm máy và quay , lúc này ta xem trực tiếp thì sẻ biết được các lổi cần phải tránh trong lúc quay phim.. về máy hình thì phải học thêm nhều có lúc cần phải chụp đêm kô có đèn flash buộc phải tăng iso lên cao hay mở khẩu độ lớn (f,2.8.f3.5…), hoặc phải dùng tốc độ chậm (s) để bù sáng khi chụp lén , chụp đêm…v,v,như vậy kỹ thuật quay phim đơn giãn hơn máy chụp hình. mình cũng gởi bằng email qua cho các ace file abc về nhiếp ảnh, file đuôi nén raz kỹ thuật chụp ảnh đẹp để ace tham khảo, xin chúc mọi người được an bình trong chúa

Hải Yến ( nhóm 7 )

Theo tôi khi những người làm báo cần những tấm hình hay đoạn phim dùng để minh họa thì có 3 yêu tố Cần phải có :

1. Máy quay phim , chụp hình phải pro và luôn đầy pin

2.Người làm báo phải biết một số chương trình chỉnh sửa làm phim ảnh

3. Tay phải vững không run, chân phải mạnh không yếu, miệng phải hỏi nhưng không nói nhiều.

Đối với người làm báo nghiệp dư hay những phóng viên của truyền thông công giáo chúng ta. Thì khi đi lấy tin hiếm khi được 1 vị trí tốt để lấy phim ảnh, thì nói gì đến canh ánh sáng, góc độ. Chủ yếu là tập trung vào chủ đề chín, quay càng nhiều chụp càng nhiều càng tốt.
Và sau đó về chúng ta biên tập chỉnh sửa lại nhờ các chương trình hổ trợ. Nhưng phải đặc lương tri, sự thật lên hàng đầu, không được bóp méo cắt xén lời nói, đem đầu ông này cắm vào ông kia như mấy báo lá cải hay đài truyền hình VN hay làm

Thước phim lên đẹp thì tay không run, hình cũng không nhòe. Dù hiện tại có 1 số máy quay, máy chụp hình có độ chống sốc, chống ru, rồi ta cũng không có thời gian mà vác chân máy, chọn chổ để cho vững nhưng chỉ hạn chế phần nào. Nên chúng ta phải dựa vào bản lỉnh. Chân phải vững làm thế trụ cho tay, và phải nhanh chân chạy lấy tư liệu..và sau đó chạy cho nhanh không thì rắc rối.. Miệng mau lẹ, xin đường , hỏi đường, ứng phó tình huống bất ngờ.

Hải Yến ( nhóm 7 )

Mình đọc được tài liệu này trên trang sohoa thấy cũng đúng, nên gửi bạn tham khảo :

1.Làm ấm sắc độ
Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ “tự động”. Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng, bạn nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.

2. Dùng kính mát
Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng kính phân cực khi chụp ngoài trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh của bạn không kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD.
Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.

3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng
Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ “fill flash” hay còn gọi là “flash on”. Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.

Ở chế độ “flash on”, camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.

Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ tóc đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến “người mẫu” thoải mái hơn, không bị nheo mắt.

Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.

4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode
Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần nằm dài ra nền đất nhờ dùng chế độ “close up” hay “macro mode” trên máy ảnh số.

Nhưng chú ý, khi dùng chế độ này bạn chỉ có được chiều sâu hạn chế. Vì vậy, hãy tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.

5. Chỉnh đường chân trời
Thấu kính quang của camera thường “bóp méo” hình ảnh khi hiển thị phong cảnh rộng trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ như bẻ cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng.

Bạn hãy tìm đường chân trời trong tự nhiên để định hướng. Đôi khi phải dùng đường thẳng nơi biển và trời gặp nhau hay một dải đất vắt ngang. Trong tấm ảnh này, bờ của hồ nước được dùng để căn chỉnh.
Như vậy, hãy cố gắng chụp hình với đường chân trời nằm thật ngang bằng.

6. Thẻ nhớ dung lượng lớn
Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc…). Ví dụ: máy ảnh 3 Megapixel cần ít nhất thẻ 256 MB, 4 Megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6 Megapixel cần thẻ từ 1 GB trở lên.

7. Chỉnh kích cỡ ảnh
Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau, nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x 480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2.272 x 1.702 sẽ cho ra tấm ảnh lớn và sắc nét có thể in trên tạp chí.

8. Giá đỡ
Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay tránh bị rung tay do thấm mệt.

9. Đặt giờ chụp
Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Bạn có thể dùng “self timer” cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hay bắt hình trôi chậm.

10. Chụp hình nước chảy chậm
Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.

–Chúc bạn có những bức ảnh sạch, đẹp trong sự nghiệp làm báo –

Hải Yến ( nhóm 7 )

Có một vấn đề nhạy cảm hay có thể gọi là vấn nạn của giới trẻ hiện nay là : Chụp hình tự sướng, quay phim tự phiêu, nó hơi xa với bài học nhưng mình viết lên đây mong ý kiến của các bạn

Một số diễn viên, ca sỷ, hot girl, hot boy muốn nổi tiếng thường tự PR cho mình bằng cách chụp hình tự sướng, hay quay phim rồi vô tình ai đó up lên mạng thế là dân tình nhốn nháo, các anh nhà báo phỏng vấn chụp hình tới tấp , báo mạng, báo tờ, báo cuốn đều đưa tin hot lên trang bìa, trang chủ . Lật lại nguyên do, thì tại sao lại thế ? có phải phần nhìn quan trọng hơn phần viết ? và người Việt dễ thương người đẹp không ?

Trào lưu quay phim từ học sinh đánh nhau, đến làm nhiều chuyện người lớn cũng lan nhanh

Rồi đổ lổi ỳ sèo, từ gia đình, trường lớp, cộng đồng…cuối cùng đâu lại vào đấy…và lớn mạnh thêm

Còn nhiều còn nhiều chuyện để nói …về cái mặt đen này, mong ý kiến các bạn )) mình có nói luxabu mong bỏ qua các bạn hé.

anh nguyen

Chào BHV và toàn thể ACE.

Em thấy việc quay phim, chụp ảnh rất cần thiết trong truyền thông bởi ” trăm nghe không bằng một thấy” mà. Trong điều kiện hiện nay việc kiếm cho mình một chiếc máy ảnh kỹ thuật số cũng chưa dễ dàng cho lắm nhất là đối với các sinh viên. Nhưng 1 chiếc điện thoại có thẻ nhớ, quay phim, chụp ảnh được thì lại thật dễ dàng. với công tác viên là chiếc điện thoại thì chúng ta có thể thỏa sức chụp, quay tuy có thể độ sắc nét chưa cao cho lắm nhưng nó lại la phương tiện đắc lực lúc nào cũng cận kề bên ta. Thế là khi có “địch” ta rút súng (điện Thoại) ra bắn.

Để có thể chụp, quay những bức hình, đoạn video đẹp thì chúng ta lại phải học một chút lý thuyết và chụp, gặp gì hay là chụp (trăm hay không bằng tay quen). Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ là nhà nhiếp ảnh thực thụ.

ngocvinhhtt
Một bài thời sự hoặc phóng sự “nóng hay nguội” và làm cho người đọc thêm phần ấn tượng thì đầu tiên phải là tiêu đề mang tính trọng tâm của sự kiện, kèm theo đó hình ảnh chứng minh cũng quan trọng không kém, vì hình ảnh đã một phần đem lại toàn bộ bối cảnh của bài viết đó, cho nên nếu đăng một bài viết hay mà hình ảnh không có thì cũng giống như mình uống cafe mà thiếu chút đường vậy.

* Để có được một tấm hình đi sát với nội dung bài viết mình nghĩ cũng không phải dễ dàng gì đâu, ngoài các căn bản của nghề nghiệp, bản thân phải nhanh nhẹn, chọn đúng góc độ để bấm máy và bấm đúng thời điểm nữa, bên cạnh đó thì thiết bị cũng quan trọng không kém mà phải gọn nhẹ dễ di chuyển, trong lúc chờ để có tấm hình cho bài viết thì phóng viên còn phải có óc quan sát các chi tiết nội dung của bài cần viết đó.

– Thiết bị máy ảnh và máy quay phim hiện nay tương đối dễ sử dụng và nhiều chủng loại hiện có trên thị trường, Nhưng khi nói tới hình ảnh hoặc đoạn phim nào đó thì ánh sáng phải gọi là “xương sống” của tấm hình hay đoạn phim đó, tiếp theo là bố cục ảnh hoặc phim sao cho chủ thể được thể hiện rõ ràng (nếu là phim thì còn phải ghi được âm thanh nữa vì thiếu âm thanh là thiếu phần sinh động làm cho người coi hơi bị hụt hẩng). Máy ảnh hiện nay là loại KTS sẽ hỗ trợ cho người chụp khá nhiều, từ lấy nét đến ánh sáng máy đã làm hết việc này nếu chúng ta để chế độ auto và chụp được rất nhiều sau đó còn chọn lựa “cut – corp” để có được tấm hình cho bài viết sắp tới.

* Nếu có một tấm hình hoặc đoạn phim rõ, đẹp, không bị mất các chi tiết cần thiết thì anh chị em mình cũng phải cần thêm kỹ năng chụp hình hoặc ghi hình nữa đấy.

Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria cho ACE trong khóa TTO thành công cho nội dung bài học tuần 3 này.

Hải Yến ( nhóm 7 )

Chụp hình, quay phim tạo ra Hình Ảnh. Mình gửi các bạn 1 vài thông tin về quyền hình ảnh mà mình biết

Sử dụng hình tự chụp:

Hình ảnh nhân vật
Việc công bố có thể bị giới hạn bởi quyền cá nhân của người được chụp. Mỗi một con người về nguyên tắc đều có quyền tự quyết định là hình ảnh về mình nói chung có được phép công bố hay không và trong phạm vi nào.

Ngoại lệ: Cá nhân đang ở trong các buổi hội họp công cộng (thí dụ như biểu tình, lễ hội) hay tình cờ đứng trong quang cảnh được phép có thể được nhìn thấy trong các hình ảnh tương ứng mà không cần phải có sự đồng ý của họ. Thế nhưng những người có liên quan này không được phép là mục đích của tấm ảnh. Theo đó thì được phép chụp hình một nhóm đông những người hâm mộ bóng đá trên khán đài nhưng không được phép lấy một người hâm mộ bóng đá riêng lẻ ra mà không có sự đồng ý của người đó để chụp một tấm hình chân dung. Ngoài ra luật pháp đã quy định là không được phép làm tổn hại đến các lợi ích chính đáng của người được chụp hình thông qua những hình ảnh được phép như vậy.

Nhân vật nổi tiếng (nhân vật tuyệt đối của lịch sử đương đại, thí dụ như chính trị gia nổi tiếng) và nhân vật “đứng trong ánh sáng của công chúng” một thời gian ngắn (nhân vật tương đối của lịch sử đương đại, thí dụ như một người vừa mới cứu người khác khỏi chết đuối) có thể được ghi hình và truyền bá lại mà không cần có sự đồng ý của họ. Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng chỉ được phép khi các nhân vật trên hình ảnh đó thật sự là đang có một chức vụ công cộng.

Theo luật Đức thì ngoài ra cũng không được phép nhìn trộm qua tường hay vượt qua các chướng ngại vật khác hay sử dụng những phương tiện giúp đỡ như ống kính chụp ảnh từ xa, thang hay cả máy bay để xâm phạm vào phạm vi riêng tư được bảo vệ của một nhân vật (nổi tiếng).

Tác phẩm nơi công cộng
Hình ảnh chụp những tác phẩm như tượng đài hay kiến trúc hiện đại hiện diện lâu dài trên đường phố và quảng trường công cộng đều có thể được phép công bố không cần phải lo ngại. Nếu tác phẩm được bảo hộ về tác quyền được công bố trong không gian công cộng thì nên chú ý đến việc ghi chú nguồn gốc và một số giới hạn nhất định của quyền được sửa chửa. (Cho đến nay trong Wikipedia tiếng Đức có sự đồng thuận là việc này không phải là một điều trở ngại cho việc đăng tải những hình ảnh này.) Điều này không có giá trị cho những tác phẩm nghệ thuật chỉ được công bố (triển lãm) trong một thời gian ngắn nhất định trong công cộng.

Công trình xây dựng
Việc công bố hình ảnh về các công trình xây dựng ở Đức (cũng như ở Áo và Thụy Sĩ) nói chung là được bảo hộ bởi quyền tự do chụp toàn cảnh (Panoramafreiheit) nhưng giới hạn nhìn từ bên ngoài. Thêm vào đó là phải có thể đi đến điểm đứng để chụp hình mà không cần dùng phương tiện giúp đỡ. Theo đó một cái thang, ngay khi chỉ được dùng chỉ để nhìn qua một chướng ngại vật, cũng không được phép như là một chiếc máy bay trực thăng. Việc chụp từ một căn nhà khác cũng không được phép ngay cả khi có phép đi vào điểm đứng để chụp hình.

Chú ý: Ở một số nước, thí dụ như Pháp và Bỉ không có quyền tự do chụp toàn cảnh! Theo luật Bỉ thì hình ảnh của Atonium (xem ghi chú của hình Atonium) không được phép công bố trên Wikipedia mà không có sự đồng ý của kiến trúc sư.

Vật thể trong không gian kín
Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về tình trạng luật lệ cho những vật ở trong một phòng kín, thí dụ như trong viện bảo tàng hay trong một nhà trưng bày. Đặc biệt là khi người “chủ nhà” cấm không cho chụp hình trong các phòng này hay chỉ cho phép dưới những giới hạn nhất định.

Cũng không được phép công bố những hình ảnh mà trong đó có thể nhìn thấy những tác phẩm nghệ thuật vẫn còn được bảo hộ về quyền tác giả. Các quyền này hết hạn 70 năm sau khi nhà nghệ thuật qua đời (chính xác hơn là vào ngày 1 tháng 1 sau ngày mất thứ 70, tức là cho những nghệ nhân mất vào năm 1936 là ngày 1 tháng 1 năm 2007).

Sản phẩm
Nếu như việc tạo hình sản phẩm hay bao bì của sản phẩm (thí dụ như hình vẽ) được bảo hộ về tác quyền thì không được phép chụp hình sản phẩm này. Được bảo hộ về tác quyền khi việc tạo hình đạt được đến cái gọi là “độ cao sáng tạo”. Chỉ có những tạo hình rất đơn giản mới không đạt được đến cái gọi là “độ cao sáng tạo” này.

Nếu tác phẩm được bảo hộ về tác quyền là một hình tượng khôi hài (thí dụ như Lucky Luke), thì tất cả các các sao chép và gia công tiếp theo (thí dụ như hàng merchandising) mà có thể nhận ra hình tượng này trên đấy đều được bảo hộ về tác quyền và không thể đăng tải tại đây được. Nếu chụp một chồng bìa đĩa hát (cover) mà bìa đầu tiên có thể được nhận thấy rõ thì đấy không phải là “hình tượng phụ” vì người nhiếp ảnh có ý định muốn cho thấy rõ bìa đầu tiên. Tức là không thể tưởng tượng là không có trên hình. Thế nhưng nếu hình tượng khôi hài này được gắn tại trụ sở của doanh nghiệp và có thể chụp được từ khu vực đường giao thông công cộng thì “tự do toàn cảnh” có hiệu lực.

Biểu trưng
Biểu trưng không được hoan ngênh trên Commons vì thế mà nên truyền chúng lên Wikipedia tiếng Việt. Chỉ có những hình dáng rất đơn giản không đạt được đến độ cao sáng tạo cần thiết (thí dụ như biểu trưng của đài truyền hình ARD, có thể xem tại đây) hay là các biểu trưng trên các bảng được gắn cố định trong quang cảnh đường phố là được xem xét đến.

Ảnh chụp màn hình
Việc sử dụng ảnh chụp màn hình (screenshot) để minh họa phần mềm cũng được tranh cãi. Từ những thảo luận về quyền hình ảnh có thể rút ra là các ảnh chụp màn hình tại Wikipedia không được bảo vệ bởi quyền trích dẫn và vì thế về cơ bản là không được phép. Điều này cũng có giá trị cho các ảnh chụp màn hình từ các ghi hình truyền hình. Chương trình thời sự trong truyền hình được phép tường thuật về Wikipedia với biểu trưng của Wikipedia nhưng Wikipedia không được phép làm một ảnh chụp màn hình về tường thuật này vì các đài truyền hình có yêu cầu về việc bảo hộ quyền tác giả cho ngay cả các hình ảnh (không di động) từ chương trình của họ. Các ngoại lệ là các ảnh chụp màn hình mà đã được người sở hữu tác quyền của chương trình phần mềm, trò chơi hay chương trình truyền hình đưa vào GFDL hay phạm vi công cộng.

Sử dụng hình của người khác
Hình ảnh của người khác chỉ được phép truyền lên khi chúng không được bảo hộ về tác quyền (hay có một giấy phép thích hợp). Trong đó cần phân biệt giữa những hình ảnh nói chung là không có khả năng được bảo hộ và những hình ảnh đã mất sự bảo hộ của pháp luật. Thí dụ như một tấm ảnh thuộc về công cộng được xuất bản trong một quyển sách mà không được sửa chữa thì tấm ảnh này tất nhiên là có thể được sao chép lại tùy ý mà không cần có sự đồng ý của nhà xuất bản
Những hình ảnh không có khả năng được bảo hộ
Nếu như chỉ sao chép lại thuần túy các tranh hay ảnh (hai chiều) thì những hình ảnh này không được bảo vệ về tác quyền. Vì thế mà hình ảnh từ những quyển sách tranh ảnh nghệ thuật có thể được truyền lên khi bức tranh hay tấm hình được sao chép lại trong đó không còn được bảo hộ về tác quyền nữa. Khi một nhà xuất bản sao chép lại một tấm ảnh hay tranh từ năm 1905 mà tác giả của nó đã qua đời từ năm 1935 trở về trước thì một ghi chú All rights reserved hay tương tự không cần phải chú ý đến. Nhà xuất bản không có được những quyền đặc biệt nào từ bản sao chép này.

Tác phẩm của chính quyền tại Đức (và châu Âu)
Ở Đức và tương tự như thế ở phần lớn các quốc gia châu Âu một số tác phẩm nhất định của chính quyền không được bảo hộ về tác quyền (Luật lệ, sắc lệnh, quy định hành chính của chính quyền và công bố cũng như quyết định và các hướng dẫn thi hành quyết định do chính quyền soạn thảo, theo điều 5 khoản 1 Luật quyền tác giả (Đức)).

Các tác phẩm khác của chính quyền mà chỉ được công bố để công chúng biết đến vì lợi ích của chính quyền thuộc vào diện cấm sửa đổi (điều 5 khoảng 2 Luật quyền tác giả (Đức)). Điều này theo quan điểm (còn tranh cãi) của Wikipedia tiếng Đức là không hòa hợp với sự tự do của Wikipedia.

Các hình ảnh bình thường không được xem như là tác phẩm của chính quyền và do đó không thuộc về phạm vi công cộng. Thí dụ như hình ảnh của Tổng thống liên bang trên trang web của phủ tổng thống là không được tải xuống cũng như những hình ảnh do nhân viên hành chánh trong thời kỳ Đức Quốc Xã chụp.

Hình ảnh của cơ quan chính quyền Mĩ
Thông thường thì những hình ảnh của các cơ quan chính quyền liên bang Mĩ (Federal Government) mà tại Mĩ là thuộc về phạm vi công cộng được chấp nhận tại Commons và tại đây. Hình ảnh thuộc về phạm vi công cộng là những hình ảnh mà do nhân viên chính quyền tạo ra trong khuôn khổ công việc làm của họ nhưng đó không phải là tất cả những hình có trên một trang web của chính phủ Mĩ. Tức là trong từng trường hợp một phải kiểm tra thật chính xác theo Legal notices trên trang web đó là bức ảnh này có thật sự là không được bảo hộ về tác quyền hay không.

Không được nhầm lẫn loại hình ảnh này với loại hình ảnh mà tại Mĩ thuộc về phạm vi công cộng vì những nguyên nhân khác. Những hình ảnh được công bố trước năm 1923 là thuộc về phạm vi công cộng tại Mĩ nhưng không nhất thiết là không còn được bảo hộ về tác quyền tại châu Âu vì tại châu Âu phải chú ý đến thời hạn bảo hộ thông thường là 70 năm sau khi tác giả qua đời.

Ảnh được bảo hộ
Khi minh họa sự kiện lịch sử hay tiểu sử nhân vật lịch sử Wikipedia phải dựa vào những hình ảnh hay diễn đạt nghệ thuật của người khác. Trong nhiều trường hợp không thể làm rõ về tình trạng luật pháp. Có những người đại diện cho một đường lối nghiêm ngặt là trong trường hợp còn nghi vấn thì không nên truyền bá hình ảnh trong khi có những ý kiến khác hành động theo phương châm là “Ở nơi nào không có người kiện cáo thì ở nơi đó không có quan tòa”. Tất cả những người truyền lên Wikipedia hình ảnh có khả năng được bảo hộ tác quyền như là những hình thuộc về phạm vi công cộng nên hiểu rõ là hành động này mở cửa cho việc sử dụng không hạn chế trên toàn thế giới. Việc này có thể dẫn đến những yêu cầu bồi thường thiệt hại của những người sở hữu tác quyền.

Thế nhưng không phải là không có những hình ảnh rõ ràng là thuộc về phạm vi công cộng. Theo luật Đức việc bảo hộ hình ảnh chấm dứt 70 năm sau khi nhiếp ảnh gia qua đời (post mortem auctoris), chính xác hơn là vào ngày 1 tháng 1 của năm sau ngày mất thứ 70 . Đáng tiếc là trong rất nhiều sách không có ghi chú về người nhiếp ảnh mà chỉ ghi chú cơ quan lưu trữ ảnh nguyên thủy. Những cơ quan này có đồng thời sở hữu tác quyền hay không là điều phải làm rõ. Sở hữu hình ảnh hay phim âm bản không là cơ sở để cho phép công bố. Công bố những hình ảnh chưa được đưa ra công khai thí dụ như từ một cơ quan lưu trữ mà không có sự đồng ý của tác giả hay những người kế thừa tác giả về mặt luật pháp thì theo quan điểm đang áp đảo là một vi phạm quyền tác giả trầm trọng vì quyền công bố là quyền của tác giả. Chỉ được phép truyền bá những hình ảnh đã được cho phép theo mục đích này. Thế nhưng một số người sở hữu tác quyền chỉ cho phép sao chép nhưng không được sửa chửa lại những hình ảnh. Điều kiện này không phù hợp với GFDL và vì vậy cũng không phù hợp với những quy định của Wikipedia
Quy định thực dụng cho những hình ảnh đã hơn 100 năm
Wikipedia chấp nhận tất cả những hình ảnh đã được chụp cách đây 100 năm hay lâu hơn như là hình thuộc về phạm vi công cộng mà không cần có bằng cứ rõ ràng về ngày mất của tác giả nếu như không có bằng chứng xác đáng là tác giả qua đời chưa quá 70 năm.

Hình ảnh của tác giả vô danh
Điều cần phải chú ý là ngay cả khi không biết tác giả là ai hay không thể tìm ra tác giả với một công sức hợp lí thì vẫn có thể còn yêu cầu của những người kế thừa quyền theo pháp luật đối với những người sử dụng hình ảnh trong vòng 70 năm của thời hạn bảo hộ.

Đối với những tác phẩm vô danh, điều 66 Luật quyền tác giả (Đức) quy định là 70 năm sau lần công bố đầu tiên quyền tác giả không còn nữa (hoặc là sau khi ra đời nếu như tác phẩm đã không được công bố 70 năm). Theo luật cũ nhưng vẫn tiếp tục có hiệu lực là đối với những hình ảnh ra đời trước ngày 1 tháng 7 năm 1995 thời hạn bảo hộ vẫn là 70 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris) nếu như trong một thời điểm nào đó tác giả cho biết danh tính của mình cho tấm ảnh. Chứng minh là trường hợp này không xảy ra thì trên thực tế là không thể vì có thể rằng ở một lúc nào đó tác giả đã công bố tên mình, tên một tấm hình hay ở trên một công bố ở đâu đấy.
( nguồn Wikipedia )

Tại Việt Nam quyền của cá nhân đối với hình ảnh được qui định tại Điều 31 Bộ Luật Dân sự như sau:

“1.Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ành của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Khi quyền về hình ảnh bị xâm phạm thì người bị xâm phạm có quyền:

– Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.

– Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cùng các chi phí như: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; tiền bồi thương bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm.

Về mặt nguyên tắc, khi đơn vị, cá nhân muốn sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích kinh doanh hoặc một mục đích nào khác mà luật quy định phải được sự đồng ý của người có hình ảnh đó nhưng lại không thực hiện quy định này là sai. Do đó nếu thấy mình bị xúc phạm thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu toà án buộc người đã xúc phạm bạn phải chấm dứt sự xúc phạm đó và xin lỗi, cải chính đồng thời bồi thường thiệt hại nếu có.

Nguyễn Trung Trực

Chào bạn Hải Yến: Tôi đưa ra hai phân đoạn để bạn thấy và nói rõ. Đoạn 1 mình chủ động cầm cây viết để quay
Phận đoạn 2 tôi gắn ở túi áo Ý của tôi muốn đề cập là trong hai trường hợp
1 –Quay công khai không bị cản trở
2- Để bút tự nhiên trong túi áo (trường hợp sự kiện không cho phép mình ghi hình một cách công khai) như tôi nêu ở phần đầu
Cảm ơn về sự góp ý của bạn .Thân chào.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 17, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Chụp hình, Quay phim đơn giản (Bài tuần 3)

Phạm Văn Lượng, nhóm 7, kính chào Ban Học Vụ, mến chào các bạn trong Đức Ki-tô!

Tối hôm qua , trước giờ Suy tôn Lời Chúa (19 giờ 30 phút, 15/9/2010 tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng), một em nữ sinh viên nhận giúp chụp “phóng sự ảnh” trong giờ suy niệm Lời Chúa và Chầu Thánh Thể nêu trên từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Em nói em có máy chụp riêng, biết chụp và sẵn lòng giúp. PVL trao máy ảnh hiệu Canon 8. cho em. Nhưng thật đáng tiếc, trên dưới 20 tấm ảnh chụp xong thì không tấm nào coi được. Lý do: “tối thui” và hầu hết là chụp “lưng”!? PVL chẳng hiểu thế nào? Chỉ biết một điều, em sinh viên chỉ “trụ một chỗ!”.

Nhưng sáng hôm sau (16/9/2010) PVL đến trường học, nhờ một nam giáo viên (Thầy Lương Bá Nhẫn) chụp một số ảnh lưu niệm với các phòng ban trước khi nghỉ hưu thì ảnh lại rất nét và đẹp, ai có ảnh chụp chung cũng ưng ý!

Kết luận: PVL nghĩ rằng, có lẽ máy chưa hẳn là vấn đề quyết định, mà trình độ kỹ thuật của “nhiếp ảnh gia” cũng là vấn đề đáng quan tâm, các bạn có đồng ý thế không?

Trở lại vấn đề lý thuyết và một số ảnh minh họa nêu ở bài học tuần 3, cách nào đó cũng giúp PVL có cái nhìn khái quát nhưng không kém chuẩn xác trong vấn đề chụp ảnh minh họa cho bản tin & phóng sự, dù rằng PVL không chuyên về mặt này (đã hai lần học nghiệp vụ chuyên môn: một ở Trường Sư Phạm, một với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có mở tiệm ảnh, là bạn… nhưng PVL không có ơn gọi theo ngành này lâu dài nên… lúc nào cũng như “chưa biết!” vậy!

PVL là người chủ sự chia sẻ Lời Chúa trong giờ nêu trên, và bài chia sẻ này có post lên trang https://pvl230810.wordpress.com, tiếc là chưa có hình ảnh minh họa và PVL cũng chưa biết post hình kèm theo Entry / bài viết trên trang wordpress.

Tóm lại, PVL chân thành cảm ơn Ban Học Vụ / cám ơn các bạn đã post Comment của các bạn ở bài học tuần 3, đây chính là những bài học hữu ích cho PVL. Nguyện Chúa, Mẹ Maria thương giúp PVL và các bạn hoàn tất khóa học tốt đẹp. A-men.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 16, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

SUY TÔN LỜI CHÚA Chúa Nhật XXV Thường Niên – Phụng vụ năm C Lc 16,1-13

SUY TÔN LỜI CHÚA

Chúa Nhật XXV Thường Niên – Phụng vụ năm C

Lc 16,1-13

Thứ Tư, 15/9/2010

LỜI MỜI GỌI VÀ XIN ƠN THÁNH THẦN

Kính chào cộng đoàn!

Hôm nay chúng ta tiếp tục Suy tôn Lời Chúa và Chầu Thánh Thể với đề tài: “Không thể làm tôi hai chủ” trong Tin Mừng Lc 16,1-13.
Chúng ta cùng xin ơn Chúa Thánh Thần ngự đến giờ linh thánh này giữa chúng ta. (Hát: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến…)

GỢI Ý TÌM HIỂU TIN MỪNG Lc 16,1-13

A. LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa cộng đoàn!

Chúa Nhật XXV Thường Niên vào ngày 19/9 tới đây, Giáo Hội công bố đoạn Lời Chúa chúng ta vừa đọc. Trình thuật có hai ý rõ rệt:

Ý 1: Dụ ngôn người quản gia bất lương (Lc 16,1-8).

Ý 2: Giáo huấn của Đức Giê-su: Trung tín trong việc sử dụng Tiền Của (Lc 16,9-13).

Kính mời cộng đoàn cùng suy niệm theo diễn biến trình thuật sau đây. Trước và sau mỗi suy niệm, kính mời cộng đoàn cùng…
Hát: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, chúc tụng danh Người và đừng quên ơn Người.

B. TÌM HIỂU CHI TIẾT DƯỚI HÌNH THỨC SUY NIỆM

Suy niệm 1 : Dụ ngôn người quản gia bất lương (Lc 16,1-8)

Vấn nạn 1: Vì sao nhà phú hộ yêu cầu người quản gia tính sổ và cho anh ta nghỉ việc?

Trình thuật kể rằng, có người tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Phung phí của cải nhà chủ. Đây chính là điều khiến nhà phú hộ có biện pháp mạnh với người quản gia: Mời nghỉ việc.
Dĩ nhiên ở điểm này, nhà phú hộ không cho hành vi của người quản gia là khôn ngoan, là đáng khen thưởng nên nhà phú hộ mới quyết định cho anh nghỉ việc một cách nhẹ nhàng, chuẩn bị tính sổ để giao lại chủ. Như vậy, người quản gia có được một thời gian để hoàn tất công việc cuối cùng. (Lc 16,1-2).

Trong xã hội con người, đặc biệt ở xã hội chúng ta đang sống, sự thành thật trong tiền bạc / của cải là một vấn đề lớn, một vấn đề nghiêm trọng. Không nhà chủ nào mướn người làm khi biết rõ người ấy có lòng tham: Hôm nay mất cái này, ngày mai mất cái khác… và ngày nào đó có thể mất cả những thứ lớn hơn: mất mạng, người làm giết chủ để cướp đoạt của cải, tài sản. Ở dụ ngôn này không đến nỗi như vậy.

Nhưng sau đó, ông chủ đã khen tên quản gia bất lương này đã hành động khôn khéo.

Vấn nạn 2: Chúng ta thử tìm hiểu xem người quản gia bất lương này đã khôn khéo ra sao? (Lc 16,3-7).

Chúng ta nhắc lại, người quản gia bất lương với chủ nhưng với chính mình, với con nợ của chủ lại rất khôn ngoan, khéo léo.

Trước hết, anh biết rõ khả năng của mình (người xưa vẫn nói, biết mình biết người / trăm trận trăm thắng là vậy). Anh ta biết mình không thể cuốc đất, biết mình xấu hổ khi phải đi ăn mày. Chính vì biết mình như thế, nên anh nghĩ ngay đến giải pháp anh cho là “lối thoát an toàn” cho anh trong tương lai gần nhưng lại mở ra một con đường sống về lâu về dài. Đó là : Con nợ sẽ đón rước anh về nhà họ. Vậy…

Sau đó, anh gọi từng con nợ đến. Người thứ nhất nợ ông phú hộ một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo ghi biên lai năm chục thôi; người thứ hai nợ ông phú hộ một ngàn giạ lúa, anh ta bảo ghi biên lai tám trăm thôi.

Theo một tục lệ được chấp nhận tại Pa-lét-tin, vì không được trả thù lao, nên người quản lý có thể thu một số lợi nhuận từ những gì chủ đã cho vay mượn. Ở đây, anh quản lý hy sinh không lấy lợi nhuận (năm mươi thùng dầu và hai mươi bồ lúa (cc 6.7) để giảm nợ và gây thiện cảm nơi các con nợ.

Chúng ta lưu ý, sau lời khen tên quản gia bất lương (Lc 16,8a), trình thuật còn ghi thêm nhận xét:

Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại (Lc 16,8b).

Chúng ta có thể khẳng định, nhận xét này là của Đức Giê-su vì Người là Chúa, là Chủ Tể muôn loài muôn vật. Con cái đời này chính là con cái thế gian, con cái của ma quỷ vì ma quỷ là cha của sự dối trá, lọc lừa, gian tham… Khi hành xử theo thế gian, cách nào đó, trong giây phút ấy, chúng ta đã trở nên con cái thần tối tăm. Chúng ta nhớ lại chi tiết Mt 16,23, Đức Giê-su mắng ông Phê-rô khi ông cản đường Chúa lên Giê-ru-sa-lem chịu khổ hình thập giá: “Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy!” … Còn con cái ánh sáng là con cái của Thiên Chúa, những ai sống theo Thần Khí, những ai bước qua giếng rửa tội và sống đúng lời tuyên hứa, từ bỏ sa tan, tà thần, tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giê-su và sống theo giáo huấn của Người.

Lời nguyện suy niệm 1 :

Lạy Chúa Giê-su, một cách nào đó, chúng con chính là những quản gia Nhà Chúa, Nhà Giáo Hội. Nguyện Chúa thương ban cho chúng con chuyên chăm việc Ngài giao để danh Chúa cả sáng, Nước Chúa hiển trị muôn đời. A-men.

Hát: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, chúc tụng danh Người và đừng quên ơn Người.

Suy niệm 2 : Giáo huấn của Đức Giê-su: Trung tín trong việc sử dụng Tiền Của (Lc 16,9-13)

Trước khi tìm hiểu giáo huấn của Đức Giê-su, chúng ta tìm hiểu qua cái nhìn của Kinh Thánh về Tiền Của.

Tiền của tự thân nó không phải là xấu, miễn là chúng ta sử dụng nó như một phương tiện giúp cho việc trao đổi được dễ dàng. Nhưng Đức Giê-su lại gọi nó là “bất chính” (Lc 16,9). Vì sao vậy?

Bởi vì nó không phải là cái thiện chân chính, nó không làm cho chúng ta nên “công chính”, nghĩa là đúng như Thiên Chúa muốn, cũng như bởi vì không thể mãi thu gom tiền của mà không mất lòng tin tưởng vào Thiên Chúa và không làm hại tha nhân. Một cách nào đó, nó có sức nô lệ hóa con người, và như vậy, tiền của có tư cách một tà thần, tiếng Hy-lạp gọi là Mamonas, gốc tiếng A-ram gọi là Mâmôn. Tiền của và lòng ham mê tiền của (tiếng Hy-lạp gọi là Philargurôs) sẽ đeo bám con người cho đến khi con người nhắm mắt xuôi tay.

Thực tế, tiền của là thứ vật cầm đó rồi mất đó, không thể trở nên thành phần thiết yếu của con người chúng ta được; vậy, nó không thuộc loại của cải dành riêng cho chúng ta (Lc 16,12), mà của cải dành riêng cho chúng ta chính là Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
Đứng trước vấn đề tiền của như vậy, sau khi kể dụ ngôn người quản lý bất lương xong, Đức Giê-su đưa ra giáo huấn của Người (Lc 16,9-13). Chúng ta cùng nhau đọc chung đoạn này. (Mời cộng đoàn đọc chung).
9 “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.
10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.
11 Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?
12 Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?
13 “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.”

Giáo huấn của Đức Giê-su thật rõ ràng cả về mặt xã hội lẫn tâm linh. Người nói với các môn đệ khi xưa thế nào thì hôm nay, Người cũng nói với mỗi người Ki-tô hữu như vậy.

Để rõ hơn, chúng ta cần hiểu như sau:

Thiên Chúa chính là Ông Chủ, Người giàu có vô cùng.

Và người quản gia chính là mỗi Ki-tô hữu, những người có niềm tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Giê-su Phục Sinh mà Thiên Chúa mời gọi vào chăm sóc Ngôi Nhà Thiên Chúa, Ngôi Nhà Giáo Hội của Người.

Tiền Của đích thực (Chữ Tiền Của viết hoa) chính là Tin Mừng Nước Thiên Chúa / là Nước Trời / là chính Thiên Chúa / là Ân Sủng của Người được Thần Khí Thiên Chúa ban / là sự sống đời đời.

Hiểu như thế, rõ ràng mỗi Ki-tô hữu chúng ta từ lúc tạo thai trong lòng mẹ đến khi nhắm mắt xuôi tay, đều đã nhận biết bao hồng ân của Chúa ban cho để quản lý, để sử dụng: Được làm người xứng với phẩm hạnh con người; được làm con Chúa giống hình ảnh Thiên Chúa. Tùy theo mỗi người một cách mà Chúa ban cho nhiều hay ít, hoặc đặc sủng này hoặc đặc sủng kia từ Thần Khí Thánh của Người.

Như người quản gia bất chính trong dụ ngôn, mỗi Ki-tô hữu cũng nên xét mình, đã phung phí bao nhiêu ơn lành của Chúa trong đời hoặc có biết khôn ngoan sử dụng ơn lành của Chúa trao ban để sinh ích cho phần rỗi của mình và giúp tha nhân cũng được Thiên Chúa cứu rỗi?

Tóm lại, chúng ta quyết không để cho tiền của thế gian cùng sự ham mê tiền của mê hoặc chúng ta đến mức lôi kéo chúng ta xa mất Chúa đời đời.

Chúng ta nghe lại câu 13 để kết thúc bài suy niệm:

Đức Giê-su bảo các môn đệ rằng: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.” (Lc 16,13).

Lời nguyện suy niệm 2 :

Lạy Chúa Giê-su, Đấng Cứu Độ trần gian, lời Ngài dạy thật ích lợi cho phần rỗi của chúng con. Chúng con xin vâng nghe lời Ngài. A-men.
Hát: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, chúc tụng danh Người và đừng quên ơn Người.

GỢI Ý ÁP DỤNG

1. Tôi nghe nhiều Linh Mục chia sẻ trên tòa giảng, có người vừa chơi với Chúa, vừa chơi với Thần Tài / Ông Địa / Bà Chúa Sứ…, tượng chưng đầy nhà, đầy hàng quán, cả trên các phương tiện như xe cộ… vì nghĩ rằng, tất cả các thần đều ban ơn cho mình!? Như vậy, hóa ra họ làm tôi nhiều chủ chứ không chỉ làm tôi hai chủ như Chúa nói. Tôi có rơi vào trường hợp này không?

2. Ơn lành là Tiền Của Chúa ban từng giây từng phút trong cuộc đời để tôi quản lý, sử dụng, tôi có bao giờ ý thức để tạ ơn Chúa không? Thử thách, thánh giá Chúa gửi đến cũng là ân sủng để thánh hóa bản thân, tôi có đón nhận với tấm lòng con thảo vâng phục không hay mất lòng cậy trông, oán trách Chúa, nghỉ chơi với Chúa!?

3. Tôi có dùng ơn lành Chúa ban để chia sẻ cho tha nhân, giúp họ được thăng tiến về vật chất cũng như tinh thần trong đời sống xã hội, trong đời sống đức tin, trong việc đón nhận Chúa là Thiên Chúa không?

NGHE CHÚA NÓI

1. Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu (Lc 16,9).

2. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn (Lc 16,10).

3. Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được (Lc 16,13).

LỜI NGUYỆN

1. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin ban cho chúng con chỉ biết tôn thờ Thiên Chúa là Chủ Tể duy nhất của chúng con.

2. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin ban cho chúng con biết trân trọng đón nhận ơn lành Chúa ban và sử dụng đúng như ý Chúa muốn để nên ích lợi cho phần rỗi của chúng con.

3. Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin ban cho chúng con biết dùng ân sủng Chúa ban để giúp nhiều linh hồn tin nhận Chúa là Chúa Tể muôn vật muôn loài.

Nhóm Tông Đồ Thánh Kinh

Biên soạn : Gioa-kim Phạm Văn Lượng

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 15, 2010 in Suy Niệm Lời Chúa

 

Nhãn:

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC 2, Gioan Lê Quang Vinh

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN SAU BÀI HỌC 2
Posted on Tháng Chín 13, 2010 by vietrenews
VRMI (14.09.2010) – Xét về mặt hình thức bài báo, có hai thể loại chính là Tin thời sự và Phóng sự. Bằng cách viết cô đọng và rõ ràng khúc chiết, linh mục nhà báo Antôn Lê Ngọc Thanh giảng bài online đã trình bày bằng những nguyên tắc chính về nội dung, hình thức và cách tìm ý cho một bài báo. Hơn nữa, bài giảng còn được minh họa bằng tin và phóng sự mẫu trích từ hãng thông tấn nổi tiếng AP (Associated Press). Vì thế mà học viên thảo luận khá hào hứng và đúng trọng tâm bài học. Một học viên nhận xét ngay: “PVL đọc lướt qua một lần từ đấu chí cuối, cảm nhận chung nhất là: rất vui, hài lòng, thích thú vì CẦU TRÚC BÀI BÁO khá đủ về LÝ THUYẾT lẫn MẪU MINH HỌA THỰC HÀNH.”
Trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để bạn dễ dàng tiếp cận được với nguồn tin thời sự?”, có bạn như Anna Tran nghĩ rằng “Để tiếp cận được nguồn tin thời sự, trước tiên phải xác định được mình làm cho đối tượng độc giả nào và viết cho nhu cầu của họ. Thời điểm của sự kiện thời sự rất quan trọng”. Các bạn khác cho rằng nên theo dõi các diễn biến, các sự kiện xảy ra hàng ngày chung quanh ta, trong địa phương ta. Nhiều bạn nhận định: “muốn tiếp cận nguồn tin thời sự, tốt nhất chúng ta phải hiện diện nơi xảy ra sự kiện và phải chọn góc độ tốt nhất để quan sát các sự kiện, các biến chuyển của sự kiện, ghi nhận và phân tích, xử lý thông tin để có bản tin tốt nhất, trung thực nhất nhằm thông báo đến độc giả nhanh nhất, chính xác nhất..”

Một số ý kiến khác cho rằng bạn có thể tiếp cận nguồn tin và ý tưởng từ Internet và những trang báo mạng đáng tin cậy như http://www.vietcatholic.net hay chuacuuthe.com. Nhưng có bạn lại cho rằng làm như thế là “đọc thông tin” chứ không phải tiếp cận nguồn tin thời sự. Do vậy mà việc xông xáo đi tìm sự kiện, tiếp cận với những con người tại những nơi xảy ra sự kiện là điều không thể thiếu trong việc viết tin thời sự hay phóng sự.

Vậy làm sao để tiếp cận và lấy tin dễ dàng? Các bạn đề nghị rất cụ thể: phải yêu nghề, phải được đào tạo bài bản. Ngoài ra còn phải có mối quan hệ rộng rãi để nắm bắt thông tin nhanh chóng và đi săn tin thuận tiện. Nhưng còn “phụ tùng” thì sao? Các bạn đều đồng ý rằng máy ảnh, máy quay phim, bút giấy… phải là những dụng cụ nghề nghiệp luôn đi với các “nhà báo” dù là chuyên hay không chuyên.

Các bạn cũng thảo luận sôi nổi tin nào hấp dẫn và tin nào nên đưa lên cho công chúng đọc. Các bạn tranh luận và thật thú vị, cuối cùng lại quay về chấp nhận chính điều giảng viên trình bày: “Diễn biến này ảnh hưởng ra sao đến đời sống của người đọc?- Nếu bạn không tìm ra câu trả lời về điểm tại sao các độc giả lại nên lưu ý đến tin này thì có lẽ tin đó không đáng tường thuật.” Đây là chìa khóa cho việc xác định tin nào để săn và để đưa ra cho công chúng.

Dĩ nhiên bài viết muốn thu hút độc giả thì phải hay, hay với nghĩa là tin tức nóng, sốt dẻo, cách thể hiện phải nằm trong bối cảnh và toàn cảnh. Ngoài ra nội dung tin phải đủ trả lời cho 5W1H. Nội dung này của bài học làm học viên chú ý. Nhiều người tranh cãi, thậm chí có bạn còn bảo không cần bối cảnh, vì không cần nói hết sự thật. Nhưng điều này có vẻ mâu thuẫn, vì tin là phải trung thực và chân thật, cho nên có ý kiến ngược lại: “Phóng sự phải dựa trên người thực việc thực. Càng thực bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, càng đánh động lòng người bấy nhiêu.” Ý này được đồng tình và mở rộng ra: “Tôi đồng ý với cách đánh giá đó của bác Lượng. Thật vậy, một bài phóng sự hay không chỉ mang đủ yếu tố của một bài viết khi đưa tin về một vấn đề nào đó, nhưng nó phải đưa ra một bài học về trải nghiệm cuộc sống và có giá trị nhân văn trong lòng người đọc.”

Còn vấn đề cụ thể cho công việc của nhóm thì sao? “Làm sao để thu thập thông tin của các thành phần dân Chúa để góp ý cho Đại hội Dân Chúa sắp tới? Kế hoạch cụ thể của nhóm bạn như thế nào?” Một bạn nhận xét rất tinh tế: “Theo ý kiến cá nhân tôi Đại Hội Dân Chúa gần giống như một cuộc trưng cầu dân ý trong một quốc gia .Việc nắm bắt được các ý kiến chung trong cộng đồng một cách trung thực là mục tiêu quan trọng nhất .Còn nếu không đạt được vấn đề này thì việc tổ chức Đại Hội dù có to lớn mấy cũng chỉ là phô trương hình thức.Coi chừng lại giống như Đại Lễ Phật Đản đã xảy ra, sau khi hoàn thành là đến sự kiện Bát Nhã.”

Còn về thực tế phải làm gì, có bạn viết: “Trong phạm vi khả năng của mình đặc biệt sử dụng những ứng dụng công nghệ thông tin để góp ý với ĐHDC qua các tham dự viên một cách xây dựng và trung thực.”. Trước hết là cần phải cầu nguyện: “Đại hội Dân Chúa sắp đến, trước hết cần thêm lời cầu nguyện của anh chị trong khóa học để cho ý Chúa được thể hiện và đây cũng là dịp cho học viên khóa TTO này tha hồ mà viết bài từ thời sự hay phóng sự”. Nhiều bạn đưa ra cách thức để thu thập ý kiến dân Chúa. Có nhóm gửi bài qua mail còn đề nghị soạn bản câu hỏi để thăm dò ý kiến dân Chúa.

Sự nhiệt thành trả lời câu hỏi này cho thấy các bạn học viên khóa Truyền Thông Online của Viện Truyền Thông Chúa Cứu Thế không những say mê với nghề truyền thông mà còn hết lòng yêu mến Hội Thánh là Thân mình mầu nhiệm của Chúa Yêsu Kytô, nhà Truyền Thông đúng nghĩa nhất.

Ở đây cũng xin mở ngoặc nói thêm: Trong khóa Truyền Thông khóa I ở DCCT vừa rồi, khi trình bày bài học này Cha An Thanh cũng trình bày “Kỹ năng quan sát” vì kỹ năng ấy rất cần cho người viết báo. Nhật ký nhóm trực hôm ấy còn ghi lại rằng: “bài này quan trọng nhưng thời gian lại ngắn”. Điều này có lẽ cũng là gợi ý để chúng ta đọc lại bài học, vừa “nghiền”, vừa “ngẫm” cho kỹ hơn.

Chúc các bạn sau khi đã nắm được những nguyên tắc căn bản, sẽ hăng hái hơn đi vào những vấn đề chi tiết trong các bài học tiếp theo.

Như thường lệ, Ban Học Vụ xin được nhắc các bạn trước khi sang bài mới: Sau bài học của tuần thứ 3 tới đây, các nghiên cứu viên sẽ có bài thực tập bắt buộc: mỗi người viết một tin thời sự hay phóng sự theo các nguyên tắc đã học. Tuần 4 dành để post các bài đạt yêu cầu.

Ngoài ra, những nghiên cứu viên nào có thắc mắc chưa được giải đáp trong ba đề tài vừa học, xin gửi câu hỏi về cho Ban Học Vụ trước ngày thứ bảy 18/9/2010, để trong tuần IV, ngoài việc đăng các bài viết đạt yêu cầu, sẽ có bài Cha giảng viên trả lời các thắc mắc.

Thân mến chúc các bạn một tuần mới làm việc có hiệu quả và nhiều ơn ích.

TM BAN HỌC VỤ
Gioan Lê Quang Vinh

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 14, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

MỘT PHÓNG SỰ HAY LÀ MỘT PHÓNG SỰ CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀO?

Một phóng sự hay là một phóng sự có những đặc điểm nào?

Một phóng sự hay có những đặc điểm sau đây:

1. Đặc điểm về KỸ THUẬT:

Mở đề – Thân bài, 5W + 1H hay 6W… được vận dụng triệt để, khéo léo như đã học ở bài 2.

2. Đặc điểm về NỘI DUNG:

a) Phóng sự phải dựa trên người thực việc thực. Càng thực bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, càng đánh động lòng người bấy nhiêu.

b) Cốt truyện với nhiều sự kiện, tình tiết éo le, gây cấn, hồi hộp, hấp dẫn.

c) Người viết đồng cảm sâu sắc với nhân vật qua nội dung cốt truyện thể hiện qua ngòi viết của mình.

3. Đặc điểm về NGHỆ THUẬT:

a) Bố cục, phân đoạn hợp lý, rõ ràng.

b) Diễn biến truyện có thể:

– Kể ngược thời gian: Việc xảy ra sau kể trước, việc xảy ra trước kể sau (phim truyện hay áp dụng cácn này).

– Kể xuôi thời gian: Việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.

– Phối hợp hai kiểu kể trên một cách khéo léo, tự nhiên.

c) Các thể loại được người viết phối hợp uyển chuyển, nhuần nhuyển:

Miêu tả sống động – tự sự (kể chuyện) linh hoạt – biểu cảm (cảm xúc trào dâng) – phát biểu cảm nghĩ (nét suy tư của người viết).

d) Ngôn ngữ bình dị, đời thường, gần gũi với cuộc sống, con người, ai cũng hiểu.

e) Mỗi sự kiện, biến cố xảy ra cho nhân vật trong truyện được tô đậm qua từng đoạn văn nhằm làm nổi bật một góc thân phận con người. Từ đó nhân vật, chủ đề được khắc họa sắc nét, độc đáo hơn.

4. Đặc điểm cuối cùng, một THÔNG ĐIỆP rung lên trong tâm hồn người đọc, họ không chỉ đồng cảm mà còn hành động. Chẳng hạn, họ quyết tâm giúp đỡ người nghèo, người đau khổ, cùng cực trong xã hội bằng vật chất, tinh thần v.v… Đây, theo tôi, một cách nào đó, được xem như là “Kết Mở” của bài phóng sự vậy.

Xin ghi thêm vào đây ý kiến của Bạn BÙI TUẤN ANH

Cám ơn bạn Anna Trần đã có ý kiến phản biện với những ý kiến của tôi.

Cám ơn các anh chị, các bạn đã có những ý kiến rất hay về hai câu hỏi mà Ban Học Vụ đã nêu, nhất là những ý kiến của anh Phạm Văn Lượng – rất phong phú và có chiều sâu.

Thực ra, tôi chưa bao giờ viết phóng sự hay thời sự cũng như chưa bao giờ làm truyền thông. Tôi chỉ làm công tác tổ chức – tổ chức các hoạt động cho Thanh Thiếu Niên trong xứ đạo và tổ chức các hoạt động kể cả hoạt động giao lưu văn hóa với sinh viên nước ngoài cho một trường Quốc Tế – Chính vì lý do đó mà tôi đăng ký theo học khóa này và tôi thấy có ích nhiều cho công việc mà tôi đang làm.
Một vấn đề mà tôi suy nghĩ mãi mà chưa tìm ra lời giải là: “làm thế nào để thể hiện được tính trung thực của bài viết, của những gì mình tuyên truyền?”

Người đọc, người nghe thì luôn mong muốn đọc được, nghe thấy những thông tin trung thực, càng thực càng lôi cuốn họ, nhưng người viết – đối với một số thông tin – chỉ được phép thể hiện tính trung thực ở mức độ tương đối.

Tôi nhớ mang máng có một câu nói:

“Lẽ phải gồm những sự thật người ta phải nói và những sự thật người ta phải … nín thinh”.

Vậy chúng ta phải nói đến mức độ nào của sự thật? làm sao biết được giới hạn của chúng ta ở mức độ nào để viết những sự thật phải nói và những sự thật phải … nín thinh?

Câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây lại là những suy tư của tôi, một người đang làm công tác tuyên truyền.

Kính mong quý Cha, Thầy, các anh chị và các bạn góp ý, chỉ giáo thêm.

Kính chúc quý vị luôn tràn đầy ơn Chúa ban và kiên tâm đi theo con đường LÀ SỰ THẬT & LÀ SỰ SỐNG như anh/bạn Nguyễn Trung Trực đã viết ở trên.

Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào

Bùi Tuấn Anh, on Tháng Chín 10, 2010 lúc 09:11

Và Ý Kiến của Bạn Giuse Nguyễn Chí Công

Tôi đồng ý với cách đánh giá của bác Lượng. Thật vậy, một bài phóng sự hay không chỉ mang đủ yếu tố của một bài viết khi đưa tin về một vấn đề nào đó, nhưng nó phải đưa ra một bài học về trải nghiệm cuộc sống và có giá trị nhân văn trong lòng người đọc.

Chí Công

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 9, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

THÁNH NHẠC LÀ NGHỆ THUẬT THÁNH

THÁNH NHẠC LÀ NGHỆ THUẬT THÁNH

PVL (DCCT, Sàigòn) – THÁNH NHẠC LÀ NGHỆ THUẬT THÁNH,
Linh Mục Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR đã khẳng định như vậy trong Thánh Lễ Khai giảng Ca Trưởng Khóa 24 & 25 vào 17 giờ 30 phút chiều ngày 7/9/2010 tại dãy lầu A Trung Tâm Hiệp Nhất sau nhà thờ DCCT Sàigòn.

Có khoảng 70 người tham dự Thánh Lễ này, gồm Ban Giảng Huấn, học viên khóa 23 (nhận bằng tốt nghiệp) và học viên khóa 24 & 25 bước vào năm học mới.

Mở đầu bài giảng, Ngài nói, Nghệ thuật làm con người tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, … trong cuộc sống. Ngài diễn giải thêm, vì vậy, trong lãnh vực giáo dục, người ta chú trọng đến việc giáo dục thai nhi khi đứa bé còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ giúp thai nhi tiếp xúc với nghệ thuật : Nghe giảng, nghe thánh ca, nghe cải lương, nghe nhạc giao hưởng… qua băng đĩa, máy hát…

Nhìn các ca trưởng tương lai đang nghe, Ngài nói tiếp, các bạn hơn ai hết, có cơ hội đi vào nghệ thuật âm thanh, nhạy cảm với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân bằng âm thanh. Có những người lòng chai dạ đá, tâm hồn họ không nhạy cảm đủ, kết quả dẫn đến khổ đau.

Một lần nữa, Ngài khẳng định, nghệ thuật âm nhạc mà các ca truởng đang theo đuổi là nghệ thuật thánh. Các bạn nhạy cảm với Thiên Chúa. Đó là ơn Khôn Ngoan, một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần. Phải hiểu được điều này, khi nhạy cảm với Thiên Chúa, với con người, chúng ta phải biết bày tỏ cảm nhận ấy của mình cho người khác.

Ngài nhắc lại một ý trong Tân Ước, Chúa ban cho bạn 5 nén, 10 nén bạc, còn tôi (Cha Giám Tỉnh nói về mình) Người chỉ giao 1 nén thôi! Vậy với 5 nén, 10 nén ấy, các bạn đầu tư thế nào? Chúa đã dẫn các bạn đến đây học ca trưởng, nghĩa là Người đã dẫn các bạn đến Thị trường chứng khoán về Thiên Chúa rồi đấy.

Cha Giám Tỉnh quay về với lịch sử nghệ thuật, Ngài nói, cái đầu tiên con người bày tỏ với Thiên Chúa là âm thanh (lời ca chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa), sau đó mới đến điêu khắc (chạm trỗ Hòm bia Thiên Chúa), cuối cùng mới đến nghệ thuật kiến trúc (dựng cái lều cho Hòm bia Thiên Chúa), tiến dần đến việc xây đền thờ Giêrusalem… Như vậy, nghệ thuật thánh chính là thánh nhạc đi tiên phong. Ngài diễn giải thêm về tình mẹ con, đứa con gọi mẹ, trao cả tâm tình yêu thương cho mẹ. Con người chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa cũng vậy, họ trao gửi cho Thiên Chúa sự rung cảm của tâm hồn, tâm tình yêu thương, thờ phượng Thiên Chúa của họ.

Ngài nói tiếp, nghệ thuật thánh có nhiều năng lực để diễn tả, đáp trả hoặc rao giảng. Ngài “mở ngoặc”, không chỉ có “ông Cha” mới rao giảng mà bất cứ ai cũng có thể rao giảng được cả. Ngài nêu ví dụ rất là gần gũi, đời thường. Đó là mấy anh tài xế xe khách, nhất là trong các chuyến du lịch đường dài, họ mở CD, VCD, DVD… về thánh ca, thánh nhạc, về các lễ hội của Công giáo… Hành khách trên xe thế nào cũng có người hỏi thăm, CD gì vậy, mua ở đâu, nhà sách nào… Và Ngài khẳng định, nhiều người có niềm tin, đến với Thiên Chúa chỉ qua một bài thánh ca, một bài giảng, một bộ phim Công giáo trong hoàn cảnh như vậy.

Quay lại với các ca trưởng, Ngài nhắn nhủ tiếp, các bạn hơn ai hết, có vận hội lớn, đó là tham gia vào Mầu nhiệm Giáo Hội (Mầu nhiệm Hiệp Thông – Sứ Vụ). Ngài giải thích khi đưa ra câu hỏi, Mầu nhiệm là gì? Đó là Thiên Chúa đã gieo hạt giống tâm linh vào tâm hồn các bạn, đó là những dòng ca để loan báo tình thương và quyền năng Thiên Chúa. Ngài còn nhắc nhở về tinh thần khiêm tốn, mỗi người là một bình sành, chum đất dễ vỡ nhưng Thiên Chúa đã đặt vào trong đó gia tài phong phú của Người. Cha Giám Tỉnh trích dẫn Tin Mừng (Lc 6, 12-19) để nhắn nhủ, ca trưởng không chỉ nói mà còn phải làm gương về đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện mọi nơi mọi lúc. Ngài lấy ý câu cuối của bài Tin Mừng, “Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người”. Ngài cũng nhắc đến ở nơi khác trong Tin Mừng về người đàn bà bị hoại huyết 18 năm, sờ vào gấu áo của Chúa mà được chữa lành. Vậy, ca trưởng mỗi ngày không chỉ sờ, nói, nghe Lời Thiên Chúa mà còn rước Mình Máu Thánh Chúa. Như thế mà sao không lớn lên được?

Ngài nhắn nhủ thêm, ca trưởng phải xử sự đúng như Tin Mừng, đừng xử sự như thế gian: gian ác, lọc lừa, xảo trá để hại người, lợi mình.. Hãy xử sự theo cách “tay sạch / lòng thanh”. Nghĩa là không ám hại ai, không làm điều dữ cho ai. Khi ấy rước Mình Máu Thánh Chúa mới có hiệu quả trong cuộc sống, đời sống tâm linh mới có thể lớn lên, Chúa Thánh Thần mới có cơ hội hoạt động theo ý Người.

Để kết thúc, Ngài khẳng định lần nữa, thánh nhạc chính là nghệ thuật thánh, là âm thanh, là giai điệu Thiên Chúa rung lên trong lòng con người để con người nhờ đó đến với Thiên Chúa, nhận biết Người, thờ phượng Người. Hãy cầu nguyện cho nhau, hãy nâng đỡ nhau trên con đường nghệ thuật thánh mà người ca trưởng đang theo đuổi…

Sau thánh lễ, Cha Giám Tỉnh bận việc phải đi ngay nhưng Ngài không quên gửi tặng các ca trưởng mãn khóa / khóa 23 những phần quà thật giá trị. Ban giảng huấn cùng học viên ca trưởng hai khóa 24 & 25 tiếp tục sinh hoạt nội bộ “đầu năm học” đến 20 giờ 30, kết thúc sau bài thánh ca: “Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa…” (Nhạc & Lời: Đàm Minh Hoa).

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 8, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC BÀI TÓM LƯỢC TUẦN 1 CỦA THẦY GIOAN LÊ QUANG VINH

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC BÀI TÓM LƯỢC TUẦN 1 CỦA THẦY GIOAN LÊ QUANG VINH

I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG BÀI VIẾT CỦA GIẢNG VIÊN

“Bài học đầu tiên do cha An Thanh CSsR trình bày, ngắn gọn nhưng đã nêu được cái nhìn khái quát về “Tầm nhìn Truyền Thông”, với các nguyên lý và nguyên tắc của Truyền Thông. Đặc biệt, các “Qui Ước viết tin” ngay từ bài học đầu tiên giúp cho các học viên có cái nhìn tổng quát và thực hành ngay trong các bài viết của mình”.

Đây được xem như PHẦN MỞ / DẪN NHẬP gồm các ý: Giới thiệu…

Giảng viên: Cha An Thanh CSsR.
Đề tài: Tầm Nhìn Truyền Thông với NGUYÊN LÝ – NGUYÊN TẮC & QUI ƯỚC VIẾT TIN.
Mục đích: Học viên có cái nhìn tổng quát & thực hành.

II. TỔNG SỐ Ý KIẾN: TÓM TẮT & NHẬN XÉT & THẢO LUẬN CÂU HỎI & NÊU Ý CHUNG NHẤT.

Đây được xem là PHẦN TRIỂN KHAI / THÂN BÀI gồm các ý cụ thể dưới đây:

1. NHẬN ĐỊNH KHÁI QUÁT
a) Sau một tuần học hỏi, các bạn học viên đã đóng góp trên 80 ý kiến, vừa tóm tắt và nhận xét về truyền thông, vừa thảo luận các câu hỏi mà thuyết trình viên đưa ra.

b) Mọi người đều đồng ý rằng Chúa Yêsu là nhà truyền thông vĩ đại trong lịch sử vì chính Người là Lời của Thiên Chúa, sứ điệp của Người là chân lý siêu việt và và cách rao giảng của Người là mẫu mực của truyền thông.

(PVL tự ngắt 1 đoạn thành 2 đoạn nhỏ)

2. TRIỂN KHAI CHI TIẾT

TÓM LƯỢC Ý KIẾN 1 CỦA HỌC VIÊN (Bằng cách trích dẫn nguyên văn).

Từ những nguyên lý và nguyên tắc đó, các bạn học viên đã ứng dụng vào trong chính cuộc sống của mình.
Có bạn viết: “Hiện nay, tôi không nghĩ được mình sẽ làm gì để giúp truyền thông Công giáo. Nhưng tôi nghĩ nếu mình không có khả năng viết thì hãy vào đọc Lời Chúa, hay đọc những bài viết trên những trang mạng của Công giáo, của các giáo phận để học cách sống đẹp lòng Chúa, và nghe Lời Chúa mỗi ngày, là đã đóng góp cho truyền thông Công giáo, vì “nơi nhận” càng nhiều thì “nguồn phát ” càng hăng say, phấn khởi.”

TÓM LƯỢC Ý KIẾN 2 CỦA HỌC VIÊN (Bằng cách trích dẫn nguyên văn).

Bạn khác thì góp ý: “Tôi nghĩ chính cuộc sống thường ngày của mỗi người Công giáo cũng là một cách truyền thông của mình đến với những người Công giáo khác và cả người ngoại giáo. Nếu ý thức được điều đó mỗi người sẽ sống tốt hơn…” hoặc: “Nói về đóng góp cho truyền thông Công giáo thì tôi thấy mình chẳng làm được gì. Nhưng ít ra thời gian qua, những gì tôi đã theo dõi tin tức qua bản tin DCCT, và các trang web đáng tin cậy, tôi đã kể lại cho bạn bè, đồng nghiệp biết Sự Thật về những gì đã và đang xảy ra ở VN. Cho dù bị họ phản đối và ít có ai tin tôi. Và tôi vẫn tiếp tục làm thế.”

TÓM LƯỢC Ý KIẾN 3 CỦA HỌC VIÊN

Cũng có bạn chia sẻ những việc mình làm trong giáo xứ như cách truyền thông thực tế và cụ thể, để giúp người khác nhận ra con đường mà Đức Yêsu đã khai lối.

TÓM LƯỢC Ý KIẾN 4 CỦA HỌC VIÊN

Nhiều người đối chiếu với thực tế khi nhận xét về các website các giáo xứ và các đoàn thể hiện nay. Các bạn cho rằng có quá nhiều website nên nội dung phân tán và nghèo nàn. Có bạn thấy rằng vài cá nhân hay nhóm nào đó làm website rồi gán tên giáo xứ mình, mà thực tế cha xứ cũng chẳng biết. Điều này có thể ảnh hưởng đến giáo xứ xét vể phương diện nào đó.

TÓM LƯỢC Ý KIẾN 5 CỦA HỌC VIÊN (Bằng cách trích dẫn nguyên văn).

Có bạn nêu lên đặc tính của người làm truyền thông Công giáo: “Thứ nhất, phải là một nhà truyền thông đáng tin cậy, tức là phải biết tôn trọng sự thật. Không thể lấy được lòng tin của người khác nếu bạn là kẻ nói dối. Một Kitô hữu nói không đúng sự thật là một Kitô hữu xấu. Cho dù bạn chỉ nói sai sự thật trong một vài bài viết, thì uy tín của bạn sẽ giảm sút rất mạnh trong các bài viết đã và sẽ viết. Thứ hai, bạn phải là một nhà truyền thông cam đảm, tức là phải cam đảm bảo vệ sự thật và công lý. Bạn tôn trọng sự thật nhưng bạn không dám nói ra, thì bạn đang bưng bít thông tin. Đó không phải là điều mọi người chờ ở một nhà truyền thông. Sự thật có thể gây ra điều bất lợi cho bạn ngay lúc đó. Nhưng sự thật sẽ chiến thắng, như Chúa Giêsu đã chiến thắng…”

III. TRÍCH DẪN Ý KIẾN CỦA 1 HỌC VIÊN ĐỂ ĐÚC KẾT

(Đây được xem là PHẦN KẾT LUẬN)

Chúng tôi xin dùng ý kiến chia sẻ của một học viên để đúc kết các nhận xét của bài học đầu tiên này:
“Thật vậy, Chúa Giêsu là nhà truyền thông vĩ đại nhất trong lịch sự nhân loại. Ngài đã sử dụng những câu chuyện rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày và những dụ ngôn để nói lên sự thật và công lý. Vĩ đại hơn nữa khi chính Nhà Truyền thông đó đã dùng việc làm và hy sinh của chính Ngài để làm chứng cho sự thật trước sự ác của thế gian.
Trong ngàn năm thứ 3 này, truyền thông là một dụng cụ đắc lực trong việc rao giảng chân lý và sự thật mà có giá trị giải thoát chúng ta khỏi ách tù đày không chỉ về thể lý nhưng đặc biệt là về mặt tâm linh.
Vậy để bước theo gương của Chúa Giêsu, mỗi chúng ta hãy trở thành những nhà truyền thông bằng chính đời sống chúng ta để làm chứng cho sự thật về một Thiên Chúa tình yêu và hàn gán những vết rạn nứt trong lòng Giáo hội của Chúa Kitô.”

Chú thích của PVL:

– Phần trích dẫn, xem chi tiết ở PHẦN PHẢN HỒI / COMMENT để biết rõ hơn (trích một phần hay toàn phần và tác giả của Comment).

– Chú ý cách dùng từ ngữ / cụm từ để NỐI KẾT GIỮA CÁC PHẦN VỚI NHAU.

PHẦN NHẮN GỬI CỦA THẦY GIOAN LÊ QUANG VINH:

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐẾN HỌC VIÊN

Nhân tiện, Ban Học Vụ cũng xin các bạn học viên lưu ý một số chi tiết khi comment bài học:

– Xin comment trực tiếp bài học, dựa vào nội dung bài học và các câu hỏi gợi ý.
– Không nóng nảy, chỉ trích cá nhân hay nói ra ngoài nội dung bài học.
– Khi viết, xin chú ý áp dụng các Quy Ước viết tin để nội dung được cô đọng và trình bày được rõ ràng.

Ngoài ra, Ban Học Vụ rất mong các bạn nghiên cứu viên áp dụng Quy Ước viết tin để viết một bài báo rồi tự đăng lên blog của mình rồi mời các bạn khác đến đọc và viết comment cho bài của mình. Về thư chung cho Nhóm, xin các bạn chỉ gửi cho toàn Nhóm khi có thông tin quan trọng cần thông báo chung. Những trao đổi riêng xin chỉ gửi trực tiếp cho người cần trao đổi.

Xin cám ơn các bạn và chúc mọi người hăng say nghiên cứu để sớm có kết quả tốt đẹp.

TM. BAN HỌC VỤ

Gioan Lê Quang Vinh

Đăng trong: Học Online
« OMRC Tuần I: Sự thật trong tình yêu

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 7, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn: