RSS

Monthly Archives: Tháng Bảy 2021

Beautiful Beach: 5 BEST BEACHES IN THE WORLD | World’s Beautiful Beaches | Beach Documentary

 
 

25 Best Places to Visit in Europe – Travel Europe

 
 

Thiên Thần Trừng Phạt

Thiên Thần Trừng Phạt

https://bongngozz.com/xem-phim/thien-than-trung-phat-5964/tap-full-22713.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Phim hay

 

Vụ án Thích Mã

Vụ án Thích Mã

https://iphim.net/xem-phim/vu-an-thich-ma-tap-1-server-1/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Phim hay

 

August 1, 2021-Eighteenth Sunday in Ordinary Time

August 1, 2021-Eighteenth Sunday in Ordinary Time

Reading I

Ex 16:2-4, 12-15

The whole Israelite community grumbled against Moses and Aaron. 
The Israelites said to them,
“Would that we had died at the LORD’s hand in the land of Egypt,
as we sat by our fleshpots and ate our fill of bread! 
But you had to lead us into this desert
to make the whole community die of famine!”

Then the LORD said to Moses,
“I will now rain down bread from heaven for you. 
Each day the people are to go out and gather their daily portion;
thus will I test them,
to see whether they follow my instructions or not.

“I have heard the grumbling of the Israelites. 
Tell them: In the evening twilight you shall eat flesh,
and in the morning you shall have your fill of bread,
so that you may know that I, the LORD, am your God.”

In the evening quail came up and covered the camp. 
In the morning a dew lay all about the camp,
and when the dew evaporated, there on the surface of the desert
were fine flakes like hoarfrost on the ground. 
On seeing it, the Israelites asked one another, “What is this?”
for they did not know what it was. 
But Moses told them,
“This is the bread that the LORD has given you to eat.”

Responsorial Psalm

Ps 78:3-4, 23-24, 25, 54

R. (24b)  The Lord gave them bread from heaven.
What we have heard and know,
    and what our fathers have declared to us,
we will declare to the generation to come
    the glorious deeds of the LORD and his strength
    and the wonders that he wrought.
R. The Lord gave them bread from heaven.
He commanded the skies above
    and opened the doors of heaven;
he rained manna upon them for food
    and gave them heavenly bread.
R. The Lord gave them bread from heaven.
Man ate the bread of angels,
    food he sent them in abundance.
And he brought them to his holy land,
    to the mountains his right hand had won.
R. The Lord gave them bread from heaven.

Reading II

Eph 4:17, 20-24

Brothers and sisters:
I declare and testify in the Lord
that you must no longer live as the Gentiles do,
in the futility of their minds;
that is not how you learned Christ,
assuming that you have heard of him and were taught in him,
as truth is in Jesus,
that you should put away the old self of your former way of life,
corrupted through deceitful desires,
and be renewed in the spirit of your minds,
and put on the new self,
created in God’s way in righteousness and holiness of truth.

Alleluia

Mt 4:4b

R. Alleluia, alleluia.
One does not live on bread alone,
but by every word that comes forth from the mouth of God.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel

Jn 6:24-35

When the crowd saw that neither Jesus nor his disciples were there,
they themselves got into boats
and came to Capernaum looking for Jesus. 
And when they found him across the sea they said to him,
“Rabbi, when did you get here?” 
Jesus answered them and said,
“Amen, amen, I say to you,
you are looking for me not because you saw signs
but because you ate the loaves and were filled. 
Do not work for food that perishes
but for the food that endures for eternal life,
which the Son of Man will give you. 
For on him the Father, God, has set his seal.” 
So they said to him,
“What can we do to accomplish the works of God?” 
Jesus answered and said to them,
“This is the work of God, that you believe in the one he sent.” 
So they said to him,
“What sign can you do, that we may see and believe in you? 
What can you do? 
Our ancestors ate manna in the desert, as it is written:
    He gave them bread from heaven to eat.”
So Jesus said to them,
“Amen, amen, I say to you,
it was not Moses who gave the bread from heaven;
my Father gives you the true bread from heaven. 
For the bread of God is that which comes down from heaven
and gives life to the world.”

So they said to him,
“Sir, give us this bread always.” 
Jesus said to them,
“I am the bread of life;
whoever comes to me will never hunger,
and whoever believes in me will never thirst.”

Source: https://bible.usccb.org/bible/readings/080121.cfm

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Suy Niệm Lời Chúa

 

Dựng phim theo hướng “cho kẻ đói ăn” và “yên ủi kẻ âu lo”

Dựng phim theo hướng “cho kẻ đói ăn” và “yên ủi kẻ âu lo”

TGPSG — “Làm sao chúng ta còn có thể lừng khừng dửng dưng trước những đau khổ về tinh thần cũng như thể xác của anh chị em chúng ta!… Chính anh em hãy cho họ ăn đi!”… Ngoài việc “cho kẻ đói ăn”, các môn đệ Chúa Kitô còn có bổn phận “yên ủi kẻ âu lo”. Nỗi lo âu kéo dài tạo nên áp lực tâm lý rất lớn, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi buông xuôi, thậm chí thất vọng. Có những người trong gia đình chào nhau đi cách ly, nhưng sau thời gian ngắn, người ở nhà nhận lại chỉ còn là một hũ tro. Trong những ngày qua, đã có nhiều người tuyệt vọng tự tìm đến cái chết. Xin quí cha và anh chị em chủ động gọi điện thoại thăm hỏi khích lệ những người đang đau khổ. Quí cha hãy kiên nhẫn lắng nghe tâm sự của những người không còn biết bám víu vào đâu.”

‘Cho kẻ đói ăn’ và ‘yên ủi kẻ âu lo’

Những lời trên đây của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã tha thiết vang lên khi dịch bệnh Covid ngày càng gia tăng sức hoành hành tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Nhiều giáo xứ và dòng tu đã hết sức nỗ lực “cho kẻ đói ăn”, “yên ủi kẻ âu lo” và tham gia ra tuyến đầu chống dịch.

Riêng trong Ban Mục vụ Truyền Thông TGP Sài Gòn, 14 nhóm truyền thông cấp giáo hạt vẫn tổ chức các buổi họp linh đạo online hằng tháng để có thể đều đặn trao đổi với nhau về những gì cần làm trong tháng. Trong những buổi họp rất thân tình này, sau khi chia sẻ Lời Chúa dưới sự chủ trì của linh mục trưởng ban, các thành viên truyền thông hỏi thăm nâng đỡ tinh thần của nhau, tìm cách giúp đỡ nhau cách cụ thể, an ủi và cầu nguyện cho các thành viên đang gặp khó khăn hoạn nạn, nhắc nhở nhau thực hiện những biện pháp chống dịch và tự bảo vệ mình, rồi góp ý đề xuất những gì cấp thiết cần làm trong thời gian dịch bệnh. Có những thành viên truyền thông ra sức bảo vệ sức khỏe của mình trong khi vẫn không ngần ngại hằng ngày tham gia xét nghiệm Covid cho cộng đồng, bỏ tiền túi ra để trực tiếp thăm viếng tặng quà nhiều nơi, tham gia đội khuân vác đồ cứu trợ đến các gia đình khó khăn… Trong buổi họp, có những thành viên chia sẻ quyết định gắn trước cửa nhà mình câu “Cần thực phẩm, cứ bấm chuông, cứ gõ cửa!”

Trong lãnh vực chuyên môn truyền thông của mình, họ nhắc nhau thực hiện các bản tin bằng chữ viết, hình ảnh, audio, video… gửi về cho web giáo phận hoặc đăng trên các trang mạng của giáo xứ, đoàn thể, cá nhân… để quảng bá và khích lệ những hành động quảng đại, yêu thương, giúp đỡ và phục vụ trong nỗ lực chống dịch.

Họ cũng đóng vai trò liên lạc và điều phối chủ yếu trong việc thực hiện những bộ phim giới thiệu giáo xứ, khi dịch bệnh chưa quá nặng nề. Họ khích lệ nhau hoàn tất những gì còn dang dở, như biên tập các phim ngắn chưa làm xong, viết thêm những kịch bản mới, thực hiện những tác phẩm phim truyện nho nhỏ mà diễn viên là chính các người thân trong nhà.

Nhờ những gì đã tiếp thu được trong các khóa Mục vụ Truyền Thông, họ cũng cố gắng thể hiện lập trường truyền thông của Giáo Hội trong những giao tiếp hằng ngày và sống linh đạo truyền thông để thực hiện khát vọng nên thánh của mình. Họ khuyến khích nhau loan báo và chia sẻ Tin Mừng trên mạng xã hội cách khôn ngoan và cẩn trọng, nhắc nhở nhau đăng bài trong tinh thần tôn trọng công bằng, bác ái, sự thật, tôn trọng bản quyền…

Riêng những nhân viên của văn phòng truyền thông thì nỗ lực ngày đêm, thực hiện trực tuyến Thánh lễ và Chầu Thánh Thể, cung cấp các chuyên mục đáp ứng nhiều nhu cầu hiểu biết cần thiết, dưới nhiều dạng khác nhau của trang web và mạng xã hội. Hiện nay đã có 18 chuyên mục như thế trên trang web của Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Học hỏi nghiên cứu truyền thông trong thời Covid

Và để gia tăng khả năng thông truyền Tin Mừng, ngay trong thời dịch bệnh này, các thành viên truyền thông vẫn khích lệ nhau dành thời gian để trau dồi thêm kiến thức truyền thông, bằng cách tham gia các khóa học online cấp quốc tế cũng như quốc nội. Đã có 26 thành viên Việt Nam đăng ký và nhận được chứng chỉ tham dự khóa TOT (Training of Trainers programme on Cineliteracy) online bằng tiếng Anh do cơ quan Signis Asia tổ chức từ 14 đến 18-6-2021.

Cũng trong nỗ lực giúp các thành viên truyền thông học hỏi – để có những kiến thức chuyên sâu hơn, có thể nhận định chính xác hơn khi xem những phim cần thiết, cũng như phấn khởi cùng nhau thực hiện những video hoặc phim ngắn có nghệ thuật nhiều hơn, nhằm truyền tải hữu hiệu hơn các giá trị Tin Mừng – chuyên mục ‘Phim Truyện Công Giáo’ của trang web TGP Sài Gòn đã tham khảo các giảng khóa TOT bằng tiếng Anh và nhiều nguồn có giá trị, để lần lượt đưa ra những bài viết thích hợp hơn bằng tiếng Việt, giúp người đọc khao khát đào sâu nhiều hơn về:

Riêng trong bài viết này, đề tài muốn đặc biệt được đề cập đến là “Dựng phim theo chiều hướng ‘cho kẻ đói ăn’ và ‘yên ủi kẻ âu lo’”…

Thực ra, những nỗ lực trên đây còn rất nhỏ nhoi so với những gì cần phải làm, và cũng còn nhiều thành viên MVTT, vì một số lý do, chưa tham gia vào những sinh hoạt chung này. Nhưng dù sao cũng hy vọng bài viết này sẽ giúp người đọc thêm say mê sử dụng các phương tiện truyền thông để có thể ‘yên ủi kẻ âu lo’, từ đó có thêm bản lĩnh thiêng liêng mà cộng tác với nhau trong nỗ lực ‘cho kẻ đói ăn’. 

Dựng phim (editing): tạo nhịp điệu, nhịp độ và cao trào cho bộ phim

Muốn đánh giá một cảnh quay (shot) trong phim truyện, người xem phim phải có những kiến thức sâu rộng về việc quay phim (cinematography). Và muốn đánh giá một nhóm cảnh quay (scene) hay một chuỗi cảnh quay (sequence) trong phim truyện, thì người xem phim phải có thêm những kiến thức sâu rộng về việc dựng phim (editing).

Dựng phim là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình làm phim. Người dựng phim (editor) phải tạo ra nhịp điệu (rhythm) và nhịp độ (pace) cho chuỗi cảnh phim (sequence) sao cho phù hợp với diễn biến của truyện phim.

Không có quy tắc cố định nào phải theo để tạo ra nhịp độ và dòng chảy cho các chuỗi cảnh trong phim. Việc dựng phim cách thông minh sẽ rất giống với một người đang kể lại một câu chuyện hấp dẫn: người dựng phim phải làm theo bản năng của mình và tự mình biết được khi nào nên tăng tốc cho những cảnh quay và khi nào thì đạt đến cao trào, để giúp khán giả hiểu được truyện phim và có những cảm xúc theo nhịp độ mình mong muốn. Như thế, người làm phim còn phải đóng vai trò của khán giả để biết họ sẽ cảm nhận như thế nào về bộ phim.

Phần mềm dựng phim

Những phần mềm dựng phim phổ biến hiện nay là: Adobe Premiere Pro CC, DaVinci Resolve, Final Cut Pro X. Khi mua bản quyền của những phần mềm này, ta sẽ nhận được những hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể để có thể sử dụng các kỹ thuật của chúng trong việc dựng phim.

Định nghĩa Dựng phim (Editing)

Từ điển dictionary.com định nghĩa Edit (Dựng phim) là “Soạn phim/video bằng cách xóa, sắp xếp, ghép nối, đồng bộ hóa bản ghi âm với phim…”

Việc Dựng phim có thể được định nghĩa bằng công thức: Cảnh quay (Shot) < Nhóm cảnh quay (Scene) < Chuỗi cảnh quay (Sequence) = Dựng phim (Editing).

Cảnh quay (Shot) được định nghĩa là một khúc phim ngắn được quay liên tục, không gián đoạn.

Nhóm cảnh quay (Scene) là một đơn vị bao gồm nhiều cảnh quay (shots) được cắt, và được nối lại với nhau. Nhóm cảnh quay có thể là bất cứ diễn biến nào đạo diễn muốn, chẳng hạn như: một người vào phòng, trò chuyện với người trong phòng, rồi rời khỏi phòng.

Chuỗi cảnh quay (Sequence) là một số nhóm cảnh (scenes) được kết hợp lại với nhau, có thể chiếm một tỷ lệ lớn của bộ phim khi chuỗi cảnh kết thúc.

Quy trình dựng phim

Nhà dựng phim phối hợp chặt chẽ với đạo diễn khi họ thực hiện công việc của mình trong quá trình làm việc hậu kỳ của đoàn làm phim. Đây là công việc đòi hỏi lao động cật lực và căng thẳng khi muốn làm xong đúng thời hạn. Đầu tiên, nhà dựng phim phải xem xét các góc nhìn của tất cả các máy quay khác nhau đã được sử dụng cho một cảnh quay (shot) cụ thể, để chọn ra được những cảnh quay đẹp nhất cho một nhóm cảnh (scene). Việc này khởi sự cho một quá trình tổ chức dựng phim.

Quá trình tổ chức dựng phim sẽ gồm các giai đoạn khác nhau, tương tự như khi một ký giả viết một bài báo: lên ý tưởng, viết bản nháp thô, chỉnh sửa và sau đó tạo phiên bản cuối cùng. Một nhà dựng phim cũng thường thực hiện công việc của mình qua 4 giai đoạn: nhập và lắp ráp các cảnh quay, cắt ghép bản thô đầu tiên, chỉnh sửa chính yếu và cắt ghép sau cùng.

Trước hết, khi đã nhập và lắp ráp các cảnh quay xong, nhà dựng phim sẽ xem và nghe tất cả các cảnh quay vừa nhập. Trong một cuốn sổ, nhà dựng phim ghi lại nhận định của mình về tất cả các cảnh quay này và viết ra bất kỳ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu, với những ‘mã thời gian’ được ghi lại trên các cảnh quay để liên kết chúng lại. Đối với một bộ phim dài, bản lắp ráp đầu tiên này sẽ là một phiên bản đơn giản, bao gồm tất cả các ‘cảnh quay rộng (toàn cảnh)’ được xâu chuỗi lại với nhau, tức là bao gồm các phần tối thiểu để có thể trở thành một câu chuyện, giúp nhà dựng phim hiểu được tổng thể bộ phim trước khi chú ý đến từng chi tiết cụ thể.

Sau đó là cắt ghép tạo ‘bản thô đầu tiên’. Nhà dựng phim đưa từng nhóm cảnh (scene) vào làm việc qua tất cả các bước để tìm ra chất liệu tốt nhất, phù hợp nhất. Các nhóm cảnh (scenes) có thể được cắt ghép theo bất kỳ thứ tự nào, để chúng có thể tự hoạt động. Khi nhà dựng phim đã có một ‘phiên bản nhóm cảnh’ (version of a scene) hoạt động tốt rồi, phiên bản đó sẽ được đưa vào lắp ráp với các nhóm cảnh khác, từ đó việc cắt ghép dần dần trở nên phức tạp. Nhà làm phim tiếp tục ghi lại tất cả các lựa chọn của mình. Trong phần cắt ghép thô, âm thanh cũng được đưa vào cho đồng bộ với hình ảnh của nó. Nhà làm phim sẽ bắt đầu tắt tiếng hoặc xóa những phần âm thanh không cần thiết, còn các âm thanh bổ sung thì chưa được chèn vào trong giai đoạn này. Đoạn ‘cắt ghép thô đầu tiên’ này được hoàn thành khi từng nhóm cảnh (scene) đã được xem xét riêng lẻ và được chỉnh sửa. Lúc này nhà dựng phim nên tạm dừng để xem lại liên tục đoạn phim thô vừa cắt ghép, và ghi chú những gì muốn thay đổi.

Kế tiếp là thực hiện ‘bản chỉnh sửa chính yếu’ để mong sau đó sẽ đạt được ‘bản cắt ghép hoàn chỉnh cuối cùng’. Nhà dựng phim nỗ lực phát hiện các vấn đề riêng lẻ của từng nhóm cảnh (scene) và xét xem các vấn đề ấy phụ thuộc lẫn nhau như thế nào. Các hiệu ứng âm thanh và âm nhạc chính yếu đã có thể được đưa vào ở giai đoạn này, và độ phức tạp sẽ tăng lên. Nhà dựng phim tiếp tục lưu lại từng phiên bản. Không thể biết chắc khi nào sẽ có được phiên bản hoàn chỉnh, nhưng thường là khi nhà dựng phim cảm thấy từng ý tưởng đã được triển khai đầy đủ. Khi đó, nhà dựng phim nên mời một số người khác đến xem để có những nhận xét khách quan hơn.

Cuối cùng, việc ‘cắt ghép hoàn chỉnh’ sẽ là quá trình đưa ra được khung hình (frame) chính xác hoàn hảo cho từng phần chỉnh sửa đơn lẻ trong phim, và đảm bảo rằng mỗi khoảnh khắc trong phim đều trôi chảy mượt mà hết mức có thể. Sau khi phiên bản ‘cắt ghép hoàn chỉnh’ được chấp thuận, bộ phim được ‘niêm phong’ lại, không còn thay đổi nào khác nữa: giai đoạn hậu kỳ cùng với công việc của nhà dựng phim đã hoàn tất.

Quy trình dựng phim như vậy cũng giống như bất kỳ công việc sáng tạo nào khác, luôn cần phải xem đi, xem lại để phát hiện các lỗi còn tồn đọng ở đâu đó cho đến khi đạt sự hoàn chỉnh tối đa.

Cách thức dựng phim

Quá trình dựng phim như trên chính là việc cắt sửa, lắp ghép các cảnh quay (shots) và các nhóm cảnh (scenes) với nhau theo những cách thức thích hợp được kể ra dưới đây:

  1. Continuity Editing (Tạo sự liên tục)

Đây là cách thức cắt ghép sao cho mọi thứ được tương hợp với nhau từ cảnh quay này sang cảnh quay khác. Ví dụ, nếu có một cô gái đang uống dở ly nước trong cảnh quay này thì trong cảnh quay kế tiếp, cô vẫn đang tiếp tục uống ly nước đó, hoặc ít nhất là đang cầm ly nước đó trong tay.

  1. Cross Cuts / Parallel Editing (Nối ghép chéo / Dựng phim song song)

Trong cách thức này, người dựng phim đưa vào hai hoặc nhiều cảnh quay khác nhau, diễn ra ở các địa điểm khác nhau, và sắp xếp chúng theo một cách đặc biệt nào đó để tạo sự hồi hộp. Ví dụ: người dựng phim cho thấy nhân vật chính lên xe, sau đó đưa vào một cảnh quay khác cho thấy nhân vật phản diện bước ra khỏi xe. Mô hình biên soạn song song này liên tục diễn ra để thêm phần hồi hộp và hấp dẫn cho câu chuyện.

  1. Cutaway (Cắt ngang)

Một cảnh quay cắt ngang là sự cắt đứt đột ngột từ đối tượng này để sang ngay một đối tượng khác nhằm thu hút sự chú ý đến đối tượng vừa mới xuất hiện. Cách thức cắt ghép này có thể được sử dụng cho hầu hết mọi mục đích, từ kinh dị, hù dọa đến hài hước, trong một tình huống trớ trêu, gây bất an…

  1. Dissolve (Chồng mờ)

Một trong những cách thức cắt ghép phổ biến nhất là ‘chồng mờ’: hình ảnh của một nhóm cảnh này được chồng mờ lên hình ảnh của nhóm cảnh sắp đến. Cách thức này có thể được sử dụng khi: muốn khán giả suy ngẫm về những gì vừa xảy ra, muốn tạo ra sự tương đồng, muốn đối chiếu giữa các nhóm cảnh với nhau, hay muốn ám chỉ thời gian đang trôi qua…

  1. Fades (Mờ dần)

Fades (mờ dần) khá giống với dissolve (chồng mờ), nhưng có mục đích rất khác. Với sự mờ dần – chuyển dần sang trắng hoặc sang đen – một nhóm cảnh đã kết thúc, và không giống như kiểu cắt (cut) truyền thống, đây là một kiểu kết thúc dứt khoát.

  1. J & L Cut (Cắt ghép kiểu J và L)

Đây là cách thức cắt ghép trong cùng một đường dây kể chuyện, sử dụng âm thanh và hình ảnh để thu hút sự chú ý của khán giả. Cắt ghép J là khi âm thanh từ nhóm cảnh tiếp theo xâm nhập vào nhóm cảnh hiện tại trước khi người xem biết được âm thanh ấy phát ra từ đâu. Cách thức cắt ghép L thì ngược lại: âm thanh từ nhóm cảnh trước vẫn còn khi người xem đã thấy hình ảnh của nhóm cảnh tiếp theo. Hai cách thức này thường được sử dụng trong các cảnh trò chuyện để giữ cho mọi thứ trở nên thú vị và ít bị gò bó.

  1. Jump Cut (Cắt nhảy)

Rất phổ biến trong trào lưu điện ảnh “Làn Sóng Mới” của Pháp, cách thức ‘Cắt nhảy’ (Jump cut) tạo ra sự mất liên tục giữa các cảnh quay. Được gọi là những cú cắt nhảy vì ‘các cảnh quay của cùng một cảnh quay’ dường như đã nhảy vào bộ phim trước thời gian. Cách thức này đơn giản chỉ là để giảm bớt thời gian của một bộ phim bằng cách loại bỏ những phần không cần thiết trong một cảnh quay.

  1. Match Cut (Cắt ghép tương hợp)

Một trong những cách thức cắt ghép nổi tiếng và phổ biến hiện có là Match Cut (Cắt ghép tương hợp), khiến cho một nhóm cảnh mới mang các yếu tố từ nhóm cảnh trước. Ví dụ, nếu có một nhóm cảnh cho thấy một chiếc bánh rán, thì trong nhóm cảnh tiếp theo, khán giả có thể trông thấy một chiếc bánh mì tròn: hình dạng giống nhau, đối tượng khác nhau. Đó cũng có thể là đường chân trời của thành phố vào ban ngày, ngay lập tức được cắt ghép với đường chân trời đó vào ban đêm.

  1. Montage (Dựng phim kiểu Nga)

Cách thức dựng phim Montage (kiểu Nga) đã được Eisenstein đưa ra vào năm 1925 với 5 kiểu thức nổi tiếng:

  • Dựng phim theo chiều dài (Metric Montage): nhấn mạnh đến độ dài như nhau của các cảnh quay làm gia tăng sự căng thẳng.
  • Dựng phim theo nhịp điệu (Rhythmic Montage): nhấn mạnh đến tính liên tục và hướng chuyển động của các nhân vật, khắc họa những xung đột khi sử dụng các hướng chuyển động đối nghịch cũng như sự đối lập của các phần khác nhau trong khung hình. Ví dụ, trong chuỗi ‘Các bước Odessa của Potemkin (1925)’, những người lính diễu hành xuống các bậc thang từ một góc phần tư của khung hình, được nối tiếp với những người cố gắng thoát thân từ phía đối diện của khung hình.
  • Dựng phim theo cảm xúc (Tonal Montage): nhấn mạnh đến diễn biến cảm xúc của nhân vật trong suốt quá trình sự kiện diễn ra nơi một bối cảnh. Ví dụ, trong ‘chuỗi cảnh quay Odessa Steps’, cái chết của người mẹ trẻ trên các bậc thang và chuỗi xe nôi theo sau đã làm nổi bật chiều sâu cảm xúc đầy bi kịch của vụ thảm sát.
  • Dựng phim bên trên cảm xúc (Overtonal Montage): phối hợp cả 3 lý thuyết dựng phim theo chiều dài, theo nhịp điệu và theo cảm xúc, nhằm tạo ra hiệu ứng mong muốn nơi khán giả. Ví dụ, trong chuỗi cảnh quay Odessa Steps, kết quả của vụ thảm sát nhắm đến phải là sự phẫn nộ của khán giả, dựa trên sự lạm dụng sức mạnh áp đảo của quân đội và sự bóc lột những người dân bất lực.
  • Dựng phim theo trí tuệ (Intellectual Montage): nhấn mạnh việc đưa các ý tưởng vào một trình tự có tính cảm xúc cao. Ví dụ, một chuỗi cảnh quay của bộ phim Tháng Mười (1928) mô tả chính trị gia George Kerensky đang leo lên các bậc thang cách nhanh chóng, giống như cách thức ông lên nắm quyền cách nhanh chóng sau khi Sa hoàng sụp đổ. Xen kẽ với đường đi lên của ông là những bức ảnh của một con công cơ học đang tự rỉa lông cách tự mãn.
  1. Shot/Reverse Shot (Cảnh quay xuôi / ngược)

‘Cảnh quay xuôi / ngược’: đây là một trong những cách thức chỉnh sửa phổ biến nhất. Khi hai người đang nói chuyện với nhau, nhưng lại được ghi hình từ 2 máy quay đặt ở 2 phía khác nhau thì luôn có một câu hỏi cần được đặt ra: “Cảnh quay của máy nào sẽ ngược với trục diễn xuất?”

Câu trả lời sẽ dựa trên quy tắc 180 độ. Quy tắc 180 độ là kim chỉ nam làm phim, hướng dẫn mối quan hệ không gian giữa hai nhân vật trong phim. Quy tắc này đưa ra một trục diễn xuất tưởng tượng – một đường thẳng nằm ngang 180 độ ở tầm mắt của hai nhân vật, hoặc của một nhân vật và một đối tượng. Khi nhà quay phim luôn giữ máy quay ở một bên của trục diễn xuất, các nhân vật trong cảnh quay sẽ duy trì được mối quan hệ trái / phải với nhau, giữ cho không gian của cảnh quay luôn có trật tự và dễ theo dõi. Nhưng khi máy quay di chuyển qua phía bên kia của trục diễn xuất – được gọi là ‘vượt vạch (crossing / breaking the line)’ – cảnh quay của máy sẽ tạo ra hiệu ứng mất phương hướng và mất tập trung cho người xem. Những cảnh quay ‘vượt vạch’ sẽ đổi chiều nhìn của nhân vật (khi quay riêng nhân vật này theo hướng ngược lại) khiến người xem có cảm tưởng như người này đang nhìn vào gáy người kia khi nối kết với một cảnh quay ‘không vượt vạch’.

Để chữa lỗi này, phải cần đến một ‘cảnh quay trung lập’. Đấy là một cảnh quay trực tiếp ngay bên trên trục diễn xuất, nghĩa là cảnh quay trực tiếp sau đầu của diễn viên – hoặc quay thẳng vào khuôn mặt của họ. Khi làm điều này, trục diễn xuất đã được đặt lại vì máy quay không còn nằm một bên của trục nữa. Ví dụ trường hợp thực hiện phim trực tuyến Thánh lễ trong nhà thờ, khi đang sử dụng cảnh quay của máy bên phải – ghi hình đoàn đồng tế từ cuối nhà thờ đi lên, nhà dựng phim muốn tiếp tục công việc bằng cách lấy cảnh quay từ máy ở phía bên trái, thì trước đó phải đưa vào một cảnh quay trung lập – quay ở giữa, bên trên đầu của đoàn đồng tế.

Nhà dựng phim cũng sẽ vi phạm quy tắc 180 độ (ngược chiều diễn xuất) khi ghép liền nhau 2 cảnh quay có cùng một nhân vật với cỡ cảnh và góc quay giống nhau, nhưng hậu cảnh lại khác nhau. Người xem sẽ bị mất phương hướng khi theo dõi nhân vật này: không xác định được nhân vật trong cảnh quay này đích thực đang ở đâu, chuyển động về hướng nào… Vì thế, khi thay đổi bối cảnh thì cũng phải cung cấp cảnh quay trung lập – cho thấy diễn viên ra khỏi khung hình cũ – và sau đó là một cảnh quay trung lập khác – cho thấy diễn viên đi vào khung hình mới với bối cảnh mới. Đây là trường hợp xảy ra khi vừa muốn trực tuyến Thánh lễ trong nhà thờ, lại vừa muốn thêm cảnh giáo dân dự lễ ngoài sân nhà thờ. Đang trình chiếu một cảnh trong nhà thờ mà ngay sau đó muốn đưa lên một cảnh dự lễ ngoài sân nhà thờ, thì phải có một cảnh quay rộng làm trung gian – ghi hình ảnh một người đang từ trong nhà thờ đi ra ngoài sân, hoặc ít nhất phải có hình cửa ra vào đi liền với một cảnh rộng ghi hình mọi người ở sân nhà thờ, sau đó mới đưa lên những cảnh chi tiết ở sân nhà thờ. Kế tiếp, khi muốn quay trở lại khung cảnh trong nhà thờ thì cũng phải có một cảnh quay rộng làm trung gian như thế. Bằng không, người xem sẽ nghĩ rằng mọi cảnh đó đều diễn ra trong nhà thờ, từ đó sẽ gây ra nhiều thắc mắc về nơi chốn cũng như hướng nhìn của các nhân vật… Trong trường hợp này, những người quay phim có bổn phận phải cung cấp những cảnh quay trung gian, để nhà dựng phim có những cảnh quay thích hợp mà cắt nối phim cho đúng trục, đúng chiều, không vi phạm quy tắc 180 độ.

Dựng phim mượt mà

Dựng phim thường là một quá trình tốn nhiều thời gian cho những thử nghiệm, tìm những chỗ sai sót rồi hoàn chỉnh bộ phim cách mượt mà, nên luôn cần đến một số mẹo hữu ích như dưới đây để giúp giảm bớt thời gian dựng phim:

  1. Làm cho gọn ghẽ. Nên cắt bỏ những đối thoại dài dòng, những cảnh quay không cần thiết làm chậm nhịp phim.
  2. Che giấu vết cắt nối bằng chuyển động: Một cách dễ dàng để đạt được sự chuyển tiếp liền mạch giữa các cảnh quay, đó là cắt nối khi có chuyển động trên màn hình  – chẳng hạn như khi có cú đấm cú đá trong cảnh chiến đấu, hoặc khi có chuyển động nhanh của máy quay  – như một động tác lia ngang nhanh (whip pan).
  3. Tránh cắt âm thanh và video đồng thời với nhau: Không nên cắt ghép sang cảnh quay khác vào đúng thời điểm âm thanh dừng lại. Nếu một nhân vật vừa nói xong, bạn ngay lập tức nối ghép với cảnh quay có hình nhân vật đối diện, bạn sẽ làm cho khán giả chú ý đến đoạn cắt ghép đó, tạo ra cảm giác thiếu trôi chảy, thiếu mượt mà. Vì thế, hãy để cho âm thanh đối thoại được bắt đầu một chút trước hoặc sau khi cắt nối hai hình ảnh với nhau.
  4. Sử dụng các đoạn nối ghép âm thanh để đạt được hiệu ứng mạnh mẽ. Ví dụ, trong Apocalypse Now (1979), Francis Ford Coppola đã kết hợp âm thanh của cánh máy bay trực thăng với âm thanh quạt trần để diễn tả nhân vật Willard không thể thoát khỏi ký ức chiến tranh của mình.
  5. Củng cố mục đích của nhóm cảnh quay (scene). Dựa vào ý nghĩa cốt yếu của nhóm cảnh quay (scene) để thêm hay bớt cảnh quay (shot). Ví dụ: trong nhóm cảnh quay quả bom hẹn giờ, người dựng phim có thể nâng cao sự hồi hộp bằng cách thường xuyên quay lại cảnh quay có hình ‘bộ đếm ngược’ của quả bom hẹn giờ.
  6. Sử dụng kết nối nhân quả giữa cảnh quay này với cảnh quay kế tiếp. Các kết nối nhân quả có thể gây ra sự hồi hộp hấp dẫn, vd. đưa vào một cảnh quay cho thấy đôi mắt của một nhân vật từ từ mở to ra rồi sợ hãi nhìn chằm chằm vào thứ gì đó ngoài khung hình; sau đó kết nối với một cảnh quay cho thấy nguồn gốc của nỗi kinh hoàng ấy.
  7. Sử dụng cảnh chèn để tiết lộ thêm thông tin: Sau một cảnh rộng làm chủ đề (vd. một người bị sát hại), cần chèn thêm các cận cảnh (vd. các manh mối tại hiện trường) giúp khán giả hiểu sâu thêm chủ đề. Các cảnh chèn này vừa gia tăng sự đa dạng, vừa giúp chuyển mạch giữa các nhóm cảnh khác nhau.
  8. Sắm màn hình thứ hai. Khi dựng phim chỉ trên một màn hình, màn hình sẽ trở nên chật chội và rất dễ lãng phí thời gian khi phải liên tục di chuyển qua lại giữa các cửa sổ. Vì thế, nên có thêm màn hình thứ hai, cung cấp thêm không gian màn hình để tách dòng thời gian chỉnh sửa khỏi các thư mục tệp âm thanh và video.

Kết luận

Những gì được trình bày trên đây chỉ là một cái nhìn tổng hợp thoáng qua về việc dựng phim đầy phức tạp. Điều muốn nói ở đây là: Công việc cắt nối các cảnh quay của nhà dựng phim khiến ta liên tưởng đến việc nối kết các biến cố của đời mình. Nhiều biến cố đã đi qua, đang diễn ra và sắp xuất hiện trong đời ta, để cuối cùng khi ra trước tòa Chúa, ta sẽ trình diện trước Chúa: toàn thể đời mình – với mọi biến cố vui buồn – như trình bày một tác phẩm, trình lên Chúa ‘bộ phim đời mình’. Trong bộ phim đời mình ấy, ta đã nối kết các biến cố đời mình như thế nào, theo hướng nào, có theo chiều hướng của Tin Mừng không?

Nhóm biến cố đang diễn ra trong hiện tại đời ta chính là đại dịch Covid. Ước gì ta có thể nối kết nhóm biến cố này vào toàn thể đời mình theo hướng ‘yên ủi kẻ âu lo’ và ‘cho kẻ đói ăn’. Mẹo số 7 ở trên đề nghị nhà dựng phim, sau một cảnh rộng làm chủ đề, cần chèn thêm các cận cảnh giúp khán giả hiểu thêm về chủ đề. Vậy, nếu cảnh rộng (toàn cảnh) của ‘bộ phim đời ta’ trong hiện tại là ‘đại dịch Covid’, ta sẽ chèn những ‘cận cảnh’ nối tiếp có nội dung ‘yên ủi kẻ âu lo’ và ‘cho kẻ đói ăn’.  

Riêng các thành viên truyền thông thì có thể thực hiện điều này khi cùng nhau cộng tác vào việc chống dịch và nâng đỡ người khác trong cuộc sống hằng ngày. Những hoạt động yêu thương trong thời Covid này đã được ghi lại trong những video mang tính phóng sự tường thuật rất quý giá, khích lệ tinh thần của rất nhiều người. Trong thời gian giãn cách, các thành viên truyền thông cũng có thể dùng khả năng chuyên môn của mình để soạn thảo những kịch bản phim ngắn có kịch tính đơn sơ, quay những phim nho nhỏ với diễn viên là những người trong nhà mình, rồi dựng những phim nho nhỏ theo chiều hướng tốt đẹp của Tin Mừng: chiều hướng ‘cho kẻ đói ăn’ và ‘yên ủi kẻ âu lo’. Các tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho chính gia đình của họ được phấn khởi khi bị giãn cách, đồng thời việc phổ biến các tác phẩm đơn sơ ấy cũng rất hữu ích trong việc mang lại niềm tin và hy vọng cho một xã hội đang gặp nhiều khó khăn vì đại dịch. Và hy vọng rằng việc hoàn thành nhữrng tác phẩm nho nhỏ này cũng sẽ dẫn đến khả năng thực hiện những tác phẩm nghệ thuật lớn hơn trong tương lai. Mong thay…!!!

Vi Hữu (TGPSG) tổng hợp và biên soạn

Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/dung-phim-theo-huong-cho-ke-doi-an-va-yen-ui-ke-au-lo-63981

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Tin Công giáo

 

Top 10 bộ phim về nấu ăn hay nhất để lại dấu ấn những năm gần đây

phim về nấu ăn

Phim về nấu ăn là một trong những bộ phim hay về nền ẩm thực của mỗi quốc gia. Ngoài những bộ phim hành động có những pha gây cấn, hồi hộp, phim tình cảm thì có những cảnh nóng khiến cho người xem thích thú thì những bộ phim hay về nấu ăn sẽ làm cho khán giả được chiêm ngưỡng những món ăn thật đẹp mắt, lại có cảm giác ngon miệng được các nhà sản xuất phim kết hợp đưa vào phim thật tinh tế và hết sức nghệ thuật để cuốn hút người xem.

Các món ăn sẽ được tái hiện bởi các diễn viên thực thụ của mỗi quốc gia kết hợp với sự bố trí tài tình của đạo diễn giúp bạn thấy được sự nỗ lực để tạo nên một món ăn của người đầu bếp.

Tham khảo thêm: Top 10 bộ phim về thần thoại Hy Lạp hay nhất mọi thời đại

10 Bộ phim về nấu ăn hay nhất không thể bỏ lỡ

Cùng tìm hiểu nội dung top 10 bộ phim về ẩm thực hay nhất trong những năm trở lại đây đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả:

Eat drink man woman – Ẩm thực nam nữ (1994)

Là bộ phim về nấu ăn nổi tiếng của đạo diễn Lý An, là bộ phim đầu tiên của ông tại quê nhà Đài Loan, được công chiếu vào năm 1994

Đây là bộ phim về nấu ăn rất hay và ý nghĩa về tình cha con. . Bộ phim xoay quanh một đầu bếp Grand Hotel đã về hưu do diễn viên Lang Hùng thủ vai và sống cùng với 3 người con gái. Vợ mất sớm, một mình ông chăm lo cho các con. Khi tuổi đã cao và các con đã dần trưởng thành, mặc dù các con ông đã nhiều lần khuyên ông giải nghệ nghỉ ngơi an hưởng tuổi già nhưng với tình yêu nghề và tình yêu với các món ăn, ông vẫn một mực vào bếp tiếp tục nấu ăn. Cứ như vậy hằng ngày ông đều vào căn bếp nhỏ của mình tiếp tục nấu ăn và bày biện các món ăn thật ngon và đẹp mắt cho các con như một bàn tiệc để cùng các con thưởng thức….


Nàng Dae Jang Geum – Jewel in the Palace (2003)

Là bộ phim Hàn Quốc được ra đời dưới sự chỉ đạo của đạo diễn nổi tiếng Lee Byung Hoon và công chiếu lần đầu trên nhà đài MBC năm 2003.

Đây là một bộ phim kinh điển về ẩm thực nấu ăn của xứ sở Kim Chi dựa trên một câu chuyện có thật, kiệt tác của bộ phim cổ trang Hàn Quốc chính là Nàng Dae Jang Geum, một cung nữ mồ côi làm việc trong khu bếp hoàng gia và đã trở thành ngự y nữ đầu tiên cho nhà vua.

Bộ phim không những đưa người xem khám phá và biết về những món ăn ngon, bổ, được bày trí đẹp mắt, cách thức làm kỳ công, có tác dụng chữa bệnh từ triều đại Joseon mà bộ phim còn khắc họa lên hình tượng người phụ nữ truyền thống Hàn Quốc với sự quyết tâm và kiên trì để đạt được những mục tiêu đề ra. Nàng Dae Jang Geumtuy là một bộ phim truyền hình tuy nhiên nó còn như là một cuốn bách khoa toàn thư về nền ẩm thực rất bổ ích rất đáng để khám phá và theo dõi.


Osen – Tinh hoa của ẩm thực Nhật (2008)

Osen – Tinh hoa của ẩm thực Nhật là một bộ phim truyền hình tình cảm khá hài hước về đề tài ẩm thực tại đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Bộ phim nói về cô gái Handa Sen là chủ nhà hàng rất thích uống rượu. Đối mặt với xã hội ngày càng phát triển các món ăn cũng thay đổi theo nên một nhà hàng truyền thống bị uy hiếp.

Nhưng trái ngược lại với thật tế như vậy, dưới sự dẫn dắt và sự tâm huyết lên trong từng nguyên liệu của Handa Sen thì nhà hàng vẫn tiếp tục kiên trì với những món ăn truyền thống mang một nét nguyên sơ và thật tinh túy. Cho dù nhà hàng của cô có biến mất một ngày nào đó nhưng hương vị các món ăn, tinh thần mà cô mang lại không thay đổi.

Bộ phim đưa người xem biết dến với những giá trị truyền thống về ẩm thực ở Nhật Bản cũng như cái tâm, sự đam mê của người đầu bếp đến với việc duy trì và phát huy nền ẩm thực tại đất nước này. Là bộ phim về nấu ăn hay mà bạn không nên bỏ lỡ.


Chef – Siêu đầu bếp (2014)

Chef là một trong những phim về nấu ăn siêu hay. Vì mâu thuẫn với một nhà phê bình ẩm thực tại nơi công cộng, Carl Casper rời bỏ vị trí bếp trưởng ở một nhà hàng nổi tiếng tại Los Angeles để tìm kiếm những điều mới lạ tại Miami. Rong ruổi bán thức ăn nhanh trên chiếc xe tải dọc các bờ biển cùng với cùng với vợ, con trai và người bạn, họ đã cùng nhau mở một nhà hàng lưu động để tìm kiếm và trải nghiệm thêm được những điều thú vị hơn.

Bộ phim đã thành công, đưa người xem đến với sức hấp dẫn cũng như những ý nghĩa của những món ăn bình dị, thân thuộc với đời sống thường ngày của mỗi người. Cũng từ đó Carl Casper cũng đã tìm lại được đam mê ẩm thực thật sự của bản thân mình và tìm kiếm lại được hương vị thật sự của tình yêu, của cuộc sống.


Quyết chiến thực thần – Cook up a storm (2017)

Ngay từ khi còn nhỏ, Cao Thiên Tứ đã có sở thích nấu nướng và bộc lộ khả năng và tài năng thiên bẩm của bản thân về lĩnh vực này nhưng bố của Thiên Tứ không quan tâm, lạnh nhạt, thậm chí có ý ngăn cản Thiên Tứ không theo nghề nấu ăn và bỏ rơi anh.

Tuy nhiên, Thiên Tứ được sư phụ Hồng Thất thu nhận và dạy cho mình nấu ăn. Không may, quán ăn gặp khó khăn phải tháo dỡ và chuyển đi nơi khác thì ngay lúc đó, một đầu bếp nước ngoài là Paul Ahn đến thách đấu với Thiên Tứ. Sau cuộc so tài, cả 2 từ oan gia trở thành tri kỉ, cùng nhau tham gia vào cuộc quyết chiến thực thần với bố của Thiên Tứ .

Cùng tìm hiểu rằng Thiên Tứ có thể thắng bố của mình và chứng tỏ cho ông ấy thấy tài năng thực sự của mình hay không qua bộ phim về nấu ăn Quyết Chiến Thực Thần này nhé !


Hoa Gian Bồ Đề: Phương Đại Trù (2017)

Phương Đại Trù là một bộ phim hài hước, bộ phim xoay quanh nhân vật nữ Phương Nhất Thược một người có tính cách rất lạc quan, giỏi võ công đặc biệt là có một tài năng vô cùng tuyệt vời đó là tài năng nấu ăn tuyệt vời. Bộ phim không những giới thiệu đến người xem các món ăn trung Hoa mà còn đưa người xem đến với chuyện tình của Phương Nhất Thược với Thẩm thiếu gia.

Và với tấm lòng nhân hậu và sự hiểu biết về các món ăn đã giúp cô và gia đình vượt qua nhiều thử thách, đạt được nhiều thành tựu và tìm được bến bờ hạnh phúc cùng Thẩm thiếu gia và thân mẫu. Đây là một trong những phim nấu ăn Trung Quốc đang xem nhất.


Chú Chuột Đầu Bếp – Ratatouille (2007)

Ratatouille, được đặt tên theo một món ăn của Pháp, và cũng là một cách chơi chữ về xuất thân của nhân vật chính.

Bộ phim hoạt hình kể về Chú chuột Remy có niềm đam mê ẩm thực và luôn muốn đến Paris thực chiện ước mơ của mình. Tuy nhiên vì là một chú chuột nên ước mơ của Remy không được đại gia đình chuột của mình đồng ý. Tuy nhiên, Remy vẫn quyết tâm đến với kinh đô ánh sáng để thực hiện ước mơ của làm một đầu bếp.

Tại đây Remy quen với Linguini, người thừa kế duy nhất của bếp trưởng nhà hàng 5 sao nổi tiếng Gusteau là một người không hè biết về nấu ăn cùng nhau bắt tay để thực hiện những món ăn mói lạ.

Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng cả hai đã rất tâm đầu ý hợp về nấu các món ăn ngon. Thông qua đó, bộ phim còn chứng minh rõ ràng cho câu nói “ai cũng có thể nấu ăn ngon” của Gusteau.

Ratatouille đoạt giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất và được bầu chọn là 1 trong 100 phim điện ảnh vĩ đại nhất của thế kỷ 21.


Thần Ăn – The God of Cookery (1996)

Là một bộ phim về nấu ăn nổi tiếng của HongKong do Châu Tinh Trì và Lý Lực Trì làm đạo diễn. Là một bộ phim hài về ẩm thực, kể về câu chuyện xoay quanh “Thần Ăn” của Châu Tinh Trì. Bên cạnh đó, bộ phim còn có sự góp mặt của nhiều diễn viên nổi tiếng Ngô Mạnh Đạt, Mạc Văn Úy…

Bộ phim kể về người đầu bếp được mệnh danh là Vua Đầu Bếp ở HongKong, rất ngạo mạn và bị hai người thần tử thân thiết lập mưu kế đặt bẫy làm cho anh bị thân bại danh liệt. Sau khi bị trắng tay, anh ta sống lang thang đầu đường xó chợ, anh đã may mắn gặp được một cô gái xấu xí nhưng lại có tài năng đặc biệt là Turkey giúp đỡ vượt qua khó khăn.

Cô cũng chính là người đã giúp anh hiểu được giá trị thực sự của việc nấu ăn. Hai người đã cùng hợp lực với nhau mở quán ăn và lập kế hoạch trả thù hai người thần tử kia. Sau tát cả, anh ta cũng đã thay đổi cách suy nghĩ và trở thành một con người khác.


Công Thức Cuối Cùng

“Công thức cuối cùng” là bộ phim nói về Mark, một người có hi vọng và ước mơ to lớn là được trở thành một đầu bếp và trở về tiếp quản quán ăn của gia đinh mình thay vì vào học một trường đại học uy tín hàng đầu như mong muộn của Họa. Tuy nhiên, vì muốn giúp gia đình vượt qua khó khăn và để cứu được nhà hàng của mình nên Hạo tham gia cuộc thi nấu ăn ở Thượng Hải.

Anh đã lần lượt đánh bại rất nhiều các đối thủ bậc nhất đến từ nhiều đất nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc bằng tài năng thiên bẩm của bản thân mình và nhờ bí quyết gia truyền của ông nội. Cũng qua đây mà Julia, nhà sản xuất cuộc thi đã nhận ra đây là người chồng và con trai mà mình đã thất lạc bao lâu nay.


Cuộc Chiến Ẩm Thực – The Chef (2012)

Là một phim hay về nấu ăn, The Chef được đạo diễn Daniel Cohen xây dựng theo phong cách hài hước, đậm “chất” Pháp.

Jacky người đầu bếp tài năng, có lòng yêu nghề sâu sắc nhưng chính bởi vì tính cách có phần lập dị, luôn ép mọi người làm theo ý mình nên công việc không được ổn định. Trước khi gặp Alexandre Lagarde anh ta đã bị đuổi khỏi 4 nhà hàng. Sau này, hai người hợp tác cùng với nhau giữ danh hiệu cho nhà hàng 3 sao chống lại âm mưu phá hoại của tân chủ tịch…. Nhân vật trong phim được thể hiện rất tài tình không chỉ về ẩm thực mà còn thể hiện tình yêu một gia vị mà bất cứ một bộ phim nào cũng không thể bỏ qua.

Đây có thể là một bộ phim không quá xuất sắc nhưng rất đáng coi vì cốt truyện, nhân vật đều rất nhẹ nhàng, đan xen một cách tinh tế giữa đề tài ẩm thực và những câu chuyện tình yêu.

Xem ngay: Top những bộ phim đáng xem nhất mọi thời đại


Những bộ phim về nấu ăn trên được chúng tôi giới thiệu đều được các nhà đạo diễn dàn dựng công phu nhằm tạo được cảm giác ngon miệng cho khán giả. Không những vậy, bộ phim còn mang đậm dấu ấn văn hóa của mỗi quốc gia khiến khán giả được dịp khám phá nền văn hóa ẩm thực độc đáo của từng quốc gia. Vì vậy, nếu bạn là mọt phim ẩm thực thì không thể bỏ qua những bộ phim chúng tôi đề cử đâu nhé!

allaboutmiracle.com

Nguồn: https://allaboutmiracle.com/phim-ve-nau-an/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Phim hay

 

Những câu trích dẫn hay nhất trong sách văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam được rất nhiều bạn trẻ đón đọc, có những tác phẩm dù đã trải qua lớp bụi của thời gian nhưng vẫn in giấu trong trái tim độc giả. Các câu trích dẫn ý nghĩa đóng một vai trò rất quan trọng, nó có thể giúp chúng ta rút ra được bài học cuộc sống. Bài viết này, AnyBooks sẽ đem đến cho độc giả những trích dẫn hay nhất trong văn học Việt Nam. Mời bạn đọc cùng chiêm nghiệm!

Những câu trích dẫn hay nhất trong sách văn học Việt Nam
  1. Ai cũng có một quãng đời mà mỗi ngày thức dậy đều biết mình cô đơn đến thắt ngực và tủi thân đến mức không dám soi gương để nhìn thấy gương mặt mình. (Sống một cuộc đời bình thường)
  2. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống của một con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca. (Tôi đi tìm cái tôi đã mất)
  3. Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen. (Sống mòn)
  4. Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lý. (Số đỏ)
  5. Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. (Đời thừa)
  6. Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng. (Trăng sáng)
  7. Cái na ná tình yêu thì có trăm cái. Nhưng tình yêu đích thực thì chỉ có một. (Kẻ đi tìm tình yêu)
  8. Tôi tin bản thân của nỗi đau. Có bước đi trong bóng tối. Lý do để tôi chờ đợi. Là sự kiếm tìm. Một thứ ánh sáng riêng. (Hy vọng)
  9. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. (Hai đứa trẻ)
  10. Còn chi buồn bằng tuổi trẻ gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng. Tôi không muốn cho đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân hận chẳng biết đằng cuối cánh đồng mênh mông kia còn những gì lạ và cuộc đời ở đây ra sao. (Dế mèn phiêu lưu kí)
  11. Ta chẳng cần ai bảo ta là người tử tế. Ta chỉ cần đừng ai nghĩ rằng ta là một thằng quá hiền lành, người ta muốn bắt nạt thế nào cũng được. (Sống mòn)
  12. Có vẻ khó tin, khi một người nghĩ rằng, chỉ cần mình hết lòng yêu thương, thì ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Có vẻ buồn cười… (Cánh đồng bất tận)
  13. Nhưng hơn ai hết, tôi biết không có gì vĩnh viễn. Sự biết này làm tôi hay buồn, khi ta ngồi cạnh nó, ta ở trong nó, cùng với nó, nghe thấy, chạm được nó, nhưng ta cũng đang mất nó, từ từ. (Khói trời lộng lẫy)
  14. Vì đời vui được mấy đâu, con người ta thò đầu ra đã khóc rồi, những đứa không khóc còn bị đánh cho khóc. (Màu nước mắt)
  15. Chắc là khó chịu lắm, khi yêu mà giả bộ không yêu, khi buồn cố diễn mặt vui, khi đau tình phải tỏ ra vô tình. (Nhà cổ)
  16. Ở đời có những sự kiện, những khuôn mặt thoảng qua đời ta như cơn gió tình cờ, chẳng lưu lại một điều gì trong ký ức, nhưng cũng có những biến cố khắc sâu vào tâm hồn ta như dao chém vào đá, mãi mãi để lại trong trí não ta một vết hằn mà năm tháng chỉ đánh bóng nó lên chứ không thể làm cho nó phai đi. (Đi qua hoa cúc)
  17. Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn. (Cánh đồng bất tận)
  18. Họ buộc phải lựa chọn, hoặc không yêu bất cứ gì, hoặc tập chai sạn trước nỗi đau. Cách nào thì dẫn con người về một chỗ: vô cảm. (Khói trời lộng lẫy)
  19. Đau đớn thay những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn)
  20. Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại của mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời. Lúc ấy, tôi có một cảm giác kì lạ, chỉ mình trên đời này, chỉ một mình. Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả… (Biển người mênh mông)
  21. Dù tháng ngày này chúng ta có trở thành ra sao, thì cô đơn ấy cũng đã bắt đầu. (Sinh ra để cô đơn)
  22. Biết là mình không thể che chắn hết nỗi đau nhưng cũng không thể làm khác nên quay lại từ đầu. (Sinh ra để cô đơn)
  23. Khi một người đi ra khỏi cuộc đời một người. Có một người không biết có thể bắt đầu với một người nữa không… (Từ yêu đến thương)
  24. Hãy vì tương lai đất nước, vì lợi ích cho con cháu, hãy làm những cái đẹp chân chính. (Viết dưới ánh đèn dầu)
  25. Chiến tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó. Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có người không… (Mối tình năm cũ)
  26. Đời sống có thể làm cho người này không vui và người khác có thể hơi buồn buồn. Ở đây anh tự tìm một cách sống riêng để không bao giờ thấy cuộc đời là một sự khổ ải. Sống thì phải vui nếu không thì hãy ngủ lâu dài. Có những hạnh phúc không bao giờ mình đến gần được. Bình thường thôi, anh sống một mình và cố tìm niềm vui của riêng anh. (Thư gửi một người)

Nguồn: https://anybooks.vn/nhung-cau-trich-dan-hay-nhat-trong-sach-van-hoc-viet-nam-a1022.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

100 nhận định hay về văn học cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

100-nhan-dinh-hay-ve-van-hoc-can-nho-de-trich-dan-vao-bai-lam-van-678

100 nhận định hay về văn học cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

1. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc)

2. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)

3. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)

4. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)

5. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)

6. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)

7. Văn học là nhân học (M. Gorki)

8. Nhà văn là người cho máu (Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet)

9. Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê – Khốp)

10. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người (Van Gốc)

11. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngũ Đường)

12. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)

13. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

14. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người. (Xê – Lê – Khốp)

15. Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người (Hoài Chân)

16. Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)

17. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo. (Nguyên Ngọc)

18. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (Đề thi HSG văn toàn quốc bảng B năm 1996)

19. Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn. (Đời Thừa — Nam Cao).

20. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)

21. Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)

22. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)

23. Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu)

24. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)

25. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực. (Nguyễn Minh Châu)

26. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được run lên ở các cung bậc và tình cảm và tình cảm chứ không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. (Nguyễn Khải)

21. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)

22. Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)

23. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (M. Gorki)

24. Tôi muốn tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. (Sô-Lô-Khốp)

25. Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người. (Từ điển văn học)

26. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. (L. Tônxtôi)

27. Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại. (Banlzac)

28. Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng (Charles DuBos)

29. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp (Ai – ma – tôp)

30. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. (Thạch Lam)

31. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Gorki)

32. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

33. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

34. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

35. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp. (Nguyễn Tuân)

36. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêonop)

37. Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)

38. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)

39. Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. (M.L.Kalinine)

40. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. (Sô-Lô-Khốp)

41. Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống. (Giooc-giơ-Đuy-a-men)

42. Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào. (Ciaudio Magris)

43. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bornh vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại. (Leptonxtoi)

44. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)

45. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam)

46. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)

47. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)

48. Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích. Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M. Gorki)

49. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. (Béc-tôn Brếch)

50. Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người. (Raxun Gazatop).

51. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. (Anđecxen)

52. Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)

53. Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cổ nhiên, nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những phong cách. (LLVH)

54. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. (M. Gorki)

55. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH)

56. Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa được của mình. (LLVH)

57. Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. (Heghen)

58. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop)

59. Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phẩn bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. (Nguyễn Minh Châu).

60. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động.. .thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người.Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian. (LLVH)

61. Cái đen là cuộc sống. (Secnưsepxki).

62. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng)

63. Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki)

64. Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc. (Trần Thái Tông)

65. Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. (Nguyên Hồng)

66. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. (Sê – Khốp)

67. Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết. (Nêkratxtop)

68. Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung. Khi đó tôi viết. (Lecmôntop)

69. Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. (Tố Hữu)

70. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. (Ruskin)

71. Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn — Nam Cao)

72. Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Đặng Thai Mai)

73. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí. (M. Gorki)

74. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

75. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. (Must be)

76. Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (M. Gorki)

77. “Một tác phẩm trác việt là một tác phẩm làm bất hủ nỗi thống khổ của con người”.

78. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.

79. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân)

80. Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc – ghê – nhép)

81. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình. (Nguyễn Tuân)

82. Làm người thì không có cái tôi. nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. (Viên Mai)

83. Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là giọng nói của riêng mình.

84. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)

85. Tình huống là lát cắt của thân cây mà qua đó ta thấy được trăm năm đời thảo mộc

86. Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện đó tính cách của con người được bộc lộ.

87. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảng khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.

88. Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh.

89. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp. (Ai – ma – tốp)

90. Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn (Nguyễn Khải).

91. Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ. (M. Gorki)

92. Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp. Còn tri thức từ những tác phẩm văn chương như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông len lõi đến với người ta.

93. Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống. (Bêlinxki)

94. Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó. (Môpat xăng – Pháp)

95. Đối với con người,sự thực đôi khi nghiệt ngã ,nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai.Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn,tâm hồn trong sạch hơn,thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người (Sô – lô – khốp)

96. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. (Nguyễn Minh Châu)

97. Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. (Nguyễn Tuân)

98. Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. (Phạm Văn Đồng)

99. Nếu một tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được. (Tsêkhôp).

100. Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ (Nguyễn Đăng Mạnh).

101. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. (Hegel)

102. Hai cô gái phát hiện ra bí ẩn cuộc đời trong một dòng thơ đột ngột. (Denise Levertov)

103. Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần. (William Carlos Williams)

104. Tại sao thi ca lại phải khiến người ta hiểu được? (Charlie Chaplin)

105. Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ. (Hàn Sách)

106. Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ những cảm xúc của thi ca là thi nhân thực thụ, cho dù anh ta không viết được dòng thơ nào trong cả cuộc đời. (George Sand)

107. Hội họa là thi ca được ngắm thay vì được cảm nhận, và thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm. (Leonardo da Vinci)

108. Thi ca phải có gì đó man rợ, bao la và hoang dại. (Denis Diderot)

109. Thứ duy nhất có thể cứu được thế giới là phục hồi nhận thức của thế giới. Đó là công việc của thi ca. (Allen Ginsberg)

110. Nhà thơ là giác quan, triết gia và trí tuệ của nhân loại. (Samuel Beckett)

111. Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ. (Jorge Luis Borges)

112. Người giỏi vẽ thì vẽ ý mà không vẽ hình, người giỏi thơ thì nói ý mà không nói tên. (Tô Đông Pha)

113. Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người. (William Wordsworth)

114. Làm thơ cũng như dùng binh, cẩn thận với địch thì thắng. Mệnh đề tuy dễ, không thể sơ suất hạ bút. Không đem hết công phu làm sao đến được chỗ hồn nhiên biến hóa. (Tạ Trăn)

115. Thơ là hành vi của con người. Người cao thì thơ cũng cao. Người tục thì thơ cũng tục. Một chữ cũng không thể che giấu. Thấy thơ như thấy người. (Từ Tăng)

116. Trí tuệ không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. (Jorge Luis Borges)

117. Thi ca gần với sự thực chân chính hơn lịch sử. (Plato)

118. Thi ca là khi một cảm xúc tìm được ý nghĩ và ý nghĩ tìm được ngôn từ. (Robert Frost)

119. Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. (Lawrence Ferlinghetti)

120. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng. (Lawrence Ferlinghetti)

121. Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và người ta xúm lại quanh thi sĩ và bảo: ‘Hãy hát tiếp đi’ – hay nói theo cách khác, ‘Mong những nỗi đau khổ mới hành hạ tâm hồn anh nhưng đôi môi anh vẫn đẹp đẽ như trước, bởi tiếng khóc sẽ chỉ làm chúng tôi hoảng sợ, nhưng âm nhạc thì lại rất hay. (Soren Kierkegaard)

122. Thơ của một người bình dị hay tân kỳ, nồng hậu hay đạm bạc, không phải là mỗi bài mỗi câu đều hạn chế trong một thể cách. Có thể nào chỉ lấy một cái lông mà định đoạt cả con báo ư? (Ngô Lôi Phát)

123. Thơ ca không phải là ghi chép sự kiện: nó chính là sự kiện. (Robert Lowell)

124. Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cương cường và cường bạo, giữa kiệm ước và biển lận, giữa trung hậu và hôn ngu, giữa sáng suốt và khắc bạc, giữa tự trọng và tự đại, giữa tự khiêm và tự tiện, mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau; còn làm thơ thì không thể không phân biệt giữa bình đạm và khô khan, giữa tân kỳ và tiêm xảo, giữa mộc mạc và vụng về, giữa cường kiện và thô bạo, giữa hòa lệ và khinh phù, giữa thanh tú và mỏng manh, giữa trọng hậu và cứng đờ, giữa tung hoành và tạp loạn, mấy cái đó cũng hình như giống nhau mà kỳ thực khác nhau, sai một ly đi một dặm. (Viên Mai)

125. Thơ không thể làm không vì mục đích gì cả. Thử xem những bài thơ hay của người xưa, có bài thơ nào mà không vì mục đích gì không? (Tiết Tuyết)

126. Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời, cho nên thơ nói chí vậy. (Phan Phu Tiên)

127. Thi sĩ có thể sống sót qua mọi thứ, trừ lỗi in ấn. (Oscar Wilde)

128. Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người. (Lawrence Ferlinghetti)

129. Không có mảnh nhỏ cuộc đời nào lại không mang trong mình thi ca. (Gustave Flaubert)

130. Tình trạng của thế giới kêu gọi thi ca đến cứu nó. (Lawrence Ferlinghetti)

131. Đừng dùng điện thoại. Người ta hiếm khi sẵn sàng trả lời nó. Hãy dùng thi ca. (Jack Kerouac)

132. Hội họa phải đạt được sự thấu hiểu qua tự thân nó, không cần tới giải thích, và thi ca cũng vậy. Nếu một bài thơ hay một bức họa cần phải được giải thích thì đó là thất bại trong giao tiếp. (Lawrence Ferlinghetti)

133. Thi ca là một người phụ nữ lõa lồ, một người đàn ông lõa lồ, và khoảng cách giữa họ. (Lawrence Ferlinghetti)

Nguồn: https://theki.vn/100-nhan-dinh-hay-ve-van-hoc-can-nho-de-trich-dan-vao-bai-lam-van/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

The Hero 1992

The Hero 1992

https://fsharetv.com/movie/hero-episode-1-tt0104412

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Phim hay