RSS

Category Archives: Giáo Dục

Bóng mát tâm hồn: Nhân phẩm là năng lực lớn nhất của con người

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 30, 2021 in Giáo Dục

 

BÀI HỌC CUỘC SỐNG (Chia Sẻ Yêu Thương)

Một ông già ăn mày quần áo rách nát, đầu bù xù, mùi hôi khó chịu, dừng chân trước một bánh ngọt. Những khách hàng mua đứng bên cạnh cùng khó chịu, vô cảm với ông già.+ Nhân viên bán hàng quát: “Đi ngay chỗ khác! Đi ngay đi!”.+ Người ăn mày lấy ra mấy đồng tiền lẻ dơ bẩn: “Tôi đến mua bánh ngọt! Bán cho tôi loại bánh rẻ nhất?”.Từ bên trong, ông chủ đi ra, niềm nở lấy một chiếc bánh ngọt nhỏ xinh từ trong tủ kính, đưa cho ông lão. Sau đó, ông chủ cúi thấp người và chào ông lão: “Cảm ơn quý khách đã chiếu cố tiệm bánh! Hoan nghênh khách hàng lần lại tới tiệm của chúng tôi!”.Ông lão lấy bánh từ tay ông chủ, hiện rõ vẻ kinh ngạc, quay người đi khỏi tiệm bánh. Trong đời ông, chưa từng được ai tôn trọng ông như vậy!Cháu trai ông chủ tiệm bánh chứng kiến toàn bộ sự việc, vô cùng thắc mắc, bèn hỏi: “Ông nội! Sao ông lại tôn trọng và niềm nở với ông lão ăn mày bẩn thỉu vậy?”.Ông chủ tiệm bánh cười hiền từ: “Một người ăn mày cũng vẫn là khách hàng mua bánh ngọt của cửa hàng chúng ta, ông ấy không có tiền tiêu, phải trải qua bao nhiêu vất vả mới kiếm được. Nếu ông ấy nhận phục vụ của chúng ta thì chúng ta đã lấy đi cái quyền khách hàng là thượng đế của ông lão chỉ vì ông lão quần áo rách nát, đầu bù xù, mùi hôi khó chịu. Như thế, là chúng ta sai lỗi hoàn toàn.Cháu trai ông chủ lại hỏi: “Vậy thì sao ông nội vẫn lấy tiền của ông cụ ăn mày ạ?”.Ông chủ cười trả lời: “Việc này, ông cụ đến đây với tư cách là khách hàng, chứ không phải để ăn xin cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông với tư cách là khách hàng! Nếu chúng ta không nhận lấy tiền của ông cụ thì chúng ta đã coi ông là lão ăn mày được bố thí chớ không phải là khách hàng. Nhất định con phải nhớ kỹ điều này, hãy tôn trọng từng khách hàng, bất kể họ là ai, ngay cả đó là người ăn mày. Gia đình chúng ta có được cơ ngơi và tiệm bánh lớn như ngày hôm nay đều là do khách hàng mang lại” …Chủ bánh cuốn chính là ông nội của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki Tsutsumi. Về sau, Tsutsumi kể lại rất nhiều lần câu chuyện cho nhân viên.Sưu tầmThông thường chúng ta nghĩ là người nhận phải xem người cho mình là một đại ân nhân của mình, nhưng đôi khi theo định luật thông thường đó thì người nhận lại có thể lại mắc nợ ân tình của người cho. Ông chủ tiệm bánh chẳng những không cho ông lão như kiểu bố thí cho người ăn mày mà ông đã tôn trọng phẩm giá của ông cụ, ông cụ nhận được sự giúp đỡ của ông chủ mà không phải mất đi phẩm giá ông cụ vốn có và không phải mang ơn ông chủ tiệm bánh. Trong chúng ta, ai không có đôi lúc gặp những hoàn cảnh như thế, chúng ta cũng mong gặp được người chia sẻ cho chúng ta mà vẫn tôn trọng phẩm giá của chúng ta. Câu chuyện trên của ông nội nhà tỷ phú không chỉ là bài học cho cháu ông là tỷ phú Yoshiaki Tsutsumi mà là bài học cho mọi người chúng ta khi sống đúng với Lời Chúa dạy: “Chia Sẻ Yêu Thương”Bút Chì Nhỏ.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 18, 2021 in Giáo Dục, Truyện

 

Chậm lại có được không?

Phạm Minh Phương Hằng

Phạm Minh Phương Hằng

Giáo viên

Theo dõi“Theo dõi” để nhận thông báo khi tác giả có bài viết mới×

Chưa bao giờ sắp tới ngày khai giảng mà thầy trò chúng tôi rối bời như lần này.

Chúng tôi nhận thông báo kế hoạch khai giảng năm học mới mà chưa thể hình dung sẽ bắt đầu từ đâu. Cô giáo đồng nghiệp, cũng là bạn tôi, vừa ra đi vì Covid. Một người khác vừa mất chồng và đang mang thai. Nhiều học trò của tôi và gia đình đang điều trị trong các bệnh viện.

Mới tuần trước, nghe tin bạn dương tính với Covid, tôi nhắn tin động viên, cô ấy vẫn trả lời. Thế mà sau một tuần, tôi nhận được tin trong nhóm lớp đại học: “Các bạn ơi bạn ấy ra đi rồi”.

Bạn tôi ra đi khi mới 34 tuổi, để lại chồng và hai con 11 và bảy tuổi. Trang cá nhân vẫn còn tấm ảnh mới đăng bạn mừng sinh nhật con trong vùng phong tỏa đầu tháng tám. Cô mất khi chồng và con cũng đang chống chọi với Covid trong bệnh viện dã chiến.

Chúng tôi cùng làm giáo viên, dù khác trường, ở Thành phố Dĩ An, Bình Dương. Tôi khóc khi đọc dòng trạng thái cô viết “hy vọng dịch qua nhanh để quay trở về với phấn trắng, bảng đen” với hình mặc áo dài bên học trò. Phụ huynh và học sinh viết thêm “sẽ mãi nhớ cô giáo hiền”.

Người bạn khác có chồng trở nặng vì Covid tuần trước. Anh được chuyển lên tuyến trên, hai vợ chồng mất liên lạc. Đang giãn cách nên không thể đi tìm chồng, cô lên mạng xã hội viết bài nhờ mọi người tìm kiếm thông tin giúp. Ngày thứ năm sau khi đăng bài, cô nhận được điện thoại từ bệnh viện: “anh ấy không qua khỏi”.

Hơn 30 tuổi, cô đang mang thai con thứ hai, con đầu chuẩn bị vào lớp một. Ba mẹ con gần như kiệt sức. Mấy ngày sau, cô mới có thể gượng dậy lo hương khói cho chồng đỡ lạnh lẽo. Cả nhà đều đang ở trong khu phong tỏa và chưa thể nhận tro cốt của anh.

Bình Dương đang là điểm nóng Covid. Không chỉ thầy cô, học trò của chúng tôi hầu hết đang chống chọi với tác động của virus.

Xóm trọ của Duyên, học sinh cũ của tôi, 16 phòng trọ trong số 20 phòng có người dương tính với Covid.

“Cô ơi, cô có quen ai hỏi giùm em có cách nào để liên lạc với mẹ em không? Mẹ bị trở nặng, chuyển đi mấy ngày nay nhưng điện thoại không gọi được nữa”, em thút thít khóc khi gọi cho tôi vài hôm trước.

Em cũng là F0, đang cách ly tại bệnh viện dã chiến số ba ở Bình Dương. “Có lẽ điện thoại mẹ chỉ hết pin thôi”, tôi động viên dù trong lòng xót xa. Người mẹ đơn thân làm công nhân từ sáng sớm tối tối muộn nuôi Duyên ăn học. Hai mẹ con em từ Sóc Trăng lên Bình Dương mưu sinh, ở trong xóm trọ chật hẹp, mỗi căn phòng khoảng 16 m2 với giá thuê 1,2 triệu đồng một tháng. Các phòng liền nhau, lối đi nhỏ ở giữa và cửa quay mặt vào nhau nên cả khu bị lây nhiễm.

Vừa đăng bài trên mạng xã hội, vừa gọi điện thoại đến tổng đài xin trợ giúp. Cuối cùng, nhờ cộng đồng hỗ trợ mà em có được số điện thoại của một bác sĩ làm ở bệnh viện mẹ đang điều trị. Duyên gọi được cho bác sĩ nhờ tìm tên xem mẹ ở phòng nào. Mẹ em phải nằm hồi sức tích cực nên khá yếu, và điện thoại cũng hết pin thật.

Là vùng sản xuất công nghiệp, phần rất lớn học sinh ở đây là con lao động trong các nhà máy. Chuỗi lây nhiễm từ các khu nhà trọ chiếm số lượng đông đảo. Học trò của chúng tôi, hàng trăm em đang là F0.

Có những em tuy không bị nhiễm, nhưng tôi biết sẽ không có máy tính để học online, vì bình thường, tiền học phí, mua đồng phục, sách vở với gia đình em còn khó. Đa số công nhân đang mất việc. Có em, cha mẹ đi cách ly, hai anh em ở nhà tự trông nhau. Người bạn mới mất chồng đến hôm nay còn chưa nộp hồ sơ cho bé lớn vào lớp một, một phần vì giãn cách, phần vì cô cũng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện khai trường. Hai mẹ con Duyên đang vật lộn với Covid ở hai bệnh viện.

Năm học mới ở vùng đỏ khó khăn gấp bội vùng vàng, vùng xanh. Tôi chưa biết sẽ có bao nhiêu học sinh không thể tập trung đầu óc học hành vì vừa trải qua nỗi đau mất người thân hoặc vẫn đang điều trị hay cách ly. Chưa kể, còn rất nhiều em do cha mẹ đang thực hiện “ba tại chỗ” trong nhà máy, không thể nào chăm sóc, kèm cặp con.

Trong bối cảnh giãn cách chưa biết đến khi nào, hầu hết học sinh vùng đỏ chưa có đủ tập vở và sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Nghe tin con phải học online, một phụ huynh nhắn cho tôi: “Cô giáo ơi chị phải làm sao, cả nhà thất nghiệp hai tháng nay đã kiệt quệ lắm rồi, cái ăn hàng ngày phải trông chờ địa phương và bên từ thiện. Bé V. nó siêng lắm nhưng giờ chị không thể nào mua nổi cái điện thoại thông minh cho nó học”.

Tôi không dám nói với phụ huynh, rằng chúng tôi cũng đang rất rối. Năm học này, lớp sáu và lớp hai sẽ học sách giáo khoa mới. Và ở những nơi đang giãn cách, chắc chắn không thể mua sách kịp thời. Các sở giáo dục đã xây dựng phương án cung cấp sách giáo khoa điện tử. Nhưng với học sinh tiểu học và lớp sáu, việc học bằng “sách online” rất khó khăn.

Chưa kể, hơn 5.000 giáo viên, nhân viên ngành giáo dục ở Bình Dương đang được huy động đi chống dịch. Chúng tôi hàng ngày vẫn tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid trong cộng đồng, nhập dữ liệu có khi mờ mắt. Áp lực về việc khó đảm bảo được chương trình, thiếu điều kiện vật chất và tâm lý để học online là có thật với thầy cô và học sinh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả năm học.

Chính phủ đã khẳng định, sức khỏe và tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Không chỉ một mà nhiều tỉnh thành đều đang chiến đấu với dịch. Chúng ta có nhất thiết phải khai giảng và học online ở các vùng đỏ đúng ngày 5/9 trong thời điểm dịch bệnh còn căng thẳng, gánh nặng trên vai phụ huynh và học sinh còn quá lớn không?

Bộ Giáo dục đã ủy quyền thời điểm bắt đầu năm học mới cho các địa phương tự quyết. Điều này nảy sinh tâm lý, địa phương này sợ không theo kịp địa phương kia, và sẽ có địa phương không dám lùi thời điểm khai giảng. Trong bối cảnh năm học này, nếu Chính phủ hay Bộ Giáo dục quyết định lùi năm học mới thêm một, hai tháng đồng bộ trên cả nước, tôi tin đa số địa phương đều ủng hộ.

Tôi không muốn mở zoom lên, nhưng lớp học vắng quá nhiều. Bởi các em còn ở nơi cách ly, còn đang chiến đấu với bệnh tật, còn chưa vượt qua được những mất mát hay đang bận vật lộn với bữa ăn hàng ngày và không có máy móc để online.

Chậm lại một chút để dìu nhau qua khó khăn có phải là điều nên làm?

Phạm Minh Phương Hằng

Nguồn: https://vnexpress.net/cham-lai-co-duoc-khong-4347715.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 29, 2021 in Giáo Dục

 

CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “MỤC VỤ GIỚI TRẺ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC”…

Đức Thánh Cha nêu lên những suy nghĩ của Ngài về môi trường giáo dục…

+ Ngài chia sẻ: “Trường học chắc hẳn là một môi trường thuận tiện để tiếp cận thiếu nhi và người trẻ. Vì trường học là nơi ưu việt để phát triển con người, nên cộng đoàn Ki-tô hữu đã luôn rất quan tâm đến việc huấn luyện giáo viên và các nhà quản trị, thành lập các ngôi trường của mình với nhiều loại hình và cấp độ khác nhau”…Đây là thực tế trong các nước có cơ chế chính trị tự do…Tình hình Việt Nam chúng ta trong 46 năm qua có khác…và cũng đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn,,,dù vẫn còn nhiều e dè và giới hạn…Ngày xưa – ở thập niên 90 – người viết đã có lần lên tiếng về việc xin cho các nữ tu mở trường Mầm Non tại địa phương mình…với một lý lẽ đơn sơ: các nữ tu – dù đã đi tu – thì vẫn là “nữ”…với thiên bẩm “làm mẹ” của minh…Bỏ qua “đặc ân” này nơi họ là một sự “lãng phí !”…Nên chi cần giúp họ cân bằng đời sống bằng việc chăm sóc các cháu để cha mẹ các em rảnh tay lo việc mưu sinh…Vậy thôi… mà người ta đã “ngộ” ra…và đồng ý…Đấy là trường Mầm Non đầu tiên trong Tỉnh với cái tên Hoa Huệ…và thường xuyên có khoảng 300 cháu – đa số là con em cán bộ, công nhân, viên chức…Đồng thời người viết cũng nhắc cho các nữ tu là cố gắng dành một nửa số tiền học phí hay nhiều hơn chút ít để lo cho các cháu đầy đủ dinh dưỡng, lương tâm mình an bình mà các cháu cũng phát triển tốt…bởi các cháu là tương lai…Trước khi có Trường Mầm Non…thì các nữ tu…lo bôn ba thu gom trấu…tráng bánh tráng…kiếm sống hằng ngày…Và điều khá lý thú là Đức Thánh Cha nêu lên những cảnh báo của Ngài…Ngài cho biết : “Trong lãnh vực giáo dục người trẻ, Thánh Thần đã khơi lên rất nhiều đặc sủng và chứng tá thánh thiện. Tuy nhiên, các trường cần cấp thiết tự kiểm đểm”…Ngài yêu cầu các trường Công Giáo kiểm điểm điều gì ? Xin thưa là “nếu chúng ta lưu ý đến kết quả mục vụ của nhiều tổ chức giáo dục…thì sẽ thấy là nhiều trường hợp thường chỉ tập chú vào một kiểu giáo dục đức tin nào đó ít có khả năng khơi dậy những kinh nghiệm đức tin lâu bền”…Và Ngài phác họa những mối lo của các trường Công Giáo – những mối lo có thật và những mối lo tưởng tượng, đấy là mối lo đứng trước sự bấp bênh và những nguy cơ…có thể xảy ra…nều có một sự thay đổi – chẳng hạn thay đổi thể chế …Ngài bảo rằng : “Trường học mà biến thành một “hầm trú ẩn” bao bọc học sinh tránh xa những sai lầm “từ bên ngoài” là một biếm họa cho xu hướng này”…Một “biếm họa” đấy nhé – tức là một họa cảnh “tréo ngoe” khôi hài…Bởi tình trạng ấy “phản ảnh một cách đáng lo ngại về những gì mà nhiều người trẻ đang phải trải nghiệm khi họ tốt nghiệp từ một số cơ sở giáo dục ấy. Họ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ học được và thế giới họ đang sống”…Điều đáng tiếc – vô cùng đáng tiếc – ấy là “ Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo chúng, họ không được học cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững được giữa nhịp sống vội vã của xã hội”…Đức Thánh Cha cho biết : “một trong những niềm vui lớn nhất của một nhà giáo dục là nhìn thấy học trò của mình trở thành một con người mạnh mẽ, thống nhất, chủ động và có khả năng cống hiến” [221]…

+ Đức Thánh Cha nhắc lại mục đích chính yếu của trường học Công Giáo, đấy là “loan báo Tin Mừng cho người trẻ”…Ngài yêu cầu các trương Công Giáo luôn dựa vào “một vài tiêu chuẩn” được trình bày trong Tông Hiến “Niềm Vui Sự Thật – Veritatis Gaudium” để canh tân và phục hưng các trường học và các Đại Học theo hướng “mở ra” truyền giáo : đó là “ kinh nghiệm về lời rao giảng tiên khởi (kerygma), đối thoại ở mọi cấp bậc, các phương pháp liên ngành và xuyên ngành, cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, khẩn thiết tạo lập các mạng lưới và chọn lựa phục vụ những người thấp kém nhất, những người bị xã hội bỏ rơi”…

 Cuối cùng điều Đức Thánh Cha mong muốn là các học sinh, sinh viên được huấn luyện để biết tận dụng cách nhuần nhuyễn những kiến thức của trí óc…kết hợp với đôi tay của mình và trong cảm xúc của con tim…

Tấm hình trên là của một du học sinh Việt – em Nguyệt Hà – qua Mỹ học từ năm 15 tuổi và học trong một trường Công Giáo…Em chia sẻ : “ Nghe tới tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều người nghĩ rằng rất xa xôi…Nhưng thực ra những môn học này với em rất gần gũi…Nó giúp học sinh có cơ hội nhìn lại bản thân, nhìn lại quá khứ và sống tốt hơn cho tương lai…” – nguồn Vietnam.net – chuyên đề giáo dục…

+ Và cuối cùng , Đức Thánh Cha lưu ý các trường Công Giáo là “không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo văn hóa”…Ngài nhấn mạnh : “Người trẻ có quyền được hưởng một nền giáo dục văn hóa tốt nhất từ Hội Thánh…Đặc biệt ngày nay, quyền được giáo dục tốt có nghĩa là bảo vệ sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản…” Đức Thánh Cha cảnh báo : “Chúng ta thường bị điều khiển bởi những lối sống tầm thương phù phiếm…lôi kéo chúng ta theo đuổi sự thành công rẻ tiền, hạ giá sự hy sinh và tiêm nhiễm tư tưởng cho rằng giáo dục là không cần thiết… trừ phi nó đem lại hiệu quả cụ thể tức thời”… Và Ngài chỉnh sửa lại suy nghĩ đó : “ Không phải như vậy, nhưng giáo dục giúp chúng ta biết chất vấn, ngăn ngừa chúng ta không bị u mê bởi cái tầm thường, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời”…nên “chúng ta cần đòi lại quyền của mình, không để bị lung lạc bởi những “ thứ quyền rũ” tràn ngập ngày nay làm xao lãng khỏi cuộc tìm kiếm này”…Và – một cách rất dễ thương – Ngài đưa ra hai cách thế chống lại “cám dỗ” qua câu chuyện của Ulysse và Orpheus khi đưa tàu qua vùng nguy hiểm – nơi những con tàu bị đắm bởi khúc hát ma mị của các mỹ nhân ngư : Ulysse thì tự buộc mình vào cột buồm…còn Orpheus lại tấu lên giai điệu còn có sức mê hoặc ngay cả các mỹ nhân ngư kia nữa…Và Ngài kết luận : “Đây là nhiệm vụ cao cả của các con, đó là đáp lại những điệp khúc làm tê liệt xã hội của các trào lưu tiêu thụ về văn hóa bằng những lựa chọn năng động và quyết liệt, bằng sự tìm tòi, hiểu biết và chia sẻ” [ 223]…

Lm Giuse Ngô Mạnh ĐiệpTác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=21918

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 29, 2021 in Giáo Dục

 

Nhìn cách đi chợ thấy rõ bản chất con người – GSN

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 28, 2021 in Giáo Dục, Suy tư

 

Những Trang Sư Phạm Của Don Bosco

NHẬP ĐỀ

Cuốn sách này là một bổ sung cho tập sách “KHOA SƯ PHẠM CỦA THÁNH GIOAN BOSCO” đã được xuất bản trong loạt sách này Don Bosco là nhà sư phạm, nhưng ngài không phải là một lý thuyết gia, mà là một nhà thực hành. Ngài đã chỉ để lại rất ít trang giấy về phương pháp của mình. Muốn hiểu phương pháp của ngài , phải xem ngài hành động

Trong viễn ảnh này, chúng tôi nghĩ nên thu thập một số bản văn của ngài, kể lại cách ngài hành động, hoặc những lời khuyên nhủ của ngài dành cho những người làm việc với ngài. Chúng ta sẽ thấy rằng, ngay từ tuổi thiếu niên, sau một giấc mơ ngài đã điều chỉnh phương pháp để tiếp xúc với bạn bè của mình và phương pháp này là không có liên hệ với cách hành động của ngài sau này khi đã trưởng thành.

Nhưng phải nhớ rằng các trang sách này đã được viết ra hơn một trăm năm trước đây, trong một môi trường tôn giáo và xã hội không còn là môi trường sống của chúng ta ngày nay. Sao chép lại những sự kiện và những thái độ của thời đó sẽ là chuyện đáng buồn cười đối với những người thời đai chúng ta. Nhưng theo cảm hứng đã hướng dẫn hành động và phương pháp giáo dục của ngài, sẽ là điều rất có lợi cho những ai đang chăm lo cho thanh thiếu niên.

Tiểu sử

THÁNH GIOAN BOSCO

Gioan Bosco sinh ngày 16-8-1815 tại xóm Becchi, làng Castelnuovo d’Asti (nay là Castelnuovo Don Bosco) tỉnh Torino, thuộc gia đình nghèo và mồ côi cha khi mới lên hai.

Mẹ Gioan là Margherita, bà đã sớm dậy con biết lao động ngoài đồng áng và nhất là biết nhìn thấy Thiên Chúa qua những hiện tượng thiên nhiên.

Khi lên chin Gioan đã có một giấc mơ đầy tính tiên tri: nhờ sự hướng dẫn và trợ giúp của Mẹ Maria, ngài sẽ giáo dục thanh thiếu niên hư hỏng thành người tốt, có ích cho xã hội và Giáo hội.

Mẹ Margherita đã phải rất khổ cực và vất vả để Gioan có thể đi học và đeo đuổi ơn gọi linh mục.

Gioan chịu chức linh mục ngày 5-6-1841. Cha linh hướng của ngài, cha Giuse Cafasso đã căn dặn: “Cha hãy rảo khắp thành phố và để ý nhìn chung quanh”. Nhờ đó vị linh mục trẻ đã nhận ra sự cùng khổ của người nghèo, nhất là của thanh thiếu niên.

Hình ảnh về nhà tù đã gây cho Gioan một ấn tượng sâu xa và ngài phải suy nghĩ. Bởi thế, sau khi đi thăm tù, ngài đã quyết định: “Tôi cần làm một việc gì đó để thanh thiếu niên khỏi phải vào tù”.

Thời bấy giờ, một số linh mục thường chờ đợi thanh thiếu niên tới nhà thờ hay phòng thánh để dạy giáo lý. Cần phải có những hình thức tông đồ mới: việc tông đồ lưu động, nơi các nhà hàng nơi cửa tiệm, nơi xưởng thợ, nơi công viên…Nhiều linh mục đã thử nghiệm. Chính Don Bosco cũng đã thử nghiệm.

Vào ngày 8/12/1841, đứa trẻ đầu tiên đến với Don Bossco là cậu Bartolomeo Garelli d’Asti. Ba ngày sau, 9 em khác cũng đến với cậu. ba tháng sau 25 em. Rồi vào mùa hè 1842, 80em. Thế là Nguyện xá đã bắt đầu.

Nhưng một số em không biết tìm đâu ra chỗ ngủ, ngoại trừ những nơi công cộng. Don Bosco đã nhận ra công việc cấp bách và quan trọng là lo chỗ ngủ cho những em đó.

Vị ân nhân đầu tiên của Don Bosco không phải là bà bá tước, nhưng chính là bà mẹ của ngài, một người nhà quê 59 tuổi, nghèo và mù chữ, nhưng đạo đức, đã nên Torino với ngài để lo việc giặt giũ và bếp núc.

Giữa những em sống với Don Bosco, có một số đã bày tỏ nguyện vọng “được trở nên như ngài”. Tu hội Salêdiêng ra đời, với tên gọi là Thánh Phanxico Sale.

Mùa thu năm 1853, xưởng thợ đầu tiên được thành lập. Chính Don Bosco đứng ra dạy nghề cho các em.

Ngày 20-6-1854. Tu hội Salêdiêng chính thức ra đời.

Ngày 30-11-1860, “đứa trẻ đầu tiên của Don Bosco” Micae Rua, trở thành linh mục. Vào cuối đời Don Bosco có thể nói rằng: gần ba ngàn linh mục đã xuất thân từ những con cái của mình.

Tháng 3-1864, đặt viên đá đầu tiên cho Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ tại Valdocco. Tám năm sau, Don Bosco khởi sự một “đền thờ” khác kính Đức Mẹ: “Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ”

Tháng 11-1875, những vị truyền giáo Salêdiêng tiên khởi lên đường đi Nam Mỹ. Cùng năm ấy các cộng tác viên”. Dòng Ba Salêdiêng ra đời.

Trước khi qua đời, Don Bosco đã nói với các cộng tác viên: “Không có lòng bác ái của các con, cha không làm được việc gì cả, nhờ lòng bác ái của các con, chúng tôi đã lau khô biết bao nước mắt và đã cứu được biết bao linh hồn”

Những công trình vĩ đại mà Don Bosco để lại cho Giáo hội là “HỆ THỐNG GIÁO DỤC DỰ PHÒNG”. Bí quyết của hệ thống này là “sống với thanh thiếu niên”, nhờ đó nhà trường được biến thành “gia đình”. Toàn thể hệ thống này có thể được tóm gọn lại trong ba chữ: lý trí, tôn giáo và lòng thương mến. Khi người ta không dọa nạt, nhưng trò chuyện, khi Thiên Chúa là “chủ nhà”, khi người ta không sợ hãi nhưng muốn điều tốt gia đình sẽ nẩy sinh.

Don Bosco qua đời sáng sớm ngày 31-1-1888. Với các tu sĩ Salêdiêng đang đứng chung quanh, ngài đã nói những lời này: “Các con hãy muốn điều tốt cho nhau như anh em. Hãy làm điều tốt cho mọi người, nhưng không làm điều xấu cho ai cả… Hãy nói với các thanh thiếu niên điều này: cha chờ đợi tất cả ở trên Thiên đàng”

  • CẢM HỨNG
  • MỘT GIẤC MƠ

Vào lúc lên chin tuổi, tôi đã có một giấc mơ. Giấc mơ này đã để lại một ấn tượng sâu  xa suốt đời tôi. Trong giấc ngủ, tôi thấy mình ở gần nhà mình, trên một sân rất rộng. Một số đông trẻ con tụ họp ở đó và đang chơi đùa. Đứa thì cười, đứa thì chơi, và có nhiều đứa chửi thề. Khi tôi nghe thấy những lời chửi thề như thế, tôi nhảy vào giữa bọn chúng và tay thì đấm, miệng thì la mắng, tôi cố sức bắt chúng im đi. Giữa lúc đó thì xuất hiện một người, diện mạo đáng kính, tuổi độ ngoài ba chục, ăn mặc rất sang trọng. Ngài mang một áo choàng trắng che kín cả người. Mặt mũi ngài sáng chói đến nỗi tôi không thể nhìn ngắm Ngài. Ngài gọi đích danh tôi và truyền dạy hãy đứng đầu đám trẻ đó. Rồi Ngài thêm rằng: “Không phải bằng những quả đấm, nhưng là bằng hiền từ và mến thương, con sẽ chiếm được tình bạn của chúng. Con hãy lập tức bắt đầu dạy cho chúng biết vẻ xấu xa của tội lỗi và sự tốt lành tuyệt hảo của nhân đức”.

Ngỡ ngàng và sợ hãi, tôi thưa với Ngài rằng tôi chỉ là một thằng nhỏ dốt nát đáng thương, không đủ khả năng để nói về tôn giáo với các đứa con trai kia. Lúc đó đứa trẻ thôi cãi nhau, thôi la hét và chửi thề, và chúng tôi đứng vây quanh vị đang nói với   tôi.

Chưa hiểu rõ Ngài muốn bảo tôi điều gì, tôi hỏi thêm:

  • Ngài là ai mà dạy tôi làm những điều không thể làm được như vậy?
  • Chính bởi vì là những điều xem ra không thể làm được, cho nên con phải vâng lời và phải có kiến thức để làm cho được
  • Ở đâu và nhờ phương tiện nào, con có thể đạt được kiến thức?
  • Ta sẽ cho con một bà giáo, nhờ bà hướng dẫn con sẽ trở nên người khôn ngoan, và không có bà thì mọi sự khôn ngoan đều sẽ là dại dột.
  • Nhưng thưa ngài, ngài là ai mà nói cho con như vậy?
  • Ta là con của bà mà má con dạy con kính chào mỗi ngày 3 lần.
  • Má con cũng dạy không được giao thiệp với những người không quen biết, nếu không có phép của má.
  • Tên của Ta hả? Con hãy hỏi mẹ Ta.

Lúc đó tôi thấy bên cạnh ngài là bà dáng điệu uy nghi, mặc một áo choàng, sáng rực từ trên xuống dưới, y như được dệt bằng những ngôi sao óng ánh. Nhận thấy tôi mỗi lúc mỗi thêm  lúng túng trong các câu hỏi và câu trả lời của tôi, nên bà làm hiệu cho tôi tới gần bà. Bà dịu dàng đưa tay dắt tôi và nói :

  • Con hãy xem kìa !

Tôi nhìn và thấy tất cả bọn trẻ kia đã biến đâu hết. Thay vào chỗ chúng, tôi thấy một số đông những dê con, những con chó con mèo, những con gấu và đủ thứ loài vật.

Bà bảo tôi :

  • Đó là môi trường hoạt động của con. Đó là nơi con phải làm việc. Con hãy trở nên khiêm nhường, mạnh mẽ và tráng kiện. Và tất cả những gì con thấy xẩy ra cho những con vật lúc này, con sẽ làm như thế cho con cái của mẹ!

Tôi quay ra nhìn các con vật, và thay vì những con vật dữ tợn, bấy giờ thấy xuất hiện những con chiên con  hiền lành. Tất cả đều nhảy nhót tung tăng, miệng kêu « be be » như muốn đón nhân vật kỳ diệu kia và má ngài.

Lúc đó tôi vẫn còn mê ngủ, và tôi bắt đầu khóc. Tôi xin nói cách nào cho tôi có thể hiểu, bởi vì tôi không thấy những điều đó có nghĩa làm sao. Lúc đó bà đặt tay lên đầu tôi và nói :

  • Con sẽ hiểu tất cả khi thời gian tới
  • Bà vừa nói xong, một tiếng động làm tôi thức dậy, và mọi sự đều biến đi hết.
  • Tôi ngẩn người ra hồi lâu. Tôi thấy hai bàn tay tôi vẫn đau vì đã đấm bọn trẻ kia, và mặt tôi thì bị đau vì những cái tát đã lãnh nhận. Rồi nhân vật kia và bà ấy, cùng với tất cả những gì tôi đã nói và đã nghe, tất cả đã ám ảnh tôi suốt đêm đó, đến nỗi tôi không thể ngủ lại được.
  • Sáng hôm đó tôi đã vội vã kể lại giấc mơ này, trước hết tôi kể cho hai anh tôi. Họ nghe và chỉ cười. Rồi tôi kể cho má và bà nội nghe. Mỗi người đưa ra một cách giải thích. Anh Giuse bảo tôi : « mày sẽ trở thành thằng chăn dê, chăn cừu và các con vật khác ». Má tôi thì nói : « Biết đâu con không trở thành linh mục ? ». Còn anh Antôn thì nói với giọng cứng cỏi : « Có thể mày sẽ trở thành một tướng cướp ! ». Bà nội không biết đọc biết viết, nhưng lại thông thạo giáo lý, bà nói một câu dứt khoát : « Không nên lưu tâm đến những giấc mơ ».

Tôi đồng ý với bà nội. Dầu sao từ đó tôi không làm sao gạt bỏ giấc mơ đó ra khỏi đầu óc tôi. Những gì tôi sẽ kể sau đó đã mang lại một vài ý nghĩa cho giấc mơ này. Tôi đã luôn giữ im lặng về các điều đó. Và thân nhân tôi cũng không để ý gì nữa.

Nhưng khi tôi đi Roma năm 1858 để bàn với Đức Thánh Cha về Hội Dòng Salêdiêng, ngài đã dạy tôi về tất cả mọi sự cách tỷ mỉ, cả những điều không có vẻ gì là siêu nhiên. Khi đó lần đầu tiên, tôi đã kể lại giấc mơ mà tôi đã có lúc lên chín hay lên mười tuổi. Đức Thánh Cha truyền cho tôi phải viết lại giấc mơ đó với đầy đủ chi tiết, đúng như tôi đã thấy, và để lại hầu khích lệ con cái trong Dòng mà tôi đi Roma lần đó để xin phép thành lập

  • NHỮNG TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN VỚI CÁC THIẾU NHI :

ANH CHÀNG LEO DÂY MÚA RỐI

Các anh em đã nhiều lần hỏi tôi về việc tôi bắt đầu lo cho các trẻ em hồi tôi mấy tuổi.

Khi lên 10 tuổi tôi đã làm những gì mà tuổi đó cho tôi có thể làm. Thật rất giống với một khu bảo trợ sinh hoạt thiếu nhi. Nên nhớ rằng : tôi còn nhỏ lắm, thế mà tôi đã để ý tìm hiểu tính nết của các loại bạn bè. Tôi chỉ nhìn thẳng vào mặt một đứa, là nhiều khi tôi đã đọc được những dự tính trong đầu óc của nó. Nhân đó tôi được các trẻ cùng lứa tuổi yêu mến và kính sợ. Chúng nó tranh nhau xin tôi làm trọng tài, hoặc chọn tôi làm bạn thân. Phần tôi, tôi làm ích cho mọi người theo sự có thể, và không làm hại một ai. Các bạn tôi thích tôi lắm, bởi vỉ nhỡ có chuyện gì xích mích xẩy ra, tôi sẽ bảo vệ chúng. Tuy tôi còn nhỏ nhưng tôi có sức mạnh và can đảm khiến cho những tay lớn tuổi hơn tôi cũng phải kính nể, thành thử nếu xẩy ra tranh chấp hay gây lộn, thì bao giờ chúng cũng chỉ định tôi làm trọng tài, và mọi người bằng lòng chấp nhận sự phán quyết của tôi.

Nhưng điều làm chúng bu quanh tôi và bám lấy tôi như điên, đó là những chuyện mà tôi kể cho chúng nghe. Những truyện tích tôi đã được nghe ở các bài giảng ở nhà thờ và các giờ học giáo lý, rồi những sách mà tôi đọc, như « Truyện các vua nước Pháp », « Anh chàng Guérin tội nghiệp » « Cuộc phiêu lưu của Berthold và Bertholdin », đã mang lại cho tôi có thừa chuyện để kể cho bọn trẻ nghe. Hễ chúng thấy tôi là y như chúng chạy vội lại để xin tôi kể chuyện cho chúng nghe, mà tôi chỉ là thằng nhỏ mới biết đọc sách. Nhiều người lớn cũng ngồi lại với bọn trẻ để nghe tôi kể chuyện. Biết bao lần, khi đi qua đi lại Castelnuovo, hoặc ở giữa đồng ruộng, hoặc ngoài đồng cỏ, tôi đã cảm thấy cả trăm người chạy lại để nghe những câu chuyện do một cậu bé kể, mà cậu bé đó, ngoài một trí nhớ ra, chẳng có một chút kiến thức nào. Thế mà ở giữa những người đó, cậu bé lại được coi như một nhà thông thái đại danh. Đúng là « Trong nước những người mù thì anh chột là vua »

Vào mùa đông mọi người mời tôi vào ngồi ở chuồng bò với họ, để được nghe tôi kể chuyện. Tụ tập nhau như thế là những người đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi người trong xã hội : ai cũng thích ngồi với tôi suốt buổi chiều như thế. Họ ngồi im để nghe trong suốt năm hoặc sáu tiếng đồng hồ. Leo lên một chiếc ghế đẩu, tay cầm cuốn « Truyện các vua nước Pháp », giống như một nhà hùng biện đáng thương, tôi đứng để đọc thật to, sao cho mọi người nghe và xem thấy tôi. Bởi vì những người đơn sơ này thường nói ra rằng họ tới nghe tôi giảng nên tất nhiên trước và sau khi nghe tôi đọc truyện, chúng tôi luôn làm dấu Thánh giá và đọc một kinh Kính mừng.

Trong mùa hạ, nhất là vào những ngày lễ  nghỉ, những người ở các làng xung quanh và đôi khi cả những nơi khác tập họp lại. Và những khi đó mọi sự diễn ra cách trang trọng hơn. Tôi cống hiến cho mọi người những buổi nghe truyện có xen vào những trò vui mà tôi đã học được.

Ở chợ và nơi các chợ phiên thường có những tay rao bán thuốc và những anh chàng leo dây múa rối. Tôi đến coi và chăm chú dò xét từng cử chỉ của họ. Về nhà tôi luyện tập các trò của họ, tập đi tập lại cho tới khi có thể so tài với họ. Các bạn hãy tưởng tượng những kiểu nhào lộn, những cú nhẩy nguy hiểm, những cái lao mình xuống trong loại thể dục này…các bạn có thể không tin một thằng nhỏ 10 tuổi như tôi, mà đã thành thạo các trò ảo thuật, đã thực hiện được « cái nhảy liều chết », đã làm được trò chơi chim én, và chạy bằng hai bàn tay. Tôi đi lại nhẩy múa và khiêu vũ trên sợi dây như một anh chàng leo dây múa rối chuyên nghiệp.

Theo những gì tôi đã làm trong các ngày nghỉ  lễ, các bạn có thể tưởng tượng ra những gì tôi đã làm các ngày khác.

Tôi đã để ý đến một cánh đồng cỏ ở Becchi, có trồng nhiều cây, trong số này có một cây lê rừng hiện nay vẫn còn đó. Cây này đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Tôi cột một đầu dây thừng vào thân cây này và một đầu dây kia thì cột vào một cây khác, cách đó một quãng ngắn. Cạnh đó tôi đặt một chiếc bàn và một túi da lớn. Tôi trải một tấm thảm trên mặt đất để nhào lộn. Một khi chuẩn bị xong và khán giả há miệng chờ một trò gì mới lạ, tôi mời mọi người hãy lần chuỗi với tôi, rồi hát một bài thánh ca. Sau đó tôi trèo lên một chiếc ghế và đọc bài giảng của tôi, nghĩa là tôi lập lại những gì nhớ được từ bài diễn giảng Phúc Âm mà tôi đã nghe trong Thánh lễ ban sáng tại nhà thờ. Đôi khi tôi trích dẫn một tích truyện hoặc một gương lành mà tôi đã nghe, hoặc đã đọc trong sách. Bài giảng được kết thúc bằng một kinh nguyện vắn tắt, rồi tiếp đến là phần giải trí. Lúc đó, như tôi vừa nói, các bạn sẽ thấy nhà giảng thuyết biến thành anh chàng leo dây múa rối chuyên nghiệp.

Nào là các trò ảo thuật, các cuộc nhào lộn nguy hiểm, đi bằng hai tay, hai chân chống thẳng lên trời, rồi với chiếc túi da của tôi đã diễn ra các đề mục như các đồng tiền tôi nuốt vô miệng, rồi lại được tôi lấy ra từ mũi hoặc từ tai một khán giả ; các trái banh hóa ra nhiều, hột gà hóa ra nhiều, nước biến thành rượu vang, con gà quay đã bị chặt thành nhiều miếng mà lại sống lại, gáy lớn hơn trước. Đó là những trò chơi quen thuộc của tôi. Rồi tôi lại bước lên dây, đi lại như đi trên đất, tôi nhảy nhót ca vũ, khi thì treo lơ lửng bằng chân kia, đôi khi tôi bám hai tay hoặc một tay vào dây, rồi dựng ngược người lên. Sau vài giờ biểu diễn như thế, tôi không còn sức nữa, đám đông được giải tán để mỗi nơi về nhà lo công việc của mình. Những ai chửi thề, nói tục, hoặc từ chối tham dự các lễ nghi tôn giáo, thì lại bị loại ra không được dự các buổi họp này.

  • THỰC HÀNH
  • ĐÓN NHẬN BARTÔLÔMEÔ GARELLI

Tôi vừa đến ở tại « nhà chung » với một số linh mục khác, liền bị níu kéo bởi một nhóm thiếu niên chạy theo tôi trên các đường phố và nơi các quảng trường. Chúng theo tôi về tới phòng thánh trong nhà thờ của viện, nhưng tôi không thể trực tiếp lo cho chúng sinh hoạt.

Một việc bất ngờ và ý vị đã xẩy ra, nên dịp cho tôi tìm cách thực  hiện dự tình của tôi, lo chăm sóc các thiếu niên sống lang thang khắp thành phố và nhất là những em vừa ra khỏi nhà tù.

Ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8-12-1841, vào giờ như mọi ngày, tôi chuẩn bị mặc áo lễ, để dâng Thánh lễ, thì ông từ nhà thờ Giuse Comoti, thấy một thiếu niên đứng ở một góc. Ông liền bảo em tới giúp lễ cho tôi.

  • Tôi không biết.- em ấy trả lời cách ngượng ngùng.
  • Lại đây, tao muốn mày giúp lễ mà.
  • Tôi không biết, tôi chưa hề giúp lễ bao giờ hết.
  • Thằng khùng chưa ! – ông từ nói một cách tức giận.- nếu mày không biết giúp lễ thì vô đây làm gì ?
  • Vừa nói ông từ liền chụp lấy chiếc chổi lông gà và đánh túi bụi lên đầu lên vai em thiếu niên, khiến em cắm đầu bỏ chạy.

Tôi liền la lên :

  • Ông làm gì thế ? Tại sao lại đánh em ấy ? Em ấy có làm gì đâu ?
  • Tại sao nó vô phòng thánh nếu nó không biết giúp lễ ?
  • Ông đã hành động không phải lối.
  • Nhưng có hệ gì đến cha đâu ?
  • Hệ lắm chớ ! Đó là người bạn của tôi. Ông kêu nó lại đây ngay lập tức, tôi có chuyện phải nói với em ấy.
  • Đầu bò, đầu bò !

Ông từ vừa kêu vừa chạy theo em thiếu niên. Ông đoan quyết sẽ không xử tệ với em, và dẫn em lại gần tôi. Cậu bé bước tới, vừa run vừa khóc vì những cú chổi vừa nhận được.

Một cách hết sức tươi cười tôi hỏi em :

  • Em dự Thánh lễ chưa ?
  • Thưa không.
  • Vậy em hãy tới dự đi, sau đó tôi sẽ nói với em một chuyện làm em vui thích.

Em hứa với tôi. Tôi cố ý làm nhẹ đi nỗi cực lòng của em, và để em đừng có ấn tượng xấu về nhân viên của phòng thánh. Tôi đã dâng Thánh lễ, rồi cám ơn sau lễ như thường lệ, sau đó tôi dẫn em thiếu niên tới một phòng phía đầu nhà thờ.

Với nụ cười, và bảo đảm với em là em không phải sợ ai đánh hết, tôi hỏi em :

  • Em dễ thương của cha, em tên gì ?
  • Thưa tôi tên là Batôlômêô Garelli.
  • Quê em ở đâu ?
  • ở Asti.
  • Cha em còn sống không ?
  • Không, cha tôi chết rồi.
  • Thế má em ?
  • Má tôi cũng chết rồi.
  • Em mấy tuổi ?
  • Mười sáu tuổi.
  • Em biết đọc biết viết chứ ?
  • Thưa không biết gì hết.
  • Em rước lễ lần đầu chưa ?
  • Chưa..
  • Em đã xưng tội chưa ?
  • Có, khi tôi còn nhỏ xíu.
  • Bây giờ em có đi học giáo lý không ?
  • Tôi không dám đi.
  • Tại sao ?
  • Vì các bạn nhỏ tuổi hơn lại thuộc giáo lý, còn tôi lớn lại không biết gì. Bởi vậy tôi mắc cở không đi học giáo lý.
  • Nếu cha dạy riêng em, em có tới học không ? thưa, sẽ tới và thích lắm.
  • Em sẽ thích tới phòng này không ?.
  • Thưa, em thích tới, nếu người ta không đánh em.
  • Hãy an tâm, không ai đánh đập em hết. Trái lại em sẽ là người bạn của cha đây. Em sẽ chỉ gặp cha thôi, không gặp một người nào khác. Vậy khi nào em muốn tới học giáo lý ?
  • Khi nào tùy ý cha.
  • Chiều nay được không ?
  • Thưa được,
  • Ngay bây giờ có được không ?
  • Thưa được lắm ạ.

Thế là tôi đứng dậy làm dấu Thánh giá trước khi khởi sự, nhưng cậu bé không làm vì cậu không biết làm. Với giờ học giáo lý đầu tiên này, tôi chỉ lo dạy em biết cách làm dấu Thánh giá, nhận biết ra có Thiên Chúa là Đấng tạo thành muôn vật và tại sao Ngài lại tạo thành chúng ta. Cậu học trò của tôi có trí nhớ kém quá, nhưng nhờ chuyên cần và bền chí, sau vài buổi học diễn ra vào mấy ngày nghỉ, em đã học đủ các điều cần thiết để xưng tội một cách tốt lành và sau đó đã được rước lễ.

Một vài thiếu niên khác đã gia nhập lớp giáo lý với em này. Mùa đông năm ấy, tôi chỉ muốn lo cho vài thanh thiếu niên đã lớn, cần được dạy giáo lý chuyên biệt, nhất là những thanh niên vừa ra khỏi nhà tù.

Điều này đã cho tôi thấy một điều hiển nhiên là, một khi ra khỏi chốn tù tội, nếu các thanh thiếu niên đó gặp được một bàn tay nhân hậu, một người lưu tâm đến các em, tới bầu bạn với các em trong những ngày nghỉ việc, rồi tìm cách kiếm việc làm cho các em nơi những ông chủ lương thiện, và thỉnh thoảng tới thăm các em trong các ngày thường, thì chắc chắn các em sẽ sống một cuộc đời đàng hoàng, sẽ quên quá khứ của mình, và sẽ trở thành những Kitô hữu tốt lành và những công dân lương thiện.

Đó là ngồn gốc của Nguyện Xá chúng tôi. Khu sinh hoạt của các thiếu niên. Công cuộc này được Chúa chúc lành và tăng trưởng mau lẹ một cách tôi không bao giờ dám tưởng tượng

  • GẶP GỠ MICHEL MAGON

Tại nhà ga Carmagnola.

Một buổi chiều thu, trên đường từ Sommariva về nhà, tôi phải chờ ở Carmagnola hơn một giờ, để đón chuyến xe lửa đưa tôi về Tôrinô. Lúc đó đã quá 7 giờ chiều. Trời âm u, một làn mây mù đang gây lên một trận mưa lún phún. Điều này làm cho trời càng thêm mù mịt, đến nỗi chỉ cách nhau vài bước cũng không thể nhận ra mặt người nào. Một ánh đèn yếu ớt tỏa ra khắp nhà ga, không đủ soi sáng tới những chỗ xe đậu lại. Một đàn trẻ nhỏ chơi đùa và la hét, làm mọi người để ý. Thật ra chúng làm điếc tai những người ngồi chờ xe lửa. Những tiếng la hét như « chờ chút », « bắt lấy nó », « chạy bắt lấy thằng đó », « giữ lấy nó »…khiến các hành khách đỡ mơ màng.

Trong số các tiếng la hét đó, người ta nghe thấy có một tiếng nói trổi vượt hơn các tiếng khác. Thật giống như tiếng nói của viên chỉ huy, được các đứa khác lập lại, và được cả bọn vâng nghe, không đứa nào dám cãi lại. Lập tức tôi cảm thấy muốn biết thằng bé đang dõng dạc và tinh nhanh chỉ huy cuộc chơi giữa những tiếng ồn ào như vậy.

Michel và Don Bosco

Tôi nắm lấy cơ hội khi tất cả những đứa trẻ xúm lại xung quanh vị chỉ huy của chúng. Bước hai bước dài, tôi lao mình vào giữa bọn chúng. Tất cả các đứa khác sợ hãi bỏ chạy, chỉ một đứa đứng lại, tiến lại gần tôi, hai tay nắm lại và để trên hông, dáng điệu cương quyết, và cất tiếng hỏi :

  • Ông là ai mà vào cuộc chơi của chúng tôi thế này ?
  • Tôi là bạn của em.
  • Ông muốn gì ở chúng tôi ?
  • Nếu không phiền các em, tôi muốn cùng chơi với em và các em khác.
  • Nhưng ông là ai ? Tôi không quen biết ông.
  • Tôi đã nói, tôi là bạn của em. Tôi muốn chơi một chút với em và các em khác. Còn em, em là ai ?
  • Tôi ấy à ? Tôi là tướng chỉ huy khu đất này.- em bé nói tiếp với một tiếng nói nghiêm nghị và oang oang.- Tôi tên là Michel Magon.

Trong khi tôi nói chuyện với Michel thì những em khác đã chạy tán loạn vì hoảng sợ, nay đã lần lượt đến xúm quanh chúng tôi. Sau khi đã tươi cười nói mấy lời chào hỏi vui vẻ với các em này, tôi lại quay sang Michel và hỏi tiếp :

  • Michel yêu quý, em mấy tuổi ?
  • Thưa mười ba tuổi.
  • Em đã biết xưng tội chưa ?
  • Rồi, rồi. em vừa trả lời vừa cười.
  • Em có được rước lễ không ?
  • Thưa có, có được rước lễ và đã rước lễ.
  • Em đã học nghề gì chưa ?
  • Thưa đã học nghề làm biếng.
  • Trước đây em đã làm gì ?
  • Thưa đã đi học.
  • Em đã học hết lớp nào ?
  • Thưa đã học hết lớp ba sơ học.
  • Ba em còn sống không ?
  • Thưa ba chết rồi.
  • Má em con sống chứ ?
  • Dạ má con còn sống. Má làm thuê cho người ta, để kiếm tiền nuôi con và anh em con, nhưng con luôn luôn làm cho bà điên đầu.
  • Em tính làm gì sau này?
  • Con sẽ phải làm một cái gì nhưng chưa biết là cái gì hết

Cách ăn nói chân thành, tính vui vẻ và thông minh của Michel làm tôi thấy ngay những nguy hiểm lớn lao mà em sẽ gặp, nếu em cứ được thả lỏng như thế. Đằng khác tôi nghĩ rằng sự hoạt bát và tính đảm đang của em, nếu được đào tạo sẽ mang lại những thành quả rất đáng mừng sau này. Cho nên tôi lại tiếp tục hỏi em:

  • Michel yêu quý, em có muốn từ bỏ cuộc đời lêu lỏng này để bắt đầu học một nghề hoặc tiếp tục học chữ không?
  • Thưa chắc chắn là con muốn, em trả lời cách cảm động. Con không thích chút nào nữa cái cuộc đời khốn nạn này. Nhiều thằng bạn của con đã vào tù rồi và con sợ sẽ có ngày vào đó với chúng. Nhưng con biết làm gì bây giờ? Ba con chết rồi, má con thì nghèo, có ai giúp con đâu?
  • Chiều nay con sẽ đọc một kinh Lậy Cha cho sốt sáng, con hãy tin tưởng nơi Ngài, Ngài sẽ chăm lo cho cha, cho con và cho mọi người.
  • Tôi nói đến đây thì chuông nhà ga báo hiệu lần chót, tôi phải lên xe, không trì hoãn được nữa. tôi nói với Michel:
  • Con cầm lấy mẫu ảnh nhỏ này, và ngày mai con sẽ đi gặp cha Ariccio, cha phó họ đạo con. Con thưa với Ngài rằng vị linh mục cho con mẫu ảnh này muốn có những điều cần biết về hạnh kiểm của con.

Cậu nhận lấy mẫu ảnh thánh cách kính cẩn và nói:

  • Thế tên cha là gì? Cha ở đâu ? và Don Ariccio quen biết cha hả ?

Em hỏi tôi nhiều điều khác nữa, nhưng tôi không thể trả lời, vì xe lửa đã tới và tôi phải lên xe để đi về Tôrinô.

Sự can thiệp của cha phó.

Cậu Michel muốn biết ngay vị linh mục nói chuyện với mình là ai, cho nên thay vì để đến hôm sau, cậu đã lập tức đi tìm gặp cha Don Ariccio và nồng nàn trình bày với Ngài về tất cả những gì mình đã nghe được. Cha phó hiểu ngay được mọi sự và hôm sau, ngài đã viết cho tôi một lá thư, tường trình cặn kẽ về những “kỳ công” đã đánh dấu cuộc đời ông tướng Magon của chúng ta.

Thư viết rằng: “Cậu Michel Magon là một thiếu niên đáng thương, mồ côi cha, má cậu bé đã phải đi làm và nuôi sống gia đình, không thể coi sóc cậu: bởi vậy cậu bé suốt ngày đi chơi với lũ trẻ ngoài đường phố và nơi các quãng trường. Cậu bé có trí thông minh khá đặc biệt, nhưng tính thất thường và tính lơ dễnh của em đã khiến em bị đuổi khỏi nhà trường nhiều lần. Tuy nhiên, em đã học hết lớp ba với kết quả tốt.

Về đức hạnh, tôi thấy em có căn bản tốt và nết na đơn sơ; nhưng em khó tự chủ được mình. Ở nhà trường và ở lớp giáo lý, em là đứa phá phách thường xuyên. Hôm nào em vắng mặt, thì mọi sự được bình an; khi em đi khỏi, mọi người thấy dễ thở.

Tuổi của em, tình cảnh nghèo khó của gia đình em, tính tình và trí thông minh của đáng cho mọi người hảo tâm lo giúp em. Em sinh ngày 19-9-1845”

Dựa vào những điều cha phó của em cho biết như thế, tôi đã quyết định nhận em vào số các trẻ của nhà này, để em được tiếp tục học hành, hoặc học một nghề cơ khí. Thoạt khi em nhận được thư cho biết em được nhận vào nhà này, em nóng lòng muốn tới Tôrinô ngay. Em tưởng tượng sẽ được hưởng những vui thú của vườn địa đàng, và sẽ thành ông chủ những kho báu của thủ đô này.

Một tên du đãng dễ thương

Mấy hôm sau, tôi thấy Michel xuất hiện trước mặt tôi. Cậu chạy lại gặp tôi và thưa:

  • Thưa cha, con là Michel Magon. Cha đã gặp con ở nhà ga
  • Cha biết rồi, con. Con có tới đây với tất cả thiện chí không ?
  • Dạ thưa có, Con không thiếu thiện chí ạ.
  • Nếu con có thiện chí cha xin con đừng gây xáo trộn trong nhà này nghe !
  • Ồ, xin cha an tâm. Không để cha phải buồn vì con đâu. Trước kia, con đã ăn ở không phải, nhưng từ nay con không muốn tái diễn như thế nữa. Con đã có hai thằng bạn vào tù rồi, còn con…
  • Thôi con hãy can đảm lên ! Bây giờ con hãy cho cha biết con thích tiếp tục học hành hay con thích học nghề?
  • Con sẵn sàng làm theo ý cha muốn. Còn nếu cha để cho con được chọn thì con thích học hành hơn.
  • Giả như con được tiếp tục đi học thì theo ý con, con muốn làm gì sau khi đã hoàn thành việc học?
  • Nếu một tên du đãng…

Cậu vừa nói lời này vừa cúi đầu. Tôi giục :

  • Con hãy nói tiếp đi. Sao con lại nói : « Nếu một tên du đãng… »
  • Nếu một tên du đãng có thể tự cải thiện đủ, để trở thành một linh mục, thì con rất muốn làm linh mục.
  • Được lắm ! chúng ta sẽ coi anh du đãng có khả năng làm gì ? Cha sẽ cho con đi học. Còn việc con muốn trở thành linh mục, hay làm việc khác thì còn tùy vào những tiến bộ trong việc học của con, tùy vào hạnh kiểm của con và tùy vào những dấu hệu cho thấy con có ơn kêu gọi làm linh mục không.
  • Nếu những cố gắng của một thiếu niên đầy thiện chí có thể đạt được thành quả tốt, thì xin cha tin rằng cha sẽ không phải buồn phiền vì con.
  • GẶP DÔMINICÔ SAVIÔ

Những biến cố mà tôi sắp kể lại sau đây, tôi có thể trình bày với đủ chi tiết, bởi vì đó là những việc đã diễn ra trước mắt tôi và thường là trước sự có mặt của một số đông các thiếu niên, các em này có thể xác minh những việc đó.

Don Cuglierô khen ngợi cậu Dôminicô

Trong năm 1854, Don Cugliero mà tôi vừa nhắc đến trên đây, đã tới gặp tôi để nói về một trong những học sinh của Ngài, rất đặc biệt về trí thông minh và về lòng đạo đức. Ngài nói : « Trong nhà cha đây, có thể có những em học sinh giỏi không kém, nhưng cha khó mà tìm được một em có khả năng hơn và đạo đức hơn. Cha cứ nhận thử em, cha sẽ thấy đó là một ông thánh Louis »

Gặp gỡ lần đầu tiên

Hôm đó là ngày thứ sáu đầu tháng mười, còn sớm lắm, tôi thấy một cậu bé đi với cha cậu và tiến lại gặp tôi. Mặt mũi vui vẻ, dáng điệu tươi cười nhưng kính cẩn của cậu khiến tôi chú ý ngay. Tôi hỏi :

  • Con là ai ? Con ở đâu tới ?
  • Thưa con là Dominico Savio.
  • Don Cugliero, thầy của con đã nói với cha về con. Chúng con ở Mondoniô tới đây.

Lúc đó tôi đưa em ra một nơi và nói chuyện riêng về việc học hành và về đời sống của em. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng nhau, em tin tôi, và tôi tin em.

Tôi nhận ra em có một tâm hồn sống trọn vẹn Thần Khí của Chúa và tôi đã ngạc nhiên không ít khi khám phá ra công trình mà ơn thánh của Chúa đã hoàn thành nơi một thiếu niên còn ít tuổi như thế.

Một tấm vải tốt

Sau khi cha con nói chuyện với nhau hồi lâu, và trước khi tôi gọi ba em tới, em đã nói với tôi: “Thế cha nghĩ sao? Cha có đưa con về Tôrinô để học hành không?

  • Đúng rồi, cha nghĩ đây là một tấm vải tốt.
  • Tấm vải này có thể dùng để làm gì?
  • Để may một chiếc áo thật đẹp chúng ta có thể dâng cho Chúa.
  • Vâng, con là tấm vải, cha hãy là ông thợ may đi. Cha hãy nhận con và cha sẽ sắm một chiếc áo thật đẹp cho Chúa.
  • Cha sợ sức khỏe yếu kém của con không chịu nổi việc học hành.
  • Xin Cha đừng sợ như thế. Cho tới nay, Chúa đã ban cho con sức khỏe và ân sủng. Ngài sẽ giúp con.
  • Nhưng sau khi học xong Latinh, con sẽ làm gì?
  • Nếu Chúa ban cho con ơn ấy, con rất ước ao trở thành linh mục.

Dôminicô được thâu nhận

  • Tốt lắm, bây giờ cha sẽ phải xem con có đủ lực để học không. Con hãy cầm lấy cuốn sách nhỏ này (đó là cuốn trong loại “Người Công Giáo đọc sách”). Hôm nay con học cho thuộc trang này, mai con sẽ tới trả bài cho cha nghe.

Nói xong tôi để em ra chơi với các trẻ khác và tôi bắt đầu nói chuyện với ba của em. Chỉ chừng 8 phút sau đó, Dôminicô tươi cười bước vào và nói với tôi.

  • Nếu cha muốn, con xin đọc thuộc trang này ngay bây giờ.

Tôi cầm lấy cuốn sách và rất bỡ ngỡ khi thấy rằng không những cậu bé đã thuộc lòng từng chữ cả trang sách, mà còn hiểu đầy đủ ý nghĩa trang sách nữa, tôi nói:

  • Hoan hô, con đã trả bài trước thời gian, thì cha cũng cho con biết câu trả lời của cha trước thời gian. Ừ cha sẽ đưa con về Tôrinô, và ngay từ bây giờ cha kể con vào số các thiếu niên của cha. Vậy con hãy lập tức bắt đầu cầu xin Chúa giúp hai cha con ta làm theo Thánh Ý Ngài.

Không biết làm gì hơn để tỏ sự vui sướng và lòng biết ơn, cậu bé nắm chặt lấy tay tôi, hôn nhiều lần, và sau cùng cậu nói:

  • Con hy vọng con sẽ ăn ở hết sức tử tế, để không bao giờ cha phải buồn phiền vì con
  • DON BOSCO VỚI CÁC THIẾU NIÊN PHẠM PHÁP.

Năm 1845 một nhà tù mới được mở ra ở Tôrinô: đó là nhà tù của Tổng Nha, một trung tâm cải huấn dành cho các thanh thiếu niên. Nhà tù này chứa được chừng 300 em. Don Bosco thường đến thăm nhà tù này, và ngài tìm cách kết thân với một số các thiếu niên này, thường bị tống giam vì tội trộm cắp hoặc vì sống lang thang.

Ít lâu sau lễ Phục sinh năm 1845, Don Bosco tổ chức 3 ngày tĩnh tâm với các thiếu niên bị giam trong tù. Các em đã tham dự cách tích cực. Sự hiền từ và lòng bác ái của trái tim ngài đã chinh phục cả những em phá phách nhất, và đã đưa các em tới lãnh nhận các bí tích, chỉ còn một vài em là không xưng tội rước lễ. Ngài đã đạt được một sự hối cải thành tâm nơi các em, đồng thời các em tỏ ra sự thương mến ngài cách sâu xa.

Don Bosco cảm động vì thiện chí của các em, nên ngài hứa với các em một chuyện khác thường. Ý tưởng đầu tiên nảy ra trong óc ngài là một cuộc du ngoạn đầy thích thú vì ngài nghĩ rằng sự không được vận động và thiếu tự do là hình phạt đau khổ và nặng nề nhất đối với các em thiếu niên này.

Ngài tới gặp ông giám đốc nhà tù và vào chuyện ngay:

  • Tôi tới đề nghị với ông một việc, Tôi hy vọng sẽ được ông chấp nhận.
  • Thưa linh mục, tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể làm vui lòng ngài. Ông Giám đốc trả lòi:- Công việc của ngài làm đối với các tù nhân đã giúp đỡ chúng tôi nhiều lắm.
  • Thưa ông giám đốc, vậy thì tôi xin ông ban cho các em bất hạnh này một ân huệ, vì các em đã tỏ ra có hạnh kiểm gương mẫu trong mấy ngày qua, không ai phải buồn phiền gì các em. Tôi muốn dẫn các em đi du ngoạn, đi bộ cho tới Stupinigi. Chúng tôi sẽ khởi hành thật sớm và sẽ trở về lúc chiều tối: cuộc xuất du này sẽ sinh ích cho cả tâm hồn và thể xác các em.

Ông giám đốc sửng sốt, giật mình đánh thót một cái. Ông vội nói ngay:

  • Linh mục nói dỡn đấy chứ?
  • Thưa tôi nói hết sức nghiêm chình. Và tôi xin ông Giám đốc cứu xét điều tôi xin.
  • Linh mục quá biết là tôi phải chịu trách nhiệm về mỗi vụ trốn thoát?
  • Xin ông Giám đốc tin chắc rằng sẽ không có một em nào trốn thoát. Nếu ông đồng ý trao các thiếu niên này cho tôi, tôi cam kết sẽ dẫn về đầy đủ, không thiếu một em nào.

Cuộc tranh luận kéo dài. Don Bosco năn nỉ, còn ông Giám đốc thì luôn nhắc tới tính nghiêm khắc của kỷ luật nhà tù. Sau cùng, vì không dám lãnh trách nhiệm, nên ông ấy đồng ý xin ý kiến ông Bộ Trưởng nội vụ. và ông Giám đốc nhà tù đã giữ lời hứa đó.

Ông Bộ Trưởng Ratazzi không có những đức tính luân lý, nhưng không thiếu sự thông minh. Suy nghĩ một lúc về đề nghị của Don Bosco do ông Giám đốc trình bày, ông bộ Trưởng nói ông muốn gặp vị linh mục. Thế là kẻ thù và người bảo vệ của Dòng tu có dịp mặt đối mặt…

Don Bosco bước vào văn phòng ông Bộ trưởng với nét mặt đơn sơ và cởi mở thường ngày của Ngài, và ngài giữ được nét mặt như thế cả những khi tiếp xúc với những vị chức cao quyền cả. Ông Bộ Trưởng tiếp ngài với vẻ lịch sự và tò mò.

  • Thưa linh mục, tôi sẵn sàng chấp thuận đề nghị của linh mục, đã được đệ lên tôi vài hôm nay. Linh mục có thể thực hiện cuộc du ngoạn đã dự tính, chắc sẽ sinh ích cả về đức dục lẫn thể dục cho các thiếu niên bị giam. Tôi sẽ ban xuống những lệnh cần thiết. Công an mặc thường phục sẽ theo các em xa xa, để nếu cần họ sẽ giúp linh mục lập lại trật tự, và họ sẽ làm vũ lực nếu có những đứa bướng bỉnh không chịu trở về tù vào buổi chiều.

Ông Bộ Trưởng đã nói những lời này với một giọng cương quyết, với ý nghĩ là để thỏa mãn những mong ước của Don Bosco. Nhưng ngài đã mỉm cười khi nói đến công an. Ngài trả lời:

  • Thưa ông Bộ Trưởng, tôi rất biết ơn ông Bộ Trưởng đã có lòng tốt, nhưng tôi chỉ thực hiện những dự tính của tôi với điều kiện là: cho tôi được ở một mình với các em thiếu niên. Xin ông Bộ Trưởng hứa danh dự với tôi là không cho công an đi theo chúng tôi. Tôi xin lãnh nhận mọi rủi ro, và nếu xẩy ra chuyện lộn xộn, thì xin ông Bộ Trưởng cứ giam tôi vào tù.

Ông Bộ Trưởng tỏ ra hết sức rất kinh ngạc. ông lớn tiếng như kêu lên:

  • Nếu vậy thì đến tối linh mục sẽ không dẫn về đây một mống nào hết.
  • Thưa, như vậy là ngài không tin tôi. Cách cư xử của ngài không chấp nhận điều tôi xin.

Gay go quá! Cho phép hay không cho phép? Ông Bộ Trưởng Ratazzi tò mò muốn cho thí nghiệm coi. Đáng khác ông ấy tin tưởng nơi vị linh mục này… Bởi vậy sau cùng ông đã cho phép Don Bosco được làm điều ngài xin.

Đằng khác, ông tự nhủ: nếu có vài đứa trốn thoát, thì khó gì đâu? Chỉ vài ngày sau công an sẽ tóm được chúng và lại giam chúng vào lao xá.

Don Bosco đã vội vã trở lại nhà tù Tổng nha, để chuẩn bị các em vui hưởng cái ân huệ quá đặc biệt, mà người ta ban cho các em. Buổi tối trước ngày đáng ghi nhớ này, ngài tập họp các em lại và nói:

  • Các bạn yêu quý, tôi đưa tới cho các bạn một tin sẽ làm các bạn vui sướng. Để thưởng thiện chí mà các bạn đã bày tỏ, để thưởng hạnh kiểm tốt của các bạn từ ít lâu nay, và nhất là để thưởng sự đáp ứng tốt lành của các bạn đối với những nỗ lực nhỏ bé của tôi trong mấy ngày tĩnh tâm, tôi đã tới gặp ông Giám đốc lao xá, rồi đã tới gặp ông Bộ Trưởng Nội an, và tôi đã được phép đưa các bạn đi du ngoạn tại Stupinigi ngày mai.

Nghe mấy lời này, các em thiếu niên đáng thương đó đã reo hò vui vẻ, không bút nào tả được. Một lúc sau khi yên lặng và bình tĩnh trở lại, Don Bosco nói tiếp:

  • Các bạn thấy, đây là một ân huệ lớn lao. Đây là một ngoại lệ hiếm có, và có thể là duy nhất. Cho tới nay, chính quyền chưa cho phép như thế bao giờ.
  • Ông Bộ Trưởng muôn năm! Don Bosco muôn năm! Các em reo hò rất phấn khởi.
  • Đúng, hoan hô ông Bộ Trưởng! nhưng các em hãy nghe điều quan trọng này: Tôi đã hứa danh dự là tất cả các em, không trừ em nào, sẽ cư xử đoàng hoàng hết sức, đến nỗi chúng ta không cần có công an hay bảo vệ trông chừng chúng ta. Tôi cũng hứa danh dự là chiều mai tất cả các em sẽ trở về đầy đủ mặt, không thiếu một ai. Vậy tôi có thể an tâm về hạnh kiểm của các em chăng? Tôi có thể chắc chắn là không có em nào tìm cách trốn thoát chăng?

Tất cả đều đồng thanh trả lời:

  • Xin cha an tâm, chúng con sẽ tỏ ra rất đoàng hoàng tử tế.

Một trong những em lớn nhất tuyên bố: “nếu đứa nào tìm cách trốn, con sẽ trừng trị ngay lập tức, và con sẽ làm thịt như người ta vặt lông gà”. Một em khác còn nói dữ hơn: “Đứa nào gây lộn xộn con sẽ lấy đá chọi bể đầu cho mà coi” và một em lực lưỡng nhất nói thêm: “Thằng chó nào làm tổn thương danh dự của anh em, sẽ không thể sống trong nhà này”.

  • Đủ rồi! Don Bosco nói: – Các em ăn nói như thế không tốt, và làm tôi buồn. Tôi tin tưởng nơi tất cả các em. Tôi biết các em muốn làm vui lòng tôi, và không gây phiền hà cho tôi. Trong khi chờ đợi các em nên nhớ rằng tất cả thành phố Tôrinô sẽ để mắt đến chúng ta. Nếu trong chúng ta có một em cư xử không tốt, tất cả chúng ta và trước tiên là tôi, sẽ mất uy tín, mà tôi là người đã xin được đặc ân này cho các em. Rồi người ta sẽ có lý để nói rằng tôi thiếu khôn ngoan, và đã bị các em gài bẫy. Chính các em cũng sẽ bị tổn thương nhiều hơn, người ta sẽ gọi các em là những thiếu niên không thể tin tưởng được. mà thật ra trốn thoát như thế có lợi gì đâu? Chỉ sau vài ngày, người ta sẽ bắt lại được, và sẽ giam các em đó vào khu tù nghiêm ngặt hơn.
  • Trái lại, nếu các em đều cư sử đàng hoàng, và chiều tối các em sẽ trở về đây mà không gây khó khăn nào hết, thì biết đâu chính quyền lại không ban ân huệ này cho chúng ta một lần nữa, và như vậy, thỉnh thoảng chúng ta lại được hưởng những cuộc du ngoạn thú vị.

Nhưng trên đây chỉ là những lý lẽ loài người. các bạn còn biết một lý lẽ quan trọng hơn nhiều: mới đây các em đã long trọng thề hứa với Thiên Chúa, là sẽ tỏ ra đứng đắn và không mất lòng Ngài. Giờ đây, Ngài đang từ trời cao nhìn xuống các em, sẵn sàng chúc lành cho các em bây giờ và trong tương lai nếu các em giữ lời hứa với Ngài. Ngày mai, các em sẽ có dịp đưa ra những bằng chứng rõ ràng về sự quả quyết và lòng chân thành của mình. Vậy thì: luôn luôn giữ trật tự, không có bất tuân phục, không có cãi lộn đánh lộn. Các em hứa như vậy không?

  • Dạ, chúng con xin hứa! Lời danh dự, cha sẽ thấy chúng con như vậy.

Một em nói thêm: “cha sẽ là tướng tổng chỉ huy, nhân danh các bạn của con, con cam đoan với cha rằng chưa bao giờ một vị tướng sẽ có những binh lính ngoan ngoãn và kỷ luật như thế”

Sau khi được an lòng như thế, Don Bosco đã thông báo giờ khởi hành và giờ trở về. Rồi trước khi quay về Valdocco, ngài nói với các em:

  • Hẹn gặp lại các em sáng mai!

Các thiếu niên bất hạnh này đã nhảy mừng suốt cho đến tối, và đã tỏ ra bình tĩnh và lễ độ với các anh bảo vệ như chưa từng thấy bao giờ. Hôm sau dưới sự hướng dẫn của Don Bosco, các em đã lên đường đi Stupinigi, một làng có độ một ngàn dân cư, gần thành phố Sangone và cách thủ đô Tôrinô chừng 4 dặm (khoảng 6 km) về phía Tây Nam. Nơi đây có một lâm viên quốc gia. Linh mục Amaretti, cha sở họ, bạn thân của Don Bosco và cha Alasonatti, đã chờ sẵn cha con Don Bosco.

Ra khỏi nhà tù, các em sung sướng vui vẻ hưởng ánh nắng mặt trời và sự tự do. Dẫn đầu là một chú lừa chở lương khô. Các em tỏ lòng quý mến Don Bosco một cách cảm động: khi thấy bước đi đã hơi mệt, các em chia nhau vác những túi ăn trên lưng chú lừa và trong nháy mắt các em ép ngài ngồi trên lưng lừa, và thay nhau cầm cương dắt lừa đi.

Khi tới Stupinigi, Don Bosco dẫn các em vào nhà thờ, cử hành thánh lễ. Rồi trong ngày ngài đã dọn cho các em một bữa ăn ngon lành và một bữa quà lúc xế chiều. Suốt ngày các em đã có nhiều cuộc vui khác nhau.

Không bút nào tả được nỗi vui sướng rạng ngời trên khuôn mặt các em. Các em sung sướng chơi đùa trong những lối đi của lâu đài nhà vua, dưới bóng những cây to, trên bờ những ao hồ, và trong những đồng cỏ có điểm những bông hoa tươi đẹp.

Hạnh kiểm của các em không chê vào đâu được: không một cuộc cãi cọ nào làm vẩn đục niềm an vui của ngày đặc biệt này, Don Bosco không cần phải nhắc nhở hoặc la mắng để bảo vệ kỷ luật. Chiều hôm đó các em đã trở về ở nơi buồn thảm của mình, vẻ nhẫn nhục và ngoan ngoãn hơn trước kia.

Ông Bộ Trưởng nóng lòng chờ đợi kết qủa của cuộc xuất du. Mặc dù ông tin tưởng nhiều nơi Don Bosco, ông vẫn không cảm thấy an tâm. Phần Don Bosco cũng không muốn để mất thời giờ, nên đã vội tới gặp ông Bộ Trưởng, làm ông hết sức ngạc nhiên khi nghe kể lại mọi việc.

  • Thưa linh mục, tôi rất biết ơn đối với những gì ngài đã làm cho các thiếu niên tù tội của chúng tôi. Và tôi muốn chính miệng ngài nói cho tôi nghe, tại sao nhà nước không thể có cái ảnh hưởng mà ngài có đối với các em này?
  • Thưa ông Bộ Trưởng, sức mạnh mà chúng tôi có là một sức mạnh tinh thần, khác với sức mạnh mà nhà nước sử dụng để chỉ huy và sửa phạt. chúng tôi chú trọng nói với con tim của các em, và lời của chúng tôi là lời của Thiên Chúa.
  • Ông Bộ Trưởng hiểu rằng Giáo hội nắm trong tay một sức mạnh huyền bí, không do trần gian mà có, và quyền lực của con người không thể phá được.

Ông nói với Don Bosco;

  • Các ngài có thể ngự trị trong tâm hồn của giới trẻ. Chúng tôi không thể làm được như vậy. Đó là một lãnh vực dành riêng cho các ngài.
  • Ông Bộ trưởng đã nhân đó nhận ra hiệu lực của hệ thống giáo dục dự phòng trong việc giáo dục giới trẻ, dù là giới trẻ khó dạy nhất, đúng như Don Bosco trình bày với ông năm trước đó
  • LÝ THUYẾT
  • HỆ THỐNG DỰ PHÒNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC TUỔI TRẺ

Đã nhiều lần tôi được yêu cầu trình bày bằng miệng, hoặc viết ra tư tưởng của tôi về phương pháp gọi là phương pháp giáo dục dự phòng, vẫn được sử dụng trong các nhà của chúng ta. Vì không có thời giớ rảnh rang, cho nên mãi tới nay tôi vẫn không thỏa mãn được sự mong ước đó, nhưng hôm nay, tôi có ý cho in bản nội quy vẫn được áp dụng theo truyền khẩu trong chúng ta, nên tôi nghĩ đây là lúc thuận tiện để trình bày mấy nét phác họa về hệ thống đó. Đây sẽ là như bản mục lục của cuốn sách nhỏ mà tôi đang biên soạn, nếu như Chúa cho tôi sống đủ lâu để hoàn thành. Cuốn sách này sẽ không có mục đích nào khác ngoài việc phục vụ cho nghệ thuật rất phức tạp của việc giáo dục thanh thiếu niên.

Tôi sẽ nói về bản chất của phương pháp giáo dục dự phòng và tại sao phải chuộng phương pháp này hơn, rồi sẽ nói về cách áp dụng và những lợi điểm của phương pháp này.

  • Bản chất của phương pháp dự phòng và tại sao nó phải được chuộng hơn các phương pháp khác.

Hai phương pháp đã được sử dụng trong công cuộc giáo dục thanh thiếu niên: Phương pháp dự phòng và phương pháp đàn áp

Phương pháp đàn áp ở tại sự làm cho các người bề dưới biết rõ luật pháp, rồi trông chừng để khám phá ra những kẻ phạm pháp và áp dụng những hình phạt mà họ đáng chịu. Khi áp dụng phương pháp này, thì lời nói và cái nhìn của bề trên phải luôn tỏ ra nghiêm khắc và còn có vẻ đe dọa nữa và bản thân bề trên sẽ phải tránh mọi tiếp xúc có vẻ thân tình với các người bề dưới.

Để gia tăng tầm quan trọng của quyền bính của mình, vị Giám đốc sẽ ít xuất hiện ở giữa các người dưới quyền mình, và hầu như chỉ với mục đích đe dọa và trừng phạt. Dễ dàng và ít nhọc mệt, phương pháp này trước hết chỉ thích hợp cho quân đội và nói chung là hợp cho những người lớn có lương tri, có khả năng hiểu biết và nhớ những gì do pháp luật và các quy định khác  ấn định.

Phương pháp dự phòng thì khác hẳn và có thể nói là đối lập với phương pháp trên đây. Bản chất của phương pháp dự phòng là làm cho hiểu rõ các lời dạy và các luật lệ của một tư thục và trông coi các học sinh để các em luôn sống dưới cái nhìn chăm chú của vị giám đốc, hoặc của các hộ trực (các giám thị). Các vị này nói năng với các em như những người hướng dẫn các em trong mọi tình huống, không ngớt khuyên bảo các em và sửa dạy các sai lỗi của các em một cách nhân hậu. Vậy chủ đích của phương pháp này là đặt các em vào cái thế không thể lỗi phạm được.

Phương pháp này hoàn toàn dựa trên lý trí, tôn giáo và tâm tình. Nhân đó nó loại trừ tất cả các hình phạt mạnh tay, Và nó muốn gạt bỏ những sửa phạt nhẹ nhàng.

Chúng ta phải chuộng phương pháp này hơn cả vì những lý do sau đây:

  • Các học sinh được bảo trước như thế sẽ không mất tinh thần, khi có những sai phạm và khi Bề trên biết những sai phạm của mình, các em sẽ không buồn bực về lời nhận xét, hoặc bị đe dọa một hình phạt, bởi vì sự sửa chữa phạt luôn luôn gồm có một sự cảnh báo thân tình và cảnh cáo đề phòng trước, để các em suy nghĩ và như vậy thường chiếm được trái tim của các em. Các em sẽ hiểu sự cần thiết của việc sửa phạt và có thể chính các em xin được sửa phạt
  • Lý do chủ yếu nhất, là sự lơ đễnh của các trẻ em, chỉ cần một giây đồng hồ là quên tất cả những luật lệ của kỷ luật và những hình phạt đe dọa các em. Nhiều khi một em sai lỗi thì đáng chịu một hình phạt mà không bao giờ em nghĩ tới, không có gì nhắc nhở điều đó cho em vào lúc em sai phạm, và chỉ cần một lời thân tình nhắc bảo em thì chắc chắn em đã tránh không phạm.
  • Phương pháp đàn áp có thể dẹp những sự lộn xộn, nhưng khó mà có thể sửa dạy các em sửa mình. Người ta để ý rằng các em không quên những hình phạt đã phải chịu, và thường các em có một kỷ niệm cay đắng về chuyện đó: các em muốn thoát ách, nếu chưa phải là muốn báo thù. Các em có thể làm bộ dửng dưng, nhưng nếu sống gần các em. Người ta sẽ thấy rằng tuổi trẻ nhớ dai ghê sợ lắm: các em dễ quên những sự sửa phạt do cha mẹ, nhưng rất khó quên những sự sửa phạt do các nhà giáo dục. Có những em đến tuổi già vẫn còn báo thù cách tàn nhẫn về những hình phạt đích đáng đã phải chịu khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trái lại, phương pháp dự phòng chiếm được lòng các em; đối với các em, thầy hộ trực là một ân nhân lo bảo trước các em, làm cho các em nên tốt hơn, và tránh cho các em khỏi những phiền phức, những hình phạt và khỏi mất danh dự.
  • Phương pháp dự phòng sẽ đào tạo nên những học sinh biết suy nghĩ, để bất cứ lúc nào nhà giáo dục cũng có thể nói cho các em ngôn ngữ của trái tim, dù trong thời kỳ giáo dục, dù sau này. Nhà giáo dục đã chiếm được trái tim của các em sẽ có ảnh hưởng rất lớn với các em cả sau khi các em đã chọn nghề nghiệp, đã giữ những chức vụ công quyền hoặc bước vào giới danh thương, nhà giáo dục vẫn có thể tiếp tục khuyên bảo, cho ý kiến các em và ngay cả quở trách các em. Vì những lẽ đó và nhiều lẽ khác, phương pháp dự phòng phải được chuộng hơn phương pháp đàn áp
  • Áp dụng phương pháp dự phòng

Việc áp dụng phương pháp này dựa tất cả vào những lời của thánh Phaolo: “Đức bác ái thì nhân từ, nhẫn nhục, chịu đựng mọi sự, trông cậy mọi sự, gánh chịu mọi sự” Đức ái thì kiên trì và nhẫn nại, chịu đựng mọi sự, nhưng hy vọng mọi sự và gánh chịu mọi sự trái nghịch. Vậy chỉ người Kitô hữu mới có khả năng áp dụng phương pháp dự phòng một cách có hiệu quả. Lý trí và tôn giáo là những phương tiện mà nhà giáo dục luôn phải cầu cứu, phải giảng dạy và chính mình phải thực hành, nếu ông ta muốn các em vâng lời, và nếu ông muốn đạt được những thành quả mong muốn.

Điều này đòi nhà giáo dục phải hiến thân trọn vẹn cho việc giáo dục các em, và không bao giờ được nhận những chức vụ có thể làm ông lãng quên chức năng của mình. Trái lại, ông phải luôn ở với các em, tất cả những khi các em không bận công việc theo luật dạy, trừ khi có những người khác phụ tá cho ông theo nhu cầu.

Đức hạnh của các giáo sư, các trưởng xưởng và các thầy hộ trực phải đàng hoàng. Họ phải ý tứ tránh như dịch tễ bất cứ hình thức âu yếm thương riêng nào đối với các học sinh của mình và họ phải nhớ rằng sự lầm lạc của một người có thể gây nguy hại cho tất cả một viện chuyên lo về giáo dục. Người ta phải liệu sao để không bao giờ các em ở một mình với nhau. Hết sức có thể, bao giờ các thầy hộ trực cũng đi trước các em đến nơi hội họp, và sẽ ở đó với các em cho tới khi có người khác tới ở cạnh các em. Đừng bao giờ để các em ở nhưng không.

Hay để các em được tha hồ tự do chạy, nhẩy, la hét, thỏa chí. Thể dục, âm nhạc, ca hát, kịch nghệ, các cuộc đi dạo, tất cả sẽ giúp ích nhiều cho kỷ luật và sức khỏe thể lý cũng như sức khỏe tâm hồn các em. Chỉ cần để ý sao cho đề tài của các cuộc giải trí, những người tham dự, và những lời nói ở đó không có gì đáng phê bình.

Thánh Philip Nêri, người bạn của các thiếu niên đã nói: “Các em muốn làm gì cũng được, đối với cha, chỉ cần các em đừng làm điều gì có tội là đủ”.

Siêng năng xưng tội, siêng năng rước lễ và  dự Thánh lễ mỗi ngày, đó là những cột trụ để xây ngôi nhà giáo dục, nếu ta muốn gạt bỏ đe dọa và roi vọt. Không bao giờ cưỡng bức các em lãnh nhận bí tích, nhưng chỉ nên khuyến khích các em và lo cho các em dễ dàng hưởng nhờ các bí tích. Trong các buổi tĩnh tâm, những tuần tam nhật và cửu nhật trong các bài giảng và các giờ dạy giáo lý, chúng ta phải nêu cao vẻ đẹp, sự cao trọng và thánh thiện của một tôn giáo đang cung cấp cho ta những phương tiện quý báu là các bí tích, được sử dụng cách đơn sơ mà lại rất ích lợi cho xã hội dân sự, cho sự thanh thản nội tâm, và cho ơn cứu độ các linh hồn. Nhờ cách này các em sẽ giữ lòng quý mến các việc đạo đức này và sẽ tham dự cách tự ý, vui vẻ và có kết quả.

Phải hết sức cảnh giác để không cho sách báo, những đứa trẻ hoặc những người đáng nghi ngờ về luân lý nhập vào trong nhà. Chọn được một người gác cổng tốt sẽ là một ơn phúc cho các cơ sở giáo dục.

Mỗi tối, sau khi đọc kinh thường lệ và trước khi các em đi ngủ, cha giám đốc hoặc người thay thế ngài phải nói một vài lời thân ái với chung các em, và cũng đồng thời đưa ra một nhận xét hoặc một lời khuyên về điều nên làm hoặc nên tránh. Ngài phải gắng rút tỉa những bài học từ những việc xẩy ra trong nhà hoặc bên ngoài, trong ngày đó. Nhưng đừng bao giờ ngài nói quá hai hoặc ba phút. Bí quyết của nền đạo hạnh, của cuộc sống tốt lành trong nhà, và kết quả của việc giáo dục là chỗ này.

Phải gạt bỏ như một thứ dịch tễ dư luận muốn lui việc rước lễ lần đầu tới một tuổi khôn lớn hơn, bởi vì như thế sẽ rất tai hại cho tâm hồn ngây thơ của các em, ma quỷ sẽ đến ngự trị trong trái tim cả các em. Kỷ luật của Giáo hội thời nguyên thủy, muốn người ta phân phát cho các trẻ em số bánh thánh đã truyền phép mà người ta rước lễ còn dư trong dịp lễ Phục sinh. Xem thế đủ thấy Giáo hội ước ao cho các trẻ em sớm được dự phần vào tiệc thánh. Khi một em bé có khả năng phân biệt bánh thường và bánh thánh, và tỏ ra có những biểu hiệu khá đủ, thì không nên để ý đến tuổi của em nữa, mà hãy để cho Vua trên trời đến ngự trong tâm hồn diễm phúc của em.

Các sách dạy giáo lý khuyên siêng năng rước lễ. thánh Philip Nêri khuyên rước lễ 8 ngày một lần, và có thể nhiều lần hơn. Công đồng Tridentinô đã phát biểu rõ ràng và ước muốn rằng mỗi khi ta đi dự Thánh lễ thì cũng hãy rước lễ. Mà rước lễ đây không chỉ là rước lễ thiêng liêng nhưng là tử tế, sau khi được đào tạo theo những nguyên tắc này. Trở thành nơi nương tựa của gia đình mình và vinh dự của xứ sở mình, hiện nay các trẻ mà chúng ta đã đào tạo đang giữ những trọng trách lớn trong xã hội.

Sau cùng, nếu nhỡ ra có những em lọt vào tư thục với những thói xấu, các em đó cũng không thể làm hại các bạn bè của mình. Các em tốt sẽ không bị thương tổn do sự có mặt thường trực của thầy hộ trực sẽ đặt lại trật tự ngay, không để cho có thời gian, nơi chốn và cơ hội cho sự xấu tác hại.

  • Vài lời về các hình phạt

Phải sử trí thế nào về các hình phạt?

Nếu có thể thì đừng sử dụng hình phạt bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu bó buộc phải sử dụng, thì nên nhớ mấy điều sau đây:

  • Sống giữa các học sinh, nhà giáo dục phải tìm cách làm cho các em yêu mến mình, nếu ông muốn các em kính trọng mình. Khi đó tỏ mặt không vui với một em, sẽ là một hình phạt rồi đó. Và đó là một hình phạt khuyến khích sự tranh đua, khích lệ chứ không làm cho các em ra người hèn.
  • Đối với các em, những gì ta sử dụng hình phạt sẽ được coi là hình phạt. Ta thường thấy rằng một cái nhìn thiếu thân tình sẽ có hiệu quả hơn là một cái tát đối với các em. Những lời khen khi các em đạt được kết quả tốt, những lời quở trách khi các em biếng nhác, đó đã là thưởng và phạt rồi.
  • Trừ những ngoại lệ rất ít có, không bao giờ nên phạt hay sửa dạy nơi công chúng, nhưng phải làm ở nơi riêng xa các em khác. Chúng ta cũng phải hết sức khôn ngoan và kiên nhẫn chờ cho các em được lý trí và đức tin soi sáng, hầu nhận ra sự lỗi của mình.
  • Bất cứ vì lý do gì, tuyệt đối phải tránh việc đánh đập, bắt quỳ trong tư thế làm các em đau đớn, tránh kéo tai hoặc những cách sửa phạt như thế, bởi vì có luật cấm, và bởi vì các hình phạt đó làm các em rất tức tối và hạ giá nhà giáo dục.
  • Vị Giám đốc sẽ nói cho các em biết cặn kẽ, về các điều luật, các phần thưởng và các hình phạt do kỷ luật dự trù, để các em không thể chữa mình rằng em không biết điều đó là điều truyền phải làm, hoặc điều cấm làm.

Nếu phương pháp này được thực thi trong các nhà của chúng ta, thì cha tin rằng, không phải dùng roi vọt hoặc các hình phạt tàn nhẫn khác, chúng ta vẫn đạt được những thành quả tuyệt hảo. Cha lo dạy các thiếu nhi từ khoảng 40 năm trời, cha không nhớ có dùng hình phạt đó khi nào hết. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, cha đã đạt được không những là mức tối cần thiết, nhưng thật ra đã đạt được tất cả những gì mình mong ước; và đó là đối với những thiếu niên mà người ta không còn tin tưởng gì là sẽ đạt được một thành quả tàm tạm.

  • BỨC THƯ TỪ ROMA NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1884 VỀ TÌNH HÌNH NGUYỆN XÁ.

Các con rất yêu quý của cha, trong Chúa Giêsu Kitô.

Ở gần hay xa, cha cũng luôn luôn tưởng nhớ đến các con, cha chỉ có một ước muốn, là thấy các con được hạnh phúc ỏ đời này và trong cõi vĩnh cửu. Nghĩ tưởng đó và ước muốn đó đã khiến cha viết thư này cho các con. Các con yêu dấu của cha, cha buồn vì phải ở xa các con: không nhìn thấy các con, và không nghe tiếng các con, cha cảm thấy một nỗi buồn mà các con không thể tưởng tượng được. Bởi vì cha đã muốn viết những dòng này từ một tuần nay, nhưng vì công việc bận rộn không ngừng, làm cha không viết được. Mặc dù chỉ còn ít ngày trước cha trở về với chúng con, cha vẫn nhờ lá thư này về trước, vì cha chưa đích thân về được. Đây là ngôn ngữ của một người thương các con cách dịu dàng trong Chúa Giêsu Kitô và là người có bổn phận phải nói với các con cách tự do như một người cha. Các con ưng cho cha nói như thế chứ? Các con hãy lắng nghe lời cha và sẽ thực hành những gì cha nói với các con.

Cha vừa nói: Các con là sự tưởng nhớ duy nhất và liên lỉ của tâm hồn cha. Vậy mà một trong những buổi tối gần đây, khi cha về phòng và sắp đi ngủ, cha bắt đầu đọc những kinh mà má cha đã dạy cha, thì không biết tại buồn ngủ hay tại một sự đãng trí – cha thấy như có hai cựu học sinh Nguyện Xá tiến ra trước mặt cha.

Một trong hai người tiến lại gần cha, chào cha cách thân tình và nói:

  • Thưa Don Bosco, cha nhận ra con không?
  • Có, cha nhận ra con.
  • Mà cha có nhớ con không ?
  • Cha vẫn nhớ con, và các bạn của con. Con là Valfre, con đã ở Nguyện Xá trước năm 1870.
  • Cha muốn thấy các thiếu niên của cha ỏ Nguyện Xá vào thời của con không ?- Người đó nói tiếp
  • Cha muốn lắm, con hãy tỏ cho cha xem. Cha sẽ vui thích lắm.

Lúc ấy Valfre tỏ cha cha thấy các thiếu niên, với khuôn mặt và tuổi của họ vào hồi đó. Cha có cảm tưởng mình đang ở Nguyện Xá thời xưa, vào giờ chơi. Tất cả những gì cha nhìn thấy đều là sinh hoạt, vận động, vui vẻ. Em thì chạy nhảy, em thì chào hỏi, em thì nhảy nhót. Chỗ này mấy em chơi ếch, chỗ kia chơi đuổi bắt, chỗ khác chơi đá banh. Chỗ này một nhóm mấy em xúm lại, mê man nghe một linh mục kể chuyện, chỗ kia, một giáo sĩ đang chơi « bắt bồ câu » với các em hoặc các trò chơi khác. Khắp nơi đầy tiếng hát, tiếng cười, chỗ nào cũng có các cha, các thầy hòa mình chơi với các em, và các em thì la hò vui vẻ. Một sự thân tình và tin tưởng lớn lao rõ ràng đang sống động giữa các em và các Bề Trên của chúng. Cha say sưa nhìn ngắm cảnh tượng này. Và Valfre nói với cha :

  • Cha coi, thân tình sinh ra thân ái, và thân ái sinh ra tin tưởng. Đó là cái mở rộng của trái tim : các thiếu niên trình bày tất cả mọi điều cho các thầy dạy, các Bề Trên và các thầy Hộ trực. Các em trở nên thành thật khi xưng tội và các khi khác. Các em ngoan ngoãn vâng lời những vị mà các em chắc chắn là được yêu thương.

Giữa lúc đó, một học sinh thứ hai bộ râu bạc phơ tiến lại gần cha và nói :

  • Thưa Don Bosco, bây giờ cha muốn biết và xem thấy các thiếu niên hiện nay ở Nguyện Xá không ? – Người vừa nói, đó là Giuse Buzzetti.

Cha trả lời :

  • Có, cha muốn thấy lắm, vì từ một tháng nay cha không gặp các em

Thế là anh ấy cho cha xem thấy Nguyện Xá và tất cả các con đang chơi. Nhưng cha đã không nghe thấy những tiếng cười tiếng hát, cha không nhìn thấy những vận động và sự linh hoạt của cảnh tượng hồi nãy.

Người ta đọc thấy trên nét mặt và cử chỉ của nhiều em sự buồn phiền, chán nản, quạu cọ, nghi kỵ nhau, làm cha rất đau lòng. Thật sự cha cũng thấy nhiều em chạy nhảy chơi đùa trong một niềm vô tư sung sướng. Nhưng các em khác đông hơn, đứng rải rắc, dựa vào các cột trụ nghĩ tưởng bông lông, nhiều em khác ở trên các cầu thang, các hành lang hoặc ỏ trên sân thượng, về phía vườn, trốn không chơi chung với các bạn bè của mình. Từng nhóm các em khác bách bộ cách chậm chạp, vừa nói nho nhỏ với nhau, vừa liếc nhìn chung quanh một cách nghi ngờ không tốt ; đôi khi các em này cũng cười, nhưng là những cái cười kèm theo những cái đưa mắt mà thánh Louis Gonzaga ở đó với mấy em chắc ngài cũng phải đỏ mặt tia tai. Trong số các em đang chơi đó, có một số em có vẻ uể oải, rõ ràng là mấy em đó không thích chơi đùa với bạn bè.

Người cựu học sinh của cha hỏi cha :

  • Cha thấy các thiếu niên của cha chưa ?
  • Cha thấy rồi. cha trả lời và thở dài.
  • Cha thấy mấy em khác bọn con ngày xưa quá hả !
  • Thật đáng buồn ! giờ chơi mà ươn ái như thế ư ?
  • Chính vì thế mà nhiều em tỏ ra nguội lạnh khi lãnh nhận các bí tích, rồi bỏ bê các việc đạo đức ở nhà thờ cũng như ở các nơi khác và các em tỏ ra tiếu phấn khởi, dù đang ở một nơi mà Chúa Quan Phòng ban cho họ dư đầy những ơn lành hồn xác và trong việc học hành. Rồi nhiều em không theo ơn gọi của mình. Cũng do đấy, họ tỏ ra vô ơn với các Bề Trên của mình, tụ họp nhau phê bình, sinh ra đủ thứ hậu quả đáng tiếc của tình trạng này.
  • Cha hiểu, bây giờ cha đã hiểu. nhưng làm thế nào để mang lại sự sống, vẻ linh hoạt, vui nhộn và sức sống tràn lan như xưa
  • Bằng đức bác ái !
  • Bằng đức bác ái ? Vậy các em không được thương mến đủ ư ? Con biết đó cha thương yêu các em lắm. con biết tất cả những gì cha đã chịu đựng từ 40 năm nay và còn đang gánh chịu bây giờ. Biết bao nhiêu mệt nhọc, bao nhiêu tủi nhục, bao nhiêu chống đối, bao nhiêu bách hại, cha đã vui chịu hết để lo cho các em có của ăn, có nhà ở, có thầy dạy, và nhất là để lo phần rỗi cho các em. Cha đã làm tất cả những gì cha biết và tất cả những gì cha có thể làm để lo cho các em. Các em là mối tình của đời cha.
  • Con không có ý nói về cha.
  • Vậy con nói về ai ? Về những người kế nhiệm cha ư ? Về các cha Giám đốc, các vị Giám học, các Giáo sư, các thầy Hộ Trực ư ? Con không thấy các cha và các thầy, như bị tử đạo vì học hành và vì làm việc đó sao ? Họ đã cống hiến những năm tháng trẻ trung của họ để phục vụ những em mà Chúa Quan Phòng ủy thác cho họ…
  • Con thấy, con biết. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Vẫn còn thiếu điều tốt hơn.
  • Đó là cái gì ?
  • Đó là không những các thiếu niên phải được yêu thương mà còn cần các em biết mình được yêu thương.
  • Như thế các em không có mắt. Các em không hiểu sao ? các em không thấy rằng chỉ vì tình thương mà người ta tận tụy hy sinh cho các em sao ?
  • Không, con xin nhắc lại rằng : như thế vẫn chưa đủ.
  • Vậy thì còn phải làm gì nữa ?
  • Các em phải được yêu thương trong những gì các em ưa thích. Các vị phải thích nghi với những sở thích của tuổi trẻ các em, để nhờ đó các em khám phá ra tình thương trong những sự mà tự nhiên các em không ưa thích tí nào, như kỷ luật, học hành, hãm mình riêng. Các em sẽ tập làm các việc này một cách vui vẻ và với tình yêu.
  • Con hãy nói rõ hơn cho cha nghe.
  • Cha đào tạo các thiếu niên từng ấy năm rồi, mà cha không hiểu sao? Cha hãy nhìn kỹ xem! Các cha và các thầy Salêdiêng của chúng ta ở đâu?

Cha đã nhìn và thấy rằng ít các cha và các thầy hòa mình với các em, và số tham gia chơi với các em lại còn ít hơn nữa. Các Bề Trên không còn là linh hồn của giờ chơi nữa, đa số các ngài vừa đi bách bộ vừa nói chuyện với nhau, không màng chi đến những gì các em đang làm; một số các cha các thầy coi các em chơi, nhưng không để ý gì đến các em; một số khác trông chừng các em xa xa, nhưng lại không cảnh cáo gì các em có lỗi; nếu có vị cảnh cáo các em, thì cử chỉ lại tỏ ra hăm dọa. Có lẽ mấy cha , thầy muốn nhập bọn với các em thiếu niên, nhưng cha thấy mấy em này tránh các thầy dạy và các Bề Trên.

Lúc đó anh bạn cha, người cựu học sinh của Nguyện Xá nói với cha:

  • Hồi xưa, ở Nguyện Xá bao giờ cha cũng ở giữa các thiếu niên, nhất là trong các giờ chơi. Cha còn nhớ những năm tươi đẹp đó chứ? Thật là như Thiên đàng, một thời kỳ mà chúng con vẫn nhớ mãi một cách cảm động, bởi vì hồi đó sự thân ái đã thay thế cho kỷ luật. Chúng con không có dấu diếm cha điều gì.
  • Đúng thế! Và hồi đó tất cả niềm vui cho cha. Các em tranh nhau để tói gần cha và nói năng với cha. Các em khao khát nghe lời cha khuyên và các em thực hành các lời cha dạy. Nhưng bây giờ con thấy đó: cha phải tiếp khách liên miên, công việc lại rất bề bộn và tình trạng sức khỏe yếu kém của cha, không cho cha tiếp tục như xưa nữa.
  • Đồng ý, như nếu cha không làm được, thì tại sao các Salêdiêng không bắt chước cha? Tại sao cha không nhấn mạnh và đòi hỏi các cha và các thầy phải cư xử với các thanh thiếu niên như cha đã làm xưa?
  • Cha đã nói, đã nói hết hơi, nhưng nhiều cha, thầy cảm thấy không đủ sức để chịu đựng những khó nhọc như xưa!
  • Đó, chính vì bỏ không làm điều nhỏ, họ đã đánh mất điều lớn, điều lớn là những khó nhọc của họ. Các cha, các thầy hãy thích những gì các em thích rồi các em sẽ thích những gì các Bề Trên thích. Khi đó sự nhọc mệt sẽ trở nên ngọt ngào.
  • Nguyên nhân của sự thay đổi hiện nay ở Nguyện Xá là một số các em không tin tưởng vào các Bề Trên của các em. Xưa kia các em hết sức cởi mở, các em yêu mến và mau lẹ vâng lời các cha, các thầy. Ngày nay, các em coi các Bề Trên là Bề Trên, chứ không coi các ngài là các người cha, các người anh và bạn của các em. Các em sợ, chớ không yêu mến các Bề Trên của mình nhiều lắm. Vậy nếu đào tạo để có một trái tim và một linh hồn, thì vì lòng mến Chúa Giêsu chúng ta phải phá đổ các hàng rào ngăn cách tai hại kia và thay vào đó một sự tin tưởng thân tình. Ước chi đức vâng lời hãy dẫn dắt các học sinh, như bà mẹ dẫn dắt đứa con nhỏ của mình. Khi đó, sự bình an và niềm vui sẽ ngự trị tại Nguyện Xá.
  • Nhưng làm thế nào để phá đổ bức tường ngăn cách này?
  • Phải sống thân tình với các em, nhất là trong giờ chơi, không có thân tình không thể chứng minh được tình thân ái và không chứng minh được tình thân ái thì không thể có tin tưởng. Ai muốn được thương yêu, thì phải chứng minh rằng mình yêu thương. Chúa Giêsu đã trở thành bé mọn với những kẻ bé mọn và Ngài đã mang lấy những sự yếu đuối của chúng ta. Đó là thầy dạy sự thân tình. Ông thầy mà người ta chỉ thấy ở bàn giấy, chỉ là một ông thầy thôi, không có gì hơn; nhưng nếu ông chia sẻ giờ chơi với các em, thì ông được coi như một người anh.

Một vị chỉ giảng từ tòa giảng, thì người ta sẽ nói rằng ngài chỉ làm việc bổn phận của mình, không hơn khôn kém, nhưng nếu ngài nói một lời nơi sân chơi, thì lời nói đó là lời của một người bạn. Biết bao tâm hồn đã trở lại với Chúa nhờ mấy lời chúng ta đã nói nhỏ với các em đó giữa lúc các em đang vui chơi? Ai thấy mình được thương yêu sẽ yêu thương. Và khi ta được yêu thì ta có thể đạt được bất cứ điều gì, nhất là với các em thiếu niên. Sự tin tưởng này tạo nên một luồng điện giữa các em và các Bề Trên của các em. Các em sẽ cởi mở, sẽ bày tỏ những gì các em còn thiếu và sẽ cho thấy các tật xấu của các em. Tình yêu này sẽ giúp các Bề Trên chịu đựng những nhọc mệt, những ưu phiền, những sự vô ơn, những sự trái tính, những khuyết điểm và những biếng nhác của các em. Chúa Giêsu Kitô đã không bẻ gãy những cậy sậy đã dập gãy, và Ngài đã không dập tắt tim đèn còn khói. Đó là khuôn mẫu của các con.

Như vậy sẽ không còn những người chỉ làm việc vì hư vinh, chỉ sửa phạt để trả thù lòng tự ái bị xúc phạm, và bỏ đi không trông chừng các em chỉ vì ghen ghét với ảnh hưởng của một anh em khác, cũng không còn những người muốn được các em quý chuộng và yêu mến một cách độc tôn, gạt bỏ tất cả các Bề Trên khác, cho nên tìm cách phê bình người khác, nhưng thật ra những người đó sẽ chỉ chuốc lấy khinh bỉ và những lời nịnh hót giả hình.

Người ta sẽ không còn thấy những người để cho một tạo vật chiếm lấy trái tim mình, và để ve vãn em đó, sẽ bỏ mặc các em khác, không còn những người vì ưa sống an nhàn, đã coi thường bổn phận nghiêm ngặt về hộ trực, những người vì một sự vị nể vô hiệu quả, đã bỏ qua không cảnh cáo những em đáng phải được cảnh cáo. Với tình yêu chân thật, người ta sẽ chỉ tìm vinh hiển của Thiên Chúa và phần rỗi của các linh hồn. Chính khi tình yêu suy giảm đi, không gì có thể tiến hành tốt nữa. Tại sao lại muốn thay thế đức ái bằng sự nguội lạnh của nội quy? Tại sao các Bề Trên bỏ bê không tuân giữ những luật lệ sư phạm mà Don Bosco đã dạy họ? Tại sao đã dần dần thay thế phương pháp dự phòng các sự với cảnh giác và tình thương, bằng một phương pháp ít nặng nhọc hơn và rảnh tay hơn đối với các vị chỉ huy, đó là phương pháp chỉ có việc ra lệnh? Các lệnh này được hổ trợ bởi các hình phạt, sẽ chỉ nhúm lên những hận thù và sinh ra những sự bất mãn; rồi nếu người ta không áp dụng những lệnh này thì sẽ sinh ra sự khinh khi quyền bính và sẽ kéo theo những sự mất trật tự rất nghiêm trọng.

Những điều này nhất định xẩy ra khi không còn sự thân tình. Nếu người ta muốn Nguyện Xá tìm lại được hạnh phúc xưa kia, thì phải lập lại phương pháp cũ, cha Bề Trên phải luôn sẵn sàng lắng nghe những vấn đề hoặc những than phiền của các em: ngài phải luôn để mắt trông chừng hạnh kiểm của các em với tình cha; ngài phải hết lòng lo tìm lợi ích tinh thần và vật chất của những người mà Chúa Quan Phòng ủy thác cho Ngài.

Khi đó lòng các em không còn khép kín nữa, và một số những nhóm đóng kín tai hại sẽ biến mất. Chỉ cảnh vô luân thường mới cần có những Bề Trên khắc nghiệt. Thà liều mình đuổi một em vô tội ra khỏi nhà, chẳng thà để lại một em gây gương xấu. Các thầy hộ trực phải coi đó là bổn phận nghiêm ngặt báo cáo cho các Bề Trên biết tất cả những gì có thể gây nên một sự xúc phạm đến Chúa.

Lúc đó, cha hỏi người cựu học sinh:

  • Đâu là phương tiện tốt nhất để làm cho sự thân tình đó, tình yêu đó, và sự tin tưởng đó khởi thắng.
  • Tuân giữ luật nhà cho chặt chẽ.
  • Không cần gì khác nữa sao?
  • Món ăn ngon nhất của bữa ăn là một nét mặt nhân hậu.

Khi người cựu học sinh của cha còn đang nói như thế cha cảm thấy khó chịu bởi nhìn thấy các em chơi. Dần dần cha cảm thấy một sự chán nản ghê sợ đè nặng trên cha càng ngày càng khó chịu nổi, cho tới mức không kham được nữa, cha giật mình và tỉnh lại.

Cha cảm thấy mình đang đứng gần gường của mình. Hai cẳng của cha sưng lên và đau đớn, đến nỗi cha không còn có thể đứng thẳng được nữa. Vì đêm đã khuya lắm, cha đặt mình lên gường với quyết định là sẽ viết mấy dòng này cho các con yêu dấu của cha.

Cha không muốn có những giấc mơ như thế. Nó làm cha mệt lắm.

Ngày hôm sau, cha đau nhừ cả người, mong cho tới chiều tối sẽ có thể nghỉ ngơi. Nhưng rồi vừa nằm xuống, cha lại bắt đầu mơ. Trước mặt cha là sân chơi: cha nhìn thấy các em hiện nay ở Nguyện Xá, và lại thấy người cựu học sinh hôm qua. Cha hỏi anh ấy:

  • Những điều anh đã nói với cha, cha sẽ chuyển cho các Salêdiêng của cha, nhưng cha phải nói gì với các thiếu niên của Nguyện Xá.

Anh ấy trả lời:

  • Các em hãy nhận biết các Bề Trên, các thầy dạy và các thầy hộ trực của các em đang tận tụy chịu cựu nhọc và làm việc vì thương yêu các em; nếu không vì lợi ích của các em, các ngài đâu có phải chấp nhận bao nhiêu hy sinh như thế? Các em nên nhớ rằng khiêm nhường là nguồn mạch mọi sự an lành. Các em hãy tập chịu đựng các thói xấu của người khác, bởi vì không có sự toàn hảo ở trần gian này. Sự toàn hảo chỉ có trên Thiên đàng. Các em hãy chấm dứt những lời phê bình, vì phê bình chỉ làm cho lòng người thêm giá lạnh. Và trên hết các em hãy ra sức sống trong ân sủng của Thiên Chúa. Ai không bình an với Chúa, cũng sẽ không bình an với bản thân mình và sẽ không sống bình an với người khác.
  • Anh nói như vậy là có một số thiếu niên của cha không được bình an với Chúa chăng?
  • Đó là nguyên nhân chính của nhiều nguyên nhân sinh ra tinh thần xấu mà cha đang tìm cách chữa trị, nhưng không nên bàn đến ở đây lúc này.
  • Quả vậy, chỉ có ai có điều kín phải giữ mới sợ người khác biết và mới tỏ ra thiếu tin tưởng, bởi vì nếu người khác biết thì họ sẽ mắc cở và mất tín nhệm. Nếu tâm hồn họ không được bình an với Chúa, họ sẽ xao xuyến và bất an, sẽ vâng lời cách khó lòng và động một tí là nổi xung. Họ có cảm tưởng mọi điều đều hỏng cả, vì họ thiếu tình thương, họ có cảm tưởng là các Bề Trên không thương yêu họ.
  • Nhưng anh bạn không thấy con số những lần đi xưng tội và rước lễ ở Nguyện Xá sao?
  • Thưa có, các em xưng tội nhiều lắm, nhưng một điều thiếu hẳn nơi việc xưng tội của nhiều em, là những quyết tâm vững chắc. Các em xưng tội rồi lại tái phạm những tội lỗi đó, cũng lại những dịp tội như trước, những thói quen xấu, những tội không vâng lời như trước, và những tội bỏ việc bổn phận như trước, và các em cứ sống như thế nhiều tháng nếu không nói là nhiều năm. Một số các em cứ sống như thế cho tới năm thứ năm trung học.

Đó là những sự xưng tội không sinh ích gì hoặc gần như thế, cho nên việc xưng tội không mang lại bình an. Nếu một em bị gọi ra trước tòa Chúa trong tâm trạng đó, tình cảnh rất đáng ngại cho em.

  • Có nhiều em này ở Nguyện Xá không?
  • Ít thôi, so với con số lớn lao các em trong nhà. Cha xem này!

Và anh ấy trỏ cho cha xem.

Lần lượt cha nhìn và thấy các em đó. Các em đó chỉ là con số nhỏ, nhưng cha thấy nơi những em đó những điều làm cha đau lòng lắm. Cha không muốn ghi lên giấy này, nhưng khi trở về  cha sẽ sớm cho các đương sự biết những điều đó. Cha chỉ nói với các con rằng đã tới lúc phải cầu nguyện và lấy những quyết tâm vững vàng, phải quyết định không phải bằng lời nói nhưng bằng hành động và chứng tỏ rằng những Comollô, những Dôminicô Saviô, những Beuccô và những saccardi chưa biến dạng khỏi chúng ta. Rồi cha hỏi anh bạn của cha một câu cuối cùng:

  • Con không còn điều gì khác cần nói với cha chứ?
  • Cha hãy giảng cho mọi người, lớn cũng như bé đừng khi nào quên rằng mình là con cái của Mẹ Maria Phù Hộ. Chính Mẹ đã tụ tập họ lại đây để tránh những hiểm nguy của thế gian ,để họ yêu thương nhau như anh em, và dùng hạnh kiểm tốt lành của mình để làm vinh hiển cho Chúa và vinh dự cho mình. Chính Mẹ là Đấng đã dùng vô vàn ơn lạ lùng để lo bữa ăn và phương tiện học hành cho họ. Họ nên nhớ rằng ngày lễ Mẹ của họ đã gần, và với sự trợ giúp của Mẹ, họ phải lo phá đổ bức tường nghi ngờ mà ma quỷ đang khai thác một cách khéo léo để gây tai hại cho một số linh hồn.
  • Chúng ta có thể thành công trong việc phá đổ bức tường ngăn cách này không?
  • Chắc chắn là có thể, miễn là lớn cũng như bé đều sẵn sàng chịu lấy những hy sinh hãm mình nho nhỏ vì lòng mến Mẹ Maria và hãy thực hành những gì mà con đã nói với cha.

Cha tiếp tục nhìn các em, và khi thấy mấy em đang đi vào con đường hư mất đời đời, cha thấy đau nhói trong tim quá đến nỗi làm cha thức dậy.

Cha còn muốn kể cho các con nghe nhiều điều quan trọng mà cha đã chứng kiến nhưng thời giờ không cho phép và cũng không tiện kể ra đây.

Cha xin kết thúc: Các con biết ông già đáng thương này đã hy sinh trọn cuộc đời mình cho các thiếu niên yêu quý của mình, ông chờ đợi gì nơi các con? Chỉ một điều này thôi, đó là theo mức có thể, những ngày hạnh phúc của Nguyện Xá xưa hãy lại tươi nở hôm nay! Những ngày của thân ái và của sự thông cảm và chịu đựng nhau vì lòng mến Chúa Giêsu Kitô, những ngày của tâm hồn cởi mở, trong trắng và đơn sơ, những ngày của bác ái và của niềm vui chân thật cho mọi người.

Cha cần được các con an ủi cha bằng hy vọng và bằng sự các con hứa sẽ làm tất cả những gì cha ước ao cho lợi ích linh hồn các con. Các con chưa hiểu thấu hạnh phúc của các con khi được nhận vào Nguyện Xá. Trước mặt Thiên Chúa, cha khẳng định với các con rằng: chỉ cần một em thiếu niên vào ở một nhà Salêdiêng, là lập tức Đức Mẹ sẽ lãnh nhận che chở em ấy cách đặc biệt. Chúng ta hãy đồng ý với nhau: ước gì đức bác ái của những người vâng phục, hãy làm cho tinh thần của Thánh Phanxico Salê ngự trị giữa anh em!

Các con yêu quý của cha, đã gần tới lúc cha phải từ biệt các con để đi vào cõi vĩnh cửu của cha. Bởi vậy: hỡi các cha, các thầy, các thiếu niên rất yêu dấu của cha, cha ước ao thấy các con đi trên con đường mà chính Chúa muốn các con tiến bước. Cha đã gặp Đức Thánh Cha hôm thứ sáu mồng 9 tháng 5 vừa qua. Ngài hết lòng gởi cho các con phép lành của Ngài về ý đó.

Ngày lễ Đức Maria Phù hộ, cha sẽ có mặt giữa chúng con để cùng nhau nhìn lên bức ảnh của Mẹ rất từ ái của chúng ta. Cha muốn ngày lễ lớn này phải được cử hành rất long trọng và Don Lazzero và Don Marchisio hãy lo sao để có sự vui vẻ cả ở nhà ăn nữa. Lễ Đức Maria Phù Hộ phải là khúc nhạc mở màn cho cuộc lễ vĩnh cửu mà một ngày kia chúng ta sẽ cùng nhau cử hành trong tình hiệp nhất trên Thiên đàng.

Người cha rất thương yêu của chúng con trong Chúa Giêsu Kitô

GIOAN BOSCO LINH MỤC

  • HỆ THỐNG GIÁO DỤC DỰ PHÒNG (trong Hiến luật Salêdiêng

“Trong cuộc đời tiếp súc với thanh thiếu niên của Nguyện Xá đầu tiên. Don Bosco được Đức Maria. Vị thầy của mình hướng dẫn, đã sống một kinh nghiệm thiêng liêng và giáo dục mà ngài gọi là “Hệ  Thống Giáo Dục Dự Phòng” đối với ngài đó là lòng yêu thương tự hiến cách nhưng không, kín múc từ lòng yêu mến của Thiên Chúa, Đấng tiên liệu mọi sự cho mọi tạo vật bằng sự Quan Phòng, hằng hiện diện bên cạnh chúng, và rộng ban sự sống Ngài để cứu vớt chúng” (Hiến  luật Dòng Salêdiêng,20)

“Hệ thống này hoàn toàn dựa trên lý trí, tôn giáo và lòng thương mến: không nại tới cưỡng bách, nhưng nại tới những tiềm năng của lý trí, của cõi lòng và của khát vọng Thiên Chúa, mà mỗi người đều mang trong tâm khảm mình”.

“Hệ thống này liên kết các nhà giáo dục và thanh thiếu niên vào một kinh nghiệm sống duy nhất, trong bầu khí gia đình, tín nhiệm và đối thoại.”

“Noi theo sự nhẫn nại của Thiên Chúa, chúng ta (các nhà giáo dục) găp gỡ thanh thiếu niên trong chính tình trạng tự do của chúng, chúng ta (các nhà giáo dục) sống sát chúng để giúp chúng làm chín muồi những xác tín vững chắc và dần dần biết lãnh lấy trách nhiệm trong tiến trình tế nhị của sự tăng trưởng nhân bản trong đức tin” (HL Dòng Salêdiêng, 38)

  • VIỆC HỘ TRỰC (trong Hiến Luật Salêdiêng)

“Việc thực hành Hệ Thống Giáo Dục Dự Phòng đòi chúng ta (các nhà giáo dục) một thái độ căn bản: có thiện cảm và ý muốn tiếp xúc vói thanh thiếu niên.”Được ở đây với các con, cha cảm thấy hạnh phúc, đời cha chính là để ở với các con” (Don Bosco MB IV, 654)

“Với tình huynh đệ, chúng ta (các nhà giáo dục) ở giữa thanh thiếu niên bằng sự hiện diện tích cực và thân tình. Sự hiện diện này nâng đỡ mọi nỗ lực tăng trưởng trong sự thiện của chúng và khích lệ chúng tự giải thoát khỏi mọi thứ nô lệ, hầu sự dữ khỏi thống trị bản tính yếu đuối của chúng’

“sự hiện diện này mở đường cho chúng ta (Các nhà giáo dục) hiểu biết cách sinh động thế giới tuổi trẻ và liên đới với mọi khía cạnh chân chính thuộc tính năng động của tuổi trẻ” (HL Dòng Salêdiêng, 39)

MỤC LỤC

Nhập đề

Vài nét tiểu sử về Gioan Bosco

  • CẢM HỨNG
  • MỘT GIẤC MƠ
  • NHỮNG TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN VỚI CÁC THIẾU NHI, ANH CHÀNG LEO DÂY MÚA RỐI
  • THỰC HÀNH
  • ĐÓN NHẬN BATÔLÔMÊÔ GARELLI
  • GẶP GỠ MICHEL MAGON
  • Tại nhà ga Carmagnola
  • Michel và Don Bosco
  • Sự can thiệp của cha phó
  • Một tên du đãng dễ thương
  • GẶP DÔMINICÔ SAVIÔ
  • Don Cuglierô khen ngợi cậu Dominico Savio
  • Gặp gỡ lần đầu tiên.
  • Một tấm vải tốt
  • Dôminicô Saviô được thâu nhận.
  • DON BOSCO VỚI CÁC THIẾU NIÊN PHẠM PHÁP
  • LÝ THUYẾT
  • HỆ THỐNG DỰ PHÒNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC TUỔI TRẺ
  • Bản chất của phương pháp giáo dục dự phòng và tại sao nó phải được chuộng hơn các phương pháp khác
  • Áp dụng phương pháp dự phòng
  • Vài lời về hình phạt
  • BỨC THƯ TỪ RÔMA NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1884 VỀ TÌNH HÌNH NGUYỆN XÁ
  • HỆ THỐNG GIÁO DỤC DỰ PHÒNG
  • VIỆC HỘ TRỰC
  • Nguồn: http://thuviensdb.org/index.php/he-thong-du-phong/item/107-nh-ng-trang-su-ph-m-c-a-don-bosco
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 17, 2021 in Các Thánh, Giáo Dục

 

Không phải ngày tận thế

Trương Nguyện Thành

Trương Nguyện Thành

Giáo sư Hóa học

Theo dõi“Theo dõi” để nhận thông báo khi tác giả có bài viết mới×

Khi mới qua Mỹ tháng 9/1980, tôi chỉ biết vài chữ tiếng Anh đủ để tồn tại như hungry, drink, food, sleep…

Có lẽ bạn không thể tưởng tượng được cuộc sống thế nào nếu như bạn, một đứa trẻ vừa ra khỏi trường trung học phổ thông ở Việt Nam, tiếng Anh không biết, bỗng bị quăng vào thế giới hoàn toàn xa lạ từ văn hóa đến ngôn ngữ, không người thân nương tựa. Nhưng nó hoàn toàn không có lựa chọn nào khác ngoài phải tồn tại. Tôi lúc ấy 19 tuổi, chỉ mang theo bên mình lời khuyên của ba tôi: “Học là con đường ngắn nhất để thoát nghèo, con ạ”.

Nơi tôi sống ở vùng quê hẻo lánh nên trường không có lớp tiếng Anh cho người nước ngoài, vì không có người nước ngoài. Tôi phải tự bươn chải trong các lớp học. Cuối tháng 12 năm ấy, tôi nộp hồ sơ cho một số đại học gần nhà như tia hy vọng nhỏ nhoi dù biết mình không có nhiều cơ hội được nhận. Tôi không có học bạ hay thông tin minh chứng trình độ học vấn.

Điểm thi TOEFL lúc ấy của tôi chỉ hơn 300 một tý trong khi muốn vào đại học phải đạt 550 trở lên. “Nộp hồ sơ xin vào đại học là hành động điên rồ từ ảo tưởng không thực tế”, ông hiệu trưởng nơi tôi theo học nói. Ông khuyên tôi nên đi làm sau khi ra trường và sẵn sàng giúp đỡ để tôi có một công việc ở hãng chế biến thịt gà tây gần đó.

Và rồi tháng ba cũng đến, tháng mà các đại học ra quyết định tuyển sinh. Mỗi chiều, tôi chạy ra hộp thư trước nhà để coi có thư từ đại học nào gửi mình không. Khi có thư, tôi mừng lắm, cầm lá thư tràn đầy hy vọng. Vội vàng xé phong bì để rồi nhìn thấy dòng chữ: “Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trường chúng tôi nhưng thật đáng tiếc…”. Cụm từ “thật đáng tiếc” đập vào mắt tôi.

Hết thư này đến thư khác. Cái chữ ác nghiệt “thật đáng tiếc” cứ đánh vào mặt, vả vào tim tôi không thương tiếc. Rồi lá thư cuối cùng cũng đến. Tôi cầm nó trong tay, không dám mở vì sợ sự thật phũ phàng.

Sau bữa cơm chiều, mẹ nuôi tôi hỏi: “Tại sao con không mở lá thư để coi kết quả?”. Tôi nói: “Con sợ sự thật”. Bà đứng dậy cầm lá thư và hỏi: “Mẹ mở nó được chứ?”. Tôi gật đầu. Rồi giọng của mẹ nuôi cất lên: “Dear Thanh Truong, thank you… unfortunately…”. Tôi chỉ nghe được đến cái chữ ác nghiệt “unfortunately” (thật đáng tiếc) rồi ù tai. Tôi xin phép mẹ lên phòng riêng vì muốn được một mình. Bước lên cầu thang, tôi nghe tiếng mẹ nuôi vọng theo: “Thành, điều đó không phải là tận thế!”.

Trước mắt tôi chỉ có một lựa chọn, đó là chấp nhận số phận hẩm hiu và đi làm ở hãng thịt gà tây như quyết định của một bạn Việt Nam cùng hoàn cảnh. Nhưng tôi thực sự không can tâm.

Tuần sau đó, tôi tâm sự với các thầy cô về kết quả xin vào đại học của mình. Họ chia buồn, nhưng tôi trả lời với họ: “Điều này ngoài mong đợi của em nhưng em không có thời gian để buồn”. Điều tôi muốn là vào đại học. Tôi vào thư viện mượn thêm sách để đọc. Tôi nhờ thầy cô chỉ bài mỗi khi có thời gian. Tôi cố gắng hơn gấp bội so với trước. Thầy cô thấy thế nên viết thư cho đại học North Dakota gần nhà và đồng loạt ký tên thỉnh cầu “hãy cho học trò này một cơ hội và bạn sẽ không ân hận bởi điều đó”.

Tuần lễ trước khi nghỉ hè, tôi nhận được lá thư từ đại học North Dakota bảo rằng trường đã xét lại hồ sơ của tôi sau khi nhận được thỉnh nguyện thư có nhiều chữ ký và chấp nhận cho tôi vào học có điều kiện. Tôi mừng rơi nước mắt.

Đúng mười năm sau, tôi cầm trong tay tấm bằng tiến sĩ hóa học.

Thất bại hôm nay không có nghĩa bạn sẽ thất bại trong tương lai. Điểm thi không đủ để vào trường yêu thích, bạn rất dễ rơi vào trạng thái của người thua cuộc. Buồn bã, cảm thấy bế tắc, tự ti và nghi ngờ chính mình. Rồi bạn có thể ngồi một mình trong phòng, than thân trách phận, tại sao ông trời bất công với mình.

Nếu bạn đang trong tâm trạng ấy, tôi hoàn toàn hiểu vì tôi đã từng. Không ai vui khi đối diện với thất bại cả. Nhưng nếu tôi để tư duy của kẻ thua cuộc xâm chiếm mình ở khoảng thời gian ấy thì tôi không có ngày hôm nay để viết cho bạn điều này. Tôi đã rất buồn nhưng không trách bản thân mà tự hỏi: Thành, mày muốn gì cho cuộc sống này? Than thân trách phận có giúp mày giải quyết điều gì không? Trên đời không có cái gì trong tay mà không phải trả giá, vậy mày có dám chấp nhận trả cái giá cho nó?

Ngày hôm nay, bạn thi trượt, bạn không đủ điểm vào ngôi trường cấp ba mơ ước cùng bạn bè hay bạn chưa bước chân được vào đại học? Đã hơn bốn mươi năm từ ngày tôi ở vị trí của bạn, đủ dài để có thể nói rằng đường đời phía trước không bao giờ thẳng.

Tôi chắc chắn với bạn rằng đây không phải thất bại cuối cùng hay thử thách lớn nhất trong đời. Bạn bối rối chỉ là nhận ra mình đang đứng ở ngã tư mà con đường trước mắt đang bị chắn. Nhưng bạn vẫn có thể rẽ trái hay rẽ phải để tìm đường đến đích mình muốn. Thí dụ, bạn có thể dành một năm gap-year để trải nghiệm, tìm hiểu mình là ai và mình muốn gì. Ta cũng có thể theo học nghề rồi trở thành người chuyên nghiệp, có thể tiếp tục trau dồi kiến thức để thi lại hay đi làm thiện nguyện một thời gian để hiểu xã hội. Bạn có rất nhiều lựa chọn khác nữa.

Tôi không mấy ngạc nhiên nếu vài chục năm sau bạn sẽ nói rằng, thi rớt là điều tốt nhất xảy ra trong đời mình vì nó mở ra cho bạn vô số cơ hội. Cũng như tôi, cảm xúc nhận những lá thư từ chối vẫn còn nguyên và nhớ như in câu nói của mẹ nuôi: “điều đó không phải là tận thế”.

Trương Nguyện Thành

Nguồn: https://vnexpress.net/khong-phai-ngay-tan-the-4339724.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 13, 2021 in Giáo Dục

 

Làm sao để thành công với nghề dịch thuật tại Việt Nam

<a href="https://luatminhkhue.vn/lam-sao-de-thanh-cong-voi-nghe-dich-thuat-tai-viet-nam.aspx">Làm sao để thành công với nghề dịch thuật tại Việt Nam</a>

 


Nghề dịch thuật ở nước ta trong những năm qua có những bước phát triển và được đánh giá có triển vọng phát triển cao nhưng không phải ai cũng có thể theo nghề và thành công với nghề nghiệp này. Luật Minh Khuê phân tích một vài góc nhìn về nghề dịch thuật ở nước ta:

Mục lục bài viết

1. Dịch thuật không đơn thuần là chuyển ngữ

Mỗi người dịch, mỗi nhà xuất bản có mỗi cách phiên âm khác nhau. Bạn đọc ngơ ngác không biết được cách phiên âm nào chính xác nhất.

Dịch thuật không đơn thuần là chuyển ngữ

Dịch giả Trần Hữu Quang (đứng) giới thiệu Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản cho độc giả.

Hiện nay trên thị trường, không hiếm những tác phẩm dịch bị sai sót, cẩu thả… không tôn trọng bạn đọc. Đó là sự dễ dãi của các nhà xuất bản.

Không chỉ biết sinh ngữ mà còn phải rành lĩnh vực

Dịch giả Nguyễn Đôn Phước cho biết dịch thuật là công việc khó khăn, đòi hỏi ở người dịch tính cẩn trọng. Một từ ngữ của nước ngoài có nhiều nghĩa, người dịch phải cân nhắc để chọn nghĩa nào phù hợp với bối cảnh, với nền văn hóa bản ngữ.

Dịch giả Trần Hữu Quang bổ sung muốn dịch thuật, người dịch phải am hiểu lĩnh vực mình dịch. Vì dịch thuật không đơn thuần là công tác chuyển ngữ. Nó là công việc sáng tạo cùng tác giả. Người dịch phải diễn đạt lại, viết lại những ý tưởng, quan điểm từ một ngôn ngữ của nước khác sang ngôn ngữ nước mình. Nhiều lúc, có những thuật ngữ chưa hề có trong ngôn ngữ Việt. Người dịch phải cân nhắc sử dụng một từ tương đương hoặc sáng tạo ra một từ mới mà công chúng có thể hiểu nghĩa. Hoặc có những thuật ngữ chuyên ngành, nếu người dịch không có kiến thức khoa học về lĩnh vực đó thì khó có thể dịch chính xác.

Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn kể một câu chuyện vui mà ông từng bị dính “bẫy ngôn ngữ”. Khi đó, ông làm việc cùng một nhà dân tộc học người Pháp trong một công trình nghiên cứu về người dân tộc Rắc Lây (tỉnh Khánh Hòa). Người phiên dịch tiếng Rắc Lây đã dịch cho ông Nam Sơn từ “con heo đất”. Ông Nam Sơn dịch sang tiếng Pháp cho nhà dân tộc học người Pháp “Nó là con heo làm bằng đất nung, trẻ em sẽ bỏ tiền tiết kiệm vào đó”. Sau này, qua tìm hiểu, ông mới vỡ lẽ, con heo đất là một con vật hoang có hình dáng giống con heo, tự đào hang dưới các bụi tre làm nơi cư trú!

Cần một Hội đồng dịch thuật quốc gia

Các dịch giả đã khuyến khích các bạn trẻ nên thường xuyên dịch tài liệu như một cách học ngoại ngữ. Tuy nhiên, các dịch giả cũng lưu ý khoảng cách từ việc dịch, giữ lại cho riêng mình làm kinh nghiệm đến việc dịch để phổ biến cho công chúng là một chặng đường dài.

Hiện nay trên thị trường, không hiếm những tác phẩm dịch bị sai sót, cẩu thả…, không tôn trọng bạn đọc. Dịch giả Nguyễn Văn Trọng cho đó là sự dễ dãi của các nhà xuất bản. Tuy nhiên theo ông Trọng, tình trạng phổ biến nhất là cách phiên âm tiếng Việt các danh từ riêng tiếng nước ngoài. Mỗi người dịch, mỗi nhà xuất bản có mỗi cách phiên âm khác nhau. Bạn đọc ngơ ngác không biết được cách phiên âm nào chính xác nhất. Các dịch giả đã đề nghị cần có một Hội đồng dịch thuật quốc qia để thống nhất cách phiên âm cho tất cả các nhà xuất bản và quản lý những vấn đề liên quan đến dịch thuật.

Dịch giả Nguyễn Đôn Phước cho biết: “Trong quá trình dịch cuốn sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, chúng tôi đã có những lần tranh cãi căng thẳng, thậm chí cả giận dỗi để bảo vệ giải pháp làm cho bạn đọc hiểu vấn đề dễ dàng nhất. Vì thế rất cần một tổ chức đầu ngành hướng dẫn và giải quyết những tranh cãi trong dịch thuật. Không chỉ là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà còn dịch từ tiếng Việt sang nhiều thứ tiếng khác để quảng bá tinh hoa của Việt Nam”.

Bộ phận dịch thuật MKLAW FIRM

2. Dịch thuật trong xu thế hội nhập

Dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sự phát triển của mỗi cơ quan, doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng hiện nay.

Vấn đề tiếp cận công nghệ, đa dạng hoá thị trường, mở cửa cho kỹ thuật sáng tạo và mới mẻ, tạo nên cạnh tranh lành mạnh và ưu thế trên thị trường giờ đây trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự phát triển thị trường, mở rộng đối tác của các Quý khách không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới của một quốc gia mà cần phải mở rộng trên phạm vi châu lục và quốc tế. Quý khách sẽ đi đến thành công khi Quý khách biết cách chủ động vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Các Quý khách đã có đối tác hoặc có có ý định hợp tác với đối tác ở những quốc gia nào?

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ phiên dịch tiếng anh chuyên ngành luật;

3. Dịch thuật Là quá trình học tiếng việt nghiêm túc và say mê

Căn phòng làm việc gọn gàng, tràn ngập ánh sáng. Trên giá sách, phần nhiều là các tác phẩm văn học Nga và những kỉ vật lưu giữ hình ảnh đất nước Nga.

Dịch giả Lê Đức Mẫn, nhà giáo ưu tú, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam… đã cần mẫn “cày xới cánh đồng” văn chương Nga rộng lớn để giới thiệu với độc giả trong nước hơn 40 đầu sách dịch; trong đó nhiều tác phẩm gây tiếng vang như “Và nơi đây bình minh yên tĩnh”, “Những người thích đùa” của Azit Nêxin (chuyển dịch từ bản tiếng Nga), “Trường ca Ác quỷ” của Lermontov… Trò chuyện với ông, dễ dàng nhận thấy một phong cách điềm tĩnh, cần mẫn và thái độ trau chuốt cẩn trọng qua mỗi câu chữ.

“Học chữ cũng như làm giàu/ nếu không cóp nhặt lấy đâu được nhiều”

Dịch giả Lê Đức Mẫn sinh năm 1941 tại Duy Tiên, Hà Nam, là con trai duy nhất trong một gia đình phong kiến Nho giáo có 7 người con. Từ khi 6 tuổi, ông thường được nghe cha và các cụ bàn luận về văn chương, chính trị. Những buổi nghe lỏm bình về “Truyện Kiều”, đọc “Chinh phụ ngâm”, ngâm “Cung oán ngâm khúc”… đã để lại trong ông ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương và hình thành trong ông sự say mê thơ văn. Những tờ báo Nam Phong, Tân Văn, từ điển tiếng Pháp thời đó là cầu nối để ông tiếp cận với nền văn hoá tri thức, gợi mở trong suy nghĩ của Mẫn về thế giới mới rộng lớn. Thuở nhỏ, Mẫn hay được cha gọi chép lại thơ vào một quyển sổ mỗi khi ông đọc được bài thơ hay trên báo.

Mỗi ngày giở ra đọc, Mẫn thuộc từng đoạn, từng câu và cảm nhận được cái đẹp trong từng câu chữ và bắt đầu làm thơ. Tập thơ viết theo thể thơ Đường luật đầu tiên ông sáng tác năm 11 tuổi đã “thành hình” rất chững chạc và vẫn được ông lưu giữ đến tận bây giờ.

Lật giở những trang giấy đã ố màu, sờn gáy và bị mối gặm nhấm, bên cạnh nét chữ ngọng nghịu màu tím học trò là những chữ mực đỏ chi chít nghiêm khắc của người cha về vần luật, câu cú… Dịch giả Lê Đức Mẫn xúc động nhớ lại bài học đầu tiên người cha đáng kính dạy dỗ mà ông luôn khắc ghi trong lòng: “Học chữ cũng như làm giàu, nếu không cóp nhặt lấy đâu được nhiều. Một ngày học 6 tiếng, 10 ngày 60 tiếng, một tháng 180 tiếng, 1 năm 12 tháng sẽ được 2160 tiếng.

Vậy thì cứ chăm chỉ giữ mức thường như vậy trong một năm đã thấy khá, mà sau hai năm sẽ thấy đầy chữ. Phải nên bền chí, đừng đãng trí, đừng để gián đoạn ngày nào”. Cũng chính từ phương pháp học này mà Lê Đức Mẫn hình thành phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả.

Những bước đi bỡ ngỡ đầu tiên này tưởng như là sự khởi đầu của một nhà thơ trong tương lai nhưng dịch thuật lại, là cái “nghiệp” theo ông suốt cuộc đời. Vốn văn hoá, tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, lãng mạn đã tạo nên một con người Lê Đức Mẫn luôn trân trọng cái đẹp và cẩn trọng trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dịch giả trong làng dịch thuật nước nhà.

Trăn trở của một người dịch không chuyên

Tâm sự với tôi, ông tự nhận mình là dịch giả không chuyên, dịch thuật chỉ là nghề tay trái… Bên cạnh công việc chính là giảng viên dạy tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Năm 1960, ông đỗ khóa đầu tiên hệ 4 năm của Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Ngay năm đầu tiên học tiếng Nga đã nhen nhóm trong ông tình yêu với văn học Nga. Ông lại may mắn được học các thầy Vũ Lộc, Nguyễn Tử Phỏng, Hoàng Thuý Toàn và các chuyên gia Nga… Hằng ngày, cậu sinh viên Lê Đức Mẫn dành phần lớn thời gian trong thư viện để ghi chép, sưu tầm tài liệu, tích luỹ kiến thức.

Năm thứ 3, Lê Đức Mẫn dịch tuyển tập thơ của Puskin và bắt đầu hợp tác với Nhà xuất bản Văn học dịch một số tác phẩm của Lécmôntốp. “Trường ca Ác quỷ” dài 1000 câu được coi là tác phẩm đánh dấu giai đoạn chính thức ông được công nhận là một dịch giả Văn học Nga -Xô Viết.

Văn học dịch những năm gần đây bung ra và nở rộ về mặt số lượng, hướng đi đa dạng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ văn học nghệ thuật thì nhiều tác phẩm vẫn vấp “sạn”. Điều ông trăn trở là Việt Nam chưa có trung tâm đào tạo dịch thuật, trong khi các nước trên thế giới đã hình thành từ rất sớm. Những người làm công tác dịch thuật chưa có quy chuẩn nhất định nên một số dịch giả đã gây ra những vụ “thảm sát” sách dịch trong thời gian qua. Không phải cứ ai biết ngoại ngữ là đã chuyển dịch thành công các tác phẩm văn học nước ngoài. Một bản dịch thành công phải là từ chữ đầu đến chữ cuối trơn mượt, người đọc không biết đấy là bản dịch. Muốn đạt được điều này, người dịch phải hiểu biết cặn kẽ, tận tường ngôn ngữ dân tộc và quan trọng là khả năng thụ cảm cái đẹp trong ngôn ngữ văn chương. Với những dịch giả trẻ, cần phải được đào tạo một cách chu đáo và phải nghiêm túc trong việc học tiếng Việt để có thể đạt tới thứ ngôn ngữ văn chương, thứ ngôn ngữ “quý tộc” trong văn học dịch.

Dịch sách mà học là điều Lê Đức Mẫn luôn tâm niệm trong suốt quá trính làm công việc dịch thuật.

Luật Minh Khuê (biên tập)

4. Nghề dịch thuật luôn đòi hỏi sự tâm huyết, đam mê

Cuộc sống trớ trêu, bỗng đặt lên vai một ông già đã hết hơi hết cốt, gánh nặng, nhất thời dựng lại nét đẹp Pháp văn ở một đất nước nghìn trùng xa cách nước Pháp.Nghề chơi cũng lắm công phu (Kiều)

Lịch sử thăng trầm, bao nhiêu năm người ta bẵng quên tiếng Pháp, nay đến thời tái ngộ, những con người còn biết thưởng thức một vần thơ của Apollinaire, thấu hiểu ý nhị một áng văn của Valéry đã trên dưới bảy mươi, hàng ngũ thưa thớt.

Hẳn rằng các hãng Pháp có đầu tư, khách du lịch dồn hết, rồi cũng tìm ra vài người phiên dịch.

Thế hệ thanh niên đổ xô học tiếng Anh: Giao dịch, thương mại, đón đưa khách chỉ cần vài năm luyện tiếng Anh. Phải chăng tiếng Pháp rồi chỉ còn là một thứ đồ cổ dành cho một số ít ông đồ Tây, sính chữ, sính nghĩa? đời sau chỉ còn nhắc đến văn Pháp, vang bóng một thời.

Hàng hóa, người qua lại đang tuôn từ nước này qua nước khác, quả rằng trên hành tinh này không có gì ngăn cách nổi luồng giao lưu tầm cỡ thế giới ấy nữa. Nhưng liệu rằng buôn bán, du lịch có đủ làm cho các dân tộc hiểu nhau, đồng cảm với nhau. Mua bán tất có cạnh tranh, cò kè lãi lỗ, thậm chí được bao nhiêu định kiến hận thù, hiểu lầm nhau chồng chất từ bao đời. Sắc tộc này, tín đồ tôn giáo này đứng trước sắc tộc, dân tộc, tôn giáo khác bao giờ cũng muốn tìm hiểu cái mới, muốn làm quen cái lạ, vừa cảnh giác, nghi kỵ, khinh miệt những cách ăn nói, đi đứng, lễ nghi, phong tục của kẻ khác. Nhắc sao hết những thảm họa xưa và nay mà óc kỳ thị sắc tộc tôn giáo, văn hóa đã gây ra?

Chỉ khi nào thấu hiểu được, thưởng thức được những cái hay cái đẹp của một nền văn hóa khác mới xóa bỏ được óc kỳ thị kia. Dùng một máy vi tính xưa nhất, tôi không cần biết là của Pháp hay của Nhật, quý hồ tiện lợi và giá rẻ, nhưng say sưa đọc một tiểu thuyết của Balzac, nắm được những luận điểm sâu sắc của Bergson hay Sartre, ngắm một bức tranh của Gauguin là tôi đã hòa mình với tình cảm, tài năng của nhân dân Pháp, qua một sản phẩm chỉ riêng nước Pháp mới có. Cũng như khi người Pháp thấu hiểu được Truyện Kiều hay vần thơ của Nguyễn Trãi. Lúc đó giữa hai dân tộc không còn gì ngăn cách nữa, giao tiếp không còn bị rối nhiễu, qua những tác phẩm văn học nghệ thuật cao đẹp. Những gì quý giá nhất của dân tộc này du nhập vào văn hóa của một dân tộc khác, kho tàng văn hóa của đôi bên phong phú thêm mà bản sắc vẫn được gìn giữ và ảnh hưởng sẽ tồn tại từ đời này qua đời khác. Toàn quyền Doumer bắc qua sông Hồng chiếc cầu sắt đồ sộ mong lưu danh sử sách nay mai chỉ còn là đống sắt vụn, còn những bài thơ tuyệt tác của Baudelaire mãi mãi ngân vang trong tâm hồn nhiều người Việt Nam.

Không phải đa số người Việt Nam trực tiếp đọc thơ Baudelaire, cũng như không mấy người Pháp đọc thẳng Truyện Kiều. Sự giao lưu văn hóa bắt buộc phải qua dịch thuật, mỗi nước phải có một đội ngũ dịch không cần đông, nhưng cần hết sức tinh, nắm được, sử dụng được ngôn ngữ cả hai bên ở mức tinh vi, tế nhị, nhuần nhuyễn… Không một quốc tế ngữ nào thay thế được. Muốn người Pháp và những người dùng tiếng Pháp trên thế giới hiểu Truyện Kiều, phải có người dịch Kiều ra tiếng Pháp, muốn người Đức, người Nga hiểu, phải dịch ra tiếng Đức, tiếng Nga…

Trong nhiều năm, tiếng Pháp là một trong những công cụ chủ yếu của Việt Nam để tiếp nhận văn hóa Pháp và văn hóa nhiều nước khác. Và để cho người nước khác hiểu Việt Nam, cứ tưởng tượng trong trăm năm qua, không có những bản dịch những tác phẩm của Rousseau, Montesquieu, Balzac, Engels, Shakespeare, Tolstoi, Goeth (qua bản tiếng Pháp) thì đời sống văn hóa, chính trị, triết học ở nước ta sẽ ra sao?

Đã đến lúc cần đánh chuông báo động: Đội ngũ nắm tiếng Pháp đến trình độ dịch được những tác phẩm văn học và các môn nhân văn nay thật chỉ đếm trên đầu ngón tay, hơn nữa đều đã cổ lai hy. Ở đây không ăn xổi được, không có máy móc nghe nhìn nào, phương pháp nào tạo ra nhanh nhiều những người dịch giỏi. Nghề dịch chẳng phải nghề chơi, cần sính chữ nghĩa. Phải rèn luyện lâu dài, gian khổ. Quen viết một bài xã luận ít khi mất đến tiếng đồng hồ, còn không ít chữ trong Kiều, nghiền ngẫm thâu đêm vẫn không dịch ra.(MKLAW FIRM: Biên tập) Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp luật về dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, thuế – kế toán, lao động – bảo hiểm; rà soát văn bản, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế; Rà soát nội quy công ty, quy chế, văn bản nội bộ doanh nghiêọ,.. vui lòng liên hệ hotline: 1900.6162

5. Thực trạng công tác dịch thuật tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật.

Về tính chuyên nghiệp của nghề dịch thuật.

1. Nhu cầu dịch thuật

Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật. Ngược lại, số lượng văn bản, tài liệu, tin tức, v.v. cần chuyển dịch ngày một nhiều. Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần chuyển dịch thông tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại công chúng. Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế, v.v. cũng tăng mạnh. Các tác phẩm điện ảnh nước ngoài cần có thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt. Phần mềm máy tính cần được Việt hoá, tạo thuận tiện cho người sử dụng. Các lớp đào tạo, tập huấn do chuyên gia nước ngoài giảng dạy cần có phiên dịch để nhiều người tham gia học tập hơn. Có thể kể ra vô vàn yêu cầu dịch thuật khác. Rõ ràng nhu cầu dịch thuật hiện nay đang ngày càng đa dạng, gia tăng và tăng mạnh.

2. Thực trạng

Vậy thực trạng công tác dịch thuật những năm gần đây ra sao? Theo hiểu biết chưa đầy đủ của chúng tôi, số lượng cán bộ có thể đảm nhận công việc phiên/biên dịch với chất lượng cao hiện nay không nhiều. Thế hệ những dịch giả lừng danh, đã có rất nhiều bản dịch các tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, v.v. như Đỗ Đức Hiểu, Thái Bá Tân, Thuý Toàn chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số đã khá cao tuổi và không thể làm công tác phiên dịch vốn dĩ khá căng thẳng và đòi hỏi sự nhanh nhạy. Thế hệ thứ hai chuyên sâu vào công tác phiên dịch hơn là biên dịch, nhưng đa phần hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác quốc tế các bộ hoặc các trường đại học nên cũng không có nhiều thời gian tham gia công việc này. Thế hệ thứ ba như chúng tôi hiện đang giảng dạy tại các trường đại học với số lượng sinh viên khá lớn, khối lượng công việc nặng nề nên cũng không có nhiều người có điều kiện thường xuyên tham gia phiên/biên dịch. Chủ yếu công việc phiên dịch hiện nay do thế hệ thứ tư gồm sinh viên ngoại ngữ mới ra trường ít năm đảm nhiệm. Còn công tác biên dịch kể cả dịch các tác phẩm văn học, được một số lượng đông đảo những người biết ngoại ngữ thực hiện. Công sức của họ thật là to lớn, lượng sản phẩm họ tạo ra thật khổng lồ. Dầu vậy, nhìn tổng thể, có thể nói công tác dịch thuật, cả phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết) ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp.

Việc thiếu chuyên nghiệp hoá đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng buồn, thậm chí nghiêm trọng. Báo Đầu tư một lần có đăng bài Bộ trưởng cứu phiên dịch kể lại trường hợp phiên dịch đã dịch đoạn nói về công ti Proctor and Gambles là “chúng tôi kinh doanh ở đây như đánh bạc”, mặc dù chữ Gambles ở đây đơn giản chỉ là tên công ti chẳng liên quan gì tới cờ bạc cả. Lần khác, một ngôn ngữ lập trình có tên Java đã được phiên dịch chuyển thành “chúng tôi đã thử nghiệm phần mềm này ở Java” (Indonesia). Lại nữa, trong khi cố gắng thể hiện thể hiện sự tức giận của diễn giả đối với một hiện tượng bức xúc, phiên dịch đã thêm cả từ bloody vào lời dịch, một từ cực kì bất lịch sự trong một khung cảnh trang trọng. Điều đó khiến tất cả cử toạ nước ngoài ồ lên và diễn giả lúc đó chẳng hiểu mình nói gì mà họ lại có phản ứng khác hẳn với các đại biểu Việt Nam như vậy.

Đây mới chỉ là một vài trường hợp điển hình về phiên dịch mà chúng tôi biết. Những sai sót, nhầm lẫn trong biên dịch còn nhiều hơn thế. Một số lời thoại trong nhiều bộ phim đã được người biên dịch ‘bóp méo’, thậm chí còn ‘chỉnh’ ngược lại 180 độ. Chẳng hạn, We can’t get through (trong tình huống đó phải hiểu là Không xong rồi) được chuyển thành Chúng ta không thể xuyên quaWe can’t come to terms (Không thể thống nhất)được chuyển thành Chúng ta không thể đến kì học được. Những sai sót này để lại những hậu quả rất lớn, nhất là đối với phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Chúng ta đều hiểu tác động của những phương tiện này đến công chúng mạnh đến nhường nào. Rõ rệt nhất có thể kể đến cấu trúc bị động kiểu như Chương trình này được tài trợ bởi Pond và Ômô, Cuốn sách này được viết bởi Hemingway. Tiếp đó là kiểu câu Người chơi thứ hai tham gia chương trình đó là chị Thanh Thuỷ. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay là do chúng xuất hiện quá nhiều qua ngôn từ của những MC trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3.Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các pBình thường (P)

hương tiện thông tin đại chúng nói chung và công tác biên dịch trong các sản phẩm báo in, báo nói, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao. chuyển thành . Theo suy nghĩ của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay là do chúng xuất hiện quá nhiều qua ngôn từ của những MC trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3.Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và công tác biên dịch trong các sản phẩm báo in, báo nói, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Trước hết, đó là do sự thiếu hụt kiến thức và kĩ năng của người tham gia công tác dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hoá, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền (general or background knowledge) và kiến thức chuyên môn. Họ cần phải thông thạo, có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hoá về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Đến lượt chúng, tri thức văn hoá lại phải dựa trên một nền tảng tri thức bách khoa vững chắc và liên tục được cập nhật. Cuối cùng, mỗi một chuyên ngành có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi người làm công tác dịch thuật phải hiểu được chí ít là ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn. Tiếc thay, việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành tới nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cả về phía giáo viên lẫn học viên, như Đinh Văn Đức và Kiều Châu nhận định “… Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo đội ngũ ngoại ngữ chuyên ngành. Tuyệt đại bộ phận giáo viên của các bộ môn ngoại ngữ khi dạy chuyên ngành đều tự học và tự tìm lối. Tính du kích và phi chuyên nghiệp chính là ở đây.”

Điều này dẫn tới nhiều thách thức đối với công tác dịch thuật; nhà chuyên môn giỏi thì khả năng thành thạo ngoại ngữ lại thấp, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu kiến thức chuyên môn, và một số người hội đủ cả hai phẩm chất này ở mức thuần thục thật quá ít ỏi. Bằng chứng có thể thấy như embedded systems được các chuyên gia tin học dịch là hệ thống nhúng, environmentally friendly technology được các nhà môi trường dịch là công nghệ thân môi trường. Dĩ nhiên dịch như thế có thể vẫn khả chấp, song nếu họ có kiến thức ngôn ngữ tốt hơn thì đã lựa chọn cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu hơn. Song ngược lại, nếu những thuật ngữ như trên được đưa cho những người chỉ biết ngoại ngữ mà không hiểu biết về tin học hay môi trường thì chưa chắc đã tìm được một thuật ngữ phù hợp.

Ngoài những thiếu hụt về kiến thức, nhiều người làm phiên dịch hiện nay còn thiếu kĩ năng. Họ không hiểu hết những đòi hỏi của công tác phiên dịch nên không chú tâm đào luyện những kĩ năng cần thiết của nghề này, chẳng hạn như kĩ năng ghi nhớ thông tin, tái tạo lại ý tưởng người nói mới truyền đạt, kĩ năng diễn thuyết trước công chúng (public speaking), .v.v. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên.

Một điều cần nói nữa là cách nhìn nhận của công chúng nói chung và người sử dụng phiên/biên dịch nói riêng. Có thể nói công việc phiên/biên dịch cơ bản cho đến nay vẫn chưa được coi là một nghề thực sự, một công việc có tính chuyên nghiệp cao. Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên/biên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó. Đó là một quan niệm sai lầm. Không phải ai biết ngoại ngữ là có thể làm được phiên/biên dịch. Nhiều giáo viên ngoại ngữ giảng dạy rất có uy tín, có trình độ cao, đã có điều kiện đi học ở nước ngoài về, song khi phải đảm nhận công việc phiên/biên dịch vẫn gặp khó khăn, lúng túng hay nói nôm na là ‘dịch gẫy’. Ngay cả giáo viên giảng dạy môn dịch ở nhiều trường/khoa ngoại ngữ không phải ai cũng có thể làm phiên dịch tốt. Nghề giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy môn dịch nói riêng, nghề phiên dịch và nghề biên dịch là những nghề có liên quan, tác động đến nhau rất lớn, nhưng không phải đồng nhất mà là những nghề riêng biệt.

4. Nhu cầu đào tạo và chuẩn hoá

Qua những thảo luận trên đây, chúng tôi thiết nghĩ với tư cách là một nghề chuyên nghiệp, những người làm công tác phiên/biên dịch cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản và cần phải chuẩn hoá. Đã gần hết thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21, thế kỉ của kinh tế tri thức, của hàng loạt các tiêu chuẩn như ISO, GMP mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y dược, v.v. phải đảm bảo và tuân thủ nếu muốn cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để tồn tại và phát triển trong thế giới toàn cầu hoá, cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Nghề phiên dịch và nghề biên dịch cũng cần phải có những tiêu chuẩn chuyên nghiệp như vây.

Thứ nữa, người/cơ quan sử dụng phiên/biên dịch cũng cần nhận thức rõ điều này để đảm bảo chất lượng của công việc. Chất lượng của mọi hoạt động, dịch vụ, sản phẩm phải được sự đảm bảo, tuân thủ của cả phía người sản xuất/cung cấp lẫn người sử dụng. Nếu người sử dụng còn coi nhẹ chất lượng, tự thoả mãn theo quan điểm “miễn cứ có là được”, bất luận tốt xấu, thì còn có sản phẩm/dịch vụ kém, gây tác hại không chỉ ngay trước mắt mà còn lâu dài về sau. Sản phẩm của biên/phiên dịch cũng không phải là ngoại lệ. Nếu tình trạng ‘nghiệp dư’ từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước trong công tác này vẫn tiếp diễn thì chẳng khác gì hàng hoá sản phẩm của chúng ta vẫn chỉ theo kiểu ‘tự sản tự tiêu’, chất lượng thấp chứ không thể xuất khẩu, xâm nhập thị trường quốc tế được.

Nói tóm lại, bài viết này thể hiện mong muốn cao nhất của chúng tôi là (i) chuyên nghiệp hoá nghề biên/phiên dịch bằng những tiêu chuẩn chuyên nghiệp, qua đào tạo chuyên nghiệp; và (ii) người/cơ quan sử dụng biên/phiên dịch cần nhận thức và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của nghề này cũng như những đòi hỏi chuyên nghiệp của nó để đảm bảo chất lượng.

Luật Minh Khuê (sưu tầm)

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/lam-sao-de-thanh-cong-voi-nghe-dich-thuat-tai-viet-nam.aspx

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 12, 2021 in Giáo Dục

 

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ MỘT CẬU BÉ 9 TUỔI NGƯỜI NHẬT

Bài Học Về Tinh Thần Đoàn Kết, Tương Thân Tương Ái


Lúc 14 giờ 46 phút ngày 11-3-2011, một trận động đất mạnh 9.0 độ richter ở hướng đông bắc Tokyo, độ sâu 24,5km đã làm rung chuyển đất nước hoa anh đào, gây nên một cơn sóng thần cao tới 23m. Chỉ trong vòng 1 giờ, sóng thần đã ập vào bờ biển Nhật Bản, gây nên một thảm họa chưa từng thấy trong lịch sử của đất nước này. Trong khó khăn hoạn nạn, càng thấy rõ bản lĩnh và sự kiên cường của người Nhật. Câu chuyện về một cậu bé 9 tuổi dưới đây đã gây xúc động mạnh trên toàn thế giới.

>>> Đọc thêm: Những Điều Bạn Nên Biết Trước Khi Đến Tokyo

Động đất và sóng thần gây nên một thảm họa nghiêm trọng chưa từng thấy trong lịch sử Nhật Bản
Chìa Khóa Vàng Cho Một Nước Nhật Giàu Có Như Hôm Nay“Mấy ngày nay, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn. Nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất, làm cho một người lớn như tôi – cũng phải suy nghĩ về bài học làm người.
Hôm kia, tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong hàng người rồng rắn xếp hàng chờ nhận thức ăn, tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu bé lại là người đứng cuối cùng trong hàng.

Tôi sợ rằng khi đến phiên của cậu thì chắc chẳng còn thức ăn, nên mới lại hỏi thăm.
Cậu bé kể em đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần ập đến. Cha em làm việc gần đó đã chạy đến trường. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy chiếc xe và cha em bị nước cuốn trôi, “100% khả năng là chết rồi”. Hỏi mẹ đâu, cậu bé nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em chắc cũng không chạy kịp.
Cậu quay người, lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến người thân.

>>> Đọc thêm: Thăm Bảo Tàng Động Đất – Ngưỡng Mộ Tinh Thần Dân Tộc Nhật

Nhìn em lạnh run lập cập, tôi cởi cái áo khoác cảnh sát của mình trùm lên người em. Vô tình, bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài. Tôi nhặt lên đưa cho em và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

 Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng cậu bé sẽ phải ăn ngấu nghiến ngay lúc đó. Nhưng không phải, em ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.

>>> Xem toàn bộ bức thư thư tại đây

Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi “sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó”. Em trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc. Không ngờ một em nhỏ 9 tuổi, mới học lớp 3 đã có thể “dạy” một người có ăn có học, có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh”. 

Trích thư của một người có tên Hà Minh Thành gửi TS Nguyễn Đình Đăng như một comment dưới bài viết “Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại” đăng trên blog của TS Nguyễn Đình Đăng.

Xem thêm:
Tìm Hiểu Văn Hóa Nhật Bản – Những Nét Đặc Sắc Khó Quên
Ngạc Nhiên Với Những Gian Hàng Không Người Bán Ở Nhật Bản
Nhà Ga Chỉ Hoạt Động Phục Vụ Nữ Sinh Duy Nhất
Ngất Ngây Mùa Hoa Cẩm Tú Cầu Nhật Bản
Lạc Bước Vào Miền Cực Lạc Trong Cõi Phật

Nguồn: https://www.vyctravel.com/tin-tuc/tin-tuc/cau-chuyen-cam-dong-ve-mot-cau-be-9-tuoi-nguoi-nhat.html

NƯỚC NHẬT VÀ NGƯỜI NHẬT

Xem thêm tại:

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=19&ia=8773

Nhật Bản, dù là nước bị thất bại trong đại chiến thứ hai, nhưng sau một thời gian ngắn, đã trở nên đất nước giàu mạnh trên thế giới. Hẳn nhiên, sự thành công của người Nhật không phải là chuyện may mắn, nhưng chắc một điều chính tinh thần của từng cá nhân người Nhật đã đẩy lùi sự mặc cảm thua cuộc mà chỉ nhằm tiến thẳng đến tương lai. Hôm nay, mục Sống Sao Cho Đẹp xin được chia sẻ hai mẫu tin sau đây để chúng ta ngưỡng phục và cố gắng bắt chước họ trong cái nhìn tích cực về cộng đồng và đất nước.

Trong blog Phamvietdaonv, theo lời kể của anh Hà Minh Thành,[1] người đang tham gia cứu nạn động đất tại vùng Fukushima. Trong khi mọi người đang xếp hàng dài chờ nhận thực phẩm cứu trợ, một cậu bé 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi, đã góp phần ăn của mình để chia sẻ với người khác.

Theo tường thuật, sóng thần xảy ra khi em đang trong giờ thể dục tại trường. Từ  trên lầu ba, em thấy ba em chạy đến trường để cứu em; nhưng khốn thay, sóng thần đã cuốn chiếc xe của ba em mất tích. Theo em, có lẽ má em cũng đã bị cuốn mất vì gia đình em ở rất gần bờ biển. Xúc động trước câu chuyện, anh Thành trao phần ăn của mình cho em vì sợ đứa bé sẽ đói khi đến phiên của cậu. Cậu bé nhận bao lương khô, cám ơn và đi thẳng đến thùng thực phẩm bỏ phần lương khô của mình vừa nhận được vào thùng, sau đó quay lại xếp hàng như mọi người. Ngạc nhiên trước cử chỉ này, anh Thành hỏi tại sao cậu không ăn mà bỏ vào thùng thực phẩm chung thì cậu cho biết, “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng.” 

Theo nhật báo NewYork Times, ngày 23/3/2011, quân đội Nhật mới đến được vùng Hadenya[2] để cứu trợ người dân địa phương sau 12 ngày bị nạn động đất và sóng thần  (11/3/2011). Những người cứu trợ hết sức ngạc nhiên khi không thấy cảnh hoảng loạn, tranh giành nơi đây. Ngược lại, họ thấy mọi người đang làm việc, dọn dẹp, và mọi thứ xem chừng như ngăn nắp, trật tự, tôn trọng nhau. Tại đây, người dân đã gạt qua mọi nỗi ưu phiền than khóc người thân để nhìn vào thực tế tương lai của cộng đồng. Ông Osamy Abe 43 tuổi tình nguyện tổ chức cho 270 người cùng hiệp nhất xây dựng lại cuộc sống. “Chúng tôi phải nương tựa vào nhau để tồn tại.” Hideko Miura, 50 tuổi cho biết, “Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng tự lo cho chúng ta.” Dù trong cảnh ngổn ngang tàn phá tang chế ấy, nhưng những vật dụng rất tầm thường như ly uống nước, giấy vệ sinh, cũi thổi, đồ ăn, tất cả chúng đều được sắp xếp ngăn nắp, trật tự; ai lấy vật gì phải ký tên để học hỏi sự chia sẻ quan tâm cho nhau.

* * *

Không bình phẩm gì thêm, hai câu chuyện trên làm ta thêm ngưỡng phục và cố gắng bắt chước sống theo tinh thần của người Nhật. Sóng thần, động đất đã phá tan bao nhiêu tòa nhà kiên cố, nhưng chúng không đủ sức mạnh đế phá đi tính nhân bản cao quí trong con người, đặc biệt người Nhật.

Chuyện một em bé 9 tuổi biết nghĩ đến người khác với khái niệm công bằng, bác ái, cộng đồng không phải là trong sách vở, nhưng thực ra nó xuất phát từ gia đình, cộng đồng nơi em đã lớn lên. Làm sao em ấy có thể biết thực hành điều đó nếu ba má em không chỉ dạy cho em biết chia sẻ trách nhiệm với chính ba má em bằng những việc nhỏ trong gia đình? Làm sao cậu bé ấy có thể biết cảm thông cái đói với người khác nếu như em chưa từng được dạy dỗ và thực hành chia sẻ với người khốn cùng chung quanh em? Làm sao em sống được khái niệm công bằng rất bác ái ấy nếu em không được giáo dục và bắt chước những tấm gương sống công bằng trong gia đình và cộng đồng của mình? Làm sao những người tại Hadenya biết bỏ ra những vật dụng thực phẩm của riêng mình để góp chung chỉ với mục đích là nhắm đến tương lai tồn tại của cộng đồng mình? Tính nhân bản con người là chỗ đó. Trong điều kiện bi đát mất mát, con người biết nghĩ đến nhau, chia sẻ với nhau; họ không nghĩ  đến “của tôi, của mình” nhưng là của chung, của tất cả. Trước là cộng đồng, sau mới đến cá nhân!

Thưa bạn, lối suy nghĩ và cách cư xử xem chừng như mất mát ấy lại được thêm hơn và phong phú hơn. Vì góp chung mỗi vật dụng ít ỏi còn xót lại, người ta sẽ có thêm những thứ khác mà mình không có. Hóa ra cái mình tưởng là mất ấy sẽ làm thêm phong phú và giá trị cho chính mình và cộng đoàn. Hơn nữa, khi chứng kiến những tấm gương chia sẻ cao thượng của người khác, thì tính ích kỷ riêng tư vẫn còn ẩn dấu đâu đó trong cá tính của từng người cũng sẽ bị đánh gục. Như thế đó, khi nghĩ đến cộng đồng và người xung quanh làm cho con người ứng xử với nhau thực tâm hơn và hoàn thiện hơn, và chăc chắn sẽ bình an hơn. 

Vậy trong hoàn cảnh bình thường thì sao? Xin đừng ngủ yên trong sự thường nhật ấy. Giáo dục, nhắc nhở, góp ý, nhất là nêu gương qua lời nói và hành động sẽ như là những bước chuẩn bị để sống trong những thời khắc quyết định ấy. Vậy hôm nay bạn sẽ áp dụng bài học này cho con cái, người thân, bạn hữu, cộng đồng mình như thế nào?

Br. Huynhquảng

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 9, 2021 in Giáo Dục

 

Cách sử dụng dấu câu trong soạn thảo văn bản – Ví dụ cụ thể

Cách sử dụng dấu câu của tiếng Việt trong soạn thảo văn bản là điều bạn cần phải biết, nhất là với các văn bản hành chính. Trước khi “viết hay”, chúng ta cần phải “viết đúng”. Vì vậy, cùng nhau tìm hiểu nhé! 

cach-su-dung-dau-cau-trong-bai-viet-content

Mục Lục [Ẩn]

1.Tại sao phải dùng dấu câu đúng?

Việc sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt chính xác có quan trọng hay không? Liệu dùng sai dấu câu có ảnh hưởng đến nội dung bài viết hay không?

Thực ra, trong một số trường hợp (ví dụ: chát chít, nhắn tin bạn bè thường ngày…), chúng ta chỉ cần nhắn “Tiếng Việt không dấu” thì người đọc vẫn có thể hiểu được. Tuy nhiên, viết lách trong văn bản hành chính, trong bài tập trên lớp, trong các văn bản được xuất bản cho nhiều người đọc… thì dùng đúng dấu câu là điều cần thiết.

1.1.Dùng dấu câu thích hợp giúp người đọc hiểu rõ nghĩa

 Dấu câu giúp phân định ranh giới của các câu, các thành phần của câu, giữa các vế của câu ghép… Từ đó, giúp người viết diễn đạt nội dung một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. Đồng thời, người đọc cũng sẽ tiếp nhận thông tin từ người viết một cách chuẩn xác hơn, tránh hiểu nhầm.

Trong một số trường hợp, dấu câu còn thể hiện cảm xúc đối với nội dung được người viết đề cập. Đôi khi, dùng dấu câu khác nhau lại bày tỏ những thái độ khác nhau.

1.2.Thể hiện sự chuyên nghiệp của người viết

Việc sử dụng đúng các quy tắc ngữ pháp (trong đó có quy tắc dùng dấu câu) là yêu cầu cơ bản của người viết lách. Việc có lỗi ngữ pháp trong văn bản thường sẽ vì hai lý do:

  • Thứ nhất là do người viết không nắm quy tắc dẫn đến viết sai.
  • Thứ hai là do người viết không cẩn thận dẫn đến lỗi đánh máy, lỗi trong soạn thảo văn bản.
Cách sử dụng dấu câu trong bài viết content

Với những văn bản có số lượng chữ lớn thì việc bị lỗi đánh máy một vài chỗ có thể được thông cảm. Tuy nhiên, việc gặp lỗi về dấu câu liên tục sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông tin và cảm xúc của người đọc. Đồng thời, điều này sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người viết dù chưa nói đến nội dung.

2. Cách sử dụng dấu câu trong tiếng Việt

Theo mình tìm hiểu, tiếng Việt có 10 dấu câu, gồm:

  • Dấu chấm .
  • Dấu phẩy ,
  • Dấu chấm hỏi?
  • Dấu chấm than !
  • Dấu chấm phẩy ;
  • Dấu chấm lửng …
  • Dấu hai chấm :
  • Dấu gạch ngang –
  • Dấu ngoặc đơn ()
  • Dấu ngoặc kép “”

Tuy nhiên, mình thấy một số kí hiệu dấu câu khác vẫn được nhiều người sử dụng trong văn bản, mình vẫn sẽ đề cập thể mọi người cùng tham khảo.

2.1. Dấu chấm

a) Cách sử dụng dấu chấm

Dấu chấm có thể nói là một trong những dấu câu được dùng phổ biến nhất. Bởi nó dùng ở cuối câu tường thuật, câu miêu tả.

Ví dụ:

Hôm nay, tôi đọc bài viết của Giang Béc về cách dùng dấu câu. Bài viết khá dễ hiểu.

b) Cách soạn thảo dấu chấm trong văn bản

text._Text

Dấu chấm đặt sát từ cuối cùng của câu đó, phân tách với câu tiếp theo bởi dấu cách. Chữ cái đâu tiên của câu tiếp theo được viết hoa (xem thêm ở ví dụ phía trên).

2.2. Dấu phẩy

a) Cách sử dụng dấu phẩy

Dấu phẩy là dấu được dùng với khá nhiều chức năng. Dưới đây, mình chỉ đề cập đến một số chức năng thường được sử dụng.

  • Ranh giới giữa phần nòng cốt của câu và phần chuyển tiếp, chú thích, khởi ý…

Ví dụ:

  1. Tiếp theo, bạn dùng sữa rửa mặt để làm sạch da.
  2. Bạn có thể đăng bài lên Facebook, mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam.
  3. Những chiếc máy hút bụi như vậy, chúng ta đã không còn sản xuất nữa.
  • Ranh giới giữa các vế trong câu ghép.

Ví dụ:

Tôi được 7 điểm, bạn tôi thì được 9 điểm.

  • Phân tách các từ có cùng chức năng, ý nghĩa trong câu.

Ví dụ:

Canh chua, thịt nướng và chả cá là những món ăn yêu thích của tôi.

Cách sử dụng dấu câu trong bài viết content

b) Cách soạn thảo dấu phẩy trong văn bản

text,_text

Dấu phẩy đặt sát từ liền trước và cách từ liền sau một dấu cách. Trong trường hợp bình thường, sau dấu phẩy không viết hoa (nếu sau dấu phẩy là tên riêng thì vẫn ưu tiên viết hoa).

2.3. Dấu chấm hỏi 

a) Cách sử dụng dấu chấm hỏi

Dấu chấm hỏi còn được gọi là “dấu hỏi chấm” hoặc “dấu hỏi”.

Công dụng của dấu chấm hỏi là kết thúc một câu hỏi, nghi vấn. Trong một số trường hợp, dấu chấm hỏi được đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị sự hoài nghi đối với một câu tường thuật (thường dùng với dấu ngoặc đơn).

Ví dụ:

  1. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn ổn chứ?
  2. Tất cả mọi người đều khẳng định họ không biết chuyện gì đã xảy ra(?)

Ở ví dụ 2, người viết dùng dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn thể hiện sự hoài nghi của mình về việc có thật rằng “không ai biết chuyện” hay không?

b) Cách soạn thảo dấu chấm hỏi trong văn bản

text?_Text

Tương tự như cách soạn thảo dấu chấm, dấu chấm hỏi đặt liền từ cuối cùng của câu hỏi và phân biệt với câu sau bởi dấu cách. Chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo được viết hoa.

2.4. Dấu chấm than

a) Cách sử dụng dấu chấm than

Dấu chấm than (còn được gọi là dấu chấm cảm) cũng là một dấu câu khá phổ biến trong Tiếng Việt. Vậy, dấu chấm than dùng khi nào? Đó là khi  kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

Trong một số trường hợp, dấu chấm than được người viết đặt trong dấu ngoặc đơn (để tỏ thái độ ngạc nhiên, châm biếm đối với nội dung đang đề cập) hoặc đặt cùng dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn (thể hiện vừa hoài nghi vừa mỉa mai).

Dưới đây là ví dụ về cách đặt câu có dấu chấm than để bạn dễ hiểu hơn:

  1. Hãy làm bài tập ngay!
  2. Thời tiết hôm nay đẹp quá!
  3. Tự nguyện đóng góp theo… định mức(!?)

Ví dụ 1 là câu cầu khiến, ví dụ 2 là câu cảm thán. Ví dụ 3 là tên một đề báo được trích từ trang 225 của cuốn sách “Từ câu sai đến câu hay” – Nguyễn Đức Dân.

Ở ví dụ 3 này, người viết dùng dấu chấm than và dấu hỏi trong ngoặc đơn để thể hiện việc vừa nghi ngờ việc đóng góp liệu có thật là tự nguyện hay không, vừa mỉa mai việc đã tự nguyện đóng góp lại còn phải theo định mức.

b) Cách soạn thảo dấu chấm than trong văn bản

text!_Text

Tương tự như cách soạn thảo dấu chấm và dấu hỏi, dấu chấm than được đặt liền từ cuối cùng của câu cảm thán, câu cầu khiến và phân biệt với câu sau bởi dấu cách. Chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo được viết hoa.

2.5. Dấu chấm phẩy

a) Cách sử dụng dấu chấm phẩy

Đây là dấu câu ít khi được sử dụng hơn các dấu câu trên. Không có quy tắc bắt buộc khi dùng dấu chấm phẩy, cách dùng dấu chấm phẩy phổ biến là để phân biệt các vế của câu ghép phức tạp (khi dùng dấu chấm phẩy cũng có thể hiểu là sang “câu” mới). Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng dấu chấm phẩy để phân biệt trong trường hợp liệt kê phức tạp.

Dưới đây là một số ví dụ để bạn hình dung khi nào dùng dấu chấm phẩy cụ thể hơn:

Ví dụ 1:

Hồi ấy Bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với hắn ra mặt; Lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp – (Nam Cao).

Ở ví dụ 1 này, dấu chấm phẩy được sử dụng trong trường hợp phân biệt các vế của câu ghép. Xét thấy, chúng ta vẫn có thể xem vế “Lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp” là một câu hoàn chỉnh, thay dấu chấm phẩy bằng dấu chấm vẫn có thể chấp nhận được.

Ví dụ 2:

Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa – (Sách Ngữ văn lớp 7 – Tập 2).

Ở ví dụ 2, dấu chấm phẩy cũng được dùng để phân biệt nội dung liệt kê phức tạp. Nhờ có dấu chấm phẩy, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được đâu là những đặc trưng tính cách của từng nhân vật, cụ thể như hình minh họa bên dưới. Có thể thấy, các dấu câu dùng để liệt kê ở ví dụ này gồm: dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm phẩy.

vi-du-cach-su-dung-dau-cham-phay
Ví dụ 2 về cách sử dụng dấu chấm phẩy

b) Cách soạn thảo dấu chấm phẩy trong văn bản

text;_text

Tương tự dấu phẩy, dấu chấm phẩy được đặt liền cuối từ phía trước và cách từ phía sau một dấu cách.  Vậy, sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?

Trả lời: Chữ cái đầu tiên của từ tiếp theo sau dấu chấm phẩy không viết hoa (trừ trường hợp tên riêng…). Bạn có thể xem lại hai ví dụ ở Mục a) để hiểu rõ hơn nội dung này.

Xem thêm: Từ ghép và công dụng của từ ghép trong câu – Ví dụ cụ thể.

2.6. Dấu chấm lửng

a) Cách sử dụng dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng hay còn gọi là dấu ba chấm là dấu câu được sử dụng nhiều trong văn viết hằng ngày.  Dấu chấm lửng thường được sử dụng với các chức năng sau:

  • Thể hiện còn nhiều nội dung thông tin vẫn còn và chưa được liệt kê hết. Ví dụ:

Con có rất nhiều bạn thân trên lớp như Lan, Mai, Cúc… Bạn nào cũng dễ thương và yêu mến con.

  • Người viết có lược bớt nội dung khi trích dẫn (dùng dấu chấm lửng trong dấu ngoặc đơn). Ví dụ:

Sống ở đời chẳng ai muốn mình trở thành người xấu (…) đôi khi người ta phải sống hai mặt để đổi lấy hai chữ bình yên.

  • Diễn tả cảm xúc ngập ngừng, ngắt quãng. Ví dụ:

Em… thích anh và không muốn rời xa nơi này chút nào.

  • Thể hiện sự hài hước, đôi khi là châm biếm. Ví dụ

Video của tớ vừa đăng lên đã có rất nhiều lượt xem, tận… 10 views!

b) Cách soạn thảo dấu 3 chấm trong văn bản

Hỏi 1: Trước và sau dấu ba chấm có dấu cách không?

Trả lời 1: Về cơ bản, trước dấu ba chấm: KHÔNG có dấu cách, sau dấu ba chấm: CÓ dấu cách.

Hỏi 2: Sau dấu 3 chấm có viết hoa không?

Trả lời 2:

  • Nếu dấu 3 chấm dùng ở giữa câu thì sau dấu 3 chấm KHÔNG viết hoa. Tức là: text…_text
  • Nếu dấu chấm lửng dùng ở cuối câu thì sau dấu 3 chấm CÓ viết hoa (Vì lúc này đã bắt đầu một câu mới thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu). Tức là: text…_Text

Trong văn bản, nếu dùng dấu chấm lửng ở giữa câu thì gõ như cách gõ dấu phẩy, dùng ở cuối câu thì gõ như cách gõ dấu chấm.

Bạn xem thêm các ví dụ ở Mục a) phía trên để hiểu hơn nhé!

2.7. Dấu hai chấm

a) Cách sử dụng dấu chấm hai chấm

 Dấu hai chấm thường dùng để liệt kê, để thông báo sắp có thông tin được trích dẫn hoặc để thuyết minh cho nội dung phía trước dấu hai chấm. Ngoài ra, một số trường hợp khác còn được dùng trước lời thuật lại trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ về cách sử dụng dấu 2 chấm:

  1. Bạn có thể tạo các tương tác: like, thả tim, bình luận…
  2. Tôi rất ấn tượng với câu nói: “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi”.
  3. Trước tiên, tôi mở hộp quà của người tôi yêu nhất: mẹ tôi.
  4. Tôi hỏi lại: Anh không tin em sao?

b) Cách soạn thảo dấu hai chấm trong văn bản

Trong soạn thảo văn bản, dấu hai chấm được đặt sát từ liền trước và phân biệt với từ liền sau bởi một dấu cách. Vậy, sau dấu hai chấm viết hoa hay viết thường? Để biết sau dấu 2 chấm có viết hoa không thì bạn cần xem xét nội dung phía sau của nó:

  • Nếu sau dấu hai chấm là một câu hoàn chỉnh thì CÓ viết hoa: text:_Text
  • Nếu sau dấu hai chấm không phải là một câu hoàn chỉnh thì KHÔNG viết hoa: text:_text

Bạn có thể xem lại các ví dụ ở Mục a) ngay phía trên để hiểu rõ hơn về cách viết hoa sau sau dấu : nhé!

2.8. Dấu gạch ngang

a) Cách sử dụng dấu gạch ngang

Bạn cần lưu ý là dấu gạch ngang khác dấu gạch nối. Dấu gạch nối sẽ ngắn hơn và thường dùng trong phiên âm các từ nước ngoài. Theo nhiều tài liệu thì dấu gạch nối không nằm trong hệ thống dấu câu của tiếng Việt. Dấu gạch ngang thường dùng để:

  • Làm ranh giới giữa phần chú thích và phần còn lại của câu (thường được dùng ở giữa câu). Ví dụ 1:

Tôi bất ngờ gặp lại Tuấn – người mà tôi đã dành cả thanh xuân để chờ đợi.

  • Liệt kê. Ví dụ 2:

Ngày mai, chúng ta sẽ học về các chủ đề:

– Cách lên kế hoạch

– Cách phân công nhiệm vụ

– Cách triển khai kế hoạch chi tiết

  • Nối các danh từ có liên quan đến nhau. Ví dụ 3: Tôi đến SaPa – Lào Cai. 
  • Ghép hai con số lại để chỉ sự liên tục: Ví dụ 4: 1945 – 1975
  • Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Ví dụ 5:

– Ngày mai anh có đi làm không?

– Có, mai anh đi làm sớm.

Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
Dấu gạch ngang dùng để làm gì?

b) Cách soạn thảo dấu gạch ngang

Trong soạn thảo văn bản, dấu gạch ngang được đặt phân biệt với từ phía trước và từ phía sau bởi các dấu cách. Việc có viết hoa hay không tùy thuộc vị trí của từ phía sau dấu cách. Bạn có thể xem lại các ví dụ trên để rõ hơn.

2.9. Dấu ngoặc đơn

a) Cách dùng dấu ngoặc đơn

Dấu ngoặc đơn thường được sử dụng với chức năng để chú thích. Với các bài viết dài có những từ thường lặp lại nhiều lần thì dấu ngoặc đơn còn dùng để đánh dấu chữ viết tắt để dùng cho những lần xuất hiện bên dưới.

Ví dụ 1:

Chúng tôi được yêu cầu viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) về công ty.

Ở ví dụ 1 này, nội dung trong dấu ngoặc đơn là để chú thích thêm rằng đoạn văn ngắn là ngắn khoảng từ 7-10 câu.

Ví dụ 2:

 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Công ty TNHH đang là mô hình doanh nghiệp thông dụng nhất hiện nay .

Ở ví dụ 2, TNHH được để trong dấu ngoặc đơn ngay phía sau từ “trách nhiệm hữu hạn” để thông báo rằng: Ở những câu tiếp theo trong bài viết này, người viết sẽ dùng từ viết tắt TNHH để thay thế cho từ “trách nhiệm hữu hạn”.

b) Cách soạn thảo dấu ngoặc đơn

Soạn thảo dấu ngoặc đơn trong văn bản (đặc biệt là văn bản hành chính), bạn cần lưu ý vấn để khoảng cách giữa chữ cái phía trước và phía sau dấu ngoặc.

Vậy, trước và sau dấu ngoặc đơn có cách không?

Trả lời: Có dấu cách với phần bên ngoài dấu ngoặc và không có dấu cách với phần bên trong dấu ngoặc.

Ví dụ: Chúng tôi được yêu cầu viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) về công ty.

2.10. Dấu ngoặc kép

a) Cách dùng dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép có thể dùng đối với một từ, cụm từ hoặc một câu, nhiều câu. Chức năng của dấu ngoặc kép là trích dẫn nguyên văn, ranh giới với lời nói được thuật lại trực tiếp. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng để dẫn lại một từ với ý hài hước, châm biếm.

Ví dụ 1:

Tôi luôn nhắc nhở mình phải “học, học nữa, học mãi” cho dù đã tốt nghiệp.

Ở ví dụ 1 này, người viết trích dẫn nguyên văn câu nói “học, học nữa, học mãi” của Lênin nên sử dụng dấu ngoặc kép.

Ví dụ 2:

Anh hỏi tôi rằng: “Em có hạnh phúc không?”. Tôi hoàn toàn không có bất kỳ một suy nghĩ nào lúc đó.

Ở ví dụ 2 này, “Em có hạnh phúc không?” là nội dung nhân vật tôi thuật lại trực tiếp câu hỏi của nhân vật anh.

Ví dụ 3:

-Ngày mai em nhất định sẽ đến sớm.

– Ok em, nhưng làm ơn đừng “sớm” như lần trước nhé!

Ở ví dụ 3 này, từ “sớm” được trong dấu ngoặc kép để nhắc khéo rằng đừng bảo đến sớm nhưng rốt cuộc là đến muộn như lần trước.

b) Cách soạn thảo dấu ngoặc kép

Tương tự như cách soạn thảo dấu ngoặc đơn.

2.11. Một số dấu khác

Ngoài ra, trong văn bản mình còn biết có một dấu nữa nhưng theo các tài liệu ngữ pháp về cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt thì không thấy đề cập đến như là một dấu câu. Ví dụ như:

  • Dấu ngoặc vuông (nó như thế này: [])

Dấu ngoặc vuông thường được dùng trong các chú thích nguồn trích dẫn, rất thường thấy trong các tài liệu khoa học. Trong một số content long-form hoặc ebook mình vẫn thấy dấu ngoặc vuông được sử dụng.

  • Dấu chấm hết (nó như thế này: ./.)

Dấu ./. trong văn bản thường dùng để thể hiện sự kết thúc của nội dung. Nó cũng giống như giống chấm, chỉ khác là nó được dùng ở câu cuối cùng của văn bản. Dấu ./. thông báo với người đọc rằng bài viết đã hết.

Ví dụ:

Ví dụ về dấu chấm hết

3. Quy tắc dấu câu khi soạn thảo văn bản

Cách sử dụng dấu câu trong bài viết content

Gợi ý: Bạn có thể tham khảo các ví dụ ở Mục 2 để hiểu cách soạn thảo dấu câu trong văn bản hơn.

Đa số tất cả chúng ta đều sử dụng công cụ soạn thảo nên bên cạnh các quy tắc thông thường bạn cần lưu ý một số quy tắc trình bày khi soạn thảo bằng máy tính. Cụ thể như sau:

3.1. Cách gõ dấu chấm, chấm than và chấm hỏi trong word

– Cấu trúc gõ dấu chấm: text._Text (dấu _ là dấu cách)

– Cấu trúc gõ dấu chấm than: text!_Text

– Cấu trúc gõ dấu chấm hỏi: text?_Text

Đây tạm gọi là nhóm dấu chấm câu dùng ở cuối câu. Quy tắc soạn thảo chung: Các dấu này thường nằm ở cuối câu, sát vào chữ cái cuối cùng của câu. Sau đó là dấu cách, rồi tới chữ cái đầu tiên của từ tiếp theo. Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản nhưng gặp từ là domain (tên miền) thì dấu chấm xuất hiện trong tên miền không có dấu cách.

– Ví dụ 1: Tôi là Giang. Tôi thích viết lắm! Còn bạn thì sao? Bạn có thích viết giống tôi không?

– Ví dụ 2: Tên miền giangbec.com là của tôi.

Cách gõ đấu câu khi soạn thảo trên máy tính
Cách gõ dấu chấm, dấu chấm than và dấu chấm hỏi khi soạn thảo trên máy tính

3.2. Cách gõ dấu phẩy, chấm phẩy và dấu hai chấm

– Cấu trúc gõ dấu phẩy: Text,_ text

– Cấu trúc gõ dấu chấm phẩy: text;_text

– Cấu trúc gõ dấu hai chấm: text:_Text hoặc text:_text

Đây tạm gọi là nhóm dấu câu dùng ở giữa câu. Cách sử dụng: Cũng tương tự gần giống dấu chấm, cách gõ dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm là giống nhau. Tức là chữ cái cuối cùng của từ phía trước, kề sát là dấy phẩy (hoặc dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm); tiếp theo là dấu cách rồi đến chữ cái đầu tiên của chữ phía sau.

– Ví dụ: Hôm nay, tôi được xem rất nhiều động vật thú vị như: voi, sư tử, ngựa vằn; cá tai tượng, cá koi, cá phát tài…

Cách gõ dấu câu trên máy tính
Cách gõ dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm trên máy tính

3.3. Cách gõ dấu ngoặc kép và ngoặc đơn trong soạn thảo văn bản

– Cấu trúc gõ dấu ngoặc kép: text_ “text”_text hoặc text_ “text”,_text hoặc text_ “text”._Text

– Cấu trúc gõ dấu ngoặc đơn: text_(text)_text hoặc text_(text),_text hoặc text_(text)._text

Ví dụ 1:

Cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” là một cuốn sách yêu thích của tôi (không những của tôi mà còn của rất nhiều độc giả khác) viết về thói quen và cách tạo ra chúng dễ dàng hơn.

Cách gõ dấu câu khi soạn thảo văn bản
Cách gõ dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép khi soạn thảo văn bản

Đối với trường hợp cuối đoạn trích dẫn hoặc cuối đoạn chú thích là dấu chấm (hoặc dấu phẩy) thì nhiều người đặt dấu chấm (hoặc dấu phẩy) bên trong dấu ngoặc luôn. Còn mình, mình đặt bên ngoài. Tham khảo cách sử dụng dấu câu trong một số văn bản hành chính của Chính phủ ban hành thì mình vẫn thấy sử dụng dấu phẩy bên ngoài dấu ngoặc mọi người ạ.

Ví dụ 2:

Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc.

bài test cho writer giangbec

Xem thêm: Bạn thử với bài test cho writer xem sao nhé, mình đã “dày công” đặt rất nhiều “bẫy”, hy vọng lừa được bạn!

4. Tạm kết

Trên đây là một số nội dung cơ bản về cách sử dụng dấu câu trong Tiếng Việt kèm các ví dụ minh họa khá cụ thể. Bên cạnh cách dùng dấu câu thì cách đặt câu, sắp xếp các thành phần của câu đôi khi cũng mang màu sắc cá nhân. Quan trọng vẫn là việc truyền tải nội dung sao cho người đọc có thể nắm bắt được rõ ràng, không gây hiểu nhầm.

Giang BécShare1055Tweet659Share264Next PostContent chuẩn SEO: Hướng dẫn từng bước cho người mới viết

giangbec

giangbec

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CONTENT

[100+] Những câu chào tương tác hay bán hàng online trên facebook

 3 THÁNG SÁU, 2021

Bên dưới là hơn 100 những câu chào tương tác hay bán hàng online được chọn thủ công, bạn có thể lựa chọn để đăng Facebook quanh năm. Đây là những câu chào nhau phổ biến của các chị…CONTENT

Từ ghép là gì? Ví dụ cụ thể và dễ hiểu

 11 THÁNG NĂM, 2021

Ở bài viết này, mình sẽ cố gắng để bạn hiểu từ ghép là gì cùng với việc phân tích những ví dụ kèm theo. Mình nghĩ rằng, hiểu được vấn đề từ bản chất sẽ giúp mọi thứ…CONTENT

Một số từ viết tắt mà Content Writer nên biết

 15 THÁNG TƯ, 2021

Trong quá trình trao đổi công việc hoặc đọc các bài viết chuyên ngành có thể bạn sẽ gặp một số từ viết tắt. Có những từ ít dùng thì thường sẽ được chú thích nhưng một số từ…CONTENT

Cách làm thơ đơn giản|Ví dụ dễ hiểu|Các bước cụ thể

 3 THÁNG SÁU, 2021

Là người làm content thì biết “một tí” thơ cũng không thừa chút nào. Ở đây, mình sẽ hướng dẫn ngắn gọn và đơn giản nhất để bạn có thể dễ dàng áp dụng nhé! 1. Các khái niệm…

Nguồn: https://giangbec.com/cach-su-dung-dau-cau/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 7, 2021 in Giáo Dục