RSS

Monthly Archives: Tháng Mười Một 2013

TÌNH THƯƠNG TRONG ĐÔI MẮT.

Ảnh

https://www.facebook.com/sixco.hoahung

Câu chuyện xảy ra cách đây nhiều năm vào một buổi tối trời giá lạnh tại miền bắc Virginia. Bộ râu của ông lão đã đông cứng lại bởi sương giá trong khi chờ đợi để được đi nhờ qua con sông chảy xiết trước mặt. Sự chờ đợi dường như là vô tận. Cả người ông lão đã tê cứng và lạnh cóng vì những cơn gió bắc giá buốt.

Chợt ông lão nghe tiếng vó ngựa gõ từ xa vọng lại đều đặn, mỗi lúc một gần trên con đường đã đóng băng. Thoáng chút lo âu, ông đưa mắt nhìn những kỵ sĩ rạp người trên lưng ngựa đang rẽ qua khúc quanh. Ông thẫn thờ nhìn người kỵ sĩ thứ nhất lướt qua trước mắt mình. Người kỵ sĩ thứ hai lướt qua, và rồi lại thêm một người nữa. Khi đoàn kỵ sĩ lướt qua gần hết thì ông lão đã gần như là một bức tượng tuyết. Khi người cuối cùng đến gần, ông lão nhìn vào mắt anh ta và nói: “Anh có thể cho tôi đi nhờ qua con sông trước mặt được không? Dường như chẳng có một con đường nào mà một người đi bộ như tôi có thể qua được cả!”.

Ghìm cương ngựa lại, người kỵ sĩ đáp: “Tất nhiên rồi. ông hãy lên đây!”. Trông thấy ông lão đã gần như không thể nhấc nổi thân người đông cứng của mình, anh bước xuống ngựa và giúp ông trèo lên yên. Rồi người kỵ sĩ không chỉ đưa ông qua sông, mà còn đưa đến tận nhà ông cách đó chỉ vài dặm đường.

Khi cả hai gần đến căn nhà nhỏ nhưng ấm cúng của ông lão, người kỵ sĩ tò mò hỏi: “Tôi thấy ông đã để rất nhiều kỵ sĩ khác đi qua mà không hỏi đi nhờ. Tôi thắc mắc không hiểu tại sao trong một đêm đông giá lạnh như thế này, ông lại chờ đợi đến người cuối cùng mới xin đi nhờ qua sông? Nếu tôi từ chối và để ông lại đó thì ông biết làm thế nào?”.

Ông lão từ từ bước xuống ngựa, nhìn thẳng vào mắt chàng kỵ sĩ và trả lời: “Ta sống ở vùng này đã lâu, và ta nghĩ rằng ta cũng đã có thể hiểu được người khác chút nào đó”. Ông lão nói tiếp: “Khi ta nhìn vào mắt những chàng kỵ sĩ khác, ta thấy họ không có chút quan tâm nào đến hoàn cảnh của ta cả. Thật vô ích khi đề nghị họ giúp đỡ. Nhưng khi nhìn vào mắt anh, ta thấy được sự tốt bụng và lòng nhân hậu hiển hiện rất rõ. Ngay lúc ấy ta biết rằng chính tâm hồn cao quý của anh mới có thể sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn mà thôi”.

Những lời nói chân tình của ông lão khiến người kỵ sĩ xúc động sâu sắc. “Tôi thật lòng cảm ơn vì những gì ông vừa nói”, anh nói với ông lão. “Tôi mong là mình sẽ không bao giờ vì quá bận rộn với công việc đến nỗi từ chối giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn bằng lòng nhân ái và trắc ẩn của mình”.

Với những lời nói ấy, Thomas Jefferson quay ngựa đi và bắt đầu con đường đi đến thành công và trở thành tổng thống thứ ba của Mỹ.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 28, 2013 in Mỗi ngày một truyện

 

Mẹ Hằng Cứu Giúp

Ảnh

Nguồn: https://www.facebook.com/vu.thanhhuong.779/posts/252609398227698:19

Vào năm 1789 đại Cách mạng Pháp, người cha trong một gia đình đã được Đức Mẹ cứu giúp cách lạ lùng, ông kể lại sự kiện đó như sau:

Bao nhiêu tiền của, gia tài, tôi đã “dâng cúng” hết cho Cách mạng. Rốt cuộc, tôi vẫn bị bắt, bị toà án nhân dân phong cho là “ác ôn”, phải đền “nợ máu”.

Hàng ngày, chính mắt tôi đã nhìn thấy hàng trăm tù nhân bị đưa ra chém. Một buổi sáng, viên quản đốc đề lao tới đọc danh sách các tù nhân bị đem ra pháp trường.
Năm mươi người phải đền “nợ máu”, trong đó có tôi.
Kẻ thì khóc lóc, người thì la ó nguyền rủa, kẻ khác tạ ơn Chúa vì sắp được giải thoát. Riêng tôi vẫn còn trùng trình thưa với quản đốc:

– Xin ông vui lòng ân huệ cho tôi một lát, tôi làm mất mẫu ảnh tìm mãi chưa thấy.

– Ảnh gì?

– Thưa, ảnh Đức Mẹ mà tôi vẫn thường giữ trong mình.
Trong phút cuối đời, tôi muốn có ảnh Mẹ bên cạnh.

– A lê hấp! Không có lôi thôi gì hết.

Tôi quì gối van xin, trong lòng cầu khẩn Mẹ giúp.
Lạ lùng thay, ông nói:

– Được, cho mày sống thêm một ngày để tìm ảnh.
Ngày mai, cả mày với ảnh cùng lên đoạn đầu đài.

Ông vừa đi được vài phút,
tôi đã tìm thấy ảnh, tôi cầm lấy ảnh Đức Mẹ ôm hôn thắm thiết.

Hôm sau, viên phó quản đốc đến đọc danh sách tù nhân đi xử, nhưng lại không có tôi. Người ta quên hay tưởng tôi đã bị xử ngày hôm trước?
Tôi vẫn phập phồng, lo sợ… Được vài ngày, lúc chập tối, trong trại lửa bốc cháy rần rần. Tôi nghe có tiếng hô: “Cháy nhà, mỗi người hãy tự lo cứu mình”.

Cơ hội ngàn năm một thuở, chúng tôi vọt ra khỏi nhà giam, tìm đường tẩu thoát.
Sau vài ngày, tôi đã tới vùng sông Rhein giáp với nước Đức. Tôi bắt đầu tìm kiếm vợ con. Không có họ, đời tôi còn ý nghĩa gì nữa.

Tôi tìm kiếm xuôi ngược, dò la tin tức suốt hai năm trời mà bặt vô âm tín.
Thất vọng, tôi lang thang đó đây.
Một hôm đi ngang qua nhà thờ đang có thánh lễ,
tôi vào tham dự, cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ.

Lễ xong, mọi người ra về, tôi đi ngang hông nhà thờ, chợt thấy một người đàn bà và hai đứa nhỏ đang quì cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ.
Lòng tôi chợt rộn ràng, xôn xao, nghĩ có thể đó là vợ con mình.
Tim tôi đập mạnh, xúc động lắm nhưng tôi cố trấn tĩnh, chờ đợi cho mẹ con người đàn bà kia trở ra để nhận dạng.

Chừng mười phút sau, mẹ con bà ấy vái Chúa và Đức Mẹ bước ra.
Trời đất ơi! Đúng là vợ tôi.
Cả người tôi run rẩy, muốn chạy lại ôm chầm lấy họ, nhưng tôi không còn đủ sức đứng vững trên đôi chân mình. Miệng líu lại, tôi quỵ xuống đất. Chờ cho giây phút hồi hộp, giao động qua đi, tôi mới đứng dậy theo họ xa xa.

Cách nhà thờ chừng hai trăm mét, họ vào nhà.
Tôi đến trước cửa và bấm chuông.
Vợ tôi ra mở cửa, tôi ôm chầm lấy vợ, chan hòa nước mắt.
Hai đứa con gái của tôi cũng chạy ra chỉ kêu lên hai tiếng “Ba ơi”, rồi ngã vào lòng tôi, chúng tôi ôm hôn nhau trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Cả gia đình chúng tôi quấn lấy nhau trước bàn thờ Đức Mẹ.

***
Người tín hữu Kitô không thể sống cuộc sống Đức Tin nếu không nhờ Mẹ.
Cuộc lữ hành trần gian tiến về quê trời sẽ không dẫn về đích điểm nếu không có sự trợ giúp của Mẹ.
Đó là chân lý gắn liền với Mầu Nhiệm Nhập Thể.

Chúa Giêsu đã không thể “làm người” một cách trọn vẹn đầy đủ, nghĩa là sống thân phận con người và hoàn thành công cuộc cứu rỗi nếu không có một người mẹ.
Một người mẹ đã cưu mang Ngài, cho Ngài bú mớm, giáo dục và dõi theo Ngài từng phút giây trong cuộc sống.

Người Mẹ ấy, Chúa Giêsu đã trối lại cho Giáo Hội qua môn đệ Gioan.
Đích thân Chúa Giêsu đã trao gởi Gioan vào trường “nội trú” của Mẹ Maria, để Gioan được sống trong sự giáo dục và yêu thương của Mẹ.
Vì thế, không thể mang danh hiệu Kitô mà không chấp nhận sự có mặt của Mẹ trong cuộc sống Đức Tin.
Mẹ đang có mặt bên cạnh chúng ta trong từng bước chân đi tới, và trong những giờ phút đau thương nhất của cuộc hành trình Đức Tin.

***
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, con hướng trông lên Mẹ với những lời kinh có khi đọc vội vàng máy móc, những tâm tình vụng về, nông cạn.
Xin Mẹ hãy đón nhận như tấm lòng tôn kính hiếu thảo của con.
Xin cho con luôn xác tín rằng dù con có tội lỗi xấu xa, con vẫn là con của Mẹ, và Mẹ vẫn luôn yêu thương, chăm sóc con trong vòng tay từ ái của Mẹ. Amen!

suyniemhangngay.org

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 27, 2013 in Mỗi ngày một truyện

 

Tiếng Vọng Rừng Sâu

Ảnh

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Câu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhân điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
~*~
Cho con một điều răn mới, yêu thương luật Chúa muôn đời. Cho con một lời dấu yêu, con ơi hãy yêu mến nhau. Theo gương Thầy yêu thương trước, hy sinh mà hiến thân mình. Hy sinh vì người dấu yêu, liều cả tấm thân, tình yêu chính nhân.

Yêu thương là điều răn mới, anh em hãy mến yêu nhau. Yêu thương người ta sẽ biết,/ anh em là môn đệ Thầy.

Cho con ngàn lời yêu dấu, vẫn không bằng chính gương Thầy. Hôm qua Thầy dùng nước đây, đôi tay rửa chân chúng con. Con ơi ngần ngại chi nữa, nay con làm cũng như Thầy, con xem Thầy là Chúa con, mà Thầy rửa chân từng người chúng con.

Yêu thương là hy sinh trước, cho nhau cả chính thân mình. Yêu thương cần chi đắn đo, không thua lợi danh trước sau. Yêu thương dù muôn nguy khó, kiên tâm chẳng nghĩ xa gần. Yêu thương mùa xuân ngát hương, tỏa lan bốn phương này con biết chăng.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 27, 2013 in Mỗi ngày một truyện

 

KHỒNG QUÁ MUỘN ĐỂ NÊN THÁNH

Ảnh

Ảnh có tính minh họa.

Nguồn: https://www.facebook.com/maymacotoi.doicontuoidep?hc_location=timeline

CÂU CHUYỆN GIÀU Ý NGHĨA
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY.
NÊN ĐỌC VÀ VẬN DỤNG
TRONG MỌI TÌNH HUỐNG CUỘC SỐNG,
ĐẶC BIỆT LÀ CÁC BẠN TRẺ,
HỨA HẸN TƯƠNG LAI PHÍA TRƯỚC!

(CTM – 25/11/2013)

Người Nhật Bản có kể một câu chuyện như sau:
Zenkai là một thanh niên con của một hiệp sĩ Samourai. Anh được tuyển vào phục dịch cho một viên chức cao cấp trong triều đình. Không mấy chốc, Zenkai đem lòng say mê người vợ của chủ mình. Anh lập mưu giết người chủ và đem người đàn bà trốn sang một vùng đất lạ.
Anh tưởng có thể ăn đời ở kiếp với người đàn bà. Nhưng không mấy chốc, người đàn bà đã để lộ nguyên hình của một con người ích kỷ, đê tiện. Zenkai đành bỏ người đàn bà và ra đi đến một vùng đất khác, ở đó anh sống qua ngày bằng nghề hành khất.
Trong cảnh bần cùng khốn khổ, Zenkai đã bắt đầu hồi tâm để nhớ lại những hành động tội lỗi của mình. Anh quyết định làm một việc thiện để đền bù cho quá khứ nhơ nhớp của mình.
Anh đi về một vùng núi hiểm trở, nơi mà nhiều người đã bỏ mình vì khí hậu khắc nghiệt cũng như vì công việc nặng nhọc. Zenkai đem hết sức lực của mình để khai phá một con đường xuyên qua vùng núi ấy.
Ban ngày đi khất thực, ban đêm đào đường xuyên qua núi. Zenkai cặm cụi làm công việc ấy ròng rã trong 30 năm trời.
Hai năm trước khi Zenkai hoàn thành công trình của mình, thì người con của viên chức triều đình mà anh đã sát hại trước kia bỗng tìm ra tung tích của anh. Người thanh niên thề sẽ giết Zenkai để trả thù cho cha mình. Biết trước mình không thoát khỏi án phạt vì tội ác mình đã gây ra mấy chục năm trước, Zenkai phủ phục dưới chân người thanh niên và van xin:
“Tôi xin sẵn sàng chịu chết. Nhưng cậu hãy cho phép tôi được hoàn thành công việc tôi đang làm dở. Khi mọi sự đã hoàn tất, cậu hãy giết tôi”.
Người thanh niên ở lại để chờ cho đến ngày trả được mối thù cho cha. Nhưng trong khi chờ đợi, không biết làm gì, người thanh niên đành phải bắt tay vào việc đào đường với Zenkai mà vẫn nuôi chí báo thù cha.
Nhưng chỉ một năm sau cùng làm việc với kẻ đã giết cha mình, người thanh niên cảm thấy mọi ý muốn báo thù đều tan biến trong anh. Thay vào đó, anh lại thấy dậy lên trong lòng sự cảm phục và thương mến đối với sự nhẫn nhục, chịu đựng của Zenkai.
Con đường đã được hoàn thành trước dự định. Giờ đây dân chúng có thể qua lại vùng núi hiểm trở một cách dễ dàng.
Giữ đúng lời hứa, Zenkai đến phủ phục trước mặt người thanh niên để chấp nhận sự trừng phạt. Nhưng người thanh niên vừa đỡ Zenkai dậy vừa nói trong tiếng khóc:
“Làm sao tôi có thể chém đầu được thầy của tôi?”
Câu chuyện trên đây hẳn hàm chứa được nhiều bài học. Ngạn ngữ Latinh thường nói:” Sai lầm, vấp ngã là chuyện thường tình của con người, nhưng ngoan cố trong sai lầm là bản chất của ma quỉ”. Nét đẹp quí phái nhất nơi lòng người đó là còn biết hồi tâm, còn biết nhận ra lỗi lầm và từ đó quyết tâm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Trong câu chuyện trên đây hẳn phải là hình ảnh của sự phục thiện mà Thiên Chúa vẫn luôn khơi dậy trong lòng người.
Nhưng bài học đáng chú ý hơn trong câu chuyện trên đây có lẽ là: tình liên đới xóa tan được hận thù trong lòng người. Người thanh niên đã khám phá ra giá trị ấy khi bắt tay làm việc với Zenkai, con người mà trước đó anh đã quyết tâm tiêu diệt cho bằng được. Quả thực, tình liên đới, sự đồng lao cộng khổ, sự hiện diện bên nhau có sức tiêu diệt được hận thù trong lòng người.
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 25, 2013 in Mỗi ngày một truyện

 

Thánh lễ bế mạc Hội thảo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Nguồn: http://www.unblock4all.info/browse.php?u=OjzjCcO2YOsVvW3lSeuceTe1HAlOLjsr2CTfqf4wOEOdm59ZLyq6Msz4yjHcIEVnZhQJ6%2Ff3t6V5lzngIPtnPw0K4UbY1i2NcL1M2Q%3D%3D&b=29


VRNs (24.11.2013) – Hà Nội – Thánh lễ tạ ơn bế mạc Hội Thảo về lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã diễn ra lúc 12:00, ngày thứ bảy 23.11.2013, tại Nhà thờ Thái Hà, DCCT Hà Nội.

Thánh lễ do cha Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Vinh Sơn Phạm Trung Thành chủ sự, cha Bề trên nhà Sài Gòn Giuse Hồ Đắc Tâm chia sẻ Lời Chúa, gần 30 linh mục khác đồng tế và hằng trăm giáo dân tham dự.

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm chia sẻ Lời Chúa

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm chia sẻ Lời Chúa

13112411

13112413

Kết thúc Thánh lễ cha chính xứ Giuse Nguyễn Văn Phượng, gửi lời cám ơn tới cha Giám tỉnh, quý cha trong Dòng và mời quý cha có dịp trở lại Thái Hà thăm cộng đoàn và cùng hiệp dâng thánh lễ.

Trong 2 ngày diễn ra hội thảo (22 – 23.11.2013) vừa qua. Quý cha đã thảo luận về Cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, áp dụng những việc đạo đức bình dẫn, cách thức hướng dẫn trong giờ hành hương, thiết lập Hội Đức Mẹ HCG và Lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sẽ được tổ chức hằng năm vào ngày 27 tháng 6. Hàng tuần, vào ngày thứ Bảy và thứ Tư, sẽ có giờ hành hương kính Đức Mẹ tại các cộng đoàn…

Dominic Tú, VRNs

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 24, 2013 in Tin tức

 

LỜI CHA DẶN CON – TRIẾT LÝ CỦA ĐỜI SỐNG.

 

Các con thân mến,Viết những điều căn dặn này, tôi dựa trên 3 nguyên tắc như sau:

1. Ðời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Tôi là Cha của các con, tôi không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3. Ðây là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà tôi ghi nhận được, nó sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn oan phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, trong cuộc đời này, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chờ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Ðời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

4. Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Áí tình chỉ là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.

5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều này!

6. Tôi không yêu cầu các con phải phụng dưỡng tôi trong nửa quãng đời còn lại của tôi sau này. Ngược lại, tôi cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc tôi đã làm tròn thiên chức của tôi. Sau này các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình. Mình đôi xử người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu không hiểu rõ được điều này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, tôi tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng minh muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này không có cái gì miễn phí cả.

9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau, dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.
ST

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 23, 2013 in Giáo Dục

 

Chân phước Micae Pro, linh mục tử đạo (lễ nhớ ngày 23 – 11)

Nguồn: http://dongten.net/noidung/17268

Đối với chân phước Micae Pro (Miguel Agustín Pro), mọi sự trên đời này đều có thể là chuyện đùa được. Một lần bị công an rượt bắt, đến chỗ quẹo, ngài bá vai một cô gái và nói nhỏ: “Cha bị công an rượt.” Khi thấy vậy, họ tưởng là một cặp tình nhân, nên chẳng thèm để ý gì, chỉ cố đuổi bắt cho được ông linh mục! Dầu vậy, ngài không cho phép ai coi việc gì liên hệ đến Chúa là chuyện đùa. Chính vì thế, ngài bị chính quyền Mêhicô thời đó kết án.

Chân phước Micae Pro sinh năm 1891 tại thị trấn Zacatecas, miền trung nước Mêhicô, trong một gia đình khá giả và đạo đức. Lúc nhỏ, ngài là một chú bé hiếu động và tinh nghịch. Năm 20 tuổi, ngài được nhận vào Dòng Tên tại tập viện El Llano. Sau 4 năm sống yên lành, ngài cùng với cả cộng đoàn phải chạy trốn sáng Hoa Kỳ, ở nhà tập Los Gatos ở bang California, để tránh đoàn quân hung hãn của chính quyền Carranza thù ghét Hội Thánh. Năm 25 tuổi, ngài được gửi đi học triết lý tại Granada nước Nicaragua. Năm 31 tuổi, ngài được gửi học thần học tại Barcelona ở Tây Ban Nha, rồi tại Enghien ở Bỉ. Tại đây ngài thụ phong linh mục lúc 34 tuổi. Năm sau ngài được gọi về Mêhicô để hoạt động tông đồ.

Ngài chỉ hoạt động tông đồ được hơn một năm, tất cả tập trung tại Mêhicô. Thời đó, chính quyền Mêhicô đề ra những biện pháp gay gắt đối với tôn giáo: luật năm 1926 giải tán tất cả các dòng tu, đóng cửa các trường học công giáo, mỗi tín hữu có thể đến cầu nguyện riêng ở nhà thờ, nhưng không được đọc kinh chung hay dâng lễ, dù là ở tư gia. Không thể đùa với những việc thiêng liêng như vậy được: 90% dân Mêhicô là người công giáo. Một mặt cha Pro tham gia Hội Liên Hiệp Bảo Vệ Tự Do Tín Ngưỡng để đòi chính quyền tôn trọng tự do sinh hoạt tôn giáo của nhân dân. Mặt khác, ngài thay hình đổi dạng để có thể đi đây đi đó để giải tội, dâng lễ, hướng dẫn tĩnh tâm. Ngài đặc biệt giúp các gia đình nghi thức tôn vương: nhận Chúa Ki-tô là vua để yêu mến, tôn kính và tuân phục. Có lần ngài đang chuẩn bị dâng lễ tại một tư gia thì công an đến. Họ hỏi: “Ở đây sắp có lễ, phải không? Ngài trả lời thật bình tĩnh: “Nếu ở đâu có lễ, xin cho tôi biết với. Tôi là người công giáo, rất mong được dự lễ.” Nhiều lần ngài thoát tay công an trong đường tơ kẽ tóc như vậy.

Một hôm có người trong hàng lãnh đạo chính quyền Mêhicô bị ám sát. Công an bắt ngài cùng với mấy thành viên khác của Hội Liên Hiệp Bảo Vệ Tự Do Tín Ngưỡng. Không hề bị xét xử, họ đem ngài và các bạn ra xử bắn ngày 23 tháng 11 năm 1927 tại thủ đô Mêhicô. Trước khi thụ hình, ngài xin quỳ gối cầu nguyện ít phút, rồi đứng lên dang tay theo hình thánh giá và hô lớn: “Vạn tuế Chúa Ki-tô vua.” Mọi người quen biết đều nhìn nhận ngài là một tu sĩ đạo đức và là một linh mục nhiệt thành, đồng thời kể không biết bao nhiêu chuyện đùa dai của ngài. Mặc dù kết cuộc đời ngài có vẻ bi đát, nhưng nhất định ngài không phải là một vị thánh buồn. Ngài được Đức Thánh Cha Phaolô II tuyên chân phước năm 1988.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 23, 2013 in Các Thánh

 

20 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH TRONG CUỘC SỐNG

1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái.2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp.3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên.4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.

5. Khi làm hỏng việc, cần nghĩ rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, vì vậy hãy quên chuyện đó đi và tiếp tục công việc bình thường.

6. Khi gặp đau khổ, bạn có thể hét thật to hoặc khóc thành tiếng ở một nơi vắng vẻ; đây là một phương pháp giảm bớt áp lực bên trong cơ thể.

7. Đem lòng tốt giúp người, nhất định không để oán hận trong lòng.

8. Nên có suy nghĩ: “Trên đời không có gì tận thiện tận mỹ, tôi đã cố gắng rồi, tốt hơn càng hay, không tốt cũng không phải là lỗi của mình”.

9. Học cách thư giãn, đối với công việc, phải biết cách sắp xếp, trù tính hợp lý, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, sống thanh thản.

10. Học cách lánh mặt ở những nơi không cần thiết, những hoạt động rối ren phức tạp, thoát khỏi những mệt mỏi và lộn xộn do một số người mang lại.

11. Không sợ thừa nhận năng lực bản thân có hạn, học cách nói “không” với một số người trong những lúc thích hợp.

12. Lúc đêm khuya thanh vắng, hãy để cho lòng mình được thật sự yên tĩnh, khẽ khàng nói chuyện với bản thân, sau đó dần dần đi vào giấc ngủ.

13. Từ từ hòa vào nhịp điệu cuộc sống, sắp xếp thời gian nhàn rỗi vào chương trình làm việc hằng ngày.

14. Hòa mình với thiên nhiên, biết bằng lòng với những gì đang có và niềm vui thường ngày.

15. Bình tĩnh xử lý các vấn đề phức tạp, điều này sẽ giúp nhiều cho việc giảm áp lực lo lắng.

16. Viết thư cho người thân, bạn bè lâu ngày không liên lạc, không những để thổ lộ những cảm nhận của mình mà còn tạo cho người khác niềm vui bất ngờ khi nhận thư.

17. Khi bạn cảm thấy bất lực trong việc thay đổi hiện trạng, nên nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác. Đứng trước những vấn đề làm bạn khó xử, hãy tiến hành phân tích, sau đó tìm ra một phương pháp giải quyết thích hợp nhất.

18. Mỗi khi bực bội, bất an, hãy mở to mắt nhìn về một nơi xa, xem ở đó có những cảnh tượng đặc biệt gì.

19. Những ngày trước đây đều đã qua đi, vậy những ngày sau này cũng nhất định sẽ qua đi bình yên. Hãy học thuộc câu cách ngôn “Xe đến trước núi tất có đường đi”.

20. Cuối cùng hãy cùng cười thật tươi, trông bạn cười xinh hơn nhiều !

(Sưu Tầm)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 23, 2013 in Giáo Dục

 

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN C (24/11/2013) ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ (Lc 23,35-43)

 

 Ảnh
Chủ tế:  (Tùy nghi) Anh chị em thân mến! Chúa Giêsu Kitô đã được sai đến trần gian để thiết lập Nước Thiên Chúa. Qua cuộc tử nạn và phục sinh, Người đã hoàn tất ý định nhiệm mầu của Chúa Cha và được trao vương quyền trên trời dưới đất. Chúng ta cùng cảm tạ chúc tụng Chúa và tin tưởng dâng lên những lời nguyện xin:
 
1/ Chúa Nhật hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dâng Thánh lễ kết thúc Năm Đức Tin. Chúng ta cùng cầu xin Cha cho các thành phần trong Hội Thánh biết can đảm, tiếp tục làm chứng cho niềm tin của người Kitô giáo, bằng chính đời sống đức tin của mình.  
 
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!    Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.
 
2/ “Ông không phải là Đức Kitô sao?”. Cộng đoàn cùng hiệp ý cầu xin Cha soi chiếu ánh sáng chân lý trên những người thành tâm thiện chí đang miệt mài tìm kiếm, cho họ nhận biết Đức Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ và thành tâm qui phục Người.
 
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!    Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.
 
3/ “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Chúng ta cùng cầu nguyện xin Cha cho mọi Kitô hữu luôn ý thức mình thuộc về Đức Kitô, để khi sống giữa thế gian, chúng ta biết sử dụng những ân huệ và khả năng mà Cha đã ban, ngỏ hầu mai sau được vào Nước Trời hưởng Nhan Thánh của Thiên Chúa.
 
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!    Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.
 
4/ Hôm nay lễ Đức Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ, bổn mạng Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo Xứ. Xin Cha ban nhiều ơn lành trên Cha linh hướng, các anh chị huynh trưởng và các em thiếu nhi.
 
Xướng: Chúng con nguyện xin Cha!    Đáp: Xin Cha nhậm lời chúng con.
 
Chủ tế:  (Tùy nghi) Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua tình thương, xin nhận lời chúng con cầu xin, và ban ơn Thánh Thần giúp chúng con luôn làm chứng cho Chúa bằng một đời sống thấm nhuần công bình, bác ái, hầu làm cho nhiều người nhận biết và qui phục vương quyền của Chúa. Thiên Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời…Amen.
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 23, 2013 in Uncategorized

 

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15/11 -21/11/2013 – Mafia muốn ám sát Đức Giáo Hoàng?

Image

Nguồn: http://vietcatholic.org/News/Html/119186.htm

1. Tin tức về âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng của Mafia

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tuần qua, truyền thông thế giới đã rộ lên tin tức về âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng của Mafia. Nguồn tin Đức Giáo Hoàng có nguy cơ bị ám hại đầu tiên xuất phát từ Ý khi thẩm phán Nicola Gratteri trả lời phỏng vấn tờ báo Il Fatto. Ông cho rằng vì quyết tâm lên án tội phạm, gây cản trở cho công việc làm ăn của Mafia, nên Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể trở thành mục tiêu của các trùm Mafia tại Ý.

Vị thẩm phán Gratteri là người nổi tiếng quyết tâm chống Mafia từ năm 1989. Hiện nay ông được cảnh sát Ý bảo vệ rất cẩn mật 24/24 giờ mỗi ngày.

Nguồn tin trên gây lo ngại cho nhiều người vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người cởi mở, gần gũi, mở rộng vòng tay đón tiếp giáo dân và không chịu dùng xe có lồng kính chống đạn. Sau mỗi buổi triều yết chung sáng thứ Tư hằng tuần, Đức Thánh Cha thường trực tiếp bắt tay với hàng trăm giáo dân. Chính vì vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dễ bị kẻ xấu hãm hại.

Trong khi tin Đức Giáo Hoàng có thể bị ám hại đang được loan truyền một cách rộng rãi trên các cơ quan truyền thông thì tại Vatican phát ngôn viên Tòa Thánh cha Federico Lombardi nói chúng tôi “rất bình tĩnh”

Trả lời hệ thống truyền hình ABC tại Mỹ cha Federico Lombardi nói “Không có lý do cụ thể nào làm chúng tôi phải quan tâm, cũng không thấy có lý do gì hỗ trợ cho lời cảnh báo đó.”

Trong buổi triều yết chung Thứ Tư 20 tháng 11 mà chúng tôi sẽ tường trình ngay sau đây, quý vị và anh chị em có thể thấy là Đức Thánh Cha vẫn dùng chiếc xe mui trần như thường lệ, và không có một biện pháp an ninh nào được tăng cường.

Sáng ngày 14 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm chính thức tổng thống Giorgio Napolitano tại điện Quirinale. Ngài di chuyển trên một chiếc xe hơi bình thường không hề có cảnh sát hộ tống bảo vệ.

2. Mafia là gì?

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Mafia là một thuật ngữ dùng để mô tả một hình thức tội phạm có tổ chức chuyên sử dụng bạo lực đe dọa để thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại bất hợp pháp. Họ có thể có các hoạt động phụ khác như buôn bán ma túy, cho vay nặng lãi, gian lận và bắt buộc phụ nữ hành nghề mãi dâm với doanh thu được ước tính là hơn 100 tỷ Mỹ Kim mỗi năm .

Mafia sống sót được chủ yếu vì các thành viên Mafia bị buộc phải tuân giữ luật im lặng, gọi là omerta, tức là trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bị bắt, thậm chí bị tra tấn, cũng không được khai báo cho các cơ quan thi hành pháp luật nếu không gia đình họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc.

Trong đoạn phim quý vị đang xem, người thợ lau kính này bị giết chết chỉ vì vô tình xuất hiện vào đúng thời điểm Mafia đang hạ sát một người. Người vô tội này đã bị giết oan ức vì Mafia muốn giữ luật tuyệt đối im lặng.

Kể từ khi xuất hiện vào thập niên 1800, Mafia đã thâm nhập vào cơ cấu kinh tế và xã hội của Ý và bây giờ ảnh hưởng đến thế giới.

Cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ ước tính Mafia có khoảng 25,000 thành viên hoạt động tích cực trong 4 nhóm, và khoảng 250,000 cảm tình viên trên toàn thế giới. Tại Mỹ, hiện có hơn 3,000 thành viên chủ yếu tại các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ , miền Trung Tây, California, và miền Nam Hoa Kỳ. Trung tâm lớn nhất của Mafia tại Mỹ là chung quanh thành phố New York , miền nam New Jersey và Philadelphia .

3. Đức Giáo Hoàng nói về Mafia

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 5 với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói về Mafia và những hậu quả tiêu cực của nó.

Đức Thánh Cha nói:

“Tôi đang suy nghĩ với nỗi buồn về những người nam nữ, thậm chí cả trẻ em, đang bị khai thác bởi nhiều thứ Mafia, là những kẻ bắt họ phải làm công việc khiến họ trở nên nô lệ, như mại dâm chẳng hạn, với rất nhiều áp lực xã hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa hoán cải trái tim của họ, chúng ta hãy tha thiết xin Chúa cho những người nam nữ Mafia biết hoán cải”.

Những lời của Đức Thánh Cha có liên hệ đến một linh mục tử đạo là cha Giuseppe Puglisi, là người vừa được phong chân phước vào ngày 25 tháng 5 vừa qua. Cha Giuseppe đã bị nhóm Mafia “Cosa Nostra” giết hại cách đây 20 năm vào năm 1993.

Rất hùng hồn, Đức Thánh Cha nói:

“Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài.”

Cha Giuseppe Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 tại làng quê nghèo Palermo thuộc đảo Sicily. Năm 1960 ngài được thụ phong linh mục. Trong các hoạt động mục vụ của mình, cha Puglisi đã cố gắng để thay đổi tâm lý giáo dân của ngài đang bị Mafia khống chế bởi sự sợ hãi, thụ động và luật omerta – im lặng áp . Trong bài giảng các thánh lễ Chúa Nhật, ngài khích lệ anh chị em giáo dân tố cáo với các cơ quan công quyền về các hoạt động bất hợp pháp của Mafia trong vùng Brancaccio.

Ngài đã cố gắng để ngăn cản các trẻ em bỏ học, ngăn ngừa chúng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy và bán thuốc lá lậu.

Ngài phớt lờ một loạt các cảnh báo và từ chối một hợp đồng béo bở của một công ty xây dựng được Mafia chỉ định đến phục hồi lại nhà thờ của ngài mà không lấy tiền.

Cha Giuseppe Puglisi đã bị giết đúng vào ngày sinh nhật của ngài là ngày 15 tháng 9 năm 1993. Gần hai mươi năm sau, Giáo Hội đã phong Chân Phước Tử Đạo cho ngài.

4. Buổi tiếp kiến chung thứ Tư 20 tháng 11.

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự tha thứ tội lỗi qua bí tích hòa giải. Đức Thánh Cha nói rằng ngài đi xưng tội mỗi hai tuần một lần. Ngài cũng lên tiếng yêu cầu tất cả các linh mục, những người không dịu dàng với mọi người, phải thay đổi thái độ trước khi ban phát Bí Tích này.

Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần là “nhân vật chính” trong Bí Tích Hòa Giải, và sứ vụ của các linh mục trong bí tích này là một điều “rất tế nhị” vì qua bí tích này mọi người thấy rằng Thiên Chúa không bao giờ trở nên mệt mỏi trong việc tha thứ cho loài người.

Đức Thánh Cha nói:

“Hôm nay tôi lại muốn đề cập một lần nữa đến việc thứ tha tội lỗi bằng cách suy tư trên quyền bính của chìa khoá Nước Trời, là một biểu tượng Kinh Thánh khi Chúa Giêsu giao phó nhiệm vụ cho các Tông Đồ.

Trước hết, chúng ta nhớ lại rằng nguồn mạch của ơn tha tội là Chúa Thánh Thần, là Đấng mà Chúa Giêsu Phục Sinh gởi đến với các Tông Đồ. Do đó, Chúa đã biến Giáo Hội thành người giám hộ của chìa khoá Nước Trời. Giáo Hội, tuy nhiên, không phải là chủ tể của ơn tha tội, nhưng chỉ là người đầy tớ phục vụ ơn này. Giáo Hội đồng hành với chúng ta trong hành trình hoán cải diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta và mời gọi chúng ta cảm nghiệm bí tích hòa giải trong chiều kích cộng đoàn và Giáo Hội của bí tích này. Chúng ta nhận được ơn tha thứ thông qua các linh mục. Thông qua năng quyền của vị linh mục, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một người anh em để mang đến cho chúng ta ơn tha thứ nhân danh Giáo Hội. Các linh mục, là những người đầy tớ của bí tích này, cần phải nhận ra rằng họ cũng cần ơn tha thứ và chữa lành, và do đó, họ phải thực hiện sứ vụ của mình trong khiêm nhường và với lòng thương xót. Xin Chúa cho chúng ta luôn luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Xin cho chúng ta biết thực sự đánh giá cao bí tích này và vui mừng trước hồng ân tha thứ và chữa lành mà chúng ta lãnh nhận thông qua thừa tác vụ của các linh mục.

5. Đức Giáo Hoàng nói: Tôi không phải là dược sĩ, nhưng bạn nên dùng “phương dược dành cho linh hồn” này.

Hàng trăm ngàn người đã có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô vào trưa Chúa Nhật 17 tháng 11. Họ thực sự nhận được một món quà và đã ra về với một hộp nhỏ chứa đựng phương dược tâm linh .

Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị em hãy cầm lấy! Trong đó có một xâu chuỗi để anh chị em có thể lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Đây là phương dược nâng đỡ linh hồn chúng ta, để chúng ta có thể loan truyền tình yêu, sự tha thứ và tình huynh đệ ở khắp mọi nơi. ”

Quà tặng này là một cách để đánh dấu sự kết thúc của Năm Đức Tin, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 24 tháng 11. Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng kinh Mân Côi với 59 hạt , giống như 59 viên thuốc nhằm bổ sức cho linh hồn .

Suy tư trên Tin Mừng Chúa Nhật 33 Mùa Thường Niên, Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu đã cảnh báo các môn đệ về các tiên tri giả, là một lời cảnh báo ngày hôm nay vẫn mang tính thời sự.

Đức Thánh Cha giải thích:

“Ngày nay, có rất nhiều vị cứu tinh giả, là những kẻ đang mưu toan thay thế Chúa Giêsu. Các nhà lãnh đạo trên thế giới này, các thứ thánh nhân giả hiệu và những nhân vật muốn lung lạc con tim và tâm trí của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về điều này. Đừng theo họ!”

Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại. Ngài cảm ơn họ vì chứng tá dũng cảm của họ và lòng trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội, và thêm rằng họ sẽ không đơn độc.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô:

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh chị em bị bách hại vì đức tin Kitô của họ. Hiện có rất nhiều người bị bách hại. Có lẽ thậm chí còn nhiều hơn trong các thế kỷ sơ khai của Kitô Giáo.”

Khi cuộc sống trở nên khó khăn, Đức Giáo Hoàng khích lệ anh chị em tín hữu Kitô đừng mất niềm tin. Thay vào đó, họ phải tin tưởng vào Thiên Chúa và bền đỗ trong đức tin, đức cậy, và đức mến.

6. Đức Thánh Cha tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Vérgez Alzaga

Mặc dù bị cảm và đã phải hủy bỏ tất cả các cuộc tiếp kiến được dự trù vào sáng thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Quốc gia thành Vatican.

Đức Cha Vérgez Alzaga người Tây Ban Nha, thuộc dòng Chiến Sĩ Chúa Kitô, năm nay 68 tuổi, đã từng phục vụ tại Bộ các Dòng Tu và Đời Sống Thánh Hiến, trước khi chuyển sang Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, và sau đó sang phân bộ Internet của Tòa Thánh. Từ năm 2008, ngài là Giám đốc về viễn thông của Quốc gia thành Vatican. Ngày 30 tháng 8 năm nay, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Vatican, một nhiệm vụ tương đương với “thủ tướng” điều hành công việc của quốc gia bé nhỏ này, với khoảng 1900 nhân viên.

Đây là lễ truyền chức Giám Mục thứ hai do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành. Lần đầu tiên cách đây 3 tuần, vào chiều ngày 24 tháng 10 khi ngài truyền chức Giám Mục cho 2 tiến chức là Đức Tổng Giám Mục Jean-Marie Speich, người Pháp, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Ghana bên Phi châu, và Đức Tổng Giám Mục Giampiero Gloder, người Italia, tân Giám đốc Trường ngoại giao Tòa Thánh.

Hai vị phụ phong trong lễ tấn phong là Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống Đốc Vatican, và Đức Cha Bryan Farrell, người Mỹ, cùng thuộc dòng Chiến sĩ Chúa Kitô, và là Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có khoảng 40 vị Hồng Y và Giám Mục trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

“Chức Giám Mục là một công tác phục vụ chứ không phải là một vinh dự: Giám Mục có nghĩa vụ phục vụ chứ không phải thống trị. Một trọng trách cao cả của Giám Mục là mang trong mình sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô: Giám Mục là người cha và người anh của tất cả mọi người”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại việc phục vụ trong khiêm tốn và âm thần của Đức Cha Vergéz Alzaga khi còn là linh mục thư ký của Đức Hồng Y Antonio Quarracino, Cố Tổng Giám Mục Buenos Aires, Á Căn Đình, và Đức Hồng Y Pironio người Á Căn Đình Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân. Ngài khích lệ vị tân Giám Mục chu toàn công tác chăm sóc mục vụ cho các nhân viên tại Vatican, săn sóc họ như người cha, người anh với một tình yêu chân thành và dịu dàng. Ngoài ra hãy quan tâm tới những người không thuộc đoàn chiên duy nhất của Chúa Kitô, vị họ cũng được ủy thác cho con trong Chúa”.

Đức Thánh Cha nói với Đức Tân Giám Mục:

“Đức Cha đã dịu dàng và bác ái đồng hành cùng Đức Hồng Y Pironio. Tôi chắc chắn rằng ngài đang hiện diện giữa chúng ta, trong thời điểm này, và đang mỉm cười.” Cuối thánh lễ truyền chức chiều hôm qua, tại nhà nguyện Đức Mẹ Sầu Bi ở cuối Đền thờ thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm vị Tân Giám Mục cùng với 25 thân nhân của ngài.

Sáng ngày 15 tháng 11, lẽ ra Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng một số Hồng Y và Giám Mục, nhưng ngài hơi bị cảm, nên các cuộc tiếp kiến này bị hủy bỏ.

Cha Lombardi cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha không có gì đáng lo ngại. Cha cũng xác nhận Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh, về Roma vào ngày thứ Bẩy 16-11, và cư ngụ tại Nhà trọ Thánh Marta, cùng nhà với Đức Thánh Cha. Văn phòng làm việc của Đức Tổng Giám Mục Parolin vẫn ở lầu một trong dinh Tông Tòa.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm chính thức Tổng thống Cộng hòa Italia

Sáng ngày 14 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm chính thức tổng thống Giorgio Napolitano tại điện Quirinale, để đáp lễ cuộc viếng thăm chính thức của Tổng thống tại Vatican hồi tháng 6 năm nay.

Điện Quirinale là dinh của Đức Giáo Hoàng trong 300 năm trời, cho đến ngày 20 tháng năm 1870, khi quân Italia chiếm nước Tòa Thánh và thống nhất bán đảo Italia.

Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 6 đến viếng thăm tại điện Quirinale và đây là lần thứ 3 ngài gặp Tổng thống Giorgio Napolitano. Ông năm nay đã 88 tuổi và đã mãn 7 năm làm tổng thống. Nhưng hồi tháng 4 năm nay, trước tình thế nguy kịch của đất nước, theo lời khẩn khoản của các đảng phái chính trị, ông đã nhận lời làm nhiệm kỳ hai.

Tháp tùng Đức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm sáng 14 tháng 11 có 11 người, đứng đầu là Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, vì Đức Tổng Giám Mục Quốc vụ khanh Pietro Parolin còn dưỡng bệnh cho đến thứ Bẩy 16 tháng 11. Ngoài ra có Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh Dominique Mamberti, Đức Hồng Y Chủ tịch Phủ Thống đốc Vatican, Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia và Đức Hồng Y Giám quản Roma.

Đến điện Quirinale vào lúc gần 11 giờ, Đức Thánh Cha đã được Tổng thống chào đón nồng nhiệt, trước đoàn quân danh dự, với quốc thiều Vatican và Italia được trổi lên. Tiếp đó, Đức Thánh Cha và Tổng thống đã hội kiến riêng trong thư phòng, trong khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Nicola Letta, và một số vị Bộ trưởng trao đổi với phái đoàn Tòa Thánh do Đức Tổng Giám Mục Becciu hướng dẫn.

Tiếp đến là nghi thức trao đổi tặng vật, và Đức Thánh Cha chào thăm các vị Chủ tịch Thượng Viện, Hạ Viện và tòa bảo hiến của Italia, trước khi viếng nhà nguyện Đức Mẹ Truyền Tin.

Sau đó vào lúc quá 12 giờ trưa, tại sảnh đường Đại Lễ, trước sự hiện diện đông đảo của các quan chức chính quyền và phái đoàn Tòa Thánh, Tổng thống Napolitano đã đọc diễn văn chính thức chào mừng Đức Thánh Cha.

Ông tái bày tỏ tâm tình gần gũi và quí mến, đồng thời nhận xét rằng “Quan niệm của Ngài về Giáo Hội và đức tin đã được chuyển đến tất cả mọi người, dù là tín hữu hay không có tín ngưỡng, qua những lời đơn sơ và mạnh mẽ của Ngài. Điều gây ấn tượng mạnh nơi chúng tôi là sự vắng bóng mọi thái độ giáo điều.”

Tổng thống nói đến những khăn, bầu không khí căng thẳng giữa các lực lượng chính trị khác nhau, và ông nhận xét rằng nhiều lời của Đức Giáo Hoàng có thể soi sáng cho xã hội Italia trong bối cảnh này, đặc biệt là tinh thần đối thoại. Cũng vậy đối với tệ nạn tham ô hối lộ.

Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nói:

“Thưa Tổng thống, trong hoàn cảnh này, tôi muốn bày tỏ mong ước, được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện: ước gì Italia, kín múc từ gia sản phong phú của mình với các giá trị dân sự và tinh thần, biết tái tìm được sự sáng tạo và hòa hợp cần thiết cho sự phát triển hài hòa, thăng tiến công ích và phẩm giá của mỗi người, và đóng góp phần của mình cho hòa bình và công lý trong bối cảnh quốc tế.

Sau cùng, tôi cũng đặc biệt liên kết với lòng quí chuộng và yêu mến mà nhân dân Italia dành cho Tổng thống, và tái cầu chúc tổng thống những điều tốt đẹp nhất để chu toàn nghĩa vụ cao cả của Tổng Thống. Xin Thiên Chúa bảo vệ Italia và tất cả mọi người dân nước này.”

8. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhân viên phủ tổng thống và gia đình tổng thống Italia.

Sau khi trao đổi diễn văn, Đức Thánh Cha được Tổng thống hướng dẫn đến thăm Nhà Nguyện Paolina trong Điện Quirinale, rồi gặp gỡ 200 người gồm các nhân viên, gia đình và con cái của họ.

Đây là lần đầu tiên trong một cuộc viếng thăm của vị Giáo Hoàng tại dinh Quirinale có một cuộc gặp gỡ như vậy. Trong dịp này Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên tại Phủ Tổng Thống rằng:

“Qua công việc của anh chị em, nhiều khi âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với những biến cố thông thường và ngoại thường, đánh dấu hành trình của một quốc gia. Một số người trong anh chị em có cơ hội tiếp cận những vấn đề xã hội, gia đình và con người, mà các công dân tin tưởng gửi đến Tổng Thống. Tôi cầu chúc anh chị em luôn có một tinh thần hiếu khách, và cảm thông đối với tất cả mọi người. Rất cần có những người dấn thân với khả năng chuyên môn và với tinh thần nhân đạo, cảm thông, với sự quan tâm liên đới đặc biệt với những người yếu thế nhất. Tôi khuyến khích anh chị em đừng nản chí trong những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ tha nhân”.

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống Italia kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau nghi thức tiễn biệt, Ngài đã trở về Vatican lúc gần 1 giờ trưa.

9. Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha của tờ Repubblica được gỡ bỏ khỏi trang Web của Vatican

Bài phỏng vấn với Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Nhật Báo La Repubblica của Ý đã được gỡ bỏ khỏi trang web của Vatican. Trong thời gian qua, bài phỏng vấn này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Cuộc phỏng vấn, đã được thực hiện bởi người sáng lập ra tờ La Repubblica là ông Eugenio Scalfari, là một người vô thần. Theo bản văn bằng tiếng Ý của tờ báo này, có 4 điểm chính trong bài phỏng vấn. Thứ nhất, Eugenio Scalfari nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tỏ ra không quan tâm đến việc hoán cải nhà báo vô thần này. Thứ hai, Đức Thánh Cha nói rằng hiện tượng thất nghiệp trong thanh niên là vấn đề nghiêm trọng nhất trên thế giới. Thứ ba, đối với một người không phải là tín hữu, lương tâm là đủ để hướng dẫn suy nghĩ và cách hành xử. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đã chỉ trích gay gắt một thái độ đang rất thịnh hành tại Vatican.

Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, nói với các phóng viên rằng quyết định gỡ bỏ khỏi trang Web của Vatican bài phỏng vấn này là không phải là một quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng là một trong những quyết định của Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sau khi ngài chính thức bắt đầu công việc tại Vatican hôm thứ Bẩy 16 tháng 11.

Lý do chủ yếu là vì những lời nói của Đức Giáo Hoàng không được tường trình chính xác, và không thích hợp để đăng tải một văn bản không chính xác, và có thể gây ra nhiều ngộ nhận như thế trên trang web của Vatican.

Thực tế là ông Eugenio Scalfari đã không ghi chép hay thu âm trong suốt cuộc trò chuyện với Đức Thánh Cha, và những nhận xét được cho là của Đức Giáo Hoàng thực ra chỉ là những lời ông ta nhớ mang máng trong đầu.

10. Chương trình buổi lễ kết thúc Năm Đức Tin

Trong thánh lễ Chúa Nhật 24 tháng 11 tới đây nhân dịp bế mạc Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm) cho một số đại diện các tầng lớp Dân Chúa.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng thứ Hai 18 tháng 11, để giới thiệu một số hoạt động nhân dịp bế mạc Năm Đức Tin.

Theo Đức Tổng Giám Mục, trong Năm Đức Tin, đã có hơn 8 triệu tín hữu đến hành hương và tuyên xưng đức tin tại Mộ Thánh Phêrô Tông Đồ. Đây chỉ là một dấu hiệu nhỏ bé trong bao nhiêu sáng kiến trên bình diện địa phương để cử hành Năm Đức Tin.

– Lúc 5 giờ kém 15 phút chiều thứ Năm 21 tháng 11, ngày cầu nguyện cho các đan sĩ chiêm niệm, Đức Thánh Cha sẽ đến cử hành kinh chiều với các nữ đan sĩ tại Đan viện Camaldolesi trên đồi Avventino ở Roma, là nơi có những vết tích đầu tiên về đời sống nữ đan tu ở Roma. Sau đó, ngài gặp riêng cộng đồng các nữ đan sĩ tại đây.

Tiếp đến chiều thứ Bẩy 23 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ khoảng 500 dự tòng tại đền thờ Thánh Phêrô. Họ thuộc 47 quốc tịch khác nhau. Ngài đón tiếp 35 dự tòng tại cửa Đền thờ và đặt cho họ những câu hỏi theo nghi thức truyền thống: tên con là gì? Con xin gì với Giáo Hội của Thiên Chúa? Đức tin mang lại cho con điều gì?

– Sau cùng là thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 24-11 để bế mạc Năm Đức Tin.

Tại buổi lễ này, Đức Thánh Cha sẽ trao Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm” như một quyết tâm mà Giáo Hội được yêu cầu đón nhận. Tin có nghĩa là chia sẻ cho tha nhân niềm vui được gặp gỡ với Chúa Kitô. Tông Huấn này của Đức Thánh Cha trở thành một sứ mạng được ủy thác cho mỗi tín hữu đã chịu phép rửa để họ trở thành người loan báo Tin Mừng.

Đức Thánh Cha sẽ trao Tông Huấn mới cho 1 Giám Mục, 1 linh mục và một phó tế được chọn trong số những người trẻ nhất được truyền chức. Họ đến từ Lettoni, Tanzania và Australia. Tiếp đến ngài trao cho đại diện tu sĩ nam nữ, rồi những người chịu phép thêm sức, một chủng sinh, một nữ tập sinh và một gia đình, các giáo lý viên, một người mù, Đức Thánh Cha trao cho người này một đĩa CD để sao lại cho người trẻ, các hội đoàn, các phong trào. Cùng được nhận Tông Huấn còn có đại diện của giới nghệ sĩ để làm nổi bật giá trị của thẩm mỹ như một hình thức ưu tiên để loan báo Tin Mừng. Hai đại diện đó là nhà điêu khắc Etsuro Sotoo nổi tiếng của Nhật Bản, đã cộng tác vào việc xây Đền Thờ Thánh Gia ở Barcelona, Tây Ban Nha, và nữ họa sĩ trẻ Anna Gulak người Ba Lan. Ngoài ra có hai đại diện của giới ký giả. Tổng cộng có 36 đại diện các giới đến từ 18 quốc gia năm châu.

Trong thánh lễ sẽ có cuộc lạc quyên để trợ giúp các nạn nhân siêu bão Hayan ở Philippines.

Việc trao Tông Huấn trên đây chỉ có tính cách tượng trưng. Việc công bố Văn kiện này sẽ được trình bày trong cuộc họp báo lúc 12 giờ ngày thứ Ba, 26 tháng 11 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Thông thường một tông huấn thường là bản tóm tắt các chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cho nên, chúng ta thường nghe những cụm từ như Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Thực tế là vào năm 2012 đã có một cuộc họp của Thượng Hội Đồng dành cho việc tân phúc âm hóa. Tuy nhiên, tông huấn này không phải là Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hoá. Vào tháng Sáu vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ đưa ra một tông huấn trong đó trình bày những suy tư của ngài về truyền giáo nói chung, trong khi đưa các chủ đề của Thượng Hội Đồng vào một “khuôn khổ rộng lớn hơn.”

11. Đức Giáo Hoàng tiếp Thủ Tướng Chính phủ Bahamas

Sáng thứ Hai 18 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp thủ tướng nước Bahamas là ông Gladstone Christie tại điện Tông Tòa của Vatican. Ông Gladstone Christie đã đến thăm Vatican sau khi tham dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Khối Thịnh Vượng Chung tại Sri Lanka.

Trong cuộc gặp gỡ hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các chủ đề như nhập cư và làm thế nào Giáo Hội Công Giáo có thể giúp đất nước Bahamas trong các vấn đề như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Phu nhân thủ tướng và đoàn tùy tùng cũng được Đức Thánh Cha tiếp.

Thủ tướng đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hai cuốn sách, một cuốn nói về nghệ thuật của Bahamas và một cuốn nói về những thành tựu của quốc gia này 40 năm sau đảo quốc này được độc lập khỏi sự cai trị của người Anh.

12. Đức Giáo Hoàng nói hãy nhớ rằng chủ nghĩa tiến bộ ngây thơ kéo dài những hy sinh của con người

Trong Thánh lễ sáng thứ Hai 18 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nói về sự nguy hiểm của chủ nghĩa thế tục. Ngài đặc biệt lưu ý đến những cách thế tinh vi dẫn dụ các Kitô hữu đến chỗ đánh mất các giá trị và đức tin của họ.

Mong muốn ta đây cũng giống như tất cả mọi người khác thường dẫn đến thứ lý thuyết “tiến bộ vị thành niên”, nghĩa là suy nghĩ cho rằng hễ ta giống như muôn vàn những người khác thì là tiến bộ, là văn minh. Đức Giáo Hoàng nói điều này dẫn đến những hy sinh của con người, thậm chí còn được bảo vệ bởi pháp luật.

Tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin cũng tham dự trong Thánh Lễ

Đức Thánh Cha nói:

“Thiên Chúa trung thành với dân Ngài, mặc dù dân Ngài thường bất tín. Với tinh thần của trẻ thơ, chúng ta hãy xin cho Giáo Hội biết cầu nguyện với Chúa, để nhờ lòng nhân từ và thành tín của Ngài, Chúa sẽ cứu chúng ta khỏi tinh thần thế gian này, là thứ não trạng muốn thương lượng tất cả mọi thứ. Xin Ngài bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta tiến về phía trước, giống như dân Ngài đã làm trong sa mạc khi xưa, khi Ngài cầm tay họ, như cha con tay trong tay. Trong tay Chúa, chúng ta sẽ tiến bước an toàn.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói thêm rằng tinh thần của thế gian, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng đang gây ra hiện tượng “thống nhất hoá toàn cầu” làm mất đi sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa và vùi dập các giá trị tôn giáo bằng chủ nghĩa thế tục.

13. Đức Thánh Cha tiếp Tổng giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế

Sáng thứ Hai 18 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế, gọi tắt là ILO.

Ông Ryder, cùng đi với hai quan chức của tổ chức ILO, là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc lo về quyền lợi người lao động, và thúc đẩy công bằng xã hội.

Hai vị đã bàn bạc về các chủ đề này. Đức Giáo Hoàng thường xuyên lên tiếng về quyền được có công ăn việc làm, và làm sao để người lao động có thể sống với nhân phẩm. Đức Thánh Cha trong dịp này đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với công việc mà ILO thực hiện nhân danh những người lao động.

14. Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng các ông bà và những người già

Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng các ông bà và những người già. “Dân tộc nào không tôn trọng các ông bà” thì không có ký ức và vì thế không có tương lai”.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 19 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta. Đức Thánh Cha diễn giải bài đọc trích từ sách Macabê kể lại chuyện cụ Eleázaro thà chết chứ không bỏ đạo và không có thái độ mập mờ hoặc giả hình, trái lại quyết liệt trung thành và nghĩ đến các thế hệ trẻ, để lại cho họ nghĩa cử can đảm, để lại một gia sản cao thượng.

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà người già không được coi trọng, bị gạt bỏ. Nhưng người già là những người mang lại cho chúng ta lịch sử, mang lại đạo lý và đức tin làm gia sản. Họ là những người – như rượu cũ là rượu ngọn, – có một sức mạnh nội tâm để cho chúng ta một gia sản cao quí”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Đôi khi tuổi già gây khó chịu vì những bệnh tật đi kèm, nhưng sự khôn ngoan mà các ông bà nội ngoại chúng ta có chính là một gia sản chúng ta phải đón nhận. Dân tộc nào không giữ gìn các ông bà, dân tộc nào không tôn trọng ông bà thì không có tương lai, vì không có ký ức, vì đã đánh mất ký ức.

Đức Thánh Cha bày tỏ đau buồn vì nhiều ông bà bị con cháu bỏ rơi trong các nhà dưỡng lão. Họ thực là kho tàng của xã hội chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các ông bà chúng ta, bao nhiêu lần họ đã có một vai trò anh hùng trong việc thông truyền đức tin trong thời kỳ bách hại.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 23, 2013 in Tin tức