RSS

Monthly Archives: Tháng Mười Một 2010

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ 21-11-2010

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ 21-11-2010 (Nút Play đầu cho MP3-56k, nút Play kế cho Real Player 56k) playbutton.gif (2763 bytes) playbutton.gif (2763 bytes) Download 56K-MP3- Right mouse click and Save link as… Download 56K-rm- Right mouse click and Save link as… Ghi vào Sổ Viếng Thăm

  1. Mở Đầu Chương Trình
  2. Tin Mừng
    Phúc Âm Lc 23, 35-43
  3. Suy Niệm Tin Mừng
    “Xin nhớ đến tôi”
    “Lm. Antôn-Phaolô Trần Quốc Anh, dòng Tên”
  4. Đời Sống và Đức Tin
    “”
    “Kính nhớ lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh”
    “Bài của ĐC Bartolemêo Nguyễn Sơn Lâm”
  5. Mỗi Tuần Một Vị Thánh
    “”
    “”
    “”
  6. Tin Tức:
    “Tâm thư của ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh Gp Kontum gữi giáo dân”
    “”
    “”
  7. Kết Thúc Chương Trình
  8. Mời bạn đọc thêm:

Bẻ Bánh Lời Chúa NGHE LỜI CHÚA: LỄ CHÚA KITÔ VUA

Tin Mừng: Lc 23, 35-43

Nhấn vào đây để nghe…

Tác giả Nguyễn Văn Khảm, Gm.

Bẻ Bánh Lời Chúa ĐỨC KI-TÔ GIÊ-SU, VUA TÌNH YÊU !

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN

NĂM C

2Sm 5,1-3 ; Cl 1,12-20 ; Lc 23,35-43

ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

BÀI ĐỌC I : 2 Sm 5, 1-3

1 Hồi đó, toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến gặp vua Đa-vít tại Khép-rôn và thưa: “Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài.2 Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Ít-ra-en. Đức Chúa đã phán với ngài: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en.”3 Toàn thể kỳ mục Ít-ra-en đến gặp vua tại Khép-rôn. Vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua Ít-ra-en.

ĐÁP CA : Tv 121

Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa. (x c 1)

1 Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: “Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa! ” Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi, 2 cửa nội thành, ta đã dừng chân.

4 Từng chi tộc, chi tộc của Chúa, trẩy hội lên đền ở nơi đây, để danh Chúa, họ cùng xưng tụng, như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en. 5 Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử, ngai vàng của vương triều Đa-vít

BÀI ĐỌC II : Cl 1,12-20

12 Thưa anh em, anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng.13 Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái;14 trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.

15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,16 vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất,hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.

17 Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. 18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh ; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.

19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, 20 cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.

TUNG HÔ TIN MỪNG : Mc 11,9-10

Hall-Hall : Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta. Hall.

TIN MỪNG : Lc 23, 35-43

35 Khi Đức Giê-su bị đóng đinh trên thập gía, dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn! “36 Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống37 và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi! “38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”

39 Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! “40 Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! “42 Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! “43 Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”


ĐỨC KI-TÔ GIÊ-SU, VUA TÌNH YÊU !

Chúa nhật 34 kết thúc năm Phụng Vụ, Hội Thánh tôn kính vương quyền của Đức Giê-su nhằm nói lên cùng đích của Phụng Vụ, là làm cho loài người được tôn vinh một khi họ được thông dự vào vương quyền của Đức Ki-tô Giê-su Tình Yêu.

Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa vương quyền của Đức Ki-tô Giê-su, Ngài nắm vương quyền bằng cách nào, để rồi Ngài chia cho chúng ta vương quyền của Ngài ?

Dựa vào mạc khải, cho ta xác tín về vương quyền của Chúa Giê-su :

– Vương quyền của Chúa Ki-tô Giê-su độc lập và khác đời.

– Vương quyền của Chúa Ki-tô Giê-su để tập họp và phục vụ đến quên mình.

– Chúa Ki-tô Giê-su trực tiếp chăm sóc ta.

I. VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA KI-TÔ GIÊ-SU ĐỘC LẬP VÀ KHÁC ĐỜI.

Chúa Giê-su trả lời cho quan Phi-la-tô về vương quyền của Ngài : “Chính ông nói : Tôi là Vua, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga.18, 36-37). Thế mà vào đầu thế kỷ 20, xã hội loài người lại chối bỏ vương quyền của Đức Ki-tô. Thông điệp QUAS PRIMAS ngày 11/12/1925 của Đức Giáo hoàng Piô XI đã lên án hai quan điểm sai lạc sau :

  • Đồng hoá Kitô giáo với các tôn giáo khác.
  • Phủ nhận quyền của Hội Thánh trong việc giáo dục nhân loại, bởi vì Hội Thánh còn phải đặt dưới quyền bính chính phủ dân sự.

Từ lý do trên, Đức Giáo hoàng long trọng thiết lập lễ Chúa Ki-tô Vua, được cử hành vào Chúa nhật cuối tháng 10 trước lễ Các Thánh để mọi người phải lập lại xác tín :

    • Chỉ có người Công Giáo xác tín vào Lời Đức Giê-su nói : “Ta là đường, và là sự thật, sự sống” (Ga.14, 6). Bởi thế ngoài Đức Ki-tô Giê-su không có con đường là đường sự thật dẫn đến sự sống, hòng nhân loại được ơn cứu độ (x Cv.4,12).
    • Quyền bính Đức Ki-tô Giê-su trao cho Hội Thánh khác với quyền bính nhân dân trao cho Chính phủ. Do đó quyền của Hội Thánh là thần quyền, phải độc lập với quyền bính đời.

Ngày nay sau Công Đồng Vat.II, Hội Thánh lại đặt lễ Chúa Ki-tô Vua vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, nhằm nêu rõ vương quyền của Chúa không chỉ nhằm bao trùm loài người mà còn trên vạn vật hữu hình và vô hình, như lời thánh Phao-lô nói : “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình,dẫu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người. Người là khởi nguyên, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết sống lại. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả viên mãn hiện diện ở nơi Người. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl.1, 12-20 : Bài đọc II).

II. VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA KI-TÔ GIÊ-SU ĐỂ TẬP HỌP VÀ PHỤC VỤ ĐẾN QUÊN MÌNH.

Ngày đăng quang của các vua chúa trần gian là cao điểm vinh quang của một triều đại : Người ta dâng cho vua nào là vàng bạc, châu báu, nào danh hiệu mỹ từ chúc vinh không ngớt …

Ngày đăng quang của Vua Giê-su trên đồi Sọ thì ngược hẳn lại : Ngài bị mọi giới bóc lột tán tận :

  • Tài sản mất : thân hình trần trụi.
  • Người thân thiết mất : Cha thì im lặng, môn đệ bỏ trốn.
  • Danh dự mất : nhất là người ta dựa vào Sách Thánh để thách thức Chúa xuống khỏi thập giá, hầu minh chứng mình vô tội ? Vì theo sách Luật có viết : “Kẻ nào bị treo trên cây gỗ là đứa bị Thiên Chúa chúc dữ” (Dnl.21, 23).
  • Quyền bính mất : nơi Đức Giê-su cả ba chức quyền : Tư Tế, Vương Đế, Ngôn Sứ đều được Thánh Thần tấn phong cho Ngài. Nhưng trên thập giá, nhất loạt ba loại người thách thức Đức Giê-su xuống khỏi thập giá, tiêu biểu cho ba cách chối từ thiên chức của Đức Giê-su :

    • Chối từ vương quyền Chúa : Vua Hê-rô-đê và lính tráng chế nhạo vương quyền Ngài (x Lc.23,11).

    • Chối từ chức Tư Tế của Chúa : Các tư tế và ký lục ra sức cáo gian tội Ngài (x Lc.23, 10).
    • Chối từ chức Ngôn Sứ của Ngài : Dân chúng gào thét đòi giết Đức Giêsu mà tha cho họ tên sát nhân (x Lc.23, 18).

  • Khả năng phục vụ của Ngài bị cướp đi :

    • Với cái đầu để suy nghĩ, thì người ta đã kết một triều thiên gai cắm sâu vào óc, liệu còn nghĩ được gì ?

    • Với đôi bàn tay để thi ơn, thì đinh ghim chặt vào cây.

    • Với đôi chân bước đi giảng dạy, thì bị đinh đóng chặt vào khúc gỗ.
    • Với trái tim để yêu, đã bị lưỡi đòng ngoáy nát.

Đấy là vinh quang của Vua Ki-tô Giê-su được biểu lộ trên ngai thập giá. Phàm nhân coi Ngài là một ông vua hề, nên khi xét xử Ngài, họ mặc cho Ngài chiếc áo đỏ, và là vua cỏ nên vương trượng trao cho Ngài là cây sậy !

Dầu Vua Giê-su bi đát đến thế, Ngài vẫn mở miệng van xin Cha tha tội cho kẻ hại Ngài : “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm !” (Lc 23,34) Vì Ngài muốn hết thảy mọi người được vào Vương Quốc của Ngài, vì thế đến như ten trộm biết sám hối và trông cậy vào lòng Ngài thương xót, thì Ngài đáp ngay : “Hôm nay Ta cho ngươi vào Thiên Đàng với Ta” (Lc.23, 43).

III. CHÚA KI-TÔ GIÊ-SU TRỰC TIẾP CHĂM SÓC TA.

Trong Bài đọc I, Phụng Vụ Hội Thánh đã mượn tâm tình dân Do-Thái tôn vinh vua Đa-vit để ám chỉ người Ki-tô hữu qua Bí tích Khai Tâm đã được chia sẻ vương quyền của Vua Ki-tô Giê-su.

Dân Do-Thái rất hãnh diện thưa với vua Đa-vit trong ngày ông được phong vương :

õChúng tôi là cốt nhục của Ngài” (x 2 Sm 5,1).

Nhưng điều ấy còn thua xa : Người Ki-tô hữu nhờ Bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, họ cùng một nguồn gốc, cùng một xương thịt, cùng một sự sống với Đức Ki-tô Giê-su – Vua Cả trời đất – (x Ga.15, 1 ; Ga.6, 35.57 ; Dt.2, 11.14 ; Gl.2,20).

Cũng trong ngày ông Đa-vit được phong vương, chính Đức Chúa đã trao quyền cho ông :

õChính ngươi sẽ chăn dắt dân của Ta là Israel, ngươi sẽ làm vua trên Israel” (2 Sm.5, 2).

Nhưng điều này cũng còn thua xa : Chính Thần Khí của Vua Giê-su – qua Bí tích Thêm Sức – Ngài trực tiếp chăn dắt ta qua bàn tay yêu thương của Hội Thánh là Mẹ của ta (x Ga.20, 22 ; Ga.21, 15t). Bởi đó “ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa” (Tv 122/121,1 : Đáp ca).

Như thế, tuy vương quyền của Đức Giê-su được Chúa Cha phong làm Trưởng Tử muôn loài thụ tạo, nhưng sự vinh hiển của vương quyền Ngài còn lệ thuộc vào tình yêu của người Ki-tô hữu đáp trả bằng sự nỗ lực tập họp mọi giá trị để đặt dưới một đầu một mối là vương quyền Vua Giê-su (x Bài đọc II : Cl 1,12-20).

Mỗi khi tham dự Thánh Lễ, ta lại được chia sẻ chiến thắng của Đức Giê-su : Từ sự dữ biến ra sự lành, một khi ta được nên đồng hình đồng dạng trong sự chết của Ngài, thì ta cũng được cùng chia sẻ vinh quang Phục Sinh với Ngài (x Rm.8, 17).

Truyện kể :

Sáng ngày 1-5-1990, tại quảng trường Đỏ Mác-cơ-va, có hai Linh mục cùng với đám đông kiệu cây Thánh Giá cao 6 mét đi qua con đường mà trước đó xe tăng, đại pháo, hỏa tiễn, mọi binh chủng vừa mới diễu hành mừng ngày Quốc Tế Lao Động.

Đoàn người đi sau Thánh Giá, họ hô lớn cho chủ tịch Gióp-ba-chóp nghe rõ khẩu hiệu : “Sự thật, tự do và cơm bánh.” Khi đoàn người đến trước mặt vị lãnh tụ Xô-viết đang đứng đài danh dự, hai Linh mục dựng cây Thánh Giá lên cao làm che khuất các bức chân dung của Các-mác, Lê-nin, Ăng-ghen đang đặt đằng sau ông Gióp-ba-chóp.

Một trong hai Linh mục hô lớn : “Thưa ngài chủ tịch vĩ đại, Đức Ki-tô đã sống lại!” Thế là cả rừng người lập lại : “Đức Ki-tô đã sống lại!” làm vang dội cả quảng trường Đỏ.

Bốn tháng sau, tức là vào tháng 9-1990, trong một bữa tiệc thân mật, nhân ngày Quốc Tế Giới Trẻ được tổ chức tại Pháp, ông Anrê Frossurd thuộc Hàn Lâm Viện Pháp đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II :

– Nếu Đức Thánh Cha chọn một câu trong Thánh Kinh để nói với thế giới hôm nay, thì ngài chọn câu nào?

Nghe câu hỏi ấy, mọi người dự tiệc đều nghĩ trong lòng là thế nào Đức Thánh Cha cũng sẽ chọn câu : “Chúng con hãy yêu nhau như Thầy yêu chúng con” (Ga 15,12).

Nhưng Đức Thánh Cha lại trả lời :
– Tôi muốn nói với thế giới hôm nay là : “Chân lý sẽ giải phóng con người” (Ga 8,32).

Quả nhiên ít tháng sau:
– Vì Chúa Ki-tô đã sống lại.

– Vì Chân Lý đã giải phóng con người.

Chế độ cộng sản đã sụp đổ tại chính cái nôi của các ông tổ: Các-mác, Lê-nin, Ăng-ghen và kèm theo các nước Đông Âu khác!

Bởi vậy, Đức Giê-su đã nói : “Đừng sợ, Ta đã thắng thế gian !” (Ga 16,33).

THUỘC LÒNG.

Phúc thay quốc gia nào được Chúa làm Chúa Tể! (Tv 144/143, 15)

Tác giả Đinh Quang Thịnh, Lm.

 

KITÔ VUA TÌNH YÊU (LC.23.35-43) (THƠ)

Văn Học – Nghệ Thuật

 

 

 

Tình yêu Thiên Chúa cao siêu
Trí phàm sao hiểu được điều “Huyền Linh”
Mắt phàm chỉ thấy cây đinh
Làm sao thấy sự “Hy Sinh” cao vời

Con người sống ở trong đời
Tranh nhau quyền lợi mọi nơi khắp cùng
Kết bè, kết đảng xưng hùng
Tranh nhau chiếm những của chung cho mình

Làm giầu thất đức bất minh
Đạp dân nghèo xuống cùng đinh cuộc đời
Bao người đói rách tả tơi
Mình ngồi trên cứ ăn chơi xả giàn

Vô tâm một lũ tham tàn
Cùng nhau gây đã muôn vàn tội khiên
Như bầy chó sói vờn chiên
Gây bao khổ cực đảo điên dân tình

Người ngay nếu thấy bất minh
Lòng ngay lên tiếng công bình dựng xây
Lời ngay đụng chạm cả bầy
Quân gian ác sẽ bủa vây trả thù

Gương lành của Chúa Giêsu
Xưa kia cũng bị quây thù bủa vây
Vu oan, giá họa cũng đầy
Ngài là cứu thế là thầy chúng con

Nhưng Ngài còn chịu đánh đòn
Vì yêu Ngài bước cho tròn lời Cha
Xuống đời cứu chuộc chúng ta
Hy sinh tận hiến Ngài là “Tình Yêu”

“Tình Yêu” thánh hiến một chiều
“Tình Yêu” thánh thiện nhân nhiều gấp trăm
“Tình Yêu” chân chính ngàn năm
“Tình Yêu” Thiên Chúa Thánh Tâm “Vua Trời”

“Ki Tô Vua” mãi tuyệt vời
“Ki Tô Vua” đã vào đời với ta
“Ki Tô Vua” Ngài chính là
“Ki Tô Vua” cứu thế ta trong đời.

“Ki Tô Vua” đấng tuyệt vời
“Ki Tô Vua” đã cứu đời vì “YÊU”

Thanh Sơn
17.11.2010

Tác giả Thanh Sơn

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 21, 2010 in Suy Niệm Lời Chúa

 

Nhãn:

Công bố Tông Huấn ”Verbum Domini” về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội

https://pvl230810.files.wordpress.com/2010/11/bibliamundo.jpg?w=214

“Lạy Chúa, xin hãy nói vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1S 3,10)

http://www.conggiaovietnam.net/ http://groups.google.com/group/Lecdiv

Bản Tin Gia Đình Lectio Divina

lec@gmail.com

Công bố Tông Huấn ”Verbum Domini”
về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội

Nguồn: http://groups.google.com/group/Lecdiv/browse_thread/thread/da2d1978c9dc0176

VietCatholic News (11 Nov 2010 11:51)

VATICAN – Sáng 11-11-2010, Tông Huấn của ĐTC Biển Đức 16, Verbum Domini (Lời Chúa), đúc kết thành quả Thượng HĐGM năm 2008, đã được công bố tại Roma.

Văn kiện đã được giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, với sự hiện diện của ĐHY Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, ĐHY Tân cử Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, và Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM Thế giới.

Tông Huấn dài gần 200 trang với 124 đoạn: ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 3 phần tương ứng với Chủ đề Thượng HĐGM thế giới hồi tháng 10 năm 2008 về đề tài ”Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”:

– Phần I nói về Lời Chúa: Thiên Chúa nói, sự đáp trả của con người với Thiên CHúa, và tiếp đến là sự chú giải Kinh Thánh trong Giáo Hội.

– Phần II: Lời Chúa trong Giáo Hội. Giáo Hội tiếp nhận Lời Chúa; Phụng vụ là nơi ưu tiên của Lời Chúa; Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội: việc mục vụ kinh thánh, giảng thuyết, việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, lectio divina..

– Phần III: Lời Chúa cho thế giới. Phần này nhấn mạnh đến sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, loan báo Lời cứu độ của Chúa cho thế giới; Lời Chúa và sự dấn thân của Giáo Hội trong thế giới: giới trẻ, người di dân, người nghèo; Lời Chúa và văn hóa, Lời Chúa và việc đối thoại liên tôn.

Cùng với Văn bản Tông Huấn Lời Chúa, Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới cũng công bố một bản tóm lược nội dung văn kiện giáo huấn này của ĐTC.

Tóm lược Tông Huấn

”Tái khám phá vị trí trung tâm của Lời Chúa” trong đời sống bản thân và Giáo Hội, tiếp đến là ”sự cấp thiết và sự tươi đẹp” của việc loan báo Lời Chúa để cứu độ nhân loại như ”những chứng nhân đầy xác tín và đáng tin cậy của Chúa Phục Sinh”: đó là tổng hợp sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 trong Tông Huấn hậu Thượng HĐGM ”Verbum Domini”, Lời Chúa, đón nhận những suy tư và đề nghị được THĐGM nên lên trong khóa họp tại Vatican hồi tháng 10 năm 2008 về đề tài ”Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”. Văn kiện, dài gần 200 trang, là một lời kêu gọi tha thiết được ĐGH gửi tới các vị mục tử, các thành viên đời sống thánh hiến và các giáo dân, ”ngày càng quen thuộc hơn với Kinh Thánh”, và không bao giờ quên rằng ”nơi căn cội của mọi linh đạo Kitô chân chính và sống động đều có Lời Chúa được loan báo, đón nhận, cử hành và suy niệm trong Giáo Hội” (121).

ĐTC Biển Đức 16 khai triển những suy tư của ngài đi từ Lời Tựa của Tin Mừng theo Thánh Gioan đặt chúng ta đứng trước ”mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra qua hồng ân Lời Ngài.. Lời của Ngài đã nhập thể (Ga 1,14). Đó là tin mừng” (1). ĐGH quả quyết: ”Trong một thế giới thường cảm thấy Thiên Chúa như thừa thãi và xa lạ, không có điều ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên này: đó là tái mở ra cho con người ngày nay cánh cửa dẫn đến Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đang nói và thông truyền cho chúng tình thương của Ngài để chúng ta được sự sống dồi dào” (2).

ĐTC giải thích rằng ”Thiên Chúa nói và can thiệp trong lịch sử để mưu ích cho con người”, và chỉ khi nào con người cởi mở đối thoại với Đấng Sáng Tạo nên mình, thì mới có thể hiểu được bản thân và thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của mình. ”Thực vậy, – Tông Huấn viết – Lời Chúa không chống lại con người, không bóp nghẹt những ước muốn chân chính của con người, trái lại Lời Chúa soi sáng, thanh tẩy và đưa những ước muốn ấy đến chỗ viên mãn.. Rất tiếc là trong thời đại chúng ta ngày nay, có một ý tưởng rất được phố biến, nhất là tại Tây Phương, cho rằng Thiên Chúa xa lạ với đời sống và các vấn đề của con người và hơn nữa, sự hiện diện của Chúa có thể đe dọa quyền tự quyết của con người”. Trong thực tế, ”chỉ có Thiên Chúa mới đáp ứng khát vọng trong tâm hồn mỗi người!”.

Đối với ĐGH, ”về phương diện mục vụ, điều rất quan trọng là trình bày Lời Chúa trong khả năng của Lời này đối thoại với các vấn đề của con người trong đời sống thường nhật.. Việc mục vụ của Giáo Hội phải cho thấy rõ Thiên Chúa lắng nghe những nhu cầu và tiếng kêu của con người như thế nào” để mang lại cho con người ”hạnh phúc vĩnh cửu trọn vẹn” (22-23). Theo nghĩa đó, cần giáo dục các tín hữu nhìn nhận rằng ”căn cội của tội lỗi chính là không lắng nghe Lời Chúa và không đón nhận, trong Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, ơn tha thứ mở cho chúng ta ơn cứu độ” (26).

Văn kiện nhắc lại Công đồng chung Vatican 2 đã đẩy mạnh việc tái khám phá Lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội (3), và tái khẳng định sự tôn kính sâu xa đối với Kinh Thánh, ”tuy rằng đức tin Kitô không phải là một ”tôn giáo của Sách”: Kitô giáo là ”tôn giáo của Lời Chúa”, không phải ”một lời được viết ra và câm nín, nhưng là Lời nhập thể và sống động” (7), dưới ánh sáng của Lời này, ”bí nhiệm về thân phận của con người được sáng tỏ chung cục” (6). Thực vậy, Chúa Giêsu Kitô là ”Lời chung kết của Thiên Chúa”: Vì thế, ”chúng ta không nên chờ đợi một mạc khải công khai nào khác trước khi Chúa tỏ hiện trong vinh quang”. Trong bối cảnh ấy, ”cần giúp các tín hữu phân biệt rõ ràng Lời Chúa khác với những mạc khải tư”, vai trò của các mạc khải này ”không phải là. . bổ túc Mạc Khải chung cục của Chúa Kitô, nhưng là giúp sống mạc khải ấy một cách trọn vẹn hơn trong một thời điểm lịch sử nào đó”. Mạc khải tư là ”một trợ giúp được ban tặng, nhưng không bắt buộc phải sử dụng mạc khải ấy” (14).

Giải thích Lời Chúa

Về việc giải thích đúng đắn Lời Chúa, ĐGH nhấn mạnh rằng ”không có sự hiểu biết chân chính nào về Mạc khải Kitô giáo ở ngoài hoạt động của Chúa Thánh Linh” (15), như thánh Giêrônimô đã nói: ”Chúng ta không thể hiểu được Kinh Thánh nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh, Đấng linh hứng Kinh Thánh” (16): đây là một sự hiểu biết tăng trưởng với thời gian, nhờ sự trợ giúp của Thánh Linh, nhờ Truyền Thống sinh động của Giáo Hội và Huấn Quyền của Hội Thánh, Huấn Quyền này có thẩm quyền ”giải thích chính thức Lời Chúa, được viết ra hoặc truyền lại” (33). ”Môi trường nguyên thủy để giải thích Kinh Thánh là đời sống Giáo Hội”, xét vì ”không có lời ngôn sứ nào tùy thuộc sự giải thích của tư nhân” (29); vả lại, thánh Giêrônimô luôn nhắc nhở rằng ”chúng ta không bao giờ đọc Kinh Thánh một mình. Chúng ta gặp quá nhiều cánh cửa khép kín và dễ rơi vào sai lầm” (30).

Nghiên cứu Kinh Thánh

ĐGH phân tính hiện tình nghiên cứu Kinh Thánh và nhận xét rằng ”Phần lớn hiệu năng mục vụ trong hoạt động của Giáo Hội và đời sống thiêng liêng của các tín hữu tùy thuộc quan hệ phong phú giữa khoa chú giải và thần học” (31). ĐGH nhìn nhận sự đóng góp quan trọng của ”khoa chú giải phê bình lịch sử” và các phương pháp khác (32), nhưng ngài cũng cảnh giác về nguy cơ lớn ngày nay do ”một thứ chủ thuyết nhị nguyên” giữa khoa chú giải Kinh thánh và thần học: một bên là khoa chú giải chỉ giới hạn trong vào phương pháp phê bình lịch sử, và trở thành một ”khoa chú giải bị tục hóa”, trong đó tất cả đều bị thu hặp vào ”yếu tố phàm nhân”, đến độ phủ nhận ”lịch sử tính của các yếu tố thần thiêng”; và bên kia là một nền thần học ”có xu hướng thiêng liêng hóa ý nghĩa của Kinh Thánh và không tôn trọng đặc tính lịch sử của mạc khải”.

ĐGH cầu mong có sự ”hiệp nhất giữa hai cấp độ” giải thích, xét cho cùng nó đòi phải có ”một sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí”, làm sao để đức tin không bao giờ trở thành một thứ ”duy tín”, với hậu quả là người ta đọc Kinh Thánh theo chủ thuyết duy căn (fondamentaliste) – hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen – và ngoài ra cần có một lý trí ”tỏ ra cởi mở, không tiên thiên phủ nhận tất cả những gì vượt quá mức độ của lý trí (33-36). Vì thế, ĐTC Biển Đức 16 mong muốn rằng trong lãnh vực giải thích Sách Thánh, ”sự nghiên cứu được tiến triển” mang lại thành quả cho khoa Kinh Thánh và cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu” (19) và đồng thời có thể mở rộng cuộc đối thoại giữa các vị mục tử, các nhà chú giải và thần học (45) với ý thức rằng, trong lãnh vực này, ”Thánh Truyền, Kinh Thánh và Huấn quyền của Hội Thánh, do sự xếp đặt rất khôn ngoan của Thiên Chúa, đều có liên hệ mật thiết với nhau đến độ không thực tại nào hiện hữu mà không có thực tại khác” (47).

Ngoài ra Tông Huấn nhấn mạnh rằng ta ”chỉ có thể hiểu Kinh Thánh nếu sống Kinh Thánh” (47): thực vậy ”sự giải thích Kinh Thánh sâu xa nhất đến từ những người để cho Lời Chúa uốn nắn mình”, nghĩa là từ các thánh. ”Học hỏi với các ngài, đó là một con đường chắc chắn để thực hiện một sự giải thích Lời Chúa một cách sống động và hữu hiệu” (48-49). Và nhắc đến Mẹ Maria, ”Hình ảnh của Giáo Hội lắng nghe Lời Chúa nhập thể trong Mẹ”, ĐGH nhắn nhủ ”các học giả ngày càng đào sâu quanhệ giữa Thánh Mẫu học và thần học về Lời Chúa” (27).

Kinh Thánh và đại kết, liên tôn

Tông Huấn cũng nhấn mạnh ”vị thế trung tâm của những nghiên cứu Kinh Thánh trong việc đối thoại đại kết”, đánh giá cao sự cổ võ ”những buổi cử hành đại kết lắng nghe Lời Chúa” vì ”việc cùng lắng nghe Kinh Thánh thúc đẩy. . đối thoại bác ái và làm tăng trưởng cuộc đối thoại về chân lý” (46).

ĐGH tái khẳng định rằng ”mạc khải Cựu Ước tiếp tục có giá trị đối với các tín hữu Kitô chúng ta” vì đó Lời Chúa. Ngài viết: ”Căn cội của Kitô giáo ở trong Cựu Ước và Kitô giáo luôn nuôi dưỡng mình nhờ căn cội ấy” (40). Từ đó có một ”quan hệ đặc biệt giữa các tín hữu Kitô và Do thái, một quan hệ không bao giờ có thể bị quên lãng” và phải dẫn đưa các tín hữu Kitô đến một ”thái độ quí mến dân Do thái”. ”Một lần nữa tôi muốn tái khẳng định rằng cuộc đối thoại với người Do thái là điều quí giá dường nào đối với Giáo Hội” (43).

Đàng khác, ”Giáo Hội cũng nhìn nhận như thành phần thiết yếu trong việc loan báo Lời Chúa việc gặp gỡ, đối thoại và cộng tác với mọi người thiện chí, đặc biệt là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác của nhân loại, tránh những hình thức tôn giáo pha trộn lẫn nhau và thái độ duy tương đối (117).

Thượng HĐGM nhắc lại rằng Giáo Hội nhìn người ”Hồi giáo với lòng quí chuộng, họ là những người cũng nhìn nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa duy nhất”, và mong muốn có sự phát triển đối thoại dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau, đào sâu những giá trị như ”tôn trọng sự sống”,”các quyền bất khả nhượng của người nam và người nữ cũng như sự bình đẳng nam nữ”, và sự đóng góp của các tôn giáo cho công ích, để ý đến ”sự phân biệt giữa lãnh vực xã hội chính trị và lãnh vực tôn giáo” (119). Vì thế, ĐGH bày tỏ ”sự tôn trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo cổ kính và những truyền thống tinh thần của các đại lục”, ”chứa đựng những giá trị có thể tạo điều kiện rất dễ dàng cho sự cảm thông giữa con người và các dân tộc với nhau” (119). Nhưng ngài cũng nhấn mạnh rằng ”cuộc đối thoại sẽ không được phong phú nếu nó không bao gồm cả. . tự do tuyên đứng tôn giáo của mình công khai hoặc riêng tư cũng như tự do lương tâm” (120).

Lời Chúa và phụng vụ

Tông Huấn cũng bàn đến tương quan giữa Lời Chúa và phụng vụ: ”đây là lãnh vực ưu tiên trong đó Thiên Chúa.. nói với dân Ngài ngày nay, đang lắng nghe và đáp lại”; ”Khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội” thì chính Chúa Kitô “nói” (52). Nhưng cần giáo dục các tín hữu hiểu sự thống nhất giữa Lời Chúa và Bí tích trong mầu nhiệm Giáo Hội. Thực vậy, ”trong quan hệ giữa Lời Chúa và các cử chỉ bí tích, hoạt động của chính Thiên Chúa được biểu lộ dưới hình thức phụng vụ trong lịch sử nhờ ”tính chất đào luyện của chính Lời Chúa. Quả thế, Trong lịch sử cứu độ, không có sự tách biệt giữa điều Thiên Chúa nói và làm.. Cũng vậy, trong hoạt động phụng vụ, chúng ta đứng trước Lời Chúa thực hiện điều mà Chúa nói” (53).

ĐGH tái yêu cầu ”chăm sóc kỹ lưỡng hơn việc công bố Lời Chúa”: các độc viên ”phải thực sự có khả năng và được chuẩn bị thi hành công tác này. Họ cần được chuẩn bị về mặt Kinh Thánh và phụng vụ cũng như về mặt kỹ thuật” (58).

Tiếp đến ĐGH cũng kêu gọi cải tiến ”phẩm chất các bài giảng”: cần phải tránh những bài giảng chung chung và trừu tượng, làm lu mờ đặc tính đơn sơ của Lời Chúa, cũng như tránh những điều rông rài thu hút sự chú ý về giảng viên thay vì vào trong tâm sứ điệp Tin Mừng. Phải giúp các tín hữu thấy rõ rằng điều mà vị giảng thuyết quan tâm đó là trình bày Chúa Kitô, và Ngài phải ở trung tâm của mọi bài giảng” (59). Vì thế, ĐGH tái khẳng định nên soạn một cuốn Cẩm Nang dọn bài giảng ”để giúp các thừa tác viên chu toàn nghĩa vụ của mình một cách tốt đẹp hơn” (60).

Ngoài ra, Tông Huấn cũng bày tỏ mong ước Phụng vụ các Giờ Kinh ”ngày càng được phổ biến nơi Dân Chúa.. nhất là việc đọc Kinh Ngợi Khen và Kinh Chiều. Sự phổ biến này giúp các tín hữu quen thuộc với Lời Chúa (62).

Lấy lại một số bài phát biểu của các nghị phụ, ĐGH nhấn mạnh giá trị của sự thinh lặng trong các buổi cử hành: thực vậy, ”Lời Chúa chỉ có thể được công bố và lắng nghe trong thinh lặng, bên ngoài cũng như trong nội tâm. Thời nay không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi niệm và nhiều khi người ta có cảm tượng có một sự sợ hãi phải rời bỏ các phương tiện truyền thông đại chúng, dù là trong một lúc mà thôi. Vì thế,ngày nay cần giáo dục Dân Chúa về giá trị của sự thinh lặng” (66). Rồi Tông Huấn cũng nêu lên một số lời nhắn nhủ: ”đừng bao giờ lơ là vấn đề âm thanh âm hưởng, trong sự tôn trọng các qui luật phụng vụ và kiến trúc” để giúp các tín hữu chú ý hơn” (68); ”không bao giờ được thay thế các bài đọc rút từ Kinh Thánh bằng những văn bản khác, dù chúng có ý nghĩa thế nào đi nữa về phương diện mục vụ hoặc tu đức” (69); cần cổ võ những bài thánh ca lấy hứng từ Kinh thánh, biết diễn tả vẻ đẹp của Lời Chúa nhờ một sự hòa hợp giữa lời và nhạc.” Về vấn đề này cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của nhà bình ca (70); sau cùng, ”nên đặc biệt chú ý đến những người khiếm thị và khiếm thính (71).

Dân Chúa và Kinh Thánh

ĐGH cùng với các nghị phụ nồng nhiệt mong ước có một ”vận hội mới về lòng yêu mến của toàn thể mọi thành phần Dân Chúa đối với Kinh Thánh, đến độ từ sự chăm chỉ đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh họ đào sâu chính quan hệ với Chúa Giêsu” (72). Các vị yêu cầu tăng cường việc mục vụ Kinh Thánh, việc mục vụ này cũng có giá trị đáp trả hiện tượng lan tràn của các giáo phái vốn phổ biến một sự đọc Kinh Thánh một cách xuyên tạc và lợi dụng, đồng thời cần cổ võ sự phổ biến các cộng đoàn nhỏ, trong đó người ta thăng tiến việc huấn luyện, cầu nguyện và hiểu biết về Kinh Thánh theo đức tin của Giáo Hội” (73).

Cần có một ”sự huấn luyện thích hợp dành cho các tín hữu Kitô, đặc biệt là các giáolý viên, duy trì sự chú ý đến việc tông đồ Kinh Thánh (75). Toàn thể Dân Chúa, bắt đầu từ các GM, phải tái khởi hành từ việc lắng nghe Lời Chúa. ĐGH đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với các đan sĩ nam nữ các dòng chiêm niệm, ”qua đời sống cầu nguyện, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, đang nhắc nhở cho chúng ta rằng con người không phải chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng còn bằng mọi lời xuất phát từ miệng Thiên Chúa”.

Về phần các gia đình, Thượng HĐGM mong ước rằng mỗi nhà đều có cuốn Kinh Thánh, giữ gìn một cách xứng đáng, để có thể đọc và dùng để cầu nguyện”. Tông Huấn cũng nêu cao thiên tài của nữ giới trong việc nghiên cứu Kinh Thánh và vai trò không thể thiếu được của phụ nữ trong gia đình, trong việc giáo dục, dạy giáo lý và trong việc thông truyền các giá trị”. Văn kiện mời gọi thực hành lectio divina, và cổ võ những kinh nguyện kính Đức Mẹ như kinh Mân Côi, kinh truyền tin, giúp suy niệm các mầu nhiệm thánh được kể lại trong Kinh Thánh. Văn kiện cũng trưng dẫn một số kinh nguyện cổ kính của Đôngphương Kitô giáo, như thánh ca Đức Mẹ Akathistos và Parklesis (78-88).

Kinh Thánh và truyền giáo

ĐGH nhấn mạnh lời kêu gọi của Thượng HĐGM ”hãy củng cố và tăng cường ý thức truyền giáo trong Giáo Hội”, với ý thức rằng ”điều được mạc khải trong Chúa Kitô thực là ơn cứu độ tất cả mọi dân tộc”; ”con người cần niềm Hy Vọng cao cả để có thể sống hiện tại của mình, niềm hy vọng lớn lao là một vị Thiên Chúa có một khuôn mặt loài người và Ngài yêu thương chúng ta cho đến cùng” (Ga 13,1). Vì thế Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Chúng ta không thể riêng giữ cho mình những lời sự sống đời đời được ban cho chúng ta trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô: những lời ấy dành cho tất cả mọi người và cho mỗi người. Mỗi người thời nay dù biết hay không, họ đang cần việc loan báo ấy.. Chúng ta có trách nhiệm thông truyền điều mà chúng ta đã từng nhận lãnh” (91-92). ”Vì thế, việc truyền giáo của Giáo Hội không thể bị coi như một điều tùy ý hoặc thêm vào cho đời sống Giáo Hội.. Đây không phải là loan báo một lời an ủi, nhưng là một lời có sức xâm nhập mạnh mẽ, kêu gọi hoán cải, làm cho cuộc gặp gỡ với Chúa có thể diễn ra, và nhờ đó một nhân loại mới được triển nở” (93).

Tông Huấn tái khẳng định rằng sứ mạng loan báo Lời Chúa là nghĩa vụ của tất cả mọi tín hữu đã chịu phép rửa. ”Không Kitô hữu nào có thể cảm thấy xa lạ với trách nhiệm ấy”. ”Ý thức này phải được khơi dậy trong mỗi gia đình, giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội và phong trào của Giáo Hội”. Đặc biệt Thượng HĐGM biết ơn và nhìn nhận rằng các phong trào của Giáo Hội và các cộng đoàn mới, trong Giáo Hội, là một lực lượng mạnh mẽ để rao giảng Tin Mừng thời nay, thúc đẩy phát triển những hình thức mới để loan báo Tin Mừng” (94).

”Giáo Hội không thể chỉ giới hạn vào một thứ mục vụ bảo trì, dành cho những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô. Đà tiến truyền giáo là một dấu chỉ rõ rật về sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội”. Cần có một ”sự loan báo minh thị”: Giáo Hội phải đi tới mọi người với sức mạnh của Thánh Linh (Xc 1 Cr 2,5) và tiếp tục hành động như ngôn sứ bảo vệ quyền và tự do của con người được lắng nghe Lời Chúa, tìm những phương thế hữu hiệu nhất để công bố Lời Chúa, cả khi có nguy cơ bị bách hại. Giáo Hội mắc nợ đối với tất cả mọi người, món nợ loan báo Lời cứu độ”: với bao nhiêu dân tộc chưa biết Lời Chúa và những người cần tái được rao giảng Lời Chúa với sức thuyết phục nhờ những chứng nhân đáng tin nhiệm của Tin Mừng”. ĐGH cảm động nghĩ tới tất cả những người bị bách hại vì Chúa Kitô, tới ”bao nhiêu anh chị em ngày càng quên mình vì loan báo chân lý tình thương của Chúa được mạc khải cho chúng ta trong Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại”.

Đặc biệt ĐTC Biển Đức viết: ”Chúng tôi thân ái liên đới sâu xa với các tín hữu thuộc tất cả các cộng đoàn Kitô ở Á, Phi. . ngày nay đang có nguy cơ mất mạng hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội vì đức tin.. Đồng thời chúng tôi không ngừng lên tiếng để các chính phủ bảo đảm cho tất cả mọi người quyền tự do lương tâm và tôn giáo, và cả quyền được công khai làm chứng về đức tin của mình” (95-98).

Kinh Thánh và sự dấn thân xã hội

Ngoài ra, ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở rằng việc lắng nghe Lời Chúa không dẫn sự trốn chạy khỏi thế gian nhưng đưa tới sự dấn thân mạnh mẽ hơn để làm cho thế giới trẻ nên công bằng và dễ ở hơn. Chính Lời Chúa tố giác rõ ràng những bất công và thăng tiến tình liên đới và bình đẳng. Sự dấn thân cho công lý và biến đổi thế giới là yếu tố cấu thành công cuộc rao giảng Tin Mừng. Hẳn thật, Giáo Hội không có nghĩa vụ trực tiếp kiến tạo một xã hội công bằng hơn, cho dù Giáo Hội có quyền và nghĩa vụ can thiệp vào những vấn đề luân lý và đạo đức liên quan tới ích lợi của con người và các dân tộc. Nghĩa vụ chủ yếu của giáo dân, được giáo dục trong trường của Tin Mừng, là can thiệp trực tiếp vào hoạt động xã hội và chính trị, thăng tiến các quyền của mỗi người, dựa trên luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm khảm con người, và những quyền ấy có tính chất ”phổ quát, bất khả vi phạm và bất khả nhượng”. Lời Chúa cũng là ”một nguồn mạch hòa giải và an bình”. ĐGH quả quyết: ”Một lần nữa tôi muốn tái khẳng định rằng tôn giáo không bao giờ có thể biện minh cho sự bất bao dung hoặc chiến tranh. Không thể sử dụng bạo lực nhân danh Thiên Chúa!” (99-103).

Người trẻ, di dân và người nghèo

Tiếp đến Tông Huấn đề cập đến vấn đề loan báo cho người trẻ, người di dân, người đau khổ và người nghèo. Sự quan tâm đến giới trẻ bao gồm can đảm loan báo rõ ràng.. Họ cần những chứng nhân và thầy dậy, đồng hành và hướng dẫn họ yêu thương và để họ thông truyền Tin Mừng nhất là cho những người đồng lứa tuổi, và qua đó họ trở thành những người loan báo một cách chân chính và đáng tin cậy”.

Các phong trào di dân ”mang lại cơ hội mới mẻ để phổ biến Lời Chúa. Về vấn đề này các Nghị phụ đã quả quyết rằng người di dân có quyền được nghe Lời Huấn Giáo được đề nghị cho họ chứ không áp đặt. Nếu họ là Kitô hữu, họ cần được giúp đỡ thích hợp về mục vụ để củng cố đức tin.

Tiếp đến, Tông Huấn khuyên nhủ nên gần gũi người đau khổ: ”Lời Chúa cũng tỏ lộ cho chúng ta những hoàn cảnh này, được sự dịu dàng của Thiên Chúa bao trùm một cách huyền nhiệm. Đức tin nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Lời Chúa giúp chúng ta coi đời sống con người là đáng sống cả khi đời sống ấy bị suy yếu”. Sau cùng, là những người nghèo, ”việc phục vụ bác ái không bao giờ được thiếu trong các Giáo Hội chúng ta, nó phải luôn gắn liền với việc loan báo Lời Chúa và việc cử hành các mầu nhiệm thánh. Giáo Hội không bao giờ được làm người nghèo thất vọng: ”Các vị mục tử được kêu gọi lắng nghe họ, học hỏi nơi họ, hướng dẫn họ trong đức tin và khích lệ họ trở thành những người kiến tạo lịch sử của họ”. Và Tông huấn cũng nói đến mối quan hệ giữa Lời Chúa và việc bảo tồn công trình sáng tạo của Chúa (104-108).

Kinh Thánh và văn hóa

Tông Huấn kêu gọi ”mở một cuộc gặp gỡ mới mẻ giữa Kinh Thánh và các nền văn hóa”. ĐGH viết: ”Tôi muốn lập lại với mọi giới văn hóa rằng họ không có gì phải sợ khi cởi mở đối với Lời Chúa; Lời Chúa không bao giờ phá hủy văn hóa đích thực, nhưng là một sự kích thích trường kỳ để tìm kiếm những kiểu diễn tả nhân bản ngày càng thích hợp và ý nghĩa hơn. Ngoài ra, cần phải hoàn toàn phục hồi ý nghĩa Kinh Thánh như một bộ luật lớn về văn hóa. Tông Huấn mong muốn có sự cổ võ kiến thức về Kinh thánh trong các trường học và đại học, vượt thắng những thành kiến cũ và mới. Văn kiện bày tỏ sự quí chuộng, và ngưỡng mộ của toàn thể Giáo Hội đối với những nghệ sĩ say mê thẩm mỹ, để cho mình được Kinh Thánh gợi hứng, giúp nhận thức các thực tại vô hình và vĩnh cửu trong không gian và thời gian. Tông huấn kêu gọi sự dấn thân rộng rãi và có phẩm chất cao hơn trong giới truyền thông để nổi bật tôn nhan Chúa Kitô và để tiếng Ngài được lắng nghe. Đặc biệt Tông Huấn nhấn mạnh vai trò ngày càng gia tăng của Internet, đây là một diễn đàn mới trong đó Tin Mừng vang dội, nhưng với ý thức rằng thế giới tiềm thể không bao giờ có thể thay cho thế giớ thực tại (109-113).

Khi nói về việc rao giảng Tin Mừng cho các nền văn hóa, ĐGH nhận xét rằng Lời Chúa biểu lộ một tính chất liên văn hóa sâu xa, có khả năng gặp gỡ và làm cho các nền văn hóa gặp gỡ nhau.. Nhưng ”sự hội nhập văn hóa không được lẫn lộn với những tiến trình thích ứng hời hợt và càng không bị lẫn lộn với sự hòa đồng làm mất đi tính chất độc đáo của Tin Mừng để làm cho Tin Mừng dễ được chấp nhận hơn. ”Lời Chúa biến đổi những giới hạn của của mỗi nền văn hóa tạo nên sự hiệp thông giữa các dân tộc khác nhau, mời gọi họ đi tới một tình hiệp thông bao quát, thực sự là phổ quát, nối kết tất cả mọi người, hiệp nhất tất cả làm cho chúng ta trở thành anh em với nhau” (114-116)

ĐGH kết luận rằng thời đại chúng ta ngày nay ngày càng phải trở thành một thời đại tái lắng nghe Lời Chúa và tái truyền giảng Tin Mừng, vì ngày nay, Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn còn nói với chúng ta: ”Các con hãy đi khắp thế gian, và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Khi loan bao Lời Chúa trong sức mạnh của Chúa Thánh Linh, chúng ta cũng muốn thông truyền một nguồn mạch vui mừng đích thực, không phải niềm vui hời hợt và chóng qua, nhưng là niềm vui nảy sinh từ ý thức rằng chỉ có Chúa Giêsu mới có lời ban sự sống đời đời (Ga 6,68)” (121-124)

LM Trần Đức Anh OP chuyển ý

 

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 14, 2010 in Uncategorized

 

Nhãn:

Lưu ý quan trọng cho người biên tập – Tuần cuối

Lưu ý quan trọng cho người biên tập – Tuần cuối

Posted on Tháng Mười Một 13, 2010 by vietrenews

VRMI (13.11.2010) – Truớc tiên có lời xin lỗi các bạn, vì tuần qua, DCCT VN tĩnh tâm, nên mọi hoạt động phải ngưng lại. Mở hộp thư của VRMI (vietremi@gmail.com), chúng tôi chỉ mới nhận được bài kết thúc khóa của 17 tham dự viên. Rồi đọc các phản hồi sau Thông báo chuẩn bị kết thúc khóa – OMRC – I, chúng ta thấy có vài bạn rất muốn kết thúc khóa, nhưng không đủ giờ hoàn tất bài. Với những lý do trên, Ban học vụ quyết định gia hạn việc nộp bài đến hết ngày 20/11/2010. Như vậy những ai chưa hoàn thành hãy cố lên. Ngày 25/11/2010, tức ngày Thanksgiving của Hoa Kỳ, Ban hoc vụ sẽ công bố danh tánh của những ai được xác nhận hoàn thành khóa huấn luyện, và tổng kết khóa.

 

Bây giờ chúng ta cùng dựa theo Gyurcsák János, Nhà xuất bản Osiris, Budapest 1996 – trang 258-259, để rút ra những ghi nhớ quan trọng cho việc biên tập một bài báo. Đây là công việc rất quan trọng, nếu các bạn muốn làm một tờ báo hay một website.

 

 

Chú ý trước khi biên tập:

  • Tìm ra “ngọc”
  • Thấy chỗ “thủng của mái nhà”

 

 

 “Ngọc” có thể là:

  • Một câu văn
  • Một cụm từ
  • Một hình ảnh
  • Một ý tưởng
  • Một cách diễn đạt

 

 “Thủng mái” có thể thiếu các yếu tố:

  • What
  • Who
  • When
  • Where
  • Why
  • Woh/ How
  • Toàn cảnh
  • Bối cảnh

 

 

Xếp thứ tự ưu tiên:

  • Điều quan trọng nhất là gì?
  • Điều quan trọng thứ hai là…
  • Điều quan trọng thứ ba…
  • Điều quan trọng tiếp theo…

 

Trách nhiệm:

  • Về luật pháp Biên tập viên (BTV) không chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết.
  • Trách nhiệm, trước hết thuộc về tác giả.
  • Ở một mức độ nhỏ hơn mang tính gián tiếp, thuộc về nơi xuất bản
  • Sự khác biệt giữa một BTV trung bình và một BTV giỏi là BTV giỏi can thiệp về nội dung bản thảo đúng điểm, và như thế, cũng có trách nhiệm ở một dạng nào đó khi tác phẩm xuất bản.

 

 

Khi can thiệp nội dung:

  • BTV không được thay đổi, bổ sung về nội dung và chỉnh sửa nếu tác giả không được biết.
  • BTV can thiệp vào nội dung, phải hiểu biết sâu lĩnh vực mà tác giả đã động tới.
  • BTV không chỉ suy nghĩ trong bản thảo, mà còn suy nghĩ trong tác phẩm sẽ phát hành. BTV phải hình dung được tác phẩm hoàn chỉnh.

 

 

  • Các tác giả luôn gắn bó với một vài BTV có tên tuổi.

 

  • BTV phải hiểu điều tác giả nói, và giúp đỡ người đọc hiểu điều tác giả muốn nói.

 

BTV phải chú ý:

  • Cấu trúc, trật tự sang sủa của bản thảo
  • Ngôn từ cô đọng và phong cách thích hợp của tác phẩm (thuật ngữ, các chữ viết tắt, chính tả…)
  • Gạt bỏ những lỗi phi logic, những lỗi ngôn từ trong cách diễn đạt (nhất là bài nhiều tác giả)
  • Sự chính xác và đúng đắn của các dẫn chứng
  • Kiểm tra các tên, tuổi và đề mục trong tác phẩm
  • Kiểm tra sự chính xác của các minh họa và những phần phụ
  • Không thể ép tác giả theo quan niệm của mình. Bởi lẽ tác phẩm vẫn là của tác giả.

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 14, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA (DEI VERBUM)

HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA (DEI VERBUM)

https://i0.wp.com/www.dunglac.org/upload/book/1183694653.jpg

“Lạy Chúa, xin hãy nói vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1S 3,10)

http://www.conggiaovietnam.net/ http://groups.google.com/group/Lecdiv

HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
(DEI VERBUM)

Quí thành viên Gia Đình Lectio Divina thân mến,

“Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” (Lc 10, 42)

Đó là lời Chúa Giêsu đã nói với hai chị em cô Matta và Maria, có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết và vẫn tin như thế. Tuy nhiên, nếu hôm nay Chúa Giêsu có dịp nói một lời với GĐLD, chúng ta có thể đoán được câu nói của Ngài như sau: “Gia Đình Lectio Divina (và hết thảy những ai trung kiên thực hành lectio divina trong cuộc sống hằng ngày) đang chọn phần còn tốt hơn cả cô Maria nữa, vì các con đã không chỉ làm một mình mà còn có sáng kiến mời gọi mọi người xung quanh cùng thực hành chuyện cần thiết nhất”

Để giúp nhau củng cố niềm xác tín trên đây, chúng ta cùng nhau đọc lại (học) một tài liệu hết sức căn bản và tối quan trọng: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa (cũng có thể gọi vắn tắt bằng tiếng la tinh là Dei Verbum) – (xin mở file word đính kèm, font unicode)

Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm, Tổng thư ký Uỷ Ban Kinh Thánh HĐGMVN, đã giới thiệu bài viết ngay dưới đây, giúp chúng ta có thể hiểu sơ qua về tầm quan trọng của Công Đồng Vatican 2, đặc biệt là nội dung của Dei Verbum.

Giới thiệu HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI LỜI THIÊN CHÚA
(DEI VERBUM)

Vào ngày 18-11-2005, Hiến chế tín lý về Mạc Khải được Công Đồng Vatican II ban hành 40 năm. Thế nhưng việc đón nhận và hiểu biết Hiến chế này trong lòng dân Chúa tại Việt-Nam dường như vẫn còn ở mức độ sơ khởi. Bài viết này giúp chúng ta ý thức về tầm quan trọng của Hiến chế tín lý này đối với việc sống Lời Chúa.

Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm

Công Đồng Chung Vatican II đã được đánh giá là biến cố hết sức ý nghĩa của thế kỷ xx, cả trong lịch sử phàm tục cũng như lịch sử Hội Thánh [1][1]. Nếu tìm một so sánh với lịch sử Ít-ra-en, có thể coi đây như là biến cố Sinai, vì biến cố Sinai đã là một trong những biến cố Sinai nổi bật nhất trong lịch sử Ít-ra-en, thì cũng có thể nói như thế về Công Đồng Vatican II trong lịch sử Hội Thánh [2][2]. Một bằng chứng hùng hồn cho các nhận định trên, đó là những cải cách sâu rộng mà Công Đồng Vatican II đã giúp thực hiện trong lòng Hội Thánh 40 năm qua, khiến khi hướng tới năm 2000, Đức Gioan-Phaolô II đã mơ đến “mùa xuân mới của đời sống ki-tô hữu” [3][3].

Ngược dòng lịch sử, vào ngày 25-01-1959, trước sự ngỡ ngàng của các cố vấn, Đức giáo hoàng Gioan XXIII đã loan báo Công Đồng, và ngài đã thật sự ban lệnh triệu tập Công Đồng vào ngày 25-12-1961. Sau khi đã loan báo triệu tập Công Đồng, ngài đã lập ra một Ủy Ban tiền chuẩn bị dưới quyền chủ tọa của HY Tardini, Quốc vụ khanh. Vào ngày 05-6-1960, ngài lại lập một Ủy Ban thần học chuẩn bị, ở dưới quyền chủ tọa của HY Ottaviani. Ủy Ban này lệ thuộc vào Ủy Ban chuẩn bị trung ương do Đức giáo hoàng chủ tọa.

Thế là Công Đồng Vatican II đã khai mạc vào ngày 11-10-1962. Theo ý của Đức Gioan XXIII, đây là Công Đồng “mục vụ”: “cởi mở với thế giới; thông cảm chứ không lên án tuyệt thông; xót thương hơn là khắt khe; nhận chân rằng thế giới cũng rất nhạy cảm, không chấp nhận sai lầm; loan truyền Phúc Âm với niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của «những tiên tri loan báo sự dữ»” [4][4]. Thay vì là “một tranh luận về một khoản này khoản nọ thuộc giáo lý căn bản của Hội Thánh”, Công Đồng được quy hướng về chỗ thực hiện “một bước đi tới tiến về một sự hiểu biết sâu sắc về giáo lý và một sự đào tạo ý thức về sự tương hợp trung thành và hoàn hảo với giáo lý chân chính …”[5][5]. Ngày 03-6-1963, Đức Gioan qua đời khiến Công Đồng bị treo lại, nhưng rồi lại được Đức Tân giáo hoàng Phaolô VI truyền tiếp tục. Sau bốn kỳ họp, mỗi kỳ kéo dài khoảng hai tháng trong vòng bốn năm, Công Đồng Vatican II đã kết thúc ngày 08-12-1965, với 16 văn kiện với tầm mức uy tín khác nhau (4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh, và 3 Tuyên ngôn). Hôm nay nhìn lại, chúng ta thấy đây là một Công Đồng giúp cho Hội Thánh đi vào thời hiện đại, cũng là một Công Đồng cập nhật hóa, hiệp nhất và canh tân, và còn là “một Công Đồng Kinh Thánh ”[6][6].

Đức Gioan-Phaolô II đã cho một tổng hợp súc tích về các văn kiện Công Đồng trong Tông Thư Tiến tới thiên niên kỷ thứ ba, số 19, sau đó ngài kết luận: “Với sự phong phú về nội dung và âm điệu mới chưa từng có, các vấn đề được Công Đồng trình bày tạo nên như là sự loan báo về những thời kỳ mới. Các nghị phụ đã nói cái ngôn ngữ của Phúc Âm, cái ngôn ngữ của Bài giảng trên núi và của Tám Mối Phúc thật. Trong sứ điệp của Công Đồng, Thiên Chúa hiện diện trong vương quyền tuyệt đối của Ngài trên mọi sự, nhưng cũng với tư cách là Đấng đảm bảo cho tự do thực sự của các thực tại trần thế” (số 20) [7][7].

Văn kiện Lời Thiên Chúa là một Hiến chế. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu vắn tắt Hiến chế này.

I.- NGUỒN GỐC CỦA HIẾN CHẾ DEI VERBUM

Kinh Thánh là một bộ sách đã được trân trọng và học hỏi ngay từ thuở đầu trong lịch sử Hội Thánh. Nhưng trong những năm 1950, với Học Viện Kinh Thánh Giáo Hoàng, việc nghiên cứu Kinh Thánh theo phương pháp phê bình – lịch sử đã gây ra nhiều vấn đề.

Thật ra, vào năm 1943, Đức Piô XII đã ban hành Thông điệp Divino afflante Spiritu để khuyến khích các học giả sử dụng phương pháp khoa học mà nghiên cứu Kinh Thánh. Tuy nhiên, vẫn còn đó một chủ trương chú giải không khoa học, gọi là “thiêng liêng”. Trong khi đó, vẫn có một số yếu tố thúc đẩy việc học hỏi Kinh Thánh, như Phong trào mục vụ Kinh Thánh, canh tân Phụng vụ, việc thành lập các hiệp hội Kinh Thánh Công giáo, và những cuộc tiếp xúc giữa các học giả Công Giáo và Tin Lành.

Trong bối cảnh đó, vào mùa hè năm 1960, một nhóm các thành viên Ủy Ban thần học  đã soạn một Lược đồ tóm lược Hiến chế Về các nguồn Mạc khải (Schema compendiosum Constitutionis de fontibus Revelationis) thành 13 điểm. Bản lược đồ này đã được một Tiểu Ban triển khai, rồi được trình cho Ủy Ban thần học nghiên cứu và được Ủy Ban chuẩn bị trung ương cứu xét, và cuối cùng đã được soạn thảo vĩnh viễn và in ra trong tháng 6-1962. Lúc này, bản văn mang tên là Hiến chế Về các nguồn Mạc khải (Constitutio De fontibus Revelationis).

Công Đồng được khai mạc ngày 11-10-1962, Ủy Ban giáo lý được thiết lập. Trong kỳ họp I (1962), các ý kiến không thuận chiếm đa số (các HY Liénart, Frings, Léger, Koenig, Alfrinck, Ritter và Bea): các Nghị phụ cho rằng lược đồ quá bảo thủ. Ngày 20-11, các Nghị Phụ đã bỏ phiếu và quyết định tiếp tục làm việc trên lược đồ được đề nghị. Tình hình rất căng thẳng. Thế là Đức Gioan XXIII đã thành lập một  Ủy Ban đặc biệt để soạn lại lược đồ : Ủy Ban hỗn hợp, gồm có các thành viên của Ủy Ban giáo lý và của Văn Phòng Hiệp nhất các ki-tô hữu, và ở dưới quyền chủ tọa của HY Ottaviani và HY Bea, cũng là hai chủ tịch của hai Ủy Ban trên đây. Ngày 27-3-1963 , Ủy Ban phối kết (được thiết lập vào ngày 17-12-1962), đã chấp nhận Lược đồ mới (Lược đồ I) với tên gọi chung cuộc : Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Constitutio dogmatica “de divina Revelatione”). Lược đồ I này đã không được đưa ra thảo luận trong kỳ họp II, mà chỉ được in ra và gửi cho các Nghị Phụ thôi. Với những nhận xét bằng giấy do các Nghị Phụ gửi đến trong thời gian từ tháng 6-1963 đến tháng 01-1964, một Lược đồ mới được soạn thảo (Lược đồ II). Được Ủy Ban phối kết chấp thuận ngày 26-6-1964, Lược đồ được in ra và gửi cho các Nghị Phụ. Lược đồ đã được thảo luận trong thời từ ngày 30-9 đến 06-10-1964, trong kỳ họp III. Thể theo các nhận xét của các Nghị Phụ, một Tiểu Ban đã tu chỉnh bản văn, rồi đưa ra cho Ủy Ban giáo lý trao đổi vào ngày 20-11-1964, và được phân phối cho các Nghị Phụ vào cuối kỳ họp III (Lược đồ III).

Lược đồ này đã được bàn thảo trong kỳ họp IV của Công Đồng (14-9-1965 đến 08-12- 1965). Ngày 22-9-1965, bản văn được bỏ phiếu. Ủy Ban giáo lý lại làm việc từ 29-9 đến 19-10-1965, và đánh giá là công việc đã kết thúc. Nhưng ngày 18-10-1965, có một bức thư của Đức Phaolô VI giúp vượt qua khó khăn vừa mới xuất hiện tại vấn đề tương quan giữa Kinh Thánh và Thánh Truyền và mời gọi suy nghĩ lại về vấn đề bất ngộ Kinh Thánh và sử tính của các Tin Mừng. Sau những tu chỉnh, ngày 25-10-1965, bản văn in được phát cho các Nghị Phụ (Lược đồ IV), trong đó có nêu ra những modi và phần đánh giá các modi này của Ủy Ban giáo lý. Ngày 29-10 là ngày bỏ phiếu cuối cùng cho các modi. Vào ngày 18-11-1965, bản văn chung kết đã được bỏ phiếu chấp thuận với 2344 phiếu thuận và 6 phiếu chống để trở thành Hiến chế tín lý về Mạc Khải Lời Thiên Chúa (Dei Verbum) [8][8].

II.- NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA HIẾN CHẾ “LỜI THIÊN CHÚA”

Hiến chế về Mạc Khải gồm 26 số, được phân ra thành 6 chương:

Ch. I   : Về chính Mạc Khải (số 2-6);

Ch. II  : Việc lưu truyền Mạc Khải (số 7-10);

Ch.III : Ơn linh hứng và việc giải thích Kinh Thánh (số 11-13);

Ch. IV : Cựu Ước (số 14-16);

Ch. V  : Tân Ước (số 17-20);

Ch. VI : Kinh Thánh trong đời sống Hội Thánh (số 21-26).

Hiến chế đã diễn tả giáo huấn của mình bắng các lời sau đây: “Nhưng để viết ra các sách thánh, Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ trong tài năng và sức lực của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thật tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ những điều đó thôi” (số 11).

Trong bản văn ngắn ngủi nhưng chính xác này, Hiến chế nêu lên tất cả những yếu tố được thần học coi là chính yếu trong việc soạn thảo các sách thánh:
– hành động của Thiên Chúa tuyển chọn và dùng họ như là những người trung thành truyền đạt ý muớn cứu độ của Thiên Chúa;
– các văn sĩ đóng góp khả năng và sức lực vào hành động của Thiên Chúa;
– các vị ấy là những tác giả đích thật;
– có tính duy nhất trong hành vi tác thành giữa Thiên Chúa và tác giả thánh;
– Thiên Chúa hành động “trong” và “qua/nhờ trung gian” các tác giả thánh  để tạo ra một kết quả chung: tất cả và chỉ những gì Ngài muốn được viết ra trong các sách thánh.

Sau đây là một số điểm đã được làm sáng tỏ [9][9]:

1.- Khái niệm “mạc khải”

Hiến chế không còn chỉ trình bày mạc khải bằng những từ ngữ về các chân lý; trước tiên mạc khải quy chiếu về việc Thiên Chúa tự thông ban chính mình: “Do lòng nhân lành và khôn ngoan, Thiên Chúa đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho biết mầu nhiệm của ý muốn Ngài; nhờ mầu nhiệm đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần vào bản tính Thiên Chúa” (số 2).

2.- Khái niệm “Thánh Truyền” theo nghĩa rộng

“Như vậy, Giáo Hội qua giáo lý, đời sống và việc phượng tự của mình, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (số 8). Tính duy nhất của Thánh Truyền và Kinh Thánh cũng được khẳng định: “Vậy Thánh Truyền và Thánh Kinh được nối kết và thông giao với nhau cách chặt chẽ. Thật thế, do cả hai đều phát xuất từ một nguồn mạch thần linh, có thể nói cả hai kết hợp thành một và cùng quy hướng về một mục đích. Quả vậy, Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói, xét theo tư cách được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần” (số 9). Tương quan giữa Thánh Truyền, Kinh Thánh và Mạc Khải cũng được nêu bật: “Thánh Truyền và Thánh Kinh làm thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất  lưu trữ Lời Chúa, đã được ký thác cho Giáo Hội” (số 10).

3.- Ơn linh hứng và chân lý Kinh Thánh

“Nhưng để viết ra các sách thánh, Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ trong tài năng và sức lực của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thật tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ những điều đó thôi” (số 11).

Hiêu quả của ơn linh hứng là: Kinh Thánh dạy sự thật, nhưng không phải bất cứ loại sự thật nào (khoa học, lịch sử, địa lý…), mà là sự thật dẫn đến ơn cứu độ: “Phải tuyên xưng rằng Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại nhằm cứu độ chúng ta” (số 11). Nói như thế là đã vượt qua được lãnh vực biện giáo: tính cách không sai lầm/bất ngộ (inerrance) của Kinh Thánh. Mục tiêu này của mạc khải được nhắc đi nhắc lại: “việc cứu độ loài người” (số 6), “cứu độ mọi dân tộc” (số 7), “cứu độ linh hồn” (số 10), “ơn cứu độ chúng ta” (số 12) hoặc cứu độ “toàn thể nhân loại” (số 14), “cứu độ tất cả những ai tin” (số 17).

4.- Việc giải thích Kinh Thánh

Như thế, giải thích Kinh Thánh là tìm xem Thiên Chúa muốn nói gì qua các bản văn thánh: “Để tìm ra chủ ý của các thánh sử, giữa những phương pháp khác, cũng cần phải kể đến “văn thể”. Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, ngôn sứ, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác. Hơn nữa, nhà chú giải còn có bổn phận tìm hiểu ý nghĩa mà trong những trường hợp rõ rệt, thánh sử đã muốn diễn tả và thật sự đã diễn tả trong hoàn cảnh thời đại và văn hoá của các ngài, qua các lối văn được dùng trong thời đó” (số 12). Khi làm như thế, Công Đồng đã nhìn nhận tính chất có căn cứ của khoa phê bình soạn thảo đối với các Tin Mừng (số 12): phải để ý đến bối cảnh lịch sử và tôn giáo trong đó các bản văn thánh đã hình thành, cũng như truyền thống sống động và phán quyết của Hội Thánh.

Ngoài ra, khác với Công Đồng Trentô đã ưu tiên cho bản Vulgata (DS 1508; x. 3006), Công Đồng Vatican II dành ưu tiên cho bản văn gốc (số 22).

5.- Mục vụ Kinh Thánh

Toàn bộ chương cuối cùng (chương 6) nói về tầm quan trọng của Kinh Thánh trong đời sống Hội Thánh (số 21-25). Nguyên tắc căn bản: “Toàn thể việc giảng dạy trong  Hội Thánh, cũng như chính Kitô giáo, phải được nuôi dưỡng và hướng dẫn bởi Kinh Thánh” (21). Nguyên tắc này hướng dẫn mọi công việc: dịch Kinh Thánh, nghiên cứu chú giải; dạy thần học, đọc Kinh Thánh.

a) Dịch Kinh Thánh:

“Lối vào vào Thánh Kinh cần phải được rộng mở cho các ki-tô hữu […]. Giáo Hội như một người mẹ ân cần lo liệu sao cho có các bản dịch thích hợp và đúng nghĩa sang các thứ tiếng, nhất là dịch từ nguyên bản các Sách Thánh” (số 22).  Hiến chế cũng khuyến khích cộng tác dịch Kinh Thánh chung với các anh em thuộc các Giáo Hội khác (số 22).

b) Nghiên cứu Kinh Thánh

Hiến chế khuyến khích các nhà nghiên cứu thần học và Kinh Thánh kiên trì làm việc: “Các nhà chú giải công giáo và những nhà nghiên cứu thần học phải chuyên hiệp lực, cố gắng dùng những phương thế thích hợp mà khảo sát và trình bày Thánh Kinh, dưới sự trông nom của Huấn Quyền thánh; công việc này phải được thực hiện thế nào để có đa số tối đa những người phục vụ Lời Chúa có thể cung cấp hữu hiệu cho dân Thiên Chúa lương thực Thánh Kinh có sức soi sáng tâm trí, củng cố ý chí và thiêu đốt lòng người yêu mến Thiên Chúa” (số 23).

c) Giảng dạy dựa trên Kinh Thánh

Hơn nữa, “việc nghiên cứu Thánh Kinh phải là như linh hồn của khoa Thần học. Nhờ chính lời Thánh Kinh này, thừa tác vụ lời Chúa, gồm có việc giảng thuyết của các vị chủ chăn, việc dạy giáo lý và toàn thể giáo huấn Kitô giáo, trong đó bài diễn giảng trong phụng vụ phải chiếm ưu thế, được nuôi dưỡng lành mạnh và tăng cường sinh lực thánh thiện” (số 24).

d) Học hỏi và suy gẫm Kinh Thánh

Vì “không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô” (thánh Giêrônimô; MK 25), Hiến chế ân cần khuyên nhủ mọi giới trong Hội Thánh, giáo sĩ, linh mục, phó tế, giáo lý viên, tu sĩ và mọi ki-tô hữu, “học được «sự hiểu biết tuyệt vời về Chúa Giêsu Kitô»” (Pl 3,8) nhờ năng đọc Sách Thánh (…), nhờ phụng vụ thánh đầy dẫy Lời Thiên Chúa, hoặc nhờ việc sốt sắng đọc Thánh Kinh hoặc nhờ những lớp học hỏi thích hợp và những phương tiện khác ngày nay đang phổ biến khắp nơi cách đáng mừng, với sự ưng thuận và chăm lo của các vị chủ chăn trong Giáo Hội. Nhưng họ nên nhớ rằng kinh nguyện phải có kèm theo việc đọc Thánh Kinh, để trở thành cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì «chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh (thánh Ambrôsiô)»” (số 25).

Sau cùng, Hiến chế nhắc nhở nhiệm vụ của các giám mục là đào tạo cho các tín hữu biết sử dụng Sách Thánh “có kèm theo những lời giải thích cần thiết và đầy đủ, để con cái Giáo Hội có thể gặp gỡ Thánh Kinh cách bảo đảm và ích lợi, cũng như được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh” (số 25).

“Hơn nữa, cũng nên xuất bản Thánh Kinh với các ghi chú thích hợp, tiện dụng  cho cả những người ngoài Kitô giáo và thích nghi với hoàn cảnh của họ” (số 25).

Trong dịp tiếp kiến các tham dự viên Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma vừa rồi, Đức Bênêđíctô XVI đã nhắc lại lịch sử của Hiến chế để nêu bật một điều là nếu không biết nghe Lời Chúa thì cũng không biết loan báo Lời Chúa. Bản Hiến chế này mở đầu bằng một công thức phong phú ý nghĩa: “Dei Verbum religiose audiens et fideliter proclamans, Sacrosancta Synodus …” (“lắng nghe Lời Thiên Chúa trong niềm thành kính và tin tưởng công bố Lời Thiên Chúa”). Công thức mở đầu này (incipit) có thể được coi như chìa khóa giải thích cho cả Hiến chế [10][10]. Công Đồng nêu lên một phương diện thuộc bản chất Họâi Thánh (“l’être de l’Église”): một cộng đoàn lắng nghe và công bố Lời Chúa. Hội Thánh không sống tự mình nhưng sống nhờ Tin Mừng, và từ Tin Mừng, Hội Thánh rút ra chiều hướng cho cuộc hành trình của mình. đây là một nét tiêu biểu mà mọi ki-tô hữu phải chấp nhận và áp dụng cho mình: chỉ những ai chọn lấy vị trí lắng nghe Lời Chúa thì mới có thể trở thành những người loan báo Lời Chúa [11][11].

III.- BỐN MƯƠI NĂM SAU HIẾN CHẾ

Đối với Dân Chúa và đối với lịch sử hình thành Kinh Thánh, 40 năm chỉ là một khoảnh khắc, nhưng là một khoảnh khắc có tính lịch sử quan trọng. Con số này gợi nhớ đến 40 năm Dân Chúa tiến đi trong sa mạc để được Thiên Chúa đào luyện thành Dân riêng của Người và khi vào Đất Hứa, họ là một đoàn dân tự do. Con số này cũng gợi lên cho chúng ta thời gian 40 ngày Đức Giêsu ở trong hoang địa để cầu nguyện và chịu thử thách trước khi công khai thi hành sứ vụ cứu độ. Ngoài ra, 40 ngày cũng là thời gian Chúa Kitô phục sinh khai mở tâm trí các tông đồ, chuẩn bị cho các ngài nhận lấy Thánh Thần trước khi ra đi loan báo Tin Mừng.

Do đó, thật là ý nghĩa khi chúng ta cùng nhìn lại chặng đường 40 năm sau khi Công đồng Vatican II công bố Hiến chế tín lý về Mạc khải Dei Verbum. Nhìn lại thành quả của Dei Verbum trong tương quan với Công đồng Vatican II, chúng ta có thể nói Công đồng Vatican II là “Công đồng của Thánh Kinh”. Đây là nhận định của Đức Cha Onaiyekan, TGM Abuja, Nigeria, tại Hội nghị Kinh Thánh Rôma [12][12]. Vấn đề Thánh Kinh đã được trao đổi tại Công đồng Vatican II rất sớm, nhưng lại mãi đến khoá họp thứ tư, trước khi kết thúc Công đồng, mới được bỏ phiếu. Với văn kiện Dei Verbum, Hội Thánh ý thức về ơn gọi và sứ mạng của mình là “lắng nghe Lời Thiên Chúa trong niềm thành kính” và “tin tưởng công bố Lời Thiên Chúa”.

Sau 40 năm Dei Verbum, quả thật lời nhận định sau đây của Đức Bênêđíctô XVI, dịp tiếp các thành viên tham dự Hội nghị về Kinh Thánh tại Castel Gandolfo, đã ứng nghiệm: “Chỉ người nào biết đặt mình trước hết vào thái độ lắng nghe Lời Thiên Chúa, thì mới có thể loan báo Lời Thiên Chúa; vì người ta không dạy bảo sự khôn ngoan của mình, nhưng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.

Thật ra, Kinh Thánh luôn được Hội Thánh tôn kính là “Sách Thánh”; nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Kinh Thánh chỉ thực sự là “Sách Thánh” đối với một số rất ít trong Dân Chúa. Có thể nói Hiến chế về MK đã mở ra một giai đoạn mới trong tương quan giữa Hội Thánh Công Giáo với Kinh Thánh.

1.- Kinh Thánh trong lãnh vực trí thức (học tập)

Biết bao nỗ lực xuất hiện khắp nơi để dịch Kinh Thánh từ nguyên bản híp-ri và hy-lạp ra tiếng bản xứ, hoặc từ tiếng la-tinh, Pháp, Anh, Đức… ra ngôn ngữ bản xứ. Các bản dịch cứ được duyệt lại để càng trung thành với bản gốc vừa có thể dễ dàng đến với mọi tầng lớp Dân Chúa. Tại một số quốc gia, các chuyên viên Công Giáo đã cộng tác với những anh chị em ki-tô hữu khác để soạn những bản dịch đại kết (x. TOB).

Ngoài ra, chính Vatican II cũng đã khơi dậy điều mà Đức Thánh Cha Lêô XIII tuyên bố trước đây: “Kinh Thánh chính là hồn của thần học”. Trong giảng trình của Khoa Thần học, Kinh Thánh không còn là một môn phụ nữa, mà trở nên môn học cội nguồn của các môn tín lý, luân lý, mục vụ, phụng vụ… Kinh Thánh cũng là môn học mở đường hết sức thuận lợi cho các phong trào đại kết giữa các Giáo Hội của Chúa Kitô: Đông phương và Tây phương, Công giáo – Tin Lành – Chính Thống.

2.- Mục vụ Kinh Thánh

Tuy nhiên, Kinh Thánh không phải chỉ là một đề tài để học hỏi, mà còn phải đi vào đời sống nữa.

Do đó, không thể phủ nhận vị trí chủ yếu của Lời Chúa trong các cử hành Phụng vụ, từ cử hành Bí Tích Thánh Thể đến các cử hành các Bí tích khác. Lời Chúa được cử hành, được tôn vinh, được công bố, được rao giảng, đã trở nên lương thực đích thật nuôi dưỡng Dân Chúa. Công thức “Bàn tiệc Lời Chúa” bên cạnh “Bàn tiệc Thánh Thể” đã trở nên rât thân quen với các tín hữu.

Nhiều văn kiện nhắn nhủ mọi hạng người trong Hội Thánh: linh mục, giáo sĩ, phó tế, tu sĩ, chủng sinh, giáo lý viên, các nhà truyền giáo và mọi ki-tô hữu phải năng đọc, học hỏi và suy ngẫm Lời Chúa để nhận được ánh sáng và sức mạnh cho đời sống thiêng liêng và hoạt động tông đồ (x. Linh mục: LM 13; 18; Ứng sinh vào chức Lm: ĐT 16; Tu sĩ: DT 6; Giáo dân: TĐ 32). Đức Bênêđíctô XVI nói: Hội Thánh phải không ngừng canh tân và làm cho mình tươi trẻ lại, và Lời Chúa, không bao giờ già đi và cạn kiệt, là một phương tiện ưu tiên giúp đạt mục tiêu đó [13][13].

Biết bao tác phẩm giúp đào sâu Lời Chúa xuất hiện, phù hợp cho các trình độ. Các phong trào đọc Lời Chúa, cầu nguyện bằng Lời Chúa, đang nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của biết bao tín hữu trong Hội Thánh. Đáng tiếc là thường việc giải thích Kinh Thánh quá một chiều, phức tạp hoặc cằn cỗi trên bình diện thiêng liêng, đến nỗi góp phần dựng lên những hàng rào mới quanh Kinh Thánh, ngăn cản các giáo dân chất phác đến với Lời Chúa thay vì giúp đỡ họ. Nhiều bản giải thích nói quá đến các ý hướng của các tác giả Kinh Thánh và các tầng khác nhau của bản văn thay vì nói tới sứ điệp Thiên Chúa  gửi đến cho chúng ta.

Về việc học Kinh Thánh, có những phương pháp khác nhau bàn đến các khái niệm chủ quan thay vì trên một sự hiểu biết khách quan bản văn. Cần phải xác tín về giá trị của lectio divina: đọc Kinh Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân hay cộng đoàn. Đây là đặt mình trước bản văn với một giải thích đơn giản, giúp nắm lại những ý nghĩa cơ bản và tính thời sự của sứ điệp. Khi đó chúng ta ở trước mặt Đấng đang nói với chúng ta và tìm cách kéo chúng ta vào một cuộc đối thoại đức tin và đức cậy, hoán cải, chuyển cầu, dâng mình… Đây là lectio divina với những bước: (1) lectio, đọc đi đọc lại: (sự ngâm nhấn nhịp, các từ chìa khóa, các nhân vật, các hành động, các đặc tính; ngữ cảnh gần và xa…: Bản văn đang nói gì?); (2) meditatio: suy tư về sứ điệp của bản văn, các giái trị thường hằng nó mang, các đặc điểm của hành động của Thiên Chúa mà nó vén mở cho thấy: bản văn nói gì với chúng ta? (3) Oratio hay Contemplatio: đi vào đối thoại với Đấng đang nói với tôi qua bản văn và qua toàn bộ Kinh Thánh [14][14].

Ngành Mục vụ Kinh Thánh phát triển mạnh mẽ trong Hội Thánh nhằm cung cấp các phương tiện học hỏi, suy ngẫm và sống Lời Chúa. Các Bản dịch Kinh Thánh với nhiều trình độ tiếp tục được xuất bản. Các Nhóm chia sẻ Lời Chúa, các lớp học hỏi Kinh Thánh được tổ chức. Các phương tiện tân kỳ của ngành truyền thông được vận dụng để phổ biến Lời Chúa.

Để phối hợp và nâng đỡ công việc mục vụ Kinh Thánh tại mọi châu lục, Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo (Catholic Biblical Federation) đã được thành lập năm 1969 với mục đích quy tụ các tổ chức Công Giáo phục vụ Lời Chúa. Hiện nay Liên Hiệp có 92 tổ chức là thành viên thực thụ và 219 thành viên liên kết, thuộc 127 nước. Tại Việt Nam, HĐGM là thành viên thực thụ, còn Nhóm Phiên Dịch CGKPV là thành viên liên kết.

Vào năm 1993, để kỷ niệm 50 năm Đức Piô XII ban hành Thông điệp Divino afflante Spiritu, Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh đã công bố Huấn thị “Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội”. Huấn thị này trước hết trình bày và lượng giá các phương pháp và tiếp cận mới trong khoa chú giải Kinh Thánh. Sau đó Huấn thị nhắc lại những nguyên tắc căn bản của việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội, và việc sử dụng Lời Chúa trong Phụng vụ, trong mục vụ và trong đời sống cá nhân.

Như một nhận định tổng quát kết thúc, có thể nói vào ngày hôm nay, Kinh Thánh đang được đưa vào mọi lãnh vực của đời sống Họâi Thánh qua hai công việc chưa bao giờ hoàn tất [15][15]:

1) Công việc giảng dạy, hoặc công việc “Hiện tại hóa” Lời Chúa, nói theo Văn kiện Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội [16][16] (IV.A) có mục tiêu làm cho Kinh Thánh sinh hoa kết quả cho dân chúng sống trong các thời đại khác nhau. Công việc hiện tại hóa lệ thuộc vào chú giải, còn chú giải lại được quy hướng về việc hiện tại hóa.

2) Làm cho sứ điệp Lời Chúa nhập thể vào trong cuộc sống con người, hay là “Hội nhập văn hóa” (IV.B) có mục tiêu làm cho Kinh Thánh sinh hoa kết quả cho dân chúng sống tại nhiều nơi khác nhau. Công việc này được thực hiện qua việc dịch Kinh Thánh ra ngôn ngữ địa phương; giải thích sứ điệp Kitô giáo trong quan hệ với các cách cảm nhận, suy nghĩ, sống và diễn tả riêng của nền văn hóa địa phương; tạo ra một nền văn hóa Kitô giáo địa phương bao trùm mọi phương diện của đời sống.

3.- Tại Việt Nam

Hiệu quả rõ nhất của Hiến chế Dei Verbum về mặt hội nhập văn hóa tại Việt-Nam, là thúc đẩy việc thực hiện các Bản dịch tiếng Việt. Thật ra, ngay trước khi có Hiến chế về Mạc Khải này, đã có những Bản dịch: toàn bộ Kinh Thánh của Cố Chính Linh vào năm 1913, Bản phỏng dịch của linh mục Gérard Gagnon, CSsR, vào năm 1963, hoặc Bản dịch một vài phần trong Bộ Kinh Thánh của ông Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, của linh mục An Sơn Vị, linh mục Trần Văn Kiệm; đó là chưa kể đến Bản dịch của anh em Tin Lành.

Rồi trong vòng 40 năm nay, có bốn Bản dịch toàn bộ Kinh Thánh: của linh mục Đaminh Trần Đức Huân, dịch từ bản La-tinh, xuất bản năm 1970; Bản dịch của linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn, CSsR, dịch từ nguyên bản híp-ri, a-ram và hy-lạp, xuất bản năm 1976; Bản dịch của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, xuất bản năm 1985; Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, xuất bản vào năm 1999. Nỗ lực của Nhóm Phiên Dịch này rất đáng trân trọng . Nhóm đã hình thành vào năm 1971, và đã kiên trì làm việc trong lãnh vực phiên dịch và chú thích toàn bộ Kinh Thánh. Cho đến nay, Nhóm đã xuất bản được 200.000 quyển Kinh Thánh trọn bộ và 1.285.000 quyển Tân Ước.

KẾT LUẬN

Dù nhìn rất sơ lược, chúng ta thấy Hiến chế MK đã mở đầu một giai đoạn mới cho vai trò của Kinh Thánh trong đời sống Hội Thánh, và ước nguyện của Hiến chế là “kho tàng mạc khải, đã được uỷ thác cho Giáo Hội, ngày càng lấp đầy tâm hồn con người” (số 26) đang dần dần trở nên hiện thực. Hiện nay, cuốn sách Lời Chúa thường được đặt trang trọng trên cung thánh tại hầu hết các Nhà thờ, Nhà nguyện, để làm nổi bật giá trị của Lời Chúa bên cạnh Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng nhận định của Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam trong Thư Mục Vụ 2005 là chính xác: “Nhìn chung, Ki-tô hữu Việt Nam còn chưa chú trọng đến việc đọc Thánh Kinh. Có thể nói, chúng ta rất siêng năng đọc kinh, nhưng còn chưa chú trọng đến việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Thánh Kinh chưa có chỗ xứng đáng trong các sinh hoạt đạo đức, nhất là trong đời sống gia đình” (số 8).

Do đó, thao thức của các vị Chủ chăn cần được chúng ta trân trọng: “Việc suy gẫm Lời Chúa ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách, nhất là trong một xã hội đang biến chuyển sâu rộng về mọi phương diện, bởi lẽ Lời Chúa chỉ ra những định hướng và nền tảng cho đời sống luân lý đạo đức. Ước gì Thánh Kinh, nhất là những trang liên hệ đến đời sống mới trong Đức Kitô, từ Bài Giảng Trên Núi cho đến những lời khuyến thiện trong các Thư các thánh Tông đồ, từ các sách Khôn Ngoan trong Cựu Ước cho đến những lời cảnh tỉnh trong sách Khải Huyền, thực sự trở thành sức mạnh nâng đỡ và ánh sáng soi đường cho chúng ta” (số 8).

Nguồn: Hội Đồng Giám Mục VN

Ủy ban Kinh Thánh

_____________________________________

Các sách và bài tham khảo

Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II (Bd GHHV Piô X; Đàlạt 1972).

Betty, P.U., “Storia della Costituzione dogmatica “Dei Verbum”, trong La Costituzione dogmatica sulla divina Rivelazione, Torino, Leumann.

Dupuy, B.-D. (éd.), La Reùveùlation divine I, “Unam Sanctam”, 70a, Cerf, Paris 1968.

Đức Bênêđíctô xvi, Bài nói chuyện với các tham dự viên Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma (14/9- 18/9/2005) với chủ đề “Kinh Thánh trong đời sống của Hội Thánh”.

Ettl, C., “La redécouverte de la Parole de Dieu – Le Concile Vatican II et la Constitution Dei Verbum”, Dei Verbum 72/73 (2004).

Gioan-Phaolô II, Tông Thư Tiến tới thiên niên kỷ thứ ba, ngày 10-11-1994.

Kasper, W., “Dei Verbum audiens et proclamans” – “Écouter la parole de Dieu avec vénération et la proclamer avec assurance”. La Constitution sur la Révélation divine “Dei Verbum”, I. (FBC) tại Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma.

Martini, C.M., “La place centrale de la Parole de Dieu dans la vie de l’Église – L’animation biblique de toute la pastorale” (FBC) tại Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma.

Onaiyekan, J., “De Dei Verbum à Novo Millenio Ineunte – Le processus de réception de Dei Verbum dans le contexte du changement de paradigme” (FBC) tại Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma.

Phan, Peter C., “Reception of Vatican II in Asia: Historical and Theological Analysis”, Gregorianum 83 (2002).

Tábet, M., Teologia della Bibbia – Studi di ispirazione ed ermeneutica biblica, Armando, Roma 1998.

Trần Phúc Nhân, “Kỷ niệm 40 năm Công Đồng Vaticanô II Công Bố Hiến Chế về Mặc Khải của Thiên Chúa”, VietCatholic News (30/7/2005).

Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội (nguyên bản tiếng Pháp: L’interprétation de la Bible dans l’Église), 15-4-1993.

Ủy Ban Giám Mục về Văn hóa, Bốn mươi năm sau Vatican hai nhìn lại , tài liệu hội thảo của (Mùa Vọng 2002).

Võ Đức Minh, Giuse, “Hiến chế «Dei Verbum», 20 năm nhìn lại”, trong Lời Chúa trong đời sống Họâi Thánh, Tài liệu Thường Huấn Linh Mục Giáo Phận Đàlạt 2005.

Williamson, P.S., Catholic Principles for Interpreting Scripture – A Study of the Pontifical Biblical Commission’s The Interpretation of the Bible in the Church, PIB, Roma 2001.

————————————————————————— —–

[1][1] Peter C. Phan, “Reception of Vatican II in Asia: Historical and Theological Analysis”, Gregorianum 83 (2002) 269. Bài này có những ghi chú về sách tham khảo phong phú.

[2][2] . Ettl, “La redécouverte de la Parole de Dieu – Le Concile Vatican II et la Constitution Dei Verbum”, Dei Verbum 72/73 (2004) 4.

[3][3] Xem Gioan-Phaolô II, Tông Thư Tiến tới thiên niên kỷ thứ ba, ngày 10-11-1994, số 18.

[4][4] Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II (Bd GHHV Piô X), Nhập đề tổng quát, 31-32.

[5][5] Diễn văn khai mạc Công Đồng Vatican II của Đức giáo hoàng Gioan XXIII.

[6][6] Bài thuyết trình của Đức TGM John Onaiyekan, “De Dei Verbum à Novo Millenio Ineunte – Le processus de réception de Dei Verbum dans le contexte du changement de paradigme” (CBF) tại Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma (14/9-18/9/2005), do Hội Đồng Giáo hoàng cổ vũ sự Hiệp nhất Ki-tô hữu và UBKTGH tổ chức, nhằm đánh dấu 40 năm Dei Verbum, tr. 2.

[7][7] Trong quyển Bốn mươi năm sau Vatican hai nhìn lại, tài liệu hội thảo của Ủy Ban Giám Mục về Văn hóa (Mùa Vọng 2002), Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn (khi ấy chưa lên chức Hồng Y)  cũng đã nhắc lại nội dung của các văn kiện Công Đồng Vatican II nhưng nhắc lại trong chiều hướng “đối chất, tra vấn và soi sáng cho mình nhìn lại căn tính, ơn gọi và sứ vụ của mình, nhìn lại mình…” (xem tr. 34-36).

[8][8] Xem thêm Bài thuyết trình của Đức HY Carlo M. Martini, “La place centrale de la Parole de Dieu dans la vie de l’Église – L’animation biblique de toute la pastorale” (FBC) tại Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma (14/9-18/9/2005).

[9][9] C.M. Martini, “La place centrale”, 3tt.

[10][10] Bài thuyết trình của Đức HY W. Kasper, “Dei Verbum audiens et proclamans” – “Écouter la parole de Dieu avec vénération et la proclamer avec assurance”. La Constitution sur la Révélation divine “Dei Verbum”, I. (FBC) tại Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma (14/9-18/9/2005).

[11][11] Đức Bênêđíctô xvi nói với các tham dự viên Hội Nghị Kinh Thánh Quốc tế Rôma (14/9-18/9/2005) với chủ đề “Kinh Thánh trong đời sống của Hội Thánh”.

[12][12] J. Onaiyekan, “De Dei Verbum”.

[13][13] Đức Bênêđíctô xvi nói với các tham dự viên Hội Nghị Kinh Thánh  Quốc tế Rôma.

[14][14] Xem Bài thuyết trình của Đức HY C.M. Martini.

[15][15] P.S. Williamson, Catholic Principles for Interpreting Scripture – A Study of the Pontifical Biblical Commission’s The Interpretation of the Bible in the Church (PIB; Roma 2001) 288-311.

[16][16] Văn kiện của Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội (nguyên bản tiếng Pháp: L’interprétation de la Bible dans l’Église, 15-4-1993). Các số để trong ngoặc đơn quy chiếu về Văn kiện này.

///

 

Hien che Tin ly ve Mac khai cua TChua (Unicode).doc
443K View Download
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 12, 2010 in Uncategorized

 

Nhãn:

TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO và SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

Truyền thông Công giáo và sứ mệnh Truyền giáo
VietCatholic News (11 Nov 2010 11:02)
TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO và SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

1. Truyền thông Công Giáo – phương tiện loan báo Tin Mừng

Loan báo Tin Mừng – một sứ mệnh khẩn thiết và trọng đại mà Chúa Giê-su đã trao phó lại cho Giáo Hội thi hành. Giáo Hội ý thức được sứ mệnh trọng đại đó, vì thế Giáo Hội không ngừng mời gọi, thúc dục con cái mình hăng hái dấn thân loan báo Tin Mừng. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói: “Toàn thể hội thánh đón nhận lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 5). Vậy tất cả hội thánh có tính thừa sai và phúc âm hoá, sống trong một tình trạng truyền giáo liên lỉ. Làm Kitô hữu nghĩa là làm những người thừa sai tông đồ, khám phá ra Đức Kitô chưa đủ, phải mang Người đến cho người khác nữa !”. (Xem: Nói với bạn trẻ hôm nay). Lệnh truyền này không chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, nhưng cho tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực, trong mọi thời kì.

“Vì Giáo hội Công giáo được Chúa Kitô thiết lập để mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, nên Giáo hội Công giáo cũng nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người sử dụng chúng cách đúng đắn.

Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền sử dụng và sở hữu bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc phục vụ ơn cứu độ các linh hồn.”(Xem: Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông xã hội, số 4).

Để thực hiện được nhiệm vụ truyền giáo đầy thử thách đó trong thời đại ngày nay. Giáo Hội dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đã có những sáng kiến và can đảm sử dụng các phương tiện mới.
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone nói với các tham dự viên trong Hội Nghị Thế Giới Truyền Hình Công Giáo: “Giáo Hội không còn đặt vấn đề là có nên sử dụng phương tiện truyền thông hay không mà là Giáo hội phải sử dụng nó thế nào để hoàn thành tốt hơn và trung thành thi hành mệnh lệnh truyền giáo của chính Chúa Giêsu và làm thế nào có thể đáp ứng một cách thích hợp cho nhu cầu của thời đại chúng ta”. (Xem: http://vietcatholic.net/News/html/38129.htm)

Trong bài viết giới hạn này chúng ta cùng lược qua một vài thống kê về tình hình sử dụng internet – một phương tiện truyền thông mới, phác thảo ra những thách đố, và lược qua những nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để chúng ta có một động lực, một chuẩn mực để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.

2. Truyền thông Công Giáo – một chân rời rộng mở

Nói đến truyền thông là nói đến một lĩnh vực rất phong phú, nó bao gồm sách, báo, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, internet,…
Ngày nay không ai có thể phủ nhận được rằng “Các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến nỗi đối với nhiều người, đó chính là phương thế chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và kêu gọi con người trong những ứng xử của mình với tư cách một cá nhân, gia đình hay xã hội”. (Xem: Huấn thị Thời đại mới, số 1)
Trong bài này xin đưa ra một vài số liệu thống kê, cụ thể là những thống kê về số người Công Giáo và những người sử dụng internet – một phương tiện truyền thông mới trên phạm vi toàn cầu và cách riêng ở Việt Nam để mọi người chúng ta có một cái nhìn tổng quát và thêm động lực dấn thân vào lĩnh vực truyền thông mới này.

Thống kê dân số Công Giáo thế giới

Chúa Nhật truyền giáo năm nay(24/10/2010), Thông tấn xã Fides đã công bố các số liệu về các hoạt động truyền giáo trên khắp thế giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo niên giám của Tòa Thánh như sau:
· Dân số thế giới là: 6,698,353,000, tăng 81.256.000 so với năm 2007
· Dân số Công Giáo là: 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007
(Xem: Bảng thống kê về Giáo hội Công Giáo: http://vietcatholic.org/News/Html/84679.htm)

Thống kê dân số Công Giáo ở Việt Nam

Năm 1970, theo thống kê của Thánh Bộ Truyền giáo, dân số Việt Nam là 38.113.000 trong đó có 2.491.839 người tín hữu, người Công giáo chiếm 6,5% dân số (Xem: PX. Đào Trung Hiệu, O.P., Cuộc lữ hành đức tin, II, tr. 237-251.)

Theo số liệu từ trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì tỉ lệ còn rất nhỏ: 6,1% trên tổng số 78,2 triệu dân (Xem: http://hdgmvietnam.org/dan-so-cong-giao-tai-chau-a/2000.57.7.aspx).

Theo số liệu từ Catholic Hierarchy thì số người Công Giáo là 5.658.000 người trên tổng số là 82.321.000 dân, chiếm 6,87% dân số vào năm 2005.
(Xem: http://www.catholic-hierarchy.org/country/sc1.html)

Năm 2009, dân số Việt Nam (tính đến ngày 1-4-2009) là 85.846.977 người, số người Công giáo (tính đến ngày 31-12-2009) là 6.281.151 người, tỷ lệ khoảng 7,3%. (Xem: http://truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=131&ctl=ViewNewsDetail&mid=511&NewsPK=4502).

Thống kê về số người sử dụng internet

Sau đây là một vài thống kê về số người sử dụng internet theo số liệu của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, được cập nhật đến ngày 30 tháng 6 năm 2010.

Trên toàn thế giới

· Tổng số dân là: 6.845.609.960 người.
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 360.985.492 người
· Số người sử dụng internet năm 2010 (tính đến 30/06/2010): 1.966.514.816 người.
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 28.7 %
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 444.8 %
(Xem: http://www.internetworldstats.com/stats.htm)

Ở Việt Nam

· Tổng số dân: 89.571.130 người
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 200.000 người
· Số người sử dụng internet năm 2010(tính đến 30/06/2010): 24.653.553 người
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 27.5%
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 12.0345%
(Xem: http://www.internetworldstats.com/asia.htm#vn )

Một vài thống kê về Dân Chúa trên internet

Vào ngày 3.1.2006, cơ quan thông tấn bán chính thức của Vatican là Fides đã đưa tin rằng:
· Trang http://www.totustuus.it, cũng tìm được hầu như trên 50,000 trang nối kết
· Một trang http://www.siticattolici.it có 10,000 trang nối kết
· 2,500 trang thuộc các giáo xứ,
· 2,000 trang tổ chức và các nhóm Công giáo tư nhân,
· 1,222 trang thuộc các Dòng tu và các tổ chức đạo,
· 589 trang nói về tổ chức Công giáo
· 403 trang thuộc các Đại học hay Trung tâm văn hóa Công giáo và
· 353 trang liên hệ tới Truyền thông Công giáo.

Paul Minh Nhật
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 12, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

NHỮNG KỲ DIỆU CỦA THÁNH LỄ MISA

Cảm ơn Chị Đỗ Thị Kim Loan giới thiệu và chuyển qua mail.

NHỮNG KỲ DIỆU CỦA THÁNH LỄ MISA

http://xuanbichvietnam.files.wordpress.com/2009/08/clip_image002_thumb.jpg?w=187&h=244

Từ xưa tới nay, chưa có một vị thánh nào có đủ tài hùng biện, để nói lên được sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa. Các đấng cũng chưa bao giờ có thể diễn tả được sự tuyệt vời của đề tài cao quí này. Thánh Bonaventura nói: “Sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển”.

Thánh Lễ là sự diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá ngày xưa, cho nên, Thánh Lễ Misa là một sự kỳ diệu khôn lường trong thế giới này, một kho tàng chứa đầy mầu nhiệm cực kỳ huyền diệu. Trên trái đất không có gì có thể so sánh được, và trên Thiên Đàng cũng không có gì lớn lao hơn, kỳ diệu hơn Thánh Lễ Misa.

Khi dự lễ với một tâm hồn sốt sắng, chúng ta được hưởng chứa chan những ân huệ, những chúc lành, những đặc ân của Thiên Chúa. Thật đáng buồn khi thấy bao người Công Giáo quá hững hờ, thờ ơ với Thánh Lễ! Sự hy sinh cao quí trên đồi Canvê được thực hiện lại ngay bên cạnh họ, nhưng họ quá lười biếng đến dự lễ. Các linh mục, các bậc cha mẹ, các người phụ trách về giáo lý nên khuyến khích, thúc giục giáo dân, con cái, học sinh đi dự lễ và học hỏi thêm về sự cao quí của Thánh Lễ. Trên đời này, không một con người hiểu biết nào có thể lơ là, nếu họ thật sự biết được sự kỳ diệu khôn lường, vô cùng cao quí của Thánh Lễ Misa. Những tôn giáo khác, những người ngoại đạo có thể đặt câu hỏi, tại sao những người Công Giáo như chúng ta không chịu đi dự lễ hằng ngày, nếu chúng ta tin thật khi cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ, nhờ việc chủ tế đọc lời Truyền Phép, thì sự chết của Chúa lại tái diễn như xưa trên đồi Canvê? Nếu tin, tại sao chúng ta không đi dự lễ?

Thánh Augustine phàn nàn, có nhiều kẻ tà giáo, ngoại đạo đã châm biếm những người Công Giáo vào thời của ngài rằng: “Nếu thật sự các người tin tưởng Thiên Chúa của các người là Đấng tốt lành, là tình thương vô biên cao cả hằng ngự trên bàn thờ, tại sao các người khinh rẻ, không đến thờ phượng Đấng mà các người cho là Thiên Chúa thật? Trong khi các người buộc tội chúng tôi là những kẻ thờ lạy bụt thần, nhưng ít ra, chúng tôi tin các vị ấy là những đấng tốt lành, và chúng tôi đến tôn kính họ, chứ không giống như các người vậy…”

Thánh Louis và Thánh Lễ.

Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vị hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc, ngài đam mê hoạt động hơn bất cứ một người đàn ông nào trong xứ sở của ngài; vậy mà ngài vẫn tìm thời giờ để dự hai ba Thánh Lễ mỗi ngày. Mấy người cận thần của ngài nói: “Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.” Ngài trả lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền rằng, ta đã dành thời giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng các bạn tốt của ta ơi! Các người quên rằng, ta dự Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta, mà còn cầu cho cả đất nước của ta; vì ngoài những Thánh Lễ ra, ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó.”

Thánh Louis đã ám chỉ hàng ngàn người Công Giáo: “Họ có thể dự Thánh Lễ mỗi ngày nhưng họ không làm. Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi dự lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tượng của họ. Thật không hiểu được, không thể giải thích tại sao bao người Công Giáo không chịu dự lễ mỗi ngày, để lãnh nhận bao ân huệ từ trời cao; vì dự một Thánh Lễ giá trị cả ngàn ngày ân sủng cho họ. Họ không hiểu được biết bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi, mà họ lãnh nhận được bởi Thánh Lễ.”

Thánh Simon De Monfort

Ngài là một tướng lãnh, một vị anh hùng lừng danh. Một lần kia, trong khi ngài đang dự lễ, thì hầu cận vô báo địch đang tấn công thành. Không nao núng, ngài bình tĩnh trả lời: “Thánh Lễ xong, ta sẽ tới.” Sau Thánh Lễ, ngài vội vã đến với đội quân đã tập trung sẵn ở một địa điểm. Ngài bảo họ phải có lòng trông cậy Chúa. Với con số 800 quân lính, bộ binh và kỵ binh, ngài ra trận mà không hề nghĩ có thể bị lọt vào tay địch trong thành Muret, vì bên địch đông hơn, với số quân 40.000 người, được dẫn đầu bởi hoàng đế Dragon và Raymond thành Toulouse. Hai nhóm này là những thành phần tà giáo cố tình gây chiến tranh. Khi cổng thành mở ra, ngài và đội quân xông vào đám địch quân làm tán loạn hàng ngũ của họ. Sau đó, ngài đã thắng trận một cách vẻ vang.

Barronius xác nhận rằng, hoàng đế Lothaire dự ba Thánh Lễ mỗi ngày, ngay cả lúc ông đi đánh trận với đội quân của ông.

Trong Đệ I Thế Chiến, Marshal Foch, một anh hùng nổi tiếng và cũng là chỉ huy trưởng của lính Pháp. Ông dự lễ mỗi ngày, ngay cả những lúc cảnh tình nguy ngập.

Một sáng sớm, hoàng đế Otho, Đức quốc, triệu vời những sĩ quan và cố vấn lãnh tụ vô họp trong cung điện Worms. Công tước Bohemia là một ông hoàng có chân trong thượng hội đồng. Ngài có thói quen đi dự lễ mỗi ngày, nên sáng đó tới trễ. Sự chậm trễ này khiến cho Hoàng Đế Otho giận dữ; thay vì chờ công tước tới để nhóm họp, ông bắt phải khai mạc ngay; ông còn ra lệnh cho những người có mặt tại buổi họp bữa đó rằng, không cần phải tỏ sự lễ phép hay chào hỏi khi công tước tới. Không bao lâu thì công tước bước vô; những người có mặt tại đó đã vô cùng ngạc nhiên, khi thấy vị Hoàng Đế là người đầu tiên đứng dậy một cách hấp tấp, tỏ vẻ rất cung kính đối với vị công tước này. Sau buổi họp, Hoàng Đế Otho nhận thấy sự ngạc nhiên biểu lộ trên gương mặt những người có mặt tại đó, vì thái độ thay đổi đột ngột của mình đối với công tước. Ông giải thích: “Các người có biết tại sao ta thay đổi thái độ với công tước không? Ông ta bước vô với hai Thiên Thần, mỗi người một bên, bởi vậy, ta làm sao dám tỏ vẻ giận dữ với ngài?”

Thường có rất nhiều sự đặc biệt xảy ra cho những người say mê dự lễ mỗi ngày. Sau đây là những chuyện có liên quan tới Thánh Lễ.

Thiên Thần và những bông hồng

Một nông phu nọ có thói quen đi dự lễ mỗi ngày. Một sáng sớm, ông băng ngang những cánh đồng đầy tuyết phủ để tới nhà thờ. Bỗng dưng, ông nghe có tiếng chân người phía sau, ông quay lại thì thấy Thiên Thần bản mệnh đang cầm một cái giỏ đựng đầy những bông hồng tuyệt đẹp, tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt. Thiên Thần chỉ vào giỏ bông hồng và nói: “Đây là những bông hồng tượng trưng cho mỗi bước chân của con bước tới nhà thờ, và mỗi bông hồng là một phần thưởng đang chờ đợi con trên nước Thiên Đàng; nhưng đặc biệt và nhiều hơn nữa là phần thưởng của những Thánh Lễ, mà con đã tham dự từ bao nhiêu năm nay.”

Hồng ân từ thánh lễ

Có hai người thương mại cùng ngụ trong một thành phố ở Pháp. Cả hai cùng buôn bán một thứ. Trong khi đó, một người làm ăn rất phát đạt; còn người kia không sao ngóc đầu lên nổi, mặc dù ông ta dậy sớm thức khuya, làm ăn vất vả hơn người kia. Muốn rõ nguyên nhân, ông tìm tới bạn mong được nghe câu trả lời, hy vọng có thể học hỏi được cái bí mật của bạn. Người giầu có trả lời: “Bạn ơi, tôi không có gì bí mật cả; tôi làm việc cũng giống như bạn thôi! Nếu có sự khác biệt trong phương cách làm ăn là điều này, tôi đi dự lễ mỗi ngày, còn bạn thì không. Hãy nghe lời khuyên của tôi là hãy năng đi lễ mỗi ngày! Tôi đoan chắc Thiên Chúa sẽ chúc lành cho công việc của bạn.” Người này về làm theo lời bạn, quả nhiên, một thời gian sau, công việc của ông được Chúa chúc lành.

THÁNH LỄ LÀ GÌ?

Mỗi Thánh Lễ là một sự thần bí, kỳ diệu phi thường, vì tất cả những công nghiệp vô cùng của Con Chiên Thiên Chúa trên thập giá, đang được diễn lại như lần đầu Chúa Giêsu tử nạn trên đồi Canvê.

Thánh Augustine nói: “Thật tuyệt vời cho những linh mục, vì họ được ôm ấp Chúa Kitô trong đôi tay, mỗi lần họ dâng Thánh Lễ!” Và trong Thánh Lễ, Máu Thánh Chúa tuôn ra để canh tân cho những linh hồn tội lỗi.”

Bởi vậy, Thánh Lễ được coi ngang hàng với những sự hy sinh của Chúa trên đồi Canvê. Trong Thánh Lễ, Chúa cũng chết giống như lần đầu, khi Ngài chết trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Do đó, Thánh Lễ có giá trị vô biên như cái chết trên đồi Canvê của Chúa, và đổ xuống cho loài người những ơn ích vô song của Thánh Lễ. Thánh Lễ và đồi Canvê là một, có khác chăng đó là một bên là hình ảnh đồi Canvê, còn bên kia là hình ảnh bàn thờ. Trong mỗi Thánh Lễ, Máu Thánh Chúa lại đổ ra cho chúng ta lần nữa.

Thánh John Damascene nói: “Nếu ai mong mỏi được biết làm cách nào bánh thánh trở thành Thánh Thể của Chúa Kitô, tôi sẽ nói cho người đó biết là: “Chúa Thánh Thần bao trùm lấy vị linh mục và tác động trên người, như đã tác động trên Đức Mẹ Đồng trinh xưa kia, khi Thiên Thần tới truyền tin cho Đức Mẹ.” Vì thế, có thể nói – một cách rất bóng bẩy – như thánh Bonaventure: “Thiên Chúa, khi ngự xuống trên bàn thờ, không khác gì lần đầu Người xuống thai trong lòng Trinh Nữ Maria.”

Trên trái đất và ngay cả trên Thiên Đàng không có gì làm vinh danh Chúa hơn là dự thánh lễ, đồng thời chúng ta cũng lãnh nhận biết bao ơn sủng của Chúa.

Với thánh lễ chúng ta dâng lên Chúa sự chúc tụng lớn lao nhất, vinh danh nhất, Chúa mong muốn cho chúng ta dâng lên Chúa sự cám ơn hoàn hảo nhất, vì tất cả những ân huệ Chúa ban cho chúng ta cũng là cách cho chúng ta ăn năn sửa đổi những lỗi lầm.

Không có cách nào tốt hơn bằng cách dâng thánh lễ để cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Nếu các bà mẹ muốn dâng lễ cầu cho những đứa con lầm lạc; hoặc các bà vợ cần cầu cho những ông chồng bê bối hay khô khan nguội lạnh thì thánh lễ Misa sẽ là cách tốt nhất để cầu nguyện cho họ.

Không có sự cầu nguyện nào đắc lực hơn là dâng thánh lễ cầu cho các linh hồn trong Lửa Luyện Tội, vì dưới đó có thể là cha mẹ, là anh em, thân bằng quyến thuộc của mình, chúng ta có thể giúp họ giải thoát những đớn đau một cách dễ dàng bằng cách dự thánh lễ để cầu cho họ.

CÁC THÁNH NÓI GÌ VỀ THÁNH LỄ

Để chứng minh những gì chúng tôi vừa trình bày trên đây. Chúng tôi xin viện dẫn những lời các thánh và các nhà tiến sĩ thánh thiện phát biểu:

Thánh Lawrence Justinian nói: “Không có lời cầu nguyện hoặc một việc lành nào làm vui lòng Chúa hơn là thánh lễ Misa.” Và, “Không miệng lưỡi nào có thể diễn tả được bao đặc ân, bao chúc lành chúng ta nhận được từ thánh lễ. Kẻ tội lỗi được ơn tha thứ. Người sốt sắng được thánh thiện hơn. Những lỗi lầm được chữa lành bởi thánh lễ.”

Thánh Alphonsus: “Ngay cả chính Thiên Chúa cũng không thể làm gì thánh thiện hơn, tốt lành hơn và cao cả hơn thánh lễ Misa.”

Thánh Thomas dạy: “Thánh lễ là sự diễn lại trên bàn thánh việc xảy ra trên đồi Canvê xưa, bởi vậy mỗi thánh lễ đem tới cho người dự những ích lợi ngang với những sự hy sinh của Chúa Kitô trên đồi Canvê.

Thánh John Chrysostom: “Thánh lễ có giá trị ngang với sự hy sinh của Chúa Kitô trên đồi Canvê.”

Thánh Bonaventure: “Thánh lễ là tất cả tình yêu của Chúa được gói trọn trong đó những ích lợi cho con người. Thánh lễ ban bố cho thế giới những lợi ích không ít qua cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.

Thánh Hanon Giám Mục thành Cologne: “Có một lần ngài nhìn thấy trái cầu đẹp dị thường và sáng chói chạy quanh chén rượu lễ khi ngài truyền phép, và rồi trái cầu đó đi vào chén rượu. Ngài kinh sợ đến nỗi không dám tiếp tục dâng thánh lễ. Nhưng Thiên Chúa cho ngài biết sự việc thường xảy ra như vậy trong mỗi thánh lễ mặc dù mắt người trần không thấy được. Bánh thánh biểu hiệu dấu trường sinh vì là Máu Thịt Chúa Kitô, Đấng cao cả vô biên làm tràn ngập Thiên Đàng với sự uy linh của Người. Tại sao chúng ta không nhận thức được như vậy?

Thánh Odo nói: Hạnh phúc của thế giới tới từ thánh lễ Misa.”

Thánh Timothy: “Thế giới này có thể bị hủy diệt từ lâu bởi tội lỗi con người nếu không có thánh lễ. Cuộc đời này không có gì có thể cho chúng ta nhiều ơn lành bằng thánh lễ.”

Thánh Fornerius diễn tả: Dự một thánh lễ, chúng ta sẽ làm Chúa rất vui ong; sẽ lãnh nhận biết bao ơn ích, bao đặc sủng từ Thiên Chúa cho cuộc hành trình về quê thật.”

Thánh Marchant ca ngợi: “Nếu chúng ta dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi tất cả những sự đền tội, những lời cầu nguyện, những việc lành của các thánh. Nếu chúng ta dâng những dòng máu thác lũ, những chịu đựng đau đớn của các Tông Đồ, và cả triều thần thánh tử đạo cũng vẫn không bằng một thánh lễ, bởi thánh lễ thật sự là sự hiến tế, sự hy sinh trên đồi Canvê. Trong thánh lễ Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha Hằng Sống tất cả những đớn đau, nhục nhã, khổ hình, những công nghiệp về cuộc tử nạn và cái chết đau thương khủng khiếp của Người năm xưa.”

Thánh lễ cho chúng ta những ân huệ lớn lao nhất, những chúc lành, những đặc ân trong tinh thần lẫn vật chất, những ân sủng mà chúng ta không thể nào gặt hái được ở những cái khác. Nhờ thánh lễ chúng ta có thể tránh được bao sự nguy hiểm từ ma quỉ, thế gian đang đe dọa chúng ta.

Thánh Anphongsô, môt vị thánh đáng kính ca ngợi thánh lễ: “Lý do nào khiến Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những ân huệ? Thánh lễ là một của báu vô giá, bởi vì, tất cả những lời cầu nguyện, những việc lành của các Thiên Thần và các thánh, dù họ đầy những công trạng vinh hiển cho Chúa không tả hết được. Mặc dù việc lành của họ vô bờ bến, vẫn không thể sánh được với sự hy sinh vô bến bờ của thánh lễ. Tất cả những sự tạo dựng trên Thiên Đàng, dưới trái đất, cũng như mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi non, biển cả, mọi kỳ công của tạo vật, mọi người, mọi vật trên trái đất cùng các Thiên Thần, cũng không một người nào, hay bất cứ một sự gì có thể sánh được với Thiên Chúa, bởi vậy không có việc lành nào, sự thánh thiện nào bằng một thánh lễ, vì thánh lễ là Chính Thiên Chúa. Chính con Thiên Chúa làm của lễ hiến tế đền thay cho tội lỗi nhân loại.”

CÁC THIÊN THẦN VÀ THÁNH LỄ.

Thánh Gregory nói: “Thiên Đàng mở cửa cho vô số Thiên Thần tới dự thánh lễ.”

Thánh Augustine: “Các Thiên Thần vây quanh giúp các linh mục dâng thánh lễ.”

Thánh John Chrysostom: “Khi thánh lễ dâng lên, thánh đường tràn ngập Thiên Thần. Họ vây quanh phủ phục và tôn kính thờ lạy Đấng hiến tế trên bàn thờ.”

Thánh lễ là cả một sự tuyệt vời vì tình thương Thiên Chúa và sự khoan hồng của Người vô giới hạn. Thật không có cơ hội nào thuận tiện hơn để cầu xin những ơn mình muốn xin hơn là lúc Thiên Chúa đến trên bàn thờ; vì những gì chúng ta kêu cầu van xin hầu như đều được chấp nhận; và nếu những gì chúng ta xin trong thánh lễ mà không được, chúng ta có hy vọng nhận lãnh những ơn huệ khác. Các Thiên Thần đều biết điều này nên các đấng đều tới để thờ lạy và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trong giờ phút linh thiêng đó.

Thánh Bridget tiết lộ: “Một ngày kia khi dự thánh lễ, tôi thấy vô số các Thiên Thần xuống trên bàn thờ, các đấng vây quanh bàn thờ, lặng ngắm các linh mục cử hành thánh lễ. Họ hát những bài ca ngợi Thiên Chúa làm cho trái tim tôi đầy sự vui mừng sung sướng. Thiên Đàng hầu như chiêm ngưỡng sự hy sinh vô cùng uy nghiêm tôn kính này. Trái lại thế giới trần gian chúng ta thật nghèo nàn, đui mù và ơ hờ khi dự thánh lễ; tình yêu chúng ta cho Chúa quá nghèo nàn; không có sự tôn kính nồng nhiệt thiết tha, không có lòng sốt mến, say mê đối với Thiên Chúa cao cả quyền uy như lòng thành kính sốt mến vô biên của triều thần thánh trên Thiên Đàng. Nếu Thiên Chúa mở mắt chúng ta ra, chúng ta sẽ thấy được bao sự kỳ diệu mà con mắt trần tục không thấy.”

Chân Phước Henry Suno, một người thánh thiện của Dòng Đa Minh khi cử hành thánh lễ, các Thiên Thần xuống tụ tập xung quanh bàn thờ, một số Thiên Thần đã tới gần ngài tỏ sự yêu thương, hoan hỷ.

Những sự kiện này thường xảy ra trong mỗi thánh lễ, mặc dù chúng ta không thấy được. Những người Công Giáo có bao giờ nghĩ tới những sự kỳ diệu khôn lường này không? Trong mỗi thánh lễ chúng ta quì giữa hàng ngàn vạn Thiên Thần.

SỰ VUI MỪNG CỦA CÁC THÁNH KHI DÂNG THÁNH LỄ

Thánh Dominic có thói quen chầu Mình Thánh mỗi tối. Mỗi buổi sáng ngài dâng thánh lễ rất sốt sắng với một Thiên Thần tối cao. Nhiều khi tình yêu dâng tràn ngập khiến ngài lơ lửng trên không và mặt ngài chiếu lòa với một thứ ánh sáng lạ thường.

Thánh John of the Cross dâng thánh lễ với một tình yêu thành kính vô biên. Có một lần trong lúc truyền phép, mặt ngài tỏa ra một thứ ánh sáng làm cho những người tụ tập xung quanh bàn thờ phải sửng sốt vì thứ ánh sáng lạ thường đó. Sau thánh lễ cha bề trên hỏi ngài chuyện gì đã xảy ra, ngài trả lời: “Trong lúc truyền phép, Chúa đã hiện ra uy linh sáng chói làm cho con sợ hãi không dám tiếp tục dâng lễ.”

Thánh John of Alverne: “Trong ngày Lễ Đức Bà Mông Triệu, tâm hồn ngài tràn đầy sự cảm động và sợ hãi. Ngài không tài nào tuyên xưng nổi những lời làm phép rượu và bánh. Ngài nói rồi ngưng, không sao trọn câu. Cha bề trên thấy có sự lạ bèn tiếp giúp ngài. Sở dĩ ngài không nói trọn câu vì trong lúc truyền phép, ngài thấy bánh thánh biến thành Chúa Giêsu Hài Đồng. Ngài quá vui mừng trước sự lạ đó nên không thể tiếp tục nhưng nhờ có hai linh mục giúp đỡ nên đã hoàn tất được thánh lễ. Sau dó ngài xuất thần trong tình mến yêu Chúa nồng nàn.

Một giám mục lừng danh của dòng Đa Minh, Thomas of Cantimbre, ngài có một tâm hồn rất sốt mến khi dâng thánh lễ đã kể lại một phép lạ mà chính ngài đã chứng kiến với những người khác.

Nghe tin tại nhà thờ thánh Amand O Dorray, Thiên Chúa đã hiện ra trong bánh thánh. Ngài vội tới đó và yêu cầu cha xứ mở cửa nhà tạm. Sau đó bao người đã đổ về để mục kích phép lạ Thánh Thể. Vị giám mục nói cho chúng tôi hay về sự kiện ngài đã thấy: “Cha đã thấy Chúa mặt giáp mặt. Mắt Người trong sáng biểu lộ một tình yêu tha thiết. Tóc xõa ngang vai với hàm râu dài. Trán cao và rộng. Đôi má Người xanh xao, và đầu hơi nghiêng về một bên. Vừa thấy Người, tim cha tràn lên niềm vui lẫn yêu thương. Sau phút giây, gương mặt Chúa tỏ nét buồn phiền, đau đớn giống như giờ phút tử nạn của Người. Đầu Người mang đầy gai nhọn, và mặt nhuộm đầy máu đỏ. Nhìn sự thay đổi trên gương mặt của Đấng Cứu Rỗi, trái tim cha như bị đâm thâu bởi những cay đắng buồn phiền, nước mắt cha chảy ròng, và cha cảm thấy như những gai nhọn kia đâm vào đầu cha vậy.”

Thánh John dòng Augustine rất đam mê dâng thánh lễ. Ngài có thói quen dậy sớm để làm lễ. Tâm hồn đầy sự sốt mến. Sự vui mừng nhất là trong giờ dâng bánh rượu. Những người giúp lễ đã phàn nàn với cha bề trên rằng, vị linh mục tốt lành này thường hay kéo dài thì giờ dâng lễ thành thử họ bị chậm trễ trong công việc thường ngày. Nghe vậy cha bề trên buộc ngài phải rút ngắn thời gian làm lễ giống như các linh mục khác vậy. Vị linh mục khả ái, đáng kính này vâng theo chỉ thị nhưng rồi ngài cũng dành thời giờ dâng lễ vào những buổi chiều vì muốn dành thời giờ sốt sắng cho thánh lễ. Bị bó buộc cung khai lý do tại sao phải làm như vậy thì ngài tiết lột với cha bề trên: Ngài đã thấy Chúa trên bàn thánh, với những điều vô cùng sợ hãi, và đầy cảm động làm ngài muốn xỉu. Thấy sự kiện xảy ra như vậy khiến cha bề trên từ đó dâng thánh lễ với tâm hồn sốt mến hơn cho hết đời của ngài.

Thánh Raymond of Penafort bề trên dòng Đa Minh luôn dâng lễ với một tâm hồn đầy sốt mến. Một lần khi truyền phép, một trái cầu lửa xuất hiện bao bọc hết đầu và vai của ngài, giống như một vùng hào quang vậy.

Chân phước Francis ở Possadas cũng thuộc dòng Đa Minh dâng thánh lễ cũng không kém phần sốt sắng. Mặt ngài sáng ngời một thứ ánh sáng rực rỡ, và trở nên tuyệt đẹp giống như ngài lãnh nhận một đời mới vậy. Một sáng khi dâng lễ, một ngọn lửa sáng rực từ trong miệng của ngài bay ra khi đọc Phúc Âm. Hai trường hợp khác trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cũng một thứ ánh sáng rực rỡ từ thân thể của ngài chiếu tỏa trên bàn thờ. Khi ngài truyền phép, Thiên Chúa nói với ngài bằng một tình yêu tha thiết: “Hỡi con, chính Ta đây.” Sau khi lãnh nhận Mình Thánh, Francis được nhấc lên và đứng lơ lửng trên không.

Thánh Ignatius luôn luôn dâng thánh lễ trong sự hoan hỷ thành kính. Một ngày kia khi người giúp lễ thấy một ngọn lửa sáng ngời tỏa vòng tròn trên đầu ngài, thày giúp lễ phải tới để dập tắt nó nhưng thày khám phá ra đó là một thứ ánh sáng siêu nhiên được tỏa ra trên đầu vị thánh này.

Chân phước Francis đau đớn bao năm vì đôi chân tật nguyền, bởi vậy mỗi cử động đều làm ngài vô cùng đau đớn khổ sở. Nhưng ngài sốt sắng dâng lễ suốt năm tháng dài với đầy lòng tin tưởng sốt mến. Mỗi sáng ngài ráng lết từ cái ghế trường kỷ qua bàn thờ để dâng thánh lễ ngập tràn sự mầu nhiệm mà không bị một trở ngại nào.

Chân phước John, một cha dòng Đa Minh ở Ravenna, trong lúc dâng thánh lễ thường được thấy quang cảnh rực rỡ của thiên đàng.

Cuộc đời các thánh đầy những sự lạ lùng. Mỗi một thánh lễ mà chúng ta dự, không cần biết những linh mục đó như thế nào, nhưng những sự kỳ diệu đều giống nhau. Như thánh Bonaventure nói: “Tất cả đều đều giống nhau trong sự uy nghi, kỳ diệu khôn lường của Đấng Hằng Sống. Đấng hiện đến trên bàn thờ và đã thật sự dâng mình trên đồi Canvê và ngày nay cũng dâng mình lên cho Thiên Chúa Cha để mưu ích cho những ai tới tham dự thánh lễ.”

CÁC LINH MỤC LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ PHƯỚC NHẤT.

Không những các thánh mà tất cả các linh mục có tâm hồn thành kính sốt mến đều hài lòng và vui mừng khi các ngài cử hành thánh lễ. Các ngài đều biết rằng, họ là những người được kề cận Chúa, thân mật với Chúa, được ôm Chúa trong tay cũng như đối diện với Chúa, nói chuyện với Chúa, và như vậy Chúa có thể nhìn thẳng vào trái tim các ngài với một tình yêu vô bờ bến. Các ngài là những người cho Chúa sự vui mừng và vinh quang nhất mà Người hằng mong muốn. Các ngài tôn vinh Chúa hơn cả những Thiên Thần và các thánh trên thiên đàng. Các ngài mang đến cho xứ sở của các ngài bao chúc lành. Các ngài được các Thiên Thần vây quanh ngắm nhìn từng cử động. Cuối cùng các ngài được giúp đỡ ủi an và làm vui những linh hồn dưới lửa luyện tội. Có thể nào một linh mục tận hiến khi biết được những điều này mà họ không vui mừng cho được.

Đức Giáo Hoàng Leo XIII đối với Thánh Lễ. Một linh mục đáng kính thuật lại rằng: “Có một lần tôi được dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng Leo XIII cử hành. Thật không có một cuốn sách nào, một bài giảng nào nói về thánh lễ tôi được nghe lại diễn tả được ý nghĩa sâu sắc của nó cho bằng thánh lễ mà Đức Thánh Cha đáng kính đó đã dâng.

“Gần 50 năm, kể từ cái ngày hạnh phúc ấy tôi không sao quên được. Và mỗi lần dâng lễ tôi đã cố gắng bắt chước như ngài lúc dâng thánh lễ với tất cả tấm lòng sốt sắng, thành kính của tôi.

Lúc dó ngài được 85 tuổi. Với tôi, ngài đã quá suy nhược, đi lom khom vô nhà nguyện. Nhưng khi làm lễ thì hầu như ngài đầy sức sống mới và tràn đầy nghị lực. Ngài bắt đầu với sự sốt sắng, tất cả mọi động tác, từng lời nói đều rõ ràng và chậm rãi. Tôi có cảm tưởng như ngài đang đứng trước mặt Thiên Chúa vậy. Trong lúc ngài truyền phép, gương mặt sáng ngời với một thứ ánh sáng thật đẹp, đôi mắt rạng ngời, tất cả như biểu lộ ngài đang trò chuyện với Đấng Chí Tôn. Ngài cầm bánh thánh trong tay vô cùng kính cẩn, tuyên xưng với tất cả sự thánh thiện, bày tỏ một sự vô cùng kính cẩn trong những động tác của ngài. Rồi ngài quì gập đầu gối xuống không khác chi đang đứng trước tòa Thiên Chúa cao sang trên Thiên Đàng. Ngài nâng bánh thánh lên cao và chăm chú nhìn với sự say sưa rồi đặt trả lại trên dĩa. Ngài biểu lộ những động tác ấy giống như vậy khi dâng rượu. Khi tới phần rước lễ, sự kính cẩn sốt mến của ngài được thể hiện rõ ràng trong giây phút đó. Tới lúc hát bài: “Lạy Chiên Thiên Chúa..”, làm như chính ngài nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa. Tôi không biết diễn tả cách nào để nói lên tình yêu của ngài đối với Mình và Máu Thánh Chúa. Mặc dù thánh lể không lâu, những nghi thức thật đơn giản nhưng là cả một ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Như tôi nói, chưa bao giờ có sự thể nào xảy ra giống vậy trong 50 năm dài của tôi.”

Một kẻ chống đạo trở lại nhờ thánh lễ. Một nhóm du lịch người Anh, là những người chống đạo tới dự lễ tại nhà thờ chánh tòa ở Florence. Vị chủ tế dâng thánh lễ với một tâm hồn sốt sắng. Ngài không biết có một nhóm lạ mặt đang quan sát những động tác của ngài. Vài người trong nhóm tò mò đã rời chiếc ghế tới gần cung thánh để quan sát vị chủ tế dâng thánh lễ. Đằng khác, có một người vẫn đứng đằng sau chăm chú quan sát từng cử động của ngài cho tới hết phần truyền phép. Ông đã chứng kiến một cách ngạc nhiên từng cử động của ngài, và rồi ông đã cảm động vì đức tin và niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của vị linh mục lúc dâng thánh lễ. Khi về Anh quốc, ông ta năn nỉ xin vô đạo và ông đã là một người công giáo rất đạo đức. Chúng tôi không ngần ngại nói rằng, khi những kẻ chống đối hoặc những người không có đức tin được dự thánh lễ bởi một linh mục có tâm hồn sốt mến thì họ sẽ có những ấn tượng sâu sắc về thánh lễ giống như người đàn ông trên vậy.

NHỮNG THÁNH LỄ VỘI VÃ HOẶC THIẾU SỰ TÔN KÍNH

Thánh Anphongsô nói những linh mục dâng thánh lễ thiếu sự tôn kính hoặc vội vã thường gây kết quả trái ngược.

Linh mục Mateo Crawley là một vị truyền giáo nổi tiếng trên khắp thế giới. Hồi đó không ai nổi tiếng hơn, nhã nhặn hơn, khiêm nhường hơn. Ngay cả những khi nói chuyện về những kẻ tội lỗi nhất mà ngài không được gặp, ngài vẫn tỏ sự nhân từ và lòng thương xót đối với họ.

Chúng tôi được nghe chính miệng ngài kể lại một câu chuyện rất buồn như thế này: “Cha tôi là một kẻ chống đạo, dù ông là một người tốt, thật thà, thẳng thắn. Mẹ tôi là một người Công Giáo, nuôi nấng dạy dỗ con cái trong đức tin của người Kitô Hữu. Điều mong ước lớn lao nhất của mẹ tôi là mong sao cho cha tôi trở lại đạo. Bà hành động trong sự dè dặt khôn khéo, đặt niềm hy vọng trong lời cầu nguyện và sống gương mẫu hơn là thuyết phục. Bà không hề than phiền hay làm phiền tới cha tôi. Cha tôi biết được những ý tứ đó. Cuối cùng ước nguyện của mẹ tôi hầu như gần tới đích, vì cha tôi hứa sẽ đi lễ với chúng tôi. Và người đã đi thật, nhưng rủi thay hôm đó vị linh mục cử hành thánh lễ một cách hấp tấp lại thiếu sự thành kính thành thử cha tôi trở về nhà với sự thất vọng, người tuyên bố sẽ không bao giờ muốn trở trở lại đạo. Chúng tôi cũng vậy, thật thất vọng vì ông không muốn nghe gì về đức tin Công Giáo nữa. Năm tháng qua đi, chúng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện. Một buổi tối có một linh mục truyền giáo gọi cho chúng tôi. Cha tôi trong thái độ bình thường tiếp khách và mời ngài ở lại. Qua câu chuyện với sự dè dặt khôn ngoan, nhà truyền giáo đã cảm hóa được cha tôi. Một lần nữa, cha tôi bằng lòng đi lễ do ngài cử hành thánh lễ. Vị thừa sai dòng Tử Nạn này rất đơn giản nhưng sốt sắng. Và tạ ơn Chúa, người cha tốt của tôi sau một thời gian ngắn đã đi học lớp giáo lý và trờ thành người Công Giáo.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THÁNH LỄ.

Thánh Thomas, một nhà thần học đã viết về những sự kỳ diệu của thánh lễ Misa nói: “Thánh lễ giúp kẻ có tội trọng được ơn ăn năn hối cải. Tội nhẹ được tha thứ. Qua thánh lễ sẽ tăng thêm những ơn ích và những ơn cần thiết cho chúng ta.”

Thánh Phaolồ Ẩn tu. Một lần đứng trước ở trước của nhà thờ, ngài quá sợ hãi khi nhìn thấy một linh hồn tội lỗi trong trạng thái vô cùng hư hỏng. Hơn thế nữa, ngài thấy một con quỉ đang đứng bên cạnh người này. Anh ta có vẻ như bị khống chế bởi tên quỉ dữ. Nhưng sau thánh lễ, người này hoàn toàn khác hẳn. Ngài gọi anh ra và hỏi một cách kín đáo nếu anh thật sự thống hối ăn năn. Anh thú thật đã phạm biết bao tội lỗi, nhưng trong giờ thánh lễ đã đọc được một câu nói trong một cuốn sách, “Nếu tội lỗi con đỏ như máu, Ta sẽ làm cho nó trắng như tuyết.” Anh tiếp, “Tôi rất đau buồn vì tội lỗi mình, đã xin Chúa thứ tha cho tôi, và ước ao được xưng tội lập tức.” Thánh Phaolồ đã thấy được sự thống hối ăn năn của người này qua công nghiệp vô cùng của thánh lễ. Anh đã được tha thứ hết mọi tội lỗi.

Thiên Chúa nói với Thánh Mechtilde. “Trong thánh lễ Ta đến với sự khiêm nhường. Một kẻ tội lỗi dù hư hỏng tới đâu nhưng nó khao khát sự tha thứ. Ta sẽ đến với sự ngọt ngào và thương xót. Ta sẽ thứ tha kẻ thù xấu xa nhất của Ta, nếu nó xin Ta…Ta sẽ đến với sự khoan hồng, như vậy không có kẻ nghèo hèn nào tới với Ta mà Ta không làm tràn đầy tình thương cho nó.

Ta tới với bánh bởi trời để tăng sức lực cho kẻ yếu kém, với ánh sáng để giúp kẻ đui mù, với tràn đầy ơn thánh để đẩy đi những đau khổ, khắc phục những trở ngại, và làm tan biến đi những sợ hãi cho những ai chạy tới với Ta.”

Thật là những lời an ủi vô cùng do chính Lời Thiên Chúa phán ra. Nếu chúng ta không được biết gì về thánh lễ, chỉ những lời nói này cũng đủ cho chúng ta tin tưởng về những sự huyền bí của Thánh Thể.

Thánh Gregory of Nazianzen. Trong đời sống của vị thánh này. Chúng tôi được biết thân sinh ra ngài bị rơi trong tình trạng đau ốm kịch liệt đến nỗi mỗi cử động nhỏ cũng không làm nổi. Nhịp đập của ông cụ rất yếu, và không thể ăn uống gì được. Sau cùng ông cụ bị mê man. Gia đình rất thất vọng, chỉ còn trông cậy vào Thiên Chúa. Họ tới nhà thờ dự thánh lễ được dâng lên cầu nguyện cho người bệnh. Ngay trên đường về nhà, họ đã được nghe biết là tất cả những nguy hiểm đã qua, sau đó người bệnh đã hoàn toàn bình phục.

Thánh Curé of Arc. Ngài bị rơi trong tình trạng hiểm nghèo mặc dù với sự giúp đỡ của bác sĩ nhưng bệnh tình càng ngày càng nặng, không có hy vọng sống sót. Ngài xin một thánh lễ tại nhà thờ thánh Philomena. Sau thánh lễ ngài hoàn toàn bình phục.

Tại thành phố Lisbon. Một người đàn bà bệnh nặng sắp chết. Bác sĩ bó tay. Bà đau đớn vì bệnh ung thư và trong tình trạng không thể giải phẫu. Cha giải tội khuyên nên xin một thánh lễ cầu cho bà, bà sẽ được lành. Bà chấp nhận lời đề nghị. Thánh lễ được dâng lên Thiên Chúa nhờ sự cầu bầu của thánh Đa Minh, và trong sự nhân từ của Chúa bà đã được lành bệnh một cách mau chóng, bạn bè của bà đều vui mừng, và việc khỏi bệnh lạ lùng ấy đã làm cho giới y khoa ngạc nhiên không ít.

Đã bao lần chúng ta thấy cha mẹ, anh chị em chúng ta trong những cơn bệnh thập tử nhất sinh. Chúng ta đón mời những danh y nổi tiếng, thuốc thang tốn kém nhưng những đau đớn không thuyên giảm để cứu những người thân khỏi tay tử thần, hay chữa lành một cách mau chóng. Chúng ta quên một phương thuốc linh diệu nhất là Thánh Thể. Ở đời có biết bao nhiêu những xui xẻo, những tai nạn có thể tránh được nếu chúng ta có lòng tin tưởng vào sự mầu nhiệm của thánh lễ? Nếu những người Công Giáo đều hiểu được cái kết quả nhiệm mầu của thánh lễ thì tất cả các thánh đường không đủ chỗ để chứa con số tuôn đến tham dự. Các bà mẹ Công Giáo nên tham dự thánh lễ và dâng những thánh lễ đó cho gia đình của mình, phương cách hay hơn nữa nếu họ biết dạy con họ ngay từ lúc thơ ấu biết đi lễ mỗi ngày.

Thánh Lễ giúp chúng ta có một cái chết lành. Triều thiên của cuộc sống chúng ta là ơn chết lành. Chúng ta được gì khi chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, hưởng tất cả những tiện nghi của một kẻ giầu sang, những danh vọng của thế giới, nhưng nếu chúng ta chấm dứt cuộc sống bằng cái chết cực dữ? Một cái chết dữ sẽ đớn đau đời đời.

Chúng ta chỉ chết một lần mà thôi. Nếu chết dữ, chúng ta sẽ không có cách sửa chữa lại lỗi lầm. Một cái chết dữ sẽ bị chìm ngập trong biển lửa địa ngục đời đời kiếp kiếp. Một điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải dùng mọi cách để được chết lành. Và phương thức hữu hiệu nhất, dễ dàng nhất trong sự cứu rỗi là dự thánh lễ thường xuyên.

Thiên Chúa bảo đảm với Thánh Mechtilde. Người sẽ an ủi tất cả những ai tham dự thánh lễ, và Người sẽ gửi các thánh xuống giúp họ trong giờ chết, vì khi còn sống họ đã thường xuyên dự thánh lễ.

*Penellas thuật lại câu chuyện của một người sùng đạo rất tin tưởng vào thánh lễ nên lúc còn sống ông đã cố gắng dự được nhiều chừng nào hay chừng nấy. Ông lâm bệnh nặng và chết trong bình an. Cha xứ buồn rầu vì mất một phần tử gương mẫu trong đàn chiên của ngài nên dâng thánh lễ, và những lời cầu nguyện cho linh hồn hồn ông. Nhưng ngài đã rất ngạc nhiên khi thấy ông hiện về vui mừng sáng láng, và cám ơn lòng bác ái của cha. Ông nói ông không cần lời cầu nguyện nữa vì trước kia ông thường dự thánh lễ nên bây giờ ông được về thẳng Thiên Đàng.

Mgr. Nautier, Giám Mục của Breslau. Mặc dù rất bận rộn trong công việc, và bao trách nhiệm rất nặng nề song ngài vẫn cố gắng tham dự thánh lễ hoặc dâng thánh lễ càng nhiều càng tốt ở nhà thờ chánh tòa. Trong giờ chết linh hồn ngài được các thiên thần tháp tùng đưa về thiên đàng. Họ ca hát những bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa.

Tất cả những người Công Giáo nên noi theo gương những vị thánh này, cầu xin Thiên Chúa mỗi lần dự thánh lễ cho được ơn chết lànhthoát khỏi lửa luyện tội.

Không nên để mất Thánh Lễ. Những ngày Chúa Nhật và những ngày lễ trọng bắt buộc phải đi lễ, nếu không có những lý do chánh đáng sẽ mắc tội trọng vì đó là điều luật Chúa dạy. Không những chỉ phạm tội mà thôi mà còn mất bao nhiêu ơn ích. Thiên Chúa sẽ trừng phạt nặng nề nếu thường xuyên tái phạm. Sau đây là câu chuyện xảy ra gần Rôma đáng cho chúng ta lưu ý.

“Có 3 người thương mại đi buôn ở Cisterno. Sau khi đã hoàn thành công việc, hai người sửa soạn ra về vào buổi sáng Chúa Nhật. Người thứ ba nhắc họ về vấn đề đi lễ. Hai người kia đã nhạo cười lời nói của người này; và trả lời sẽ đi lễ vào một ngày nào đó. Nói xong, họ bỏ đi. Người thứ ba đi lễ xong rồi mới về. Trên đường đi anh được biết hai người bạn của mình đã bị tai nạn chết trên đường.

Thánh Antonimus ở Florence kể một câu chuyện về cái chết như một sự trừng phạt vì bỏ lễ. Có hai người trẻ đi săn. Một người thì đi lễ, còn người kia thì không. Một cơn bão tới và sét đã đánh chết người không đi lễ, còn người kia thì vô sự.

Bổn phận của người Công Giáo là phải đi lễ ngày Chúa Nhật. Đây là chuyện phải làm không thể lãng quên.

Làm cách nào một đứa bé nghèo khổ trở thành Giám Mục rồi Hồng y và nên thánh? Peter Damian mất cả cha lẫn mẹ từ lúc mới sanh. Một trong mấy người anh lãnh đem về nhà nuôi; nhưng người anh này lại đối xử với Peter vô cùng tàn nhẫn, bắt Peter phải làm việc cực khổ, ăn uống thì thiếu thốn, quần áo thì không đủ mặc. Một ngày kia Peter lượm được một đồng tiền. Nó tiêu biểu cho vận may của Peter. Một người bạn nói với Peter: “Anh có thể dùng nó, vì không biết ai là chủ nó mà trả lại.” Nỗi khó khăn của Peter là anh cần rất nhiều thứ vì anh không có gì cả; mặc dầu vậy, ý của Peter lại muốn dùng đồng bạc đó để làm một việc có ý nghĩa hơn: Peter muốn xin một thánh lễ cầu cho các linh hồn trong lửa luyện tội, nhất là linh hồn cha mẹ yêu dấu của anh. Đó là một sự hy sinh cao quí nhất, Peter đã lấy đồng tiền đó để xin lễ mà quên đi bản thân mình. Kể từ đó, vận mạng của Peter thay đổi một cách thấy rõ, do sự trả ơn rất lớn lao của các linh hồn cho sự hy sinh của Peter. Người anh lớn nhất của Peter tới thăm căn nhà Peter đang ở, ông rất kinh hãi khi thấy người em bé nhỏ của mình phải sống trong cảnh tàn tệ. Ông liền đem Peter về nhà nuôi nấng cho ăn học và lo lắng yêu thương như con mình. Ơn này đổ tràn trên ơn khác. Với tài năng sẵn có, Peter trở thành tiếng tăm, anh dấn thân trên con đường tận hiến và trở thành linh mục. Không bao lâu Peter được tấn phong lên hàng Giám mục rồi Hồng Y. Các phép lạ chứng minh sự thánh thiện của ngài. Bởi vậy sau khi chết ngài được phong thánh lên hàng tiến sĩ Hội Thánh. Biết bao ơn đổ xuống cho ngài kể từ sau một thánh lễ cầu cho các linh hồn.

KINH DỌN MÌNH RƯỚC LỄ

Lạy Mẹ yêu dấu! Trái Tim rất khiêm nhường và trinh sạch Mẹ xưa đã tin cậy mến yêu Chúa cách vững chắc và nồng nàn thiết tha nên Chúa Ngôi Hai từ thiên cung đã xuống trong cung lòng Mẹ, đã thánh hoá Mẹ, đã làm cho Mẹ nên Mẹ Thiên Chúa, nên Mẹ loài người, và nên Mẹ riêng rất yêu dấu của con.

Lạy Mẹ rất mến yêu, chỉ mấy phút nữa đây Chúa sẽ ngự vào lòng con. Con cảm thấy mình rất khốn nạn, tội lỗi, và chẳng có nhân đức nào tô điểm cho linh hồn nên xinh đẹp trước mặt Thiên Chúa. Vậy con khẩn khoản kính mời Mẹ đến sửa dọn lòng con. Xin Mẹ hãy làm cho con nên khiêm nhường thẳm sâu và nên trong sạch vẹn tuyền như Mẹ. Xin Mẹ hãy ban cho con đức tin, cậy sắt đá và đức mến Chúa nồng nàn thiết tha như Trái Tim Mẹ. Xin Trái Tim Mẹ hãy làm cho linh hồn con trở thành ngai báu tinh tuyền để Chúa ngự xuống.

Lạy Chúa, xin mau ngự đến với con, để nên sức mạnh, nên nguồn sống, nên tình yêu cho con. Lạy Mẹ Thánh Chúa. Lạy các thánh quan thày xin giúp con tiếp rước Chúa một cách nồng nhiệt sốt mến và nên một với Chúa. Con đang mong đợi Chúa. Xin Chúa hãy mau mau ngự đến, vì con đang khao khát Chúa. Lạy Chúa, xin hãy đến, con yêu mến Chúa, con trông đợi Chúa. Amen

KINH SAU KHI RƯỚC LỄ

Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa đang hiện diện trong con. Chúa đang chuyển thông sức sống và Máu Thịt Chúa trong con. Con xin được kết hợp với sự khôn ngoan cuả Chúa, cùng với Chúa, con xin kết hợp với quyền năng và Lòng Thương Xót của Chúa Cha, và với tình yêu thánh hiến của Chúa Thánh Thần.

Lạy Mẹ Maria, cùng với Mẹ, con xin kết hợp với Ba ngôi Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu con Mẹ, xin Mẹ đưa con đi sâu vào lòng đại dương tình ái của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Amen.

FR. O’SULLIVAN


 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 9, 2010 in Uncategorized

 

Nhãn:

LƯỢC TÓM Ý KIẾN HỌC VIÊN TUẦN IX (BÀI HỌC 8: PHỎNG VẤN), Gioan Lê Quang Vinh

LƯỢC TÓM Ý KIẾN HỌC VIÊN TUẦN IX (BÀI HỌC 8: PHỎNG VẤN)

Posted on Tháng Mười Một 7, 2010 by vietrenews

Giai đoạn ba của khoá Truyền Thông Online bắt đầu bằng đề tài phỏng vấn, một kỹ năng quan trọng trong nghiệp vụ báo chí, giúp cho các bài báo có chất liệu phong phú. Với đề tài này, cha An Thanh tóm luợc những nguyên tắc và kinh nghiệm của giáo sư Fabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille, Pháp và nhà báo Metzler dựa trên tác phẩm: Creative Interviewing: The writer’s guilde to gathering information by asking questions.

Sau khi nghiên cứu các nguyên tắc phỏng vấn, các loại phỏng vấn, cách chuẩn bị phỏng vấn, các cách phỏng vấn…, học viên thảo luận hai câu hỏi thực tế: “Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?” và “Khi nào thì nên viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp?”

Anh Phạm văn Lượng mở đầu bằng cách chia sẻ chính điều anh đang làm: Liên hệ trước những người đã biết, đã quen và xin phỏng vấn họ, cho họ biết đề tài và xin cái hẹn. Bước 2: Gặp gỡ theo hẹn. Nhắc lại đề tài và theo “dòng nước của họ mà uốn éo lượn theo” để đạt mục đích của mình. Ngoài những người quen biết trong phạm vi “chuyên nghiệp” của họ, PVL còn có ý định “tìm nhân vật” theo cách “người lạ / người chưa quen biết” nhưng cũng “rất chuyên nghiệp” theo cách sau: Trực tiếp gặp người nghèo và phỏng vấn họ. Đó là những người phu quét đường, những người xin ăn, những anh xe ôm, chị bán hàng rong, bán vé số, những người ngủ vệ đường vì không nhà cửa… Hoặc trực tiếp gặp đại diện các cơ quan từ thiện, các tổ chức thiện nguyện, các mái ấm cho người bất hạnh… để “nghe tiếng nói của họ” hoặc những “thân phận người” nơi đó.

Các bạn khác đưa ra những cách thức và nguyên tắc bổ sung: Trước tiên tôi cần xác định đề tài nào (người phỏng vấn phải nắm rõ đề tài để tìm mọi nguồn thông tin liên quan đến đề tài), và cần xác định mục đích của cuộc phỏng vấn. Nhân vật cần phỏng vấn phải là người trong cuộc, hoặc có liên hệ với các ý tưởng sẽ được triển khai trong đề tài. Nếu có thể được thì nên chọn nhân vật phỏng vấn là người nổi tiếng, người được phỏng vấn là nhân vật chính của đề tài phỏng vấn, của sự kiện đang diễn ra, hoặc sự kiện có tầm ảnh hưởng xã hội to lớn, người có chuyên môn về lĩnh vực mà mình định mời phỏng vấn.

Xác định được những yếu tố ấy rồi, làm sao tiếp cận được nhân vật? Dựa vào bài học, các bạn đề nghị: lên kế hoạch cụ thể trong bao lâu bạn sẽ phải hoàn thành đề tài phỏng vấn của bạn. Vì không thể bạn muốn liên hệ ai để xin được phỏng vấn thì người ta nhận lời ngay. Khi xin phỏng vấn, cần nói rõ đề tài của bạn là gì, bạn định làm gì với kết quả của buổi phỏng vấn đó (đăng ở đâu, phổ biến ở giáo xứ nào, hay làm tài liệu nghiên cứu, viết lách…). Và dĩ nhiên cũng phải cho họ biết mình là ai , có giấy giới thiệu thì càng tốt.

Bạn Lý Liêm cho ví dụ cụ thể và cho rằng “nhà báo JB. VINH hiện đang là giảng viên trong khoá học này cuả chúng ta”. (Nhân đây chúng tôi cũng xin đính chính nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh và người giúp việc cho các Cha trong khoá học online Gioan Vinh là hai người khác nhau. Về nghiệp vụ, Gioan Vinh này còn kém xa nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh.)

Trả lời cho câu hỏi “Khi nào thì nên viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp?”, các bạn đưa ra nhiều ý kiến phong phú. Có bạn nói: “Khi dùng cùng một bảng câu hỏi để phỏng vấn nhiều người thì nhất thiết phải viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp, để trình bày các quan điểm khác nhau dựa theo kết quả phỏng vấn và tổng hợp các câu trả lời cùng quan điểm. Công việc này nhằm giúp độc giả có cái nhìn hệ thống về những ý kiến trái nhau khi bàn cùng một vấn đề.”

Bạn khác thì nhấn mạnh tính khách quan: “Một bài phỏng vấn cần viết thành dạng hỏi đáp khi bài viết chỉ phỏng vấn một hoặc hai người, khi muốn đưa độc giả đến với không gian thật của buổi phỏng vấn, khi người viết bài muốn bảo đảm tính khách quan của cuộc trò chuyện.”

Thêm vào đó “Viết lại ở dạng hỏi đáp, cũng tránh người đọc phân tâm bởi những bình luận hay ý kiến cá nhân của người viết, kéo người đọc tập trung vào câu trả lời để có những nhận định cá nhân”

Nhận thức được tầm quan trọng của thể loại phỏng vấn, đồng thời nắm được những nguyên tắc căn bản, hy vọng rằng những cây bút truyền thông Công giáo sẽ sử dụng thể loại này có kết quả để đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Nhân đây Ban Học Vụ cũng xin nhắc lại khoá học online của chúng ta sắp kết thúc. Nguyên tắc để xét tốt nghiệp là học viên có đủ hai bài viết theo yêu cầu và có ít nhất năm ý kiến phản hồi trên các bài học. Rất mong các anh chị và các bạn cố gắng gửi bài viết sớm để chuẩn bị cho việc tổng kết và xét tốt nghiệp.

TM BAN HỌC VỤ KHOÁ TTO

Gioan Lê Quang Vinh

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 7, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Linh mục và vấn đề Truyền thông hiện nay, LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang

Linh mục và vấn đề Truyền thông hiện nay

Khi gần đến thế kỷ 21, những phương tiện truyền thông xã hội phát triển một cách lạ lùng, chi phối sâu đậm tất cả mọi nền văn hoá của toàn thể nhân loại. Những phương tiện truyền thông xã hội này để lại dấu ấn rõ ràng trong những lãnh vực quan trọng hiện nay như giáo dục, luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội.

Năm 1963, với sắc lệnh về truyền thông, Inter Mirifica, lần đầu tiên, Giáo Hội, qua Công Đồng Vatican II, đã đề cập tới vấn đề truyền thông xã hội một cách đầy đủ và bao quát. Mặc dầu lúc đó,  chưa có những sự kỳ lạ của truyền thông như hiện nay, nhưng Công Đồng đã nói: “Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình cũng có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cách đúng đắn.” (IM số 3).
Năm 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong thông điệp Redemptoris Misio, số 37, nói: “Hội Đồng Aêrôpagô đầu tiên của thời đại hiện nay, là thế giới truyền thông đem lại sự đồng nhất cho nhân loại bằng cách, như người  ta có nói, làm cho nhân loại trở thành “một ngôi làng lớn”. Những phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến đỗi đối với nhiều người, chúng là phương thế chính yếu để biết tin tức và để được giáo dục, và những phương tiện truyền thông xã hội nầy hướng dẫn và chỉ huy những cách cư xử của cá nhân, của gia đình và của xã hội.
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này là sân khấu của những sự tân kỳ trong lãnh vực kỹ thuật truyền thông: nào là các vệ tinh truyền thông, truyền hình cáp, vi tính, kỹ thuật số. Sự sử dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ nầy khai sinh những gì mà người  ta gọi là “những ngôn ngữ mới” và khơi nguồn cho Giáo Hội nhiều khả năng trong việc loan báo Tin Mừng, cũng như làm nảy sinh ra những vấn đề mục vụ mới đối với Giáo Hội.   Trong bối cảnh nầy, các vị mục tử và Dân Chúa được khuyến khích đào sâu ý nghĩa của những gì liên quan đến truyền thông và những phương tiện truyền thông xã hội, và diễn tả những điều nầy ra thành những dự án thực tiển và khả thi.
Trong Sứ Điệp Truyền thông năm 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II viết: “Trong khi các Nghị Phụ của Công Đồng Vatican II dò xét tương lai và tìm cách phân biệt bối cảnh trong đó Giáo Hội sẽ được kêu gọi thực hiện sứ mạng của mình, thì lúc đó họ có thể thấy rằng kỹ thuật sẽ vượt bực thế nào để “thay đổi trái đất” vì lúc đó sự chinh phục không gian đã bắt đầu. Lúc đó, các Nghị Phụ đã nhận thấy rằng những phát triển đặc biệt trong kỹ thuật truyền thông, thế nào cũng khơi dậy những phản ứng giây chuyền, kéo theo những hệ quả không lường trước được”. Và thay vì gợi ý rằng Giáo Hội nên đứng ra ngoài những biến cố đang xảy ra, các Nghị Phụ đã thấy rằng Giáo Hội phải ở ngay trong trung tâm của sự phát triển của nhân loại, thông phần vào những kinh nghiệm của loài  người, bằng cách tìm hiểu chúng và giải thích chúng theo ánh sáng của đức tin.
Ngoài những phương thế cổ điển thịnh hành như làm chứng bằng đời sống, dạy giáo lý, gặp gỡ riêng tư, đạo đức bình dân, phụng vụ và nhiều cách cử hành khác tương tự, thì giờ đây, sự sử dụng các những phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng và cho việc dạy giáo lý, như lời Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong Evangelium Nuntiandi: “Giáo Hội  cảm thấy mình có lỗi đối với Chúa của mình nếu không đem ra sử dụng những phương tiện có công hiệu rất lớn nầy, mà trí óc loài người làm cho càng ngày càng trở nên trọn lành hơn” (số 45).
Thế kỷ XXI nầy đưa chúng ta vào bình minh của một thời đại mới: Thời Đại Liên Mạng (internet). Chỉ trong vòng hai thập niên (1990-2010), internet, cọng thêm với  điện thoại di động, đã thay đổi cuộc sống của con người một cách lạ thường: biến đổi phương cách quan hệ với nhau trong cách liên lạc chuyện trò,  duy trì tình bạn, cách tìm kiếm giải trí; biến đổi phương cách mở mang kiến thức bằng cách truy tìm, thu thập và gìn giữ tài liệu, mà những thế hệ đàn anh đi trước chúng ta khó lòng hình dung ra được.
Internet đang ngự trị trong thời đại chúng ta.
Việc sử dụng Liên Mạng trên điện thoại di động nay đã trở thành thông thường. Bất cứ điều gì bạn có thể mở được hay tải xuống được trên máy vi tính tại nhà hay tại sở của bạn, thì cũng có thể tải xuống trên máy di động đời mới nhất.  Cũng thế, những videos hay ảnh chụp cũng có thể thu vào điện thoại di động rồi tải xuống các trang mạng.
Việc sử dụng email (điện thư) để gởi thư  một cách nhanh chóng thần tốc: gửi điện thư tới tất cả mọi người một cách tức khắc lạ lùng, bất kể họ ở trong nước hay ngoài nước …
Việc download, tải xuống các tài liệu vô số và vô giá từ trên mạng xuống, làm cho mọi người sững sốt trước phương tiện tra cứu học hỏi vô cùng dễ dàng nầy…
Vì thế, Giáo Hội có thái độ tích cực của đối với truyền thông hiện nay.  Đối với  Giáo Hội, những phương tiện truyền thông xã hội có thể và phải là những dụng cụ phục vụ chương trình tái rao giảng Tin Mừng và tân Phúc Âm hoá Giáo Hội trong thế giới hiện thời. Để cho được có được cuộc tân Phúc Âm hoá nầy, cần phải chú ý đặc biệt vào tác động nghe nhìn của những những phương tiện truyền thông xã hội, theo khẩu hiệu “thấy, đánh giá và hành động”.
Khi khuyến khích dùng các những phương tiện truyền thông xã hội để bảo đảm cho việc truyền bá sứ điệp Tin Mừng, Giáo Hội vẫn cho như vậy cũng là chưa đủ, vì Giáo Hội thấy mình còn phải tìm cách sát nhập sứ điệp Tin Mừng vào trong “nền văn hoá mới này” do những những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên với những ngôn ngữ mới, những kỹ thuật mới và với  những cách cư xử mới. Vì thế, trong việc rao giảng Tin Mừng hiện nay, Giáo Hội thấy cần phải múc lấy những tài nguyên  ngay trong chính thế giới truyền thông.
Nếu Giáo Hội chọn lựa một thái độ tích cực và cởi mở đối với các những phương tiện truyền thông xã hội bằng việc tìm cách xâm nhập vào nền văn hoá mới do các những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên để có thể phúc âm hoá chúng, thì Giáo Hội cũng thấy mình cần phải có một cuộc phê bình đánh giá những những phương tiện truyền thông xã hộivà về dấu ấn của những những phương tiện truyền thông xã hội trên các nền văn hoá vì ngoài những ích lưọi lớn lao đem lại cho con người,  những những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại cũng có nhiều mặt trái, nhiều mặt tiêu cực.
Về mặt tích cực, internet đem đến những thay đổi tốt đẹp: thế giới đã được mở toang và việc truyền đạt giữa con người với nhau nay đã nhanh chóng và dễ dàng hơn trước nhiều; nhờ các trang mạng công giáo, sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô đã được chuyển tới con người khắp thế giới một cách mà các vị truyền giảng phúc âm thuở ban đầu như Phaolô không thể nào mơ tưởng được. Các phượng tiện truyền thông xã hội, vì có khả năng đạt tới mọi người, nên có thể là những dụng cụ rất thích hợp để rao giảng Phúc Âm trong tinh thần phổ quát và thông cảm của đức bác ái công giáo. Giáo Hội tin rằng nếu được sử dụng đúng đắn, các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay sẽ mang lại những lợi ích hữu hiệu cho nhân loại vì chúng đóng góp rất nhiều vào việc giải trí, huấn luyện tinh thần cũng như việc mở rộng và củng cố nước Chúa.
Nhưng Giáo Hội cũng biết rằng con người có thể dùng bất cứ gì, nhất là những những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại để đi ngược lại với ý định của Đấng Tạo Hoá, và làm nguy hại cho chính mình; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ hết sức đau lòng vì những thiệt hại quá thường xảy ra cho xã hội con người do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Các phụ huynh, các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các tâm lý gia và nhiều người khác ngày càng nêu lên nhiều mối lo âu trước các nguy hiểm của internet. Nguy hiểm cho đức tin: đã phá đức tin, tiêu diệt đức tin, xuyên tạc đức tin, chống phá Giáo Hội, hạ uy tín của Giáo Hội… Nguy hiểm cho luân lý: đầy rẫy văn hoá khiêu dâm, sex: các hình ảnh hiếp dâm, cưỡng bức và lạm dụng tình dục là những hình ảnh hết sức thông thường trên internet, … / và còn những hình ảnh bạo lực, ảnh hưởng rất xấu trên giới trẻ…
Tuy có những mặt trái như vậy của internet, Giáo Hội vẫn muốn chúng ta dấn thân vào internet. Toàn thể Giáo Hội, từ hàng giáo phẩm, linh mục, tu sĩ đến giáo dân, hiện nay, càng ngày càng ý thức tầm quan trọng của những phương tiện truyền thông. Những khóa học hỏi, những bài thuyết trình, những cuộc gặp gỡ về vấn đề truyền thông đã và đang được tổ chức nhiều nơi.
Linh mục, nhất là trong Năm Linh Mục vừa mới chấm dứt (19-06-2010), đã được khuyến khích rất nhiều về sử dụng những những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại như một nguồn tài nguyên phong phú, có thể giúp đắc lực linh mục trong công việc mục vụ và loan báo Tin Mừng đối với con người của thời nay.
Đặc biệt là ngày 16/05/2010, dịp Lễ Thăng Thiên, nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 44, trong những ngày cuối của Năm Linh Mục, Đức Giáo Hoàng  Bênêđittô XVI đã đưa ra sứ điệp với  nhan đề: “Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: Những phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng đề tài “Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số : những phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa” – , thật là thích hợp để được lồng vào trong hành trình của Năm Linh Mục,  và đặt lên hàng đầu suy tư về một lãnh vực mục vụ rộng lớn và tế nhị như lãnh vực của truyền thông và của thế giới kỹ thuật số, trong đó linh mục được ban tặng những khả năng mới mẻ để thực thi thừa tác vụ phục vụ Lời Chúa của mình. Ngài nói việc mở rộng của các ptttxh gần đây và ảnh hưởng đáng kể của chúng luôn làm cho việc sử dụng chúng trong thừa tác vụ linh mục trở nên quan trọng và hữu ích hơn.
Đức Thánh Cha nói bổn phận hàng đầu của linh mục là “truyền thông”, là loan báo Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người, và thông truyền ân sủng cứu độ đa dạng của Thiên Chúa xuyên qua các bí tích. Bổn phận truyền thông của linh mục là xây dựng sự hiệp thông giữa Chúa với  con người và giữa con người với Chúa. Phẩm giá và vẻ đẹp của sứ vụ linh mục là thể hiện lời thánh Phaolô: “Quả thế, Kinh Thánh nói : Bất kỳ ai tin vào Người sẽ không phải hối tiếc… Quả thế, tất cả những ai kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu thoát. Thế nhưng, làm sao họ kêu cầu vị Chúa mà trước tiên không tin vào Ngài? Làm sao tin Đấng họ không được nghe? Làm sao nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi?” (Rm 10, 11,13-15).
Đức Thánh Cha nói linh mục giờ đây trong sứ mạn của mình, hãy tìm cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, là những phương tiện khồng thể thiếu được và là những phương tiện có khả năng vô hạn trong việc diễn đạt Tin Mừng, vì thế, linh mục nào lơ là và thiếu sót trong vấn đề này, thì đáng trách như lời thánh Phaolô nói: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng!” (1 Cor 9, 16).
Đức Thánh Cha nói việc dùng các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, không những là trách nhiệm cấp bách của linh mục, mà còn đòi hỏi linh mục phải dấn thân có động cơ và hữu hiệu hơn, nghĩa là phải làm vì yêu Chúa và yêu các linh hồn, và phải làm sao để sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho có kiến hiệu.
Đức Thánh Cha nói linh mục hiện nay có cơ hội thuận tiện để dùng các những phương tiện truyền thông xã hội vì linh mục họ đang ở khởi đầu của một “lịch sử mới mẻ”, bởi vì các công nghệ kỹ thuật hiện đại càng tạo nên những mối quan hệ mật thiết và thế giới kỹ thuật số càng mở rộng các biên cương của nó, thì người linh mục sẽ càng được mời gọi lưu tâm đến chúng về mặt mục vụ, gia tăng sự dấn thân của mình, để dùng các phương tiện truyền thông phục vụ Lời Chúa.
Đức Thánh Cha, tuy cảnh cáo những nguy cơ và những sai lầm mà các có thể mang lại cho con người trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, nhưng vẫn yêu cầu các linh mục hiện diện tại đây để thực thi, trong sự trung thành liên lỉ với sứ điệp Tin Mừng, vai trò người hướng dẫn cộng đoàn giữa “những tiếng nói” đến từ thế giới kỹ thuật số, và loan báo Tin Mừng bằng cách dùng, – bên cạnh những phương tiện truyền thống -, phần cống hiến của thế hệ các phương tiện nghe nhìn mới (hình ảnh, vidéo, phim hoạt hình, blog, các trang web) vì các phương tiện nghe nhìn mới nầy là những cơ hội đối thoại mới mẻ và là những dụng cụ không thể thiếu cho việc loan báo Tin Mừng và dạy giáo lý.
Đức Thánh Cha nói linh mục có thể làm được nhiều điều cho Giáo Hội và cho loài người nếu biết sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay bởi vì, xuyên qua những phương tiện truyền thông hiện đại, linh mục có thể làm cho làm cho mọi người biết đến đời sống của Giáo Hội và giúp đỡ những con người hôm nay khám phá ra khuôn mặt của Chúa Kitô, bằng cách kết hợp cách sử dụng thích hợp và thông thạo những dụng cụ như thế.
Đức Thánh Cha cũng khuyên các linh mục tương lai hãy tìm cách thủ đắc phương tiện truyền thông xã hội trong suốt thời gian đào tạo, bên cạnh một sử chuẩn bị thần học vững chắc và một linh đạo linh mục vững vàng, được nuôi dưỡng bởi cuộc đối thoại liên lỉ với Chúa.
Đức Thánh Cha khuyên các linh mục trong sự va chạm với thế giới kỹ thuật số, phải làm lộ ra tâm hồn thánh hiến của mình để mang lại ‘linh hồn’ không chỉ cho sự dấn thân mục vụ, nhưng còn cho dòng truyền thông liên tục của “mạng lưới” ngài nói các linh mục, trong thế giới kỹ thuật số, cần làm cho mọi người  biết rằng ý định yêu thương của Thiên Chúa trong Chúa Kitô dành cho chúng ta không phải là một điều của quá khứ hay là một công trình thông thái, nhưng là một thực tại cụ thể và hiện thực. Quả thế, việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số phải có thể cho con người của thời đại chúng ta, và cho nhân loại lầm lạc hôm nay, thấy “rằng Thiên Chúa gần gũi ; rằng trong Chúa Kitô, chúng ta hết thảy thuộc về nhau.” (Benoît XVI, Diễn từ cho Giáo Triều Rôma dịp chúc lễ Giáng Sinh: Nhật báo Osservatore Romano bằng tiếng Pháp, ngày 21 /12/ 2009, tr.8) /
Đức Thánh Cha tin tưởng linh mục có thể hoạt động đắc lực trong thế giới truyền thông hiện nay. Ngài tin tưởng linh mục là người của Chúa, nên có thể phát triển và đem vào thực hành, xuyên qua những khả năng của mình trong lãnh vực những phương tiện kỹ thuật số mới mẻ, một sự mục vụ cho thấy Thiên Chúa sống động và đang hành động trong thực tại thường ngày và trình bày sự khôn ngoan tôn giáo của quá khứ như là một kho tàng phong phú mà, cần múc lấy ở đó để sống ngày hôm nay cách xứng đáng và xây dựng tương lai cách đúng đắn.
Đức Thánh Cha nói linh mục, với  tư cách là người  được thánh hiến, phải có nhiệm vụ mở ra con đường cho những cuộc gặp gỡ mới mẻ, bằng cách luôn đảm bảo phẩm chất của cuộc tiếp xúc của con người và sự quan tâm đối với những con người cũng như đối với những nhu cầu thiêng liêng đích thực của họ, bằng cách cho những người đang sống trong thời đại «kỹ thuật số» của chúng ta những dấu chỉ cần thiết để nhận ra Chúa; bằng cách mang lại cơ hội vun trồng sự mong đợi và niềm hy vọng và cơ hội lĩnh hội Lời Chúa mà cứu độ và tạo điều kiện cho sự phát triển con người toàn diện.
Đức Thánh Cha nói linh mục phải khẳng đinh quyền công dân của Thiên Chúa trong thế giới truyền thông. Lời Chúa sẽ có thể băng qua giữa những ngã đường vô số được tạo nên do mạng lưới giao nhau của những đường cao tốcđang cày nên không gian mạng và khẳng định “quyền công dân” của Thiên Chúa cho dầu vào thời đại nào, để, xuyên qua những hình thức truyền thông mới mẻ, Ngài có thể tiến bước trên những con đường dài của thành phố và dừng lại ở ngưỡng cửa của những mái nhà và những tâm hồn, để vẫn còn nói: “Này đây ta đứng trước cửa và gõ. Nếu ai nghe tiếng ta và mở cửa, thì ta sẽ vào nhà người ấy, ta sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với ta” (Kh 3, 20).
Đức Thánh Cha khuyên linh mục, qua các những phương tiện truyền thông xã hội, hãy lưu tâm đến tất cả mọi hạng người, nhất là những tín hữu của mọi tôn giáo, những người không tin, những người thuộc về các nền văn hóa khác, những người vô thần. Như ngôn sứ Isaia đã đi đến chỗ hình dung một ngôi nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc (x. Is 56, 7), linh mục có thể nghĩ rằng – như “hành lang của dân ngoại” trong Đền Thờ Giêrusalem – trang web cũng có thể mở ra một không gian cho những người mà Thiên Chúa còn vô danh đối với họ. Còn đối với những người  tín hữu của mình, trên trang web, linh mục tìm cách giúp họ gặp Chúa thâm sâu hơn.
Đức Thánh Cha nói linh mục hiện nay có thể làm việc rất đắc lực qua các những phương tiện truyền thông xã hội. Đối với linh mục, không có con đường nào có thể và phải bị đóng lại đối với những ai, nhân danh Chúa Kitô Phục Sinh, dấn thân trở nên luôn gần hơn với con người.
Đức Thánh Cha nói linh mục hiện nay làm việc rất đắc lực qua các phương tiện truyền thông xã hội vì những phương tiện nầy mang lại cho các linh mục những viễn ảnh luôn luôn mới mẻ và bao la về mặt mục vụ, thúc đẩy các linh mục làm nổi bật chiều kích phổ quát của Giáo Hội, giúp linh mục trở nên những chứng tá trong thế giới hôm nay, làm cho đời sống luôn luôn mới mẻ do việc lắng nghe Tin Mừng của Chúa Giêsu, Người Con đời đời đã đến giữa con người để cứu thoát nhân loại.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha khuyên linh mục hãy luôn khôn ngoan xây dựng đời sống đức tin của mình, luôn khôn ngoan trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, say mê loan báo Tin Mừng trên các những phương tiện truyền thông xã hội, chạy đến cầu xin Đức Mẹ Maria bảo trợ và xin thánh Vianê cầu bàu.
Nhân tiện trong bài thuyết trình nây, tưởng cũng nên nhắc lại vụ Đức Giám mục vì vụ nầy đã đánh thức Giáo triều Rôma và Đức Thánh Cha Bênêđitô về các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay. Tháng giêng năm 2009, xảy ra vụ Williamson. Qua vụ nầy, Giáo triều Rôma lúc đó thấy cần phải có nhiều sự thay đổi quan trọng đối với vấn đề truyền thông. Và chính Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nhận ra rằng Giáo Triều Rôma của ngài lúc đó, đã không đo lường được sự quan trọng của internet, vì thế, ngài thú nhận: “Người  ta nói với tôi rằng nếu chú ý theo dõi những thông tin có thể được tiếp cận qua phương tiện internet, thì đã có thể biết được vấn đề một cách nhanh chóng. Tôi rút ra được bài học là trong tương lai, tại Toà Thánh, chúng ta phải để ý nhiều hơn về nguồn thông tin này” (Mgr Jean-Michel di Falco Leandr, CEEM, Rome (12-15/11/2009)
Linh mục là người phải bắt chước guơng sống đời truyền thông của Thầy mình, là Chúa Giêsu- Thầy truyền thông của linh mục là Đức Giêsu. Đây là nhà truyền thông lưu động (giảng trên núi, giảng dưới biển, giảng trên sông, giảng ngoài đường, giảng trong nhà, giảng trong hội đường, giảng trong phố chợ …).  Đây là nhà truyền thông luôn thông hiệp với  Chúa Cha (kết hiệp với Chúa Cha trong cầu nguyện, trong thực hành ý của Chúa trong mọi lúc, trong mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh). Đây là nhà truyền thông, khi rao giảng, thì đi thẳng vào lòng người bằng những kinh nghiệm của con người  hàng ngày trong cuộc sống,  bằng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống con người, bằng những tin tức sốt dẽo, bằng sự quan tâm sâu xa đến toàn thể con người  cả xác lẫn hồn,  tận lòng con người,và nhất là bằng Lời Chúa, Lời thánh Kinh. Đây là nhà truyền thông không những truyền thông bằng lời nói, bằng việc làm, mà còn truyền thông bằng cuộc sống chứng nhân của mình, và bằng cái chết của mình treo cao trên thập giá.
Hiện nay, linh mục hãy tìm cách trở thành nhà truyền thông tuyệt vời. Tuyệt vời không phải là vì linh mục biết sử dụng các phương tiện truyền thông, nhưng tuyệt vời vì đời sống của linh mục đi đôi với việc rao giảng, và linh mục biết phát triển các đức tính và thái độ của việc truyền thông của Thiên Chúa với giáo dân và cho giáo dân. Vì thế, linh mục hãy sống theo gương truyền thông của Chúa Giêsu – Người Mục Tử Tốt Lành (Ga 10,14) -,  qua việc biết chiên mình: “Tôi biết các chiên tôi”, qua việc làm cho chiên biết chủ chăn để chủ chăn làm cho chiên biết Giáo Hội, biết Thiên Chúa: “Các chiên tôi biết tôi.”,  qua việc lo lắng và hy sinh hết sức cho đàn chiên được sống tốt đẹp: “Tôi thí mạng sống mình vì đàn chiên”. Linh mục làm như vậy, không những cho chiên ở trong đàn chiên của mình, mà còn làm cho chiên ở ngoài đàn của mình nữa.
Và chương trình lý tưởng như thế hiện nay của linh mục, linh mục có thể thực hiện được một phần lớn, nhờ việc sử dụng các những phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, nhờ việc việc sử dụng internet.
—————————–
Tài liệu:
–         Aetatis Novae
–         An Toàn Liên Mạng : Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu – Lm Vũ Văn An
–         Các Sứ điệp Ngày Truyền Thông của các Đức Giáo Hoàng
–         Communio et Progressio
–         Evangelium Nuntiandi
–         Église, Éthique et Internet / L’Église et Internet / Texte du Conseil pontifical pour les communications sociales
–         Inter Mirifica
–         Mục vụ Truyền thông trong Thế giới Kỹ thuật số – Lm. Trần Đình Long
–         Redemptoris Missio
Nguồn:

tonggiaophanhue

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 5, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Kinh nghiệm viết phóng sự

Kinh nghiệm viết phóng sự

Posted on Tháng Mười Một 3, 2010 by vietrenews

VRMI (03.11.2010) – Nếu tin nóng làm cho độc giả nôn nao đi tìm đọc thì phóng sự cách thức giữ chân độc giả ở lâu dài với bản báo bản đài.

 

Phóng sự là một thể loại quan trọng của báo chí hiện đại

Ở Phương Tây- những năm cuối thế kỷ XIX; ở Việt Nam – năm 1932 với tác phẩm đầu tiên “Tôi kéo xe” của Tam Lang – Vũ Đình Chí (1900-1983) đánh dấu sự ra đời của thể loại phóng sự. Từ bấy cho đến nay, phóng sự là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại. Không một tờ báo nào dám xem nhẹ phóng sự, tờ nào cũng ao ước có những phóng sự hay. Dạo quanh làng báo, đầy những tiếng thở dài: tiếc thay, bản báo tôi không có người viết phóng sự ra trò!

 

Phóng sự là gì ?

Là một cái tin được mở rộng, đào sâu? là một “cái tin nhẹ nhàng” ? là một câu chuyện thời sự?

Phóng sự chú trọng đến con người (trong sự kiện, trong vấn đề, trong hiện trạng…). Nó không chỉ quan tâm đến thông tin mà còn quan tâm đến giá trị nhân văn của thông tin. Tác giả được quyền đặc tả cảm nhận, phân tích, cắt nghĩa đời sống với một cái tôi riêng. Nhưng phải luôn nhớ: cuộc sống là trung tâm, chứ không phải cái tôi người viết là trung tâm.

Phóng sự cũng có nhiều loại

 

Phân chia thể loại phóng sự

Sự phân chia giúp ta có một ý niệm tương đối mạch lạc giữa các tiểu mục, nhờ đó, ngòi bút chủ động và nhạy bén hơn.

Dựa vào đối tượng có phóng sự sự kiện, phóng sự hiện trạng, vấn đề và phóng sự chân dung.

Nội dung hiện thực sẽ mách bảo ta tìm đến thể loại nào thích hợp nhất.

 

Đề tài phóng sự

Tìm ra được đề tài là thành công đến gần một nửa rồi. Nhưng tìm bằng cách nào? Giải pháp tốt là xây dựng “cây vấn đề”: Nó sẽ giúp ta nhìn sâu, xa vào đời sống

Ví dụ 1: Cây sung: Thân cây sung, cành sung, gốc sung, rễ sung, lá sung, trái sung.

Ví dụ 2: Cây đức tin: Thân cây (đời sống đức tin hiện tại), cành (đức tin nguời trẻ, nguời già, trí thức, nông dân .,.), gốc (truyền thống đức tin gia đình, giáo xứ …), rễ (cách đón nhận đức tin, kinh nhgiệm gặp gỡ Thiên Chúa …), lá (việc đại đức), trái (hành động dấn thân cho xã hội, giáo hôi.

Hãy ưu tiên cho những vấn đề gần, trực tiếp thuộc hôm nay và ngày mai, sau đó mới là hôm qua, hôm kia, hôm kia nữa. Những gì thuộc về quá khứ không nên bận tâm nhiều

Cuộc sống không bao giờ từ chối người cầm bút, mà chỉ có người cầm bút chối từ cuộc sống mà thôi.

 

Khai thác nguồn tin

Viết báo tuyên truyền hay báo đặt hang thuờng có sẳn đề tài, nên đôi khi viết xong ngay chính nguời viết cũng không muốn đọc lại, còn nguời đọc thì đã lỡ bỏ tiền mua báo phải cố đọc. Thuờng đề tài xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc đến sự kiện,nhân vật. Tức nhiên đề tài hay nếu sự kiện đụng đến đúng nổi khắc khoải lâu ngày của nguời viết. Có hai nguồn tin để nguời viết phóng sự tiếp cận.

Nguồn tin động: các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tôn giáo, quan chức, chức sắc, người dân, bạn bè, người trong cuộc, các chuyên gia, các nhà báo…không trừ một ai.

Nguồn tin tĩnh: thông cáo báo chí, tin từ các hãng tin khác (kể cà Radio và Tivi), trang web, các đơn thư, các sổ sách giấy tờ, nhật ký, sổ trực, chứng từ thu chi …

Tác phong tìm nguồn tin: dòm ngó, nghe hóng, thóc mách tọc mạch, nhanh tay nhanh mắt, nhanh mồm nhanh miệng, thính mũi thính tai. Như một ăng-ten cực nhạy, bắt được những tín hiệu rất khẽ.

Tìm cho kỳ đủ chất liệu thông tin mới thôi, nguời viết không bao giờ sợ thừa. Biết mười, ta sử dụng trong bài năm, bảy thôi, còn lại, để dành.

 

Khởi bút

Phóng sự thường mở bài theo lối gián tiếp bằng việc giới thiệu một người, miêu tả một quang cảnh, kể một giai thoại, dựng một đối thoại… Có được một khởi đầu tốt đẹp như rượu đã mở được nắp chai. Sau đó thì chỉ có việc rót rượu ra ly sao cho khéo cho đẹp rồi chúng ta nâng cốc.

 

Chi tiết bài phóng sự

Có hai loại chi tiết: loại đại trà và loại đắt giá. Loại thứ nhất là vật liệu thông thường, không cần bàn nhiều.

Loại thứ hai. Chi tiết này phải độc đáo, ấn tượng, như găm như vít vào trí não của người đọc. Một phóng sự hay thường phải có vài ba chi tiết loại này.

Chi tiết độc đáo có được nhờ tài quan sát tỉ mỉ và tinh tế. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết hay mà không biết sử dụng cũng phí.

Rải những “đồng tiền vàng” dọc theo suốt phóng sự. Đừng để đi chưa đến chợ đã hết vốn. Cũng đừng để dành đến lúc chợ tan rồi mà hàng quý còn ế ẩm.

 

Ngôn ngữ phóng sự

Gồm cả sự kiện, con số, có cả lý lẽ, lập luận, có cả miêu tả tường thuật, cả cảm xúc trữ tình…Chỗ nào cần thứ ngôn ngữ nào là sẵn sàng đáp ứng.

Có phóng sự phải đậm chất văn chuơng mới hợp. Có phóng sự thuần tuý thông tin vụ việc, vấn đề mới ra. Điều này tùy thuộc vào chính sự kiện hay nhân vật của phóng sự, chứ người viết cũng không theo ý riêng mình được.

Tất cả ngôn ngữ phóng sự đều hướng tới một điểm: giản dị, dễ hiểu. Lạm dụng từ chuyên môn, từ lóng, từ Hán Việt, từ đa nghĩa, từ cầu kỳ…là thái độ thiếu tôn trọng độc giả.

 

Giọng điệu văn

Mỗi tác phẩm phóng sự có một giọng chủ đạo nhất định nào đó. Có giọng như người đi đường chợt thấy, có giọng như chính mình là nhân chứng, có giọng khách quan, có giọng đồng cảm, có giọng kêu gọi giục giã, lại có giọng trữ tình mơ mộng…

Bên cạnh giọng chính, có đôi giọng phối thuộc, như phần bè hát, góp phần tạo thêm nhiều sắc điệu; nhưng không được lấn át  giọng điệu chính.

Giọng điệu vừa toát lên từ toàn bộ tác phẩm, vừa chi phối cách tổ chức tác phẩm, góp phần tạo hiệu quả tiếp nhận ở người đọc.

 

Tác phẩm để đời

Một tác phẩm phóng sự để lại ấn tuợng lâu dài trong long độc giả là điều nhà báo nào cũng uớc mong. Bí quyết thánh công ở đây là trong lúc thu thập thông tin, nhà báo có kiên nhẫn đọc và lắng nghe những tín hiệu sâu thẩm bên trong của nhân vật hay không. Những thong tin đó sẽ làm cho nguời đọc và nhân vật đồng điểu với nhau, lúc đó, tác giả trở thành miếng thịt ngụi giữa hai lát bánh sandwich!

Liệu bạn có muốn có những tác phẩm phóng sự báo chí xuất sắc không?

 

 

 
2 bình luận

Posted by trên Tháng Mười Một 3, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn: