RSS

Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2013

Gx. Đức Mẹ HCG: Ngày họp mặt người nghèo

VRNs (31.12.2013) – Sài Gòn – Hơn 600 người khuyết tật: khiếm thị, khiếm thính, thần kinh, câm điếc, què cụt chân tay, các loại dị tật khác..thuộc các mái ấm, các nhóm khác nhau trong khu vực Sài Gòn đã tập trung về Đền Đức Mẹ HCG, 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn để chia sẻ, cầu nguyện, ca hát, tham dự thánh lễ, thưởng thức văn nghệ trong ngày Họp Mặt Người Nghèo, diễn ra vào chiều tối thứ Hai, 30.12.2013.

Ngày Họp Mặt Người Nghèo là một trong bốn ngày Đại Hội kết thúc Năm Thánh Kỷ Niệm của Gx. Đức Mẹ HCG và Tu viện DCCT Sài Gòn. Cha Giuse Lê Quang Uy, thuộc Trung Tâm Mục Vụ DCCT Sài Gòn phụ trách chính. Ngoài ra, có nhóm giới trẻ, nhóm Fiat trong Giáo xứ đã làm công việc phục vụ, giúp đỡ những người khuyết tật di chuyển hay những công việc cần thiết khác.

Lúc 14 giờ, nhiều người khuyết tật đã về tới Đền Đức Mẹ để tham dự ngày Họp Mặt. Theo chị Kim Phin, người phụ trách ghi danh cho ngày Họp Mặt cho biết, có hơn 10 nhóm khuyết tật khác nhau thuộc khu vực Sài Gòn, xa nhất đến từ huyện Củ Chi đã đăng ký về tham dự. Cụ thể có các nhóm như: Mái ấm Thiên Tâm, Huynh đoàn khuyết tật Kitô, Nhóm thương phế binh, Gia đình Lạng Sơn, Gia đình Emmanuel, Gia đình khuyết tật Khải Tâm vì cộng đồng, Các bệnh nhân HIV, Gia đình khuyết tật Hòa Bình, Nhóm khuyết tật Thủ Đức, Câu lạc bộ khuyết tật trẻ, Mái ấm vui vẻ…Ngoài ra còn nhiều người khuyết tật đi riêng lẻ, không thuộc nhóm nào cũng đã tới tham dự.

Xe gắn máy, ba ánh, xe lăn, xe lắc vào trong lòng nhà thờ

Xe gắn máy, ba ánh, xe lăn, xe lắc vào trong lòng nhà thờ

Lúc 15 giờ, những người khuyết tật đã cùng nhau chia sẻ chứng từ, cầu nguyện và ca hát với nhau kéo dài đến 16 giờ 30.

Người chia sẻ, nội dung chia sẻ không cố định, không giới hạn nhưng những lời chia sẻ thật chân thành, đượm tình người.

Ông Ngọc, thương phế binh VNCH là một người được cha Quang Uy mời lên chia sẻ. Sau khi giới thiệu vắn gọn vài câu. Ông Ngọc đặt tâm tình, nỗi lòng của mình vào mấy vần thơ. Bài thơ của ông có đoạn:

“Sống trong hoàn cảnh vào thời loạn ly

Bên nào cũng phải ra đi

Đáp lời sông núi suy chi nghĩ gì

Bên nào cũng có quân kỳ

Không đi không được vậy thì phải đi

Giờ đây thù hận làm gì

Người thắng kẻ bại nhất nhì cũng đau

Thôi thì đừng làm khó khăn nhau.”

Chị Kim Phin cho biết, nhóm Thương phế binh đăng ký 50 người, nhưng tham dự ít hơn số lượng đã đăng ký (theo ghi nhận của chúng tôi, có khoảng gần 20 thương phế binh)

Ngoài một số người chia sẻ mang tính cách đại diện cho nhóm, (như anh Nguyễn Văn Tẩm, đại diện cho Hội khuyết tật Hạt Xóm Mới, Soeur Thùy Linh thuộc dòng thánh Phaolô đại diện cho Mái Ấm Thiên Tâm, Anh Trung đại diện cho Câu lạc bộ khuyết tật hướng nghiệp trẻ) thì cũng có những người chia sẻ về cuộc sống hay những biến cố cụ thể trong đời sống cá nhân mình. Trong số những lời chia sẻ, nhiều người đã cảm nhận được sự hiện diện, tình thương của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình, dù có người chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.

Cô Tuyết, năm nay 65 tuổi, bị liệt phải ngồi xe lăn chia sẻ: “Tôi đã đi lễ tại nhà thờ nay khi tôi khoảng 16 tuổi, nhưng vì gia đình, vì chưa có điều kiện để trở thành con Chúa chính thức. Tôi thường cầu nguyện với Chúa và những gì tôi xin tôi đều nhận được từ Chúa…”

Chị Thủy theo Đạo từ khi lấy chồng, chia sẻ: Chồng chị bị nhiễm HIV sau đó đã mất. Bác sĩ cũng nói là không lâu chị cũng sẽ mất theo chồng vì chị cũng đã nhiễm HIV từ chồng. Tuy nhiên, đứng trước cơn khủng hoảng đó, chị đã cầu nguyện với Chúa, xin Chúa cho sống thêm mấy năm nữa để có thể nuôi 4 đứa con khôn lớn. Chị thủy nói rằng: Chúa đã nhận lời chị, không những chị sống thêm mấy năm mà hiện nay đã là 13 năm rồi. 4 đứa con của chị, 3 đã và đang học đại học, đứa út học lớp 11. Hiện nay chị đang làm công việc giúp đỡ về mặt tinh thần cho những người nhiễm HIV.

Đến với ngày Họp Mặt trẻ có, già có, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng nơi họ đều có một điểm chung là đang cố gắng cùng giúp đỡ nhau vượt lên số phận. Anh Phạm Văn Thảo, 48 tuổi thuộc nhóm Ngôi Nhà Xen Lăn cho biết .”Tôi thường xuyên tới nhà thờ này. Hôm nay được tới đây để cùng nhau gặp mặt, chúc phúc cho nhau một năm mới tốt đẹp nên rất vui”. Anh Thảo cho biết: “Nhóm có 26 người. Toàn bộ những người trong Nhóm đều là người khuyết tật, đi bằng xe lắc hoặc xe lăn nên mới lấy tên như vậy. Mục đích của Nhóm là giúp đỡ lẫn nhau những khi trái gió trở trời và cùng giúp nhau vượt qua khó khăn”

Sau giờ chia sẻ, mọi người đã nghỉ giải lao, ăn với nhau bữa cơm chiều ngoài sân sau nhà thờ. Lúc 18 giờ, có thánh lễ đồng tế cầu nguyện cách đặc biệt cho những người khuyết tật.

Toàn cảnh anh chị em khuyết tật giải lao và dùng cơm chiều

Toàn cảnh anh chị em khuyết tật giải lao và dùng cơm chiều

Thánh lễ hôm nay do cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Phó giám Tỉnh cũng là Bề trên Tu viện, kiêm chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG và cha Giuse Tiến Lộc, Bề trên Cộng đoàn DCCT Mai Thôn, Sài Gòn giảng lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha Giuse Hồ Đắc Tâm đã cám ơn “anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt” đã đến tham dự ngày Họp Mặt của Giáo xứ, mặc dù việc đi lại rất khó khăn, với nhiều bất tiện khác nhau. Cha Tâm cũng cho biết, những chia sẻ trước thánh lễ của những anh chị em này thể hiện lòng tin, với những cảm nghiệm sâu sắc về tình thương, tình yêu của Chúa. Và chính những điều đó đã đặt câu hỏi, chất vấn cho những anh chị em đang có một thân thể bình thường.

Giảng trong thánh lễ, cha Giuse Tiến Lộc đã nhấn mạnh cách đặc biệt về giá trị, chỗ đứng của những người khuyết tật, của người nghèo trong Thiên Chúa. Cha Giuse nói rằng: “Xã hội, người ta cho những người khuyết tật, những người mù, câm điếc, những người tàn tật, HIV như anh chị em là những người bất hạnh, nhưng tôi chứng minh cho anh chị em thấy hoàn toàn ngược lại. Anh chị em không phải là những người bất hạnh nhưng là những người thực sự hạnh phúc. Tin Mừng đã làm chứng về điều đó: Trong suốt cuộc đời của Đức Giêsu, Ngài dành chỗ đứng đặc biệt cho người què quặt, đui mù, câm điếc. Ngài đi tới và ưu tiên cho những người nghèo khổ, những cô gái điếm, những người phong hủi đầu tiên….”

Cha Giuse Tiến Lộc cũng kết luận rằng, Thiên Chúa là Đấng yêu thương, nhưng Ngài cũng là Đấng công bằng. Do đó, Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho những người chịu thiệt thòi ở đời này.

Sau thánh lễ, một chương trình văn nghệ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ phục vụ cho anh chị em khuyết tật và cả cộng đoàn có mặt trong buổi tối hôm qua. Chương trình văn nghệ do Xứ đoàn thiếu nhi Chúa Kitô Vua trong Giáo xứ phụ trách và trình diễn.

Tiết mục kịch, nói về việc cha xứ lên chương trình cho dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ

Tiết mục kịch, nói về việc cha xứ lên chương trình cho dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ

Tiết mục hát của các em khiếm thị

Tiết mục hát của các em khiếm thị

Tiết mục hợp ca của các em thiếu nhi

Tiết mục hợp ca của các em thiếu nhi

PV.VRNs

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 31, 2013 in Uncategorized

 

Gx. Đức Mẹ HCG: Ngày Họp Mặt Muôn Dân

VRNs (29.12.2013) – Sài Gòn – Hơn 100 người, trong đó có khoảng 50 anh chị em lương dân đã tới tham dự ngày Họp Mặt Muôn Dân vào hôm qua, thứ Bảy, 28.12, tại Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn.

Ngày Họp Mặt Muôn Dân là ngày đầu trong bốn ngày Đại Hội nhân dịp kết thúc Năm Thánh Kỷ Niệm của Gx. Đức Mẹ HCG và Tu viện DCCT Sài Gòn. Ngày này dành cho lương dân, những người thuộc tôn giáo bạn trong khu vực Giáo xứ và một số người đang học các lớp dự tòng tại Giáo xứ. Ngoài ra, bổi Họp Mặt cũng có một số giáo dân là những người đã đồng hành, tiếp xúc với anh chị em lương dân, những người thuộc tôn giáo bạn và đưa đưa những người này tới buổi Họp Mặt.

Ngày Họp Mặt Muôn Dân cũng nằm trong những hoạt động trong thời gian Gx. Đức Mẹ HCG sống định hướng truyền giáo. Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện DCCT Sài Gòn kiêm chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG cho biết: “Ngày 27.5.2012, chúng tôi đã thúc đẩy bà con giáo dân sống định hướng truyền giáo. Mỗi gia đình kết thân với một gia đình lương dân: cầu nguyện cho họ, lui tới với họ, quan tâm đến họ. Quy hướng tất cả mọi hoạt động trong đời sống để cầu nguyện cho họ được ơn nhận biết Chúa”. “Trong năm vừa qua, cũng đã có buổi gặp gỡ anh chị em lương dân tại các nhà nguyện Xóm giáo, hay tại nhà thờ Giáo xứ để chia sẻ, giải thích cho bà con lương dân một số vấn nạn họ thắc mắc về người Công giáo, cầu nguyện cho những người qua đời của người lương dân và chia sẻ về niềm tin kẻ chết sống lại của người Công giáo”.

Ngày Họp Mặt hôm qua bắt đầu vào lúc 10 giờ. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT là người phụ trách hướng dẫn, chia sẻ chính. Ngoài ra còn có một số bạn trẻ trong nhóm Thánh Kinh Cầu Nguyện và các bà thuộc hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phụ trách sinh hoạt, âm thanh, ẩm thực.

Mở đầu buổi Họp Mặt, cha Antôn Thanh giải thích cho mọi người biết thế nào là Năm Thánh, lịch sử ra đời của Năm Thánh và Năm Thánh có ý nghĩa như thế nào để mọi người hiểu tại sao có buổi Họp Mặt diễn ra trong Năm Thánh của Giáo xứ và Tu viện. Sau đó hơn 100 người được chia thành 10 nhóm để có thể làm quen, chia sẻ theo các đề tài Ban tổ chức đã đưa ra.

Các bà hội con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phụ trách tiếp đón và lo ẩm thực cho ngày Gặp Mặt Muôn Dân

Các bà hội con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phụ trách tiếp đón và lo ẩm thực cho ngày Gặp Mặt Muôn Dân

Lấy thẻ tham dự tại Văn phòng Giáo xứ

Lấy thẻ tham dự tại Văn phòng Giáo xứ

Toàn cảnh Hội trường lầu 4 nhà Mục vụ Giáo xứ trong ngày Gặp Mặt

Toàn cảnh Hội trường lầu 4 nhà Mục vụ Giáo xứ trong ngày Gặp Mặt

Điểm nhấn trong ngày Họp Mặt là Đề dẫn: “Tình trạng suy thoái đạo đức ở Việt Nam do tôn giáo không được coi trọng” do cha Antôn Thanh hướng dẫn, diễn ra vào lúc 13 giờ 30. Sau đó các nhóm chia sẻ với câu hỏi: “Tại sao giới trẻ ngày nay không quan tâm nhiều đến tôn giáo?”

Liên quan đến tình trạng suy thoái đạo đức của con người nói chung và tại Việt Nam nói riêng, cha Antôn đi từ Kinh Thánh để cho thấy: “Hành động chạy trốn thần linh đưa tới hậu quả là con người chống đối nhau, đổ tội cho nhau. Khi chạy trốn thần linh, chạy trốn Thiên Chúa thì con người không có khả năng làm chủ, không có khả năng chịu trách nhiệm về những việc mình làm.” Ngài cũng đưa ra khẳng định rằng: “Nơi nào không còn ý thức về tâm linh, nơi đó không còn sự sống con người đích thực nữa”. Do đó “nếu không có đời sống tâm linh thì không có cách nào ngăn tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức”.

Kết luận cho phần này, cha Antôn Thanh nói rằng: Người dân Việt đã phải sống trong một xã hội với chủ trương vô thần gần 39 năm nay, nên chủ trương vô thần này đã ăn sâu vào nhiều người, kể cả những người đang theo một tôn giáo. Do đó “đôi khi ta không nói mình vô thần, nhưng lại hành động như người vô thần”. Và “nếu chúng ta muốn đời sống của  mình, những người Công giáo, Phật giáo hay thờ ông bà tổ tiên, chúng ta muốn sống tốt, muốn được hạnh phúc thì phải sống tôn giáo của mình cho tốt.”

Trong phần chia sẻ về câu hỏi: Tại sao giới trẻ ngày nay không quan tâm nhiều đến tôn giáo. Các ý kiến đưa ra được đúc kết vào ba ý chính: (1) Gia đình không có nền tảng đời sống tôn giáo tốt, không được học hỏi, không thực hành đời sống tôn giáo (2) Do chính sách xã hội: những người theo một tôn giáo nào đó đều rất khó để tiến thân, phân biệt đối xử với người theo tôn giáo, một xã hội tuyên truyền rằng tôn giáo là xấu, tôn giáo là lạc hậu…(3) Do xã hội hóa với những công nghệ hiện đại ra đời, các bạn trẻ bị lôi cuốn theo các trào lưu tương đối hóa mọi sự …

Vào lúc 16 giờ 15 có Tĩnh tâm với chủ đề: Thiền, cầu nguyện và Mẹ. Phần này đề cao việc cầu nguyện để từ bỏ những lo lắng, những sợ hãi trong cuộc đời, đặc biệt là cầu nguyện nguyện để có thể tha thứ được cho người khác để không còn thù hận trong lòng.

Tham dự viên chia sẻ và đặt câu hỏi

Tham dự viên chia sẻ và đặt câu hỏi

 

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm ngỏ lời với anh chị em lương dân sau phần trao đổi, chia sẻ tại Hội trường

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm ngỏ lời với anh chị em lương dân sau phần trao đổi, chia sẻ tại Hội trường

Trước khi hưởng thức chương trình văn nghệ, những người dự ngày Họp Mặt Muôn Dân đã tham dự thánh lễ đồng tế tại nhà thờ vào lúc 18 giờ 30. Thánh lễ do cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT chủ tế và giảng lễ.

Nhiều lần trong thánh lễ, cha Vinhsơn Thành cám ơn vì sự hiện diện của những anh chị em lương dân đã đến trong ngày Họp Mặt và tham dự thánh lễ với cộng đoàn. Cha Vinhsơn nói rằng: “Các linh mục, tu sĩ DCCT và cộng đoàn rất vui mừng vì sự hiện diện của anh chị em không phải là Công giáo đã đến đây. Cổng nhà thờ, các cánh cửa nhà thờ và tấm lòng của chúng tôi luôn rộng mở để đón tiếp anh chị em.”

Tham dự ngày Họp Mặt Muôn Dân, ông Vũ Văn Tựu, năm nay 65 tuổi có nhà trong khu vực Xóm 1 Gx. Đức Mẹ HCG cho biết: “Tôi không phải là người Công giáo, nhưng tôi và gia đình có mối liên hệ gần gũi với đạo Công giáo. Trước năm 1975, tôi đã học trong trường Công giáo và hấp thụ nhiều điều tốt đẹp từ Đạo. Hiện tại trong gia đình tôi cũng có những đứa con theo đạo Công giáo nữa. Do đó hôm nay tôi tới đây để tham dự ngày gặp mặt này.” Khi nói về vai trò của tôn giáo trong xã hội, ông Tựu cho rằng: “Để loại trừ cái ác, để cho đạo đức xã hội khỏi xuống cấp thì phải cho các tôn giáo tham gia vào giáo dục. Điều đó là bắt buộc!”

Anh Minh Triết, 49 tuổi, một tín đồ Phật giáo đang làm việc tại Sài Gòn tới tham dự ngày Gặp Mặt nói rằng: “Qua một người quen, mình biết hôm nay có buổi họp mặt này nên mình tới tham dự. Tôi luôn mong muốn mọi tôn giáo được sống hòa đồng với nhau, tôn trọng nhau. Mình có thời gian thì tìm hiểu những điều tốt đẹp trong đạo của nhau.”

Một bạn trẻ trong nhóm Thánh Kinh Cầu nguyện phục vụ trong ngày Họp Mặt cho biết: “Mình là người Công giáo thì mình biết đức tin của mình như thế nào, nhưng mình không biết những người ngoài Công giáo họ suy nghĩ như thế nào. Qua những gì những người không phải là Công giáo thắc mắc thì mình biết họ đang suy nghĩ như thế nào. Sau khi nghe giả thích, một số người tỏ ra có thiện cảm với Đạo nên cũng thấy thích thích. Tôi tin rằng, mặc dù họ không theo Đạo nhưng họ sống theo lương tâm của mình thì thấy cũng là điều quý rồi.”

Ngày Họp Mặt Muôn Dân kết thúc với chương trình văn nghệ do các cấp đào tạo DCCT cùng với một số sinh viên thuộc lưu xá của dòng Đức Bà, Nữ Tử Bác Ái và một số sinh viên Jarai thực hiện. Chương trình văn nghệ bắt đầu lúc 19 giờ 45 và kết thúc vào lúc 22 giờ.

Tiết mục song ca và múa phụ họa do sinh viên thuộc lưu xá của một dòng tu nữ  trình diễn

Tiết mục song ca và múa phụ họa do sinh viên thuộc lưu xá của một dòng tu nữ trình diễn

 

Tiết mục hợp ca của các sinh viên Jarai

Tiết mục hợp ca của các sinh viên Jarai

Tiết mục hợp ca do các em Đệ tử DCCT thực hiện

Tiết mục hợp ca do các em Đệ tử DCCT thực hiện

PV.VRNs

 

 

 

 

 

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 29, 2013 in Uncategorized

 

Gx ĐMHCG Sài gòn: Thánh Lễ mừng Đại lễ Chúa Giáng Sinh 2013

Chúa Giêsu Hài Nhi được tôn vinh

 

 

Nguồn: http://www.unblock4all.info/browse.php?u=lzViMxRZazRjVnQp9fuBbD%2FLL0lIURegwYMCJwbYZr9EtGeNcpxNUOfkWoGUMNnKzvmBlPaTk6sNDqhWL%2F%2BwC2whOIwUne6I3FU9k3MD6Y8aD%2Bjhvn3H0HA%3D&b=29


VRNs (25.12.2013) – Sài Gòn – Thánh Lễ mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh 2013 do cha Bề trên Giuse Hồ Đắc Tâm chủ sự, lúc 22 giờ ngày 24.12.2013 tại khu vực lễ đài trong khuôn viên nhà dòng.
Đêm tĩnh nguyện và thánh lễ lúc 22 giờ được cử hành ngày sau khi thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh dành cho thiếu nhi kết thúc. Trước thánh lễ là buổi tĩnh nguyện do các em thiếu nhi thuộc Xứ đoàn Kitô Vua – Gx ĐMHCG thực hiện. Nội dung của buổi tĩnh nguyện nhấn mạnh đến vấn đề gia đình trong xã hội ngày hôm nay, nhất là đối với các gia đình Kitô hữu trong việc sống đức tin. Buổi tĩnh nguyện năm nay không diễn ra theo cách thức truyền thống, nhưng được thực hiện với các hoạt cảnh đơn giản và nhiều ý nghĩa.

Phần tĩnh nguyện do các em thiếu thi thánh thể thực hiện

 

Chúa Giêsu Hài Nhi được tôn vinh

Thánh lễ đồng tế cho cha Bề trên Giuse Hồ Đắc Tâm chủ sự và hơn 20 cha trong nhà dòng, cùng với sự tham dự của quý thầy và đông đảo anh chị em trong và ngoài giáo xứ. Cha Gioan. B Lê Đình Phương là người chia sẻ Tin Mừng trong thánh lễ này.

Thánh Lễ do Cha Bề trên Giuse Hồ Đắc Tâm chủ sự

 

Quý cha quý thầy tham dự thánh lễ

 

Đông đảo anh chị em giáo dân tham dự thánh lễ

DSCN7469
Bài giảng của cha Gioan qua Tông Huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 24.11.2013 nhấn mạnh đến niềm vui của Tin mừng. Theo cha, Niềm Vui Tin Mừng chúng ta đón nhận không tùy thuộc vào chúng ta như thế nào, nhưng đó phải là một kinh nghiệm được Thiên Chúa yêu thương, được đụng chạm đích thân với chính Đức Giesu Kitô – Đấng hôm qua, hôm này và mãi mãi là một. Đó không phải chỉ là kinh nghiệm đón nhận nhưng còn là sự đáp trả lại tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Niềm Vui Tin Mừng chính là việc đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, và đáp trả lại tình yêu đó bằng cách trao ban cho chính những người anh chị em xung quanh chúng ta.

Cha Gioan. B Lê Đình Phương chia sẻ Tin Mừng

Một vài hình ảnh khác trong Thánh lễ:

DSCN7440 DSCN7451 DSCN7470 DSCN7478 DSCN7482
Trần Phương. VNRs
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 26, 2013 in Uncategorized

 

NỖI SỢ TRIỀN MIÊN.

Ảnh

Nguồn: https://www.facebook.com/sixco.hoahung

CTM (26/12/2013) –
Nỗi sợ sẽ biến mất
nếu biết phó thác
vào sự quan phòng
của Thiên Chúa!

Tôi từng sống trong nỗi sợ triền miên. Sợ phải mất đi những gì mình đang có; sợ chẳng bao giờ đạt được những gì mình ao ước.

Sẽ ra sao nếu trên đầu tôi chẳng còn sợi tóc nào?
Sẽ ra sao nếu tôi chẳng bao giờ có được một ngôi nhà tươm tất.?
Sẽ ra sao nếu dáng dấp của tôi bỗng hóa ra phục phịch, mất đi vẻ hấp dẫn?
Sẽ ra sao nếu tôi mất việc?
Sẽ ra sao nếu tôi bị tật nguyền và không thể cùng chơi bóng với các con?

Sẽ ra sao nếu tôi già yếu và chẳng thể cảm nhận đầy đủ và không có ích gì cho những người xung quanh?
Nhưng cuộc sống luôn ưu ái những ai biết lắng nghe, và giờ đây tôi hiểu: Nếu trên đầu không còn sợi tóc nào, tôi sẽ cô gắng để trở thành một kẻ hói đầu giỏi nhất. Và tôi sẽ biết ơn rằng cái đầu trơ chân tóc của mình vẫn nảy sinh những ý tưởng mới.

Ngôi nhà không làm cho người ta hạnh phúc. Trái tim đau khổ đâu thể thỏa lòng trong một ngôi nhà rộng lớn. Trong khi trái tim tràn ngập niềm vui sẽ mang hạnh phúc phủ đầy bất kì ngôi nhà nào.

Nếu tôi dành thời gian để hoàn thiện tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của mình, thay vì chỉ chăm chắm trau chuốt hình thê bề ngoài, thì tôi sẽ đẹp hơn lên mỗi ngày.

Nếu không ai nhận tôi làm việc, tôi sẽ làm những việc mà mình thích – trên đời này liệu có gì sánh được với sự tự do thể hiện mình?

Nếu vì tàn tật mà tôi không thể dạy con cách đá bóng, thì tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn nó cách xử trí những đường bóng hiểm hóc của cuộc đời. Điều này có ích cho chúng hơn.

Còn nếu như tuổi tác lấy đi sức khỏe, khả năng nhạy bén và thể lực của tôi, tôi sẽ trao tặng những người quanh mình sức mạnh của niềm tin, sự sâu sắc của tình yêu, và sự trẻ trung của một tâm hồn đã được định hình bởi bao chông gai cuôc đời. Dù số phận tôi có phải hứng chịu những mất mát đau thương, những thất vọng đắng cay ê chề đến đâu chăng nữa, tôi vẫn sẽ đương đầu với từng thử thách bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình. Vì cuộc sống đã ban cho tôi nhiều món quà; mà mỗi món quà mất đi, tôi sẽ được đền bù bằng mười món quà khác. Suy nghĩ đó giúp tôi luôn tự tin và yêu đời hơn.

St

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 26, 2013 in Mỗi ngày một truyện

 

TUYÊN VƯƠNG BẮN CUNG

Ảnh

Nguồn: https://www.facebook.com/thienthan.tonglanh

CTM (25/12/2013) – Khen ai cũng là cả một nghệ thuật: Khen để thăng tiến người chứ không phải khen để đạp đổ người!

Châu Tuyên vương rất thích bắn cung, thích nghe người khác nói về sức mạnh của mình vượt qua người khác, có thể sử dụng loại cung rắn chắc. Thật ra cái cung mà ông ta sử dụng, chỉ cần dùng không quá 3 thạch (1) sức mạnh là có thể kéo ra.

Có một hôm, ông ta đem cái cung của mình giao cho tả hữu thị vệ chuyền nhau xem, thị vệ chỉ kéo ra một nửa, bèn giả vờ kéo không nổi, liền cùng nhau lớn tiếng khen ngợi: “Ðúng là cái cung cứng rắn hiếm có, nặng ít nhất cũng là 9 thạch, nếu không phải là thần lực của đại vương, thì ai có thể kéo ra được cái cung này chứ?”

Tuyên vương dương dương đắc ý, cho đến khi chết, cũng cứ cho rằng cái cung của mình là cứng rắn nặng đến 9 thạch!

(Doãn Văn Tự)

Suy tư

Ở đời ai cũng thích được người khác khen mình, từ nhà vua cho đến người dân quê mùa, ai cũng muốn được khen. Có người dùng phương pháp khen để khích lệ người khác; có người khi nghe ai khen mình hay giỏi thì quên mất tiêu mình là ai, chỉ biết được khen là thỏa mãn lắm rồi.

Chúa Giêsu rất ít khi khen ai, trong Phúc Âm, hình như Ngài chỉ khen có… 5 lần mà thôi, cũng có nghĩa là toàn bộ cuộc đời của Ngài, Ngài chỉ khen có 5 lần trong 5 trường hợp khác nhau, mà trường hợp nào cũng đáng để cho chúng ta bắt chước khi khen người khác:

– Ngài khen ông Gioan Tẩy Giả: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11).

– Ngài khen ông Phêrô khi ông tuyên xưng Ngài là Ðức Kitô: “Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc…” (Mt 16, 17″).

– Ngài khen cô Maria: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 14, 11).

– Ngài khen những người nghe và giữ lời của Ngài: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11, 28).

– Ngài khen người đàn bà góa nghèo bỏ tiền vào hòm dâng cúng : “Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết…” (Lc 21, 3).

Ngài không khen ông Gioan Tẩy Giả học giỏi, thông minh xuất chúng, nhưng khen ông vì ông được diễm phúc thấy những điều mà các tiên tri muốn thấy cũng không được.

Ngài không khen ông Phêrô là người nhanh nhẹn, mau miệng, nhưng khen vì ông được Thần Khí soi sáng.

Ngài cũng không khen cô Maria là mỹ nữ đẹp tuyệt vời, nhưng khen cô vì cô đã chọn cho mình phần tốt nhất.

Ngài không khen những người nói Lời Chúa thao thao bất tuyệt, mà chỉ khen những ai nghe và giữ Lời Chúa.

Và Ngài cũng chẳng khen những người giàu có, của cải tích trử đầy kho, ăn chơi xã láng, mà chỉ khen người đàn bà góa nghèo nhưng lòng hảo tâm thì giàu có hơn người.

Ðúng là những lời khen có giá trị ngàn đời.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 25, 2013 in Mỗi ngày một truyện

 

Niềm Vui Giáng Sinh

VRNs (23.12.2013) – Sài Gòn –

Bốn bể năm châu

Nhập thể làm người

Đâu đâu cũng nhớ

Cứu độ chúng sinh

Hai nhăm tháng chạp

Trên chốn Thiên Đình

Sinh nhật Ngôi Hai

Nhân gian dưới thế

Mừng vui khôn kể

HaiNhiJESUS

Trước kia ngày 25 tháng 12 hằng năm được gọi là lễ Sinh Nhật. Đến nay khắp nơi đều dùng từ lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh tất cả mọi nơi đều giống nhau, nhưng “Niềm Vui Giáng Sinh” lại tuỳ theo hoàn cảnh, vùng miền. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Quận 3 cũng như vậy. Năm 2013 là năm Thánh đặc biệt Giáo Xứ, có nhiều đại lễ kỉ niệm.

Trong năm này, giáo xứ hân hạnh được chào đón quí Đức Giám Mục ba miền Nam, Trung, Bắc đến cử hành những đại lễ của giáo xứ. Gần đây nhất, trong hạ bán nguyệt 12/2013, giáo xứ còn được Đức Cha Guise Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường yêu mến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đã đến cử hành đại lễ Cung hiến bàn thờ và kỷ niệm 60 năm làm phép Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 20/12/2013. Tất cả mọi ân huệ trong năm 2013, đã kết tụ nên “ NIỀM VUI GIÁNG SINH” của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, quận 3 Sài gòn.

“ NIỀM VUI GIÁNG SINH” đã toả rạng từ trên cao, tiền diện nhà sách Đức Mẹ, với hang chữ to, dễ đọc, dễ hiểu “ THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA”. Tiếp đến là hai hàng chữ Anh, Pháp rất phổ thông, rồi đến những hàng chữ từ các phương xa, cũng không chịu “thua chị kém em”. Dù ít người đọc được nhưng chắc chắn đều mang ý nghĩa như hàng chữ tiếng Việt to và cao nhất tại chỗ.

“ NIỀM VUI GIÁNG SINH” còn tỏ rạng hơn những dàn đèn đủ màu sắc, rất mỹ thuật, treo từ tu viện toả xuống sân tu viện, rồi những dây đèn từ trên tháp đền Đức Mẹ bao trùm kín sân như tay Đức Mẹ giang ra, về đây đón Chúa Giáng Sinh với Mẹ. Rồi đến sân Hiệp Nhất nơi toạ lạc nhà Chầu Thánh Thể, nhắc mời con cái Mẹ, nơi đây, Chúa chờ đón chúng ta hằng ngày từ 5g30 đến 22g.

Chưa kể những cây tùng đang khoe sắc thắm, nhấp nháy ánh đèn rải rác trong khuôn viên đền Đức Mẹ. “ NIỀM VUI GIÁNG SINH” không chỉ là đèn là cảnh bên ngoài mà còn đầy ắp trong Đền Đức Mẹ để loan truyền, để được lắng nghe qua 9 buổi tĩnh tâm mùa vọng.

Ba buổi đầu, Cha Đa Minh Trần Thiện Thanh Trà đã thủ thỉ với các cháu thiếu nhi. Ba ngày kế tiếp, Cha Phao Lô Lưu Quang Bảo Vinh đã chia sẻ Niềm vui và hy vọng với các bạn trẻ. Ba ngày cuối cùng đến phiên Cha Bề Trên Chánh xứ, Giuse Hồ Đắc Tâm, tĩnh tâm người lớn. Cha đã trình bày câu Tin mừng Ga 1.14 “Lời đã thành xác phàm ”. Với cộng đoàn “Lời đã thành xác phàm ” còn được minh hoạ trên chiếc đèn kéo quân đặc biệt, năm cánh vuông đều nhau, diển tả lại lịch sử Kinh Thánh, treo trong sân Tu viện. Từ khi con người phản bội Chúa, trên tháp Baben đến khi Chúa phục sinh quang vinh.

Ai vào sân tu viện cũng có thể tìm hiểu Kinh Thánh, Cựu ước, với hình ảnh lần lượt trình chiếu theo chiều kim đồng hồ, nên có thể đứng một chỗ không cần chen lấn. Rồi đến hầm giữ xe cũng chung chia niềm vui Giáng Sinh. Với dàn đèn màu sắc, lấp lánh trong đường vào hầm, chiêu mời quí khách đi xe, xin đem gởi dưới hầm, để đảm bảo an toàn cho xe, để giữ trang nghiêm trên sân, để yên tâm hiệp dâng, lắng nghe Lời Chúa và thưởng thức Thánh ca do ca đoàn Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trình tấu tại lễ đài trước và trong Thánh lễ, dưới ánh hào quang Chúa Hài Đồng.

Sau những ngày mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, lại chuẩn bị lễ Tất niên năm Đại Thánh vào ngày 31/12/2013 để lãnh ơn Toàn xá đồng thời mừng thọ quí cụ ông, cụ bà trong giao xứ theo chương trình trong năm 2013 đã phổ biến từ đầu năm. Chúng ta tiễn biệt năm 2013 với nhiều hồng ân Thiên Chúa và chào đón năm 2014 theo tinh thần” Tân Phúc âm Hoá đời sống gia đình ”.

                                          Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày 21/12/2013

                                  G.B. Nguyễn Văn Viện

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 23, 2013 in Truyền Thông Online

 

Sắc Mầu Giáng Sinh 2013

PVL (22/12/2013) – Sau phiên trực Văn Phòng Giáo Xứ sáng nay, CTM (PVL) dạo quanh Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để ghi nhận  SẮC MẦU GIÁNG SINH tại đây. Xin được giới thiệu với các bạn để hòa vào niềm vui MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2013 đang đến với nhân loại này, đang đến với Ki-tô hữu một cách hết sức NHIỆM MẦU!

EM-MA-NU-EN / THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 23, 2013 in Uncategorized

 

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2013

PVL (23/12/2013) – Với tâm tình MỪNG CHÚA GIÁNG SINH, PVL đã sưu tầm trên trang FB của mình cách MỪNG ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 2013  với mầu sắc, cách trang trí phong phú của các bạn xa gần. Phải chăng, đây là một cách mở lòng để THIÊN CHÚA ĐOÁI THƯƠNG nhìn đến phận hèn con cái của Ngài. Nguyện xin HÀI NHI GIÊ-SU là EM-MA-NU-EL / THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA.
http://www.unblock4all.info/browse.php?u=xWxqeU%2BhjIVzc6bBEBN5dDLATQ3LDddAnWfAVld4MQxdY5LuKYy7vLf1dUPD&b=29http://www.unblock4all.info/browse.php?u=xWxqeU%2BhjIVzc6bBEBN5dDLATQ3LDddAnWfAVld4MQxdY5LuKYy7vLf1dUPD&b=29
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 23, 2013 in Suy Niệm Lời Chúa

 

Thánh Lễ Cung Hiến Bàn Thờ

Ảnh

Nguồn: http://www.unblock4all.info/browse.php?u=Y29g9%2BlcrBaabALxXzcS%2Frz3yqGPG8qtv5HSYdGPBqS9AnUKYBlIaSKcOPR3vg4HwzweJFaxzFXqwjr6Cuf0W44gGl82CwcLZJm%2FOaayEA%3D%3D&b=29


VRNs (21.12.2013) – Sài Gòn – Thánh lễ cung hiến bàn thờ và kỷ niệm 60 năm làm phép nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do Đức Giám mục Giáo phận Phú Cường Giuse Nguyễn Tấn Tước chủ sự, được cử hành vào lúc 18h00 ngày 20.12.2013,  tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ đồng, phường 9, quận 3, Sài gòn.

Được sự cho phép của Tòa Thánh, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã tổ chức Năm Thánh 2013 với nhiều sự kiện được mừng lễ như: 50 năm thành lập giáo xứ ĐMHCG (1963-2013), 80 năm thành lập Tu viện DCCT Sài Gòn (1933-2013) và 60 năm làm phép nhà thờ (1952-2012). Thánh lễ làm phép bàn thờ và cung hiến thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là sự kiện cuối cùng được cử hành và mừng lễ trong Năm Thánh 2013.

Dòng Chúa Cứu Thế đến Việt Nam năm 1925 và lập nhà tại Sài gòn vào năm 1933, đến nay (2013) đã được tròn 80 năm. Đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và mở các tuần đại phúc. Sau 30 năm có mặt tại giáo phận Sài gòn, DCCT được giao cai quản Giáo xứ mang tên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và tổ chức Giáo xứ thành trung tâm hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Vì số người đến với Đức Mẹ ngày càng đông và nhà thờ cũng không còn phù hợp, nên các linh mục DCCT đã nghĩ đến việc xây dựng một ngôi nhà thờ mới rộng rãi, khang trang để đón khách hành hương đến với Đức Mẹ.

Ngôi nhà thờ hiện tại được khởi công xây dựng vào năm 1949 và khánh thành vào ngày 03/08/1952. Ở cuối nhà thờ có gắn một bia đá nhỏ ghi:

“DCCD TABERNACULUM DEI CUM HOMINIBUS” 3.8.A.D.1952,

nghĩa là

 “ĐÂY LÀ NHÀ TẠM CỦA THIÊN CHÚA Ở CÙNG NHÂN LOẠI” NGÀY 03 THÁNG 8 NĂM CHÚA GIÁNG SINH 1952.

DSCN7410

Toàn cảnh nhà thờ Gx. Đức Mẹ HCG hay còn gọi là Đền Đức Mẹ HCG Sài Gòn, tại 38 Kỳ Đồng, Q3, Sài Gòn

Cha Bề trên Beliemare (1946 – 1953) là người đã khởi công và khánh thành ngôi Nhà Thờ này. Phí tổn hết 5.000.000 (năm triệu) đồng bạc Đông Dương.

Như vậy, Đền ĐMHCG (khánh thành năm 1952), vào năm 1963 trở thành Nhà Thờ Giáo xứ ĐMHCG, với hai chức năng chính: 

–          Nơi tổ chức các cuộc hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của DCCT

–          Nơi làm mục vụ Giáo xứ ĐMHCG

Về việc cung hiến bàn thờ theo Bộ Giáo Luật, bàn thờ được cung hiến phải là bàn thờ cố định không thể xê dịch được (1235) và mặt bàn thờ cố định phải làm bằng đá, và hơn nữa, bằng một tảng đá tự nhiên duy nhất (1236). Bàn thờ cố định thì phải được cung hiến (1237, 1), và cần giữ tập truyền lâu đời lưu giữ hài cốt các vị tử đạo hay các thánh khác dưới bàn thờ cố định (1237, 2)

Cha Bề trên Giuse Hồ Đắc Tâm – linh mục chính xứ ĐMHCG cho biết: Theo qui định của Phụng vụ thì “Trong mọi nhà thờ phải có một bàn thờ cố định và phải được cung hiến.” Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của chúng ta đã được làm phép cách đây đã 60 năm, nhưng chỉ có một bàn thờ bằng gỗ và lại là bàn thờ có thể di động được nên không thể được cung hiến,vì luật Phụng vụ qui định chỉ cung hiến những bàn thờ cố định.

Chính vì thế mà khi chuẩn bị mừng lễ 60 năm làm phép Đền Thánh, một số cha đề nghị nên thay bàn thờ mới bằng đá, cố định, để xin Đức Giám Mục cung hiến. Chúng tôi đã bàn luận với nhau và đi đến quyết định đó.

Trong thánh lễ, bàn thờ tượng trưng cho chính Chúa Ki-tô. Một bàn thờ bằng đá và được cung hiến thì phản ánh chính xác hơn tính chất biểu tượng này, bởi vì do việc được đặt cố định và được xức dầu, bàn thờ đó từ nay chỉ được dành cho việc hiến tế Mình Máu Đức Ki-tô cho Thiên Chúa.

Hiệu quả của việc cung hiến bàn thờ cũng tác động lên cả ngôi Đền Thánh, nghĩa là từ nay, chúng ta không còn mừng lễ làm phép Đền Thánh ĐMHCG nữa mà từ nay, vào ngày 20/12 hằng năm chúng ta sẽ mừng lễ Cung hiến Đền Thánh ĐMHCG, và mừng theo bậc lễ Trọng.

Với tất cả những ý nghĩa đó, tôi nghĩ rằng việc cung hiến bàn thờ chắc chắn tác động tích cực trên đời sống đức tin của tín hữu gần xa khi đến đây tham dự cử hành Phụng vụ thánh. Tôi cũng hy vọng rằng quý cha khi dâng thánh lễ, đặc biệt là trong những dịp mừng cung hiến thánh đường này hằng năm, sẽ giúp tín hữu ý thức hơn về ý nghĩa của Đền Thờ đã được cung hiến cho Thiên Chúa, để nhờ đó mà được gia tăng lòng tin.”

Việc chọn lựa và vận chuyển bàn thờ đá, cũng như việc tổ chức thánh lễ cung hiến bàn thờ cũng gặp không ít khó khăn, Cha Giuse chia sẻ thêm: “Đến bây giờ nhớ lại thì tôi thấy mọi sự đều do Chúa an bài xếp đặt. Từ việc quyết định làm bàn thờ cho đến việc tìm thợ, từ việc xin Đức Giám Mục chủ sự thánh lễ, cho đến việc vận chuyển bàn thờ. Gay go nhất là việc di chuyển bàn thờ từ bên ngoài nhà thờ vào cung thánh. Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều người trong vòng hai ba tháng trước khi quyết định nhờ một công ty vận chuyển chuyên nghiệp. Tạ ơn Chúa. Mọi sự đã hoàn thành tốt đẹp. Cám ơn sự cộng tác của rất nhiều người, nhiệt tình, vô vị lợi, không phải chỉ về bàn thờ mới mà còn về việc tu sửa nhà thờ trong suốt năm qua để chuẩn bị cho ngày mừng kỷ niệm 60 năm làm phép Đền Thánh này.”

Hòa cùng với bầu khí thánh thiêng chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng Sinh và kết thúc Năm Thánh 2013, thánh lễ cung hiến bàn thờ và kỷ niệm 60 năm làm phép nhà thờ ĐMHCG được cử hành một cách trang trọng và đầy ý nghĩa, Đức Cha Giuse Nguyễn Tân Tước chủ sự thánh lễ cùng với gần 40 quý cha trong Dòng và quý cha khách đồng tế, các tu sĩ nam nữ và anh chị em tín hữu trong và ngoài giáo xứ đến tham dự, mừng lễ và chia vui với cộng đoàn DCCT Sài gòn và giáo xứ ĐMHCG.

DSC_4855

Đoàn rước Đức Giám mục và đoàn đồng tế tiến ra nhà tờ từ sân Tu viện

DSC_4867

DSC_4931Cộng đoàn tham dự trong thánh lễ cung hiến bàn thờ

Trước khi bắt đầu thánh lễ, cha chính xứ ĐMHCG Giuse Hồ Đắc Tâm giới thiệu Đức Cha Giuse với cộng đoàn phụng vụ. Ngài nêu lên lý do cử hành thánh lễ cung hiến bàn thờ và nhấn mạnh đến việc từ nay, cộng đoàn giáo xứ ĐMHCG không còn mừng lễ làm phép Đền Thánh ĐMHCG nữa mà thay vào đó, ngày 20/12 hằng năm cộng đoàn sẽ mừng lễ Cung hiến Đền Thánh ĐMHCG, và mừng theo bậc lễ Trọng.

Để bắt đầu thánh lễ, Đức cha Giuse đã làm phép nước và sau đó rảy trên cộng đoàn tham dự phụng vụ, trên các bức tường của ngôi thánh đường và trên bàn thờ đã chuẩn bị được cung hiến.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức cha Giuse nhấn mạnh đến “Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian và hiến chính mình cho con người để cứu độ con người. Ngài đến để trở nên lương thực, lấy Mình và Máu của Ngài để nuôi dưỡng chúng ta. Bàn thờ chúng ta cử hành thánh lễ chính là Đức Giêsu Kitô, nơi đây chúng ta được sống lại hy tế cứu độ, hy tế thập giá. Và khi chúng ta được quây quần cùng nhau chia sẻ một hy tế cứu độ, chia sẻ một bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta được hiệp nhất không chỉ với Thiên Chúa mà còn với nhau.

Khi chúng ta cung hiến bàn thờ, có nghĩa là dành riêng cho Thiên Chúa bàn thờ này, chúng ta được mời gọi hiệp thông với chính Đức Kitô, là Đấng đã sống trọn tình cho Thiên Chúa Cha và cùng với Thiên Chúa Cha để sống hết tình cho con người, những kẻ cần ơn cứu độ. Thánh lễ cung hiến bàn thờ này không phải chỉ là một nghi thức phụng vụ nhưng còn là lời mời gọi chúng ta ý thức rằng trong việc cung hiến này, chúng ta đang làm sống động sự hiện diện và hoạt động của Đức Kitô là Tư Tế, Bàn Thờ và Con Chiên.

Thánh lễ cung hiến bàn thờ còn là lời mời gọi chúng ta hãy mở lòng ra đón nhận một Thiên Chúa đã hiến mình cho chúng ta, dâng hiến bản thân và cuộc đời để sống và phục vụ cho Thiên Chúa và qua đó chúng ta được cảm nhận, đụng chạm và kinh nghiệm một cách sống động tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Như vậy đời sống chúng ta mới trở nên hạnh phúc, bình an và làm cho chúng ta thực sự là những chứng nhân của Tin Mừng.”

Sau bài giảng của Đức Cha là nghi thức cung hiến bàn thờ. Trước hết là nghi thức đặt xương thánh Anphongsô Maria đệ Ligouri phía dưới mặt bàn thờ, sau đến là nghi thức xức dầu thánh hiến lên trên mặt bàn thờ. Trong nghi thức này, bên cạnh Đức Cha Giuse còn có Cha Bề trên Giám Tỉnh Vinhsơn và Cha Bề trên Chính xứ Giuse thoa dầu thánh khắp mặt bàn thờ.

Dầu thánh hiến có ý nghĩa như một ân huệ Thiên Chúa ban, được kể như là sự chúc phúc của Thiên Chúa. Xức dầu cho vật nào, người nào là dấu chỉ cho biết Thiên Chúa tuyển chọn vật đó người đó để thánh hiến dành riêng cho Người. Việc xức dầu cũng thể hiện cho việc trao ban Thánh Thần, như dầu đổ vào đâu thì thẩm thấu đến đó thì Chúa Thánh Thần cũng thấm dần vào trong các hữu thể được xức dầu để đổi mới, thánh hiến và thuộc trọn về Thiên Chúa. Đức Giám Mục sẽ đổ dầu ở chính giữa và bốn góc mặt bàn thờ rồi thoa dầu lên khắp mặt bàn thờ, biến tảng đá này thành biểu tượng của Chúa Kito – Đấng đã được xức dầu Thánh Thần.

Sau nghi thức xức dầu thánh hiến bàn thờ là nghi thức trải khăn bàn thờ và đốt nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kito Phục Sinh soi sáng cho muôn dân hiệp dâng mình vào hy tế trên bàn thờ. Các tín hữu sẽ được soi sáng để sống theo gương mẫu Chúa Kitô – Đấng đã hiến mình cho ơn cứu độ con người.

DSC_4924

Đức Giám mục đổ Dầu thánh (dầu Chrisma) xuống giữa và bốn góc bàn thờ

DSC_0398

Đức Giám mục lấy khăn thoa Dầu thánh ra khắp mặt bàn thờ, cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và Giuse Hồ Đắc Tâm phụ giúp thoa dầu

DSC_4944

Đức Giám mục xông hương bàn thờ mới

 

Sau thánh lễ, ông chủ tịch HĐMV lên công bố thư của Cha Giám Tỉnh – Tỉnh DCCT VN về việc bổ nhiệm Cha Giuse Hồ Đắc Tâm đắc cử chức vụ Phó Giám Tỉnh – Tỉnh DCCT VN. Cha Giuse Tân Phó Giám Tỉnh – Bề trên chính xứ ĐMHCG thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ cảm ơn Đức Cha và quý cha đồng tế. Tiếp đó, Đức Cha Giuse cũng cảm ơn cộng đoàn, đặc biệt là cha bề trên đã cho ngài cơ hội được về đây mừng lễ và chia vui với cộng đoàn giáo xứ. Ngài cũng nói lên lời chúc mừng với cha bề trên – tân Phó Giám Tỉnh. Sau cùng, Đức Cha Giuse, Cha Bề Trên Chánh xứ Giuse và ông Giuse đại diện HĐMV cùng nhau ký vào bản Chúc Thư Cung Hiến Bàn Thờ. Đức Cha Giuse long trọng công bố bản Chúc Thư Cung Hiến Bàn Thờ trước toàn thể cộng đoàn phụng vụ.

DSC_4974

Giáo xứ chúc mừng cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện khiêm chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG được bổ nhiệm làm Phó Giám Tỉnh DCCT, thay cha Giuse Cao Đình Trị

DSC_4983

Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước ký Chứng thư cung hiến bàn thờ

Nghi thức cung hiến bàn thờ không phải là mới với nhiều người, nhưng đối với rất nhiều người tham dự thánh lễ cung hiến bàn thờ này thì lại là lần đầu tiên. Anh chị em tín hữu trong và ngoài giáo xứ cảm thấy rất xúc động trước sự kiện lớn lao này. Đây không chỉ là hồng ân của Thiên Chúa dành cho giáo xứ nhưng còn cho chính bản thân mỗi người.

Ông Giuse Ngô Thái, thuộc xóm giáo 4 xúc động chia sẻ: “Hôm nay ơn Chúa xuống cho giáo xứ ĐMHCG một ơn huệ mà từ trước đến này chưa từng có. Hôm nay tôi, lần đầu tiên trong đời tôi mới được thấy thánh lễ cung hiến bàn thờ. Tôi cảm thấy sung sướng lắm. Và đặc biệt là cha bề trên chánh xứ nhận được một nhiệm vụ đặc biệt, cho nên giáo dân chúng tôi nói chúng là rất phấn khởi, rộn ràng. Từ này trở đi, chúng tôi đã có một ngôi thánh đường được cung hiến, và chắc chắn khi đến đây trong lòng sẽ có một điều gì đó thúc đẩy mình nhiều hơn nữa.”

Bà Maria Cao Thị Bình, ca đoàn xóm 7, 8: “ Được tham dự thánh lễ hôm nay, tôi rất lấy làm vinh dự. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì Ngài đã gửi đến cho chúng tôi một vị cha chánh xứ rất là tuyệt vời, nhờ ngài mà chúng tôi có được bầu khí mới trong suốt mấy năm vừa qua, và đặc biệt chúng tôi đã có một bàn thờ mới được cung hiến. Qua đó, chúng tôi được hiểu biết hơn tại sao bàn thờ phải bằng đá và tại sao chúng tôi được thánh hiến như thế này. Chúng tôi mong rằng đây là dịp để hằng năm chúng tôi có dịp để cùng ôn lại và cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Xin Chúa ban thêm nhiều sức mạnh và hồng ân của Ngài cho cho chánh xứ để ngài tiếp tục làm tốt nhiệm vụ của mình.”

Ông Gioan Kim Phạm Văn Lượng – Tổng Thư ký HĐMV GX, thuộc xóm giáo 5 cũng chia sẻ niềm vui của mình trong ngày cung hiến bàn thờ: “Từ xưa tới giờ tôi đã tham dự các thánh lễ truyền chức phó tế, linh mục, giám mục nhưng chưa bao giờ dự một thánh lễ cung hiến bàn thờ hết. Các nghi thức cung hiến bàn thờ từ đầu đến cuối, tôi rất làm lạ vì mới lần đầu tham dự. Tôi thấy hầu như tất cả những cử chỉ của vị Giám mục chủ sự mà sờ chạm đến bàn thờ mà tôi cảm thấy rất thánh thiêng. Tôi chú ý tới vai trò vị trí của vị chủ chăn và bàn thờ, tức là hai đối tượng chính trong nghi thức này. Sự sờ chạm vào bàn thờ đã được thánh hiến cũng như là sờ chạm vào chính Thiên Chúa, vì thế cho nên nó rất là thánh thiêng. Vị Giám mục đại diện cho toàn thể dân Chúa, cho nên việc sờ chạm vào bàn thờ được cung hiến của vị Giám mục thì ơn Chúa sẽ tuôn đổ xuống trên dân của Ngài.”

Ông Lê Như Vương – chủ quán Vương, thuộc xóm giáo 6 cũng chia sẻ thêm: “Tôi cám thấy rất là vui mừng. Và giờ đây mỗi năm sẽ được mừng ngày lễ trọng đại. Tôi rất hạnh phúc được chung vui với toàn thể Nhà Dòng và giáo xứ. Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự một thánh lễ cung hiến bàn thờ long trọng như vậy.

Bên cạnh những chia sẻ của anh chị em tín hữu, còn có những chia sẻ của quý cha khách đến mừng lễ và chia vui với giáo xứ. Cha Gioan Nguyễn Đình Phú, chánh xứ Võng Phan, hạt Lạc An, giáo phận Phú Cường: “Tôi cảm thấy thánh lễ rất sống động, mọi người một lòng một ý trong việc tôn vinh Thiên Chúa, nhất là qua việc cung hiến bàn thờ để tế lễ cho Thiên Chúa hằng ngày thì tất cả mọi người cảm thấy cảm kích và phấn khởi, nhất là chúng tôi đang sống trong Mùa Vọng chuẩn bị đón mừng đại lễ Giáng sinh nên cảm thấy ấm áp tình Chúa tình người.”

Niềm vui của cộng đoàn giáo xứ ĐMHCG trong ngày cung hiến bàn thờ cũng là niềm vui chung của quý cha quý thầy DCCT. Thầy Giuse Nguyễn Khánh Sơn – Sinh viên học viện Anphongsô  chia sẻ: “Đây là sự kiện rất trọng đại đánh dấu hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ xuống trong Năm Thánh này. Cung hiến tức là dành riêng cho Thiên Chúa, và tất cả những ai lui tới ngôi thánh đường này có thể được gặp gỡ và cầu nguyện với chính Thiên Chúa. Hòa chung với bầu khí thánh thiêng này, tôi thấy rất vui và ấm cúng đầy tình thương. Hồng ân Thiên Chúa ban cho giáo xứ cũng là hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên Nhà Dòng. Chúa giao cho Nhà Dòng phục vụ giáo xứ này, và hồng ân này như là một sự xác nhận của Thiên Chúa tiếp tục giao phó cộng đoàn cho Nhà Dòng.”

Sau thánh lễ, Đức Cha quý cha khách và quý cha quý thầy trong Nhà Dòng cũng chung vui với anh chị em giáo dân trong giáo xứ tại sân Hiệp nhất.

Trần Phương. VRNs

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 21, 2013 in Giáo Xứ ĐMHCG

 

LÁ THƯ CỦA BA.

Ảnh

Người cha “ít chữ nghĩa”
nhưng đậm đà
lòng yêu thương con
với trái tim bằng thịt
thấm đẫm tình cha-con.
CTM đọc
mà đôi mắt
rướm lệ

xúc cảm!

Nguồn: https://www.facebook.com/sixco.hoahung

Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp bị cười cợt, chưa kể sau đó còn có nhiều giai thoại.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là “Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em”, thầy nói lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu.

Khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người, nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm, nhưng không được.

Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Tuy nhiên, dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích.

Cường thường có những câu văn kiểu như “Đi một ngày đàng học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa”… Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn… Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê “Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn” thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê “Quá lan man dông dài!”. Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy.

Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng, nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của bạn đỏ ửng.

Góc Tâm Hồn GocTamHon org la thu cua ba zps9d09623b Lá thư của ba

Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội. Nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.

Giọng thầy trầm trầm: “Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm, nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm tiền làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là ba em viết…”.

Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:

– Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.

“Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.

Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.

Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.
___________

45 chữ nhưng chứa cả tấm lòng của người làm cha . Tấm lòng Cha Mẹ là thứ mà người làm con sẽ mang theo suốt đời mình…

St

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 20, 2013 in Mỗi ngày một truyện