RSS

Category Archives: Hôn Nhân Gia Đình

ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC NHƯ MỘT KHU VƯỜN XINH ĐẸP

“Tình yêu cần thời gian và không gian; mọi cái khác chỉ là phụ thuộc. Cần thời gian để trò chuyện, để ôm hôn nhau cách bình yên,

Ba mươi chín năm đã trôi qua để từ khi tôi cùng chồng là Lino thưa “Con đồng ý” vào buổi sáng ngày 12/6/1982 trong một nhà thờ Công giáo ở Manila. Một người chú của tôi làm linh mục chánh xứ ở đây một thời gian. Thú thật, tôi chẳng còn nghĩ tưởng gì về ý nghĩa thật sự của những lời “… dù tốt hay xấu, dù thịnh vượng hay nghèo khó, khi đau yếu cũng như lúc mạnh khỏe…” sau nghi thức hôn phối và tuần trăng mật. Tất cả đều như mộng ảo với tôi – một cảm giác choáng ngợp bởi tình yêu và rồi chúng tôi được ở bên nhau cả những lúc tỉnh giấc tàn canh.Tôi và chồng được hạnh phúc với một đứa con – một cô con gái luôn làm chúng tôi vui sướng khi ở bên cạnh. Dĩ nhiên, hôn nhân chẳng bao giờ hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Đã có những va vấp trong đời sống vợ chồng – chúng là những cơn giông tố mà chúng tôi cần vượt qua.  Thật may mắn và kỳ diệu khi không ai trong chúng tôi phải xa nhau hàng tuần hay hàng tháng để kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình, như tình huống mà rất nhiều gia đình ở Philippin gặp phải. Hai tuần là khoảng thời gian dài nhất chồng tôi phải đi công tác – anh được cử đến London và Mỹ bởi một tổ chức phi lợi nhuận mà anh làm việc trong tư cách là giám đốc truyền thông.  Những bí quyết để vượt qua Tôi từng nghĩ rằng làm sao có thể vượt qua những khó khăn này trong một thời gian dài? Chấp nhận chính bản thân mình vốn đã đủ khó! Tôi phải biết ơn Lino rất nhiều về điều đó: anh luôn kiên vững trong đức tin; và hướng dẫn cho tôi tiến bước theo một lối sống xứng hợp, nơi mà Thiên Chúa muốn chúng ta luôn ở gần Người. Anh là đá tảng, và quan trọng hơn nữa, là thiên thần của đời tôi.  Chúng ta mong ước mọi cuộc hôn nhân đều có thể kéo dài trăm năm, nhưng vợ chồng chúng tôi không muốn thảo luận về chuyện ai là người cầm đầu người khác. Chúng tôi muốn những người đang dự định tiến tới hôn nhân và những cặp đôi mới cưới xây dựng mối tương quan giữa họ bằng cách nhập tâm một số “áp dụng” thực tiễn liên quan đến sự cảm thông, tình yêu, và bổn phận nói chung.Cách đây vài năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gợi ra những suy tư của ngài về cách mà các cặp vợ chồng có thể xây dựng mối tương quan bền chặt: Dành thời gian cho nhau dù bận rộn đến mấy. Đức Thánh Cha nói rằng: “Tình yêu cần thời gian và không gian; mọi cái khác chỉ là phụ thuộc. Cần thời gian để trò chuyện, để ôm hôn nhau cách bình yên, để chia sẻ các kế hoạch, để lắng nghe nhau… và để trân trọng nhau”.  Chấp nhận những khuyết điểm của đối phương. Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng không phải là vấn đề nếu người bạn đời của bạn không đáp ứng mọi thứ mà bạn trông đợi. “Tình yêu luôn luôn bao hàm một ý thức thương cảm sâu xa dẫn tới việc chấp nhận người khác như một phần của thế giới này, ngay cả khi người ấy hành động khác với kỳ vọng của tôi”.  Đừng ôm hận. Đức Thánh Cha khuyên các cặp đôi rằng, thói quen nuôi dưỡng sự thù địch từ bên trong này chỉ gây thêm tổn thương và bất hòa. “Điều đó giống như việc đào bới lại nỗi đau trong quá khứ. Các cặp vợ chồng cần nhớ những lời của thánh Phaolô: ‘Đức ái thì không nóng giận, không  nuôi hận thù…’ (1Cr 13,5)”.Nói “xin vui lòng”, “xin cảm ơn”, và  “xin lỗi”. Đức Thánh Cha cho rằng đây là ba cụm từ thiết yếu hay những lời lẽ mà mọi cặp đôi cần nói với nhau thường xuyên.  Khi tranh luận, hãy đón nhận quan điểm của vợ chồng mình. Đức Thánh Cha nói rằng, “Đừng bao giờ chế giễu những gì họ nói hay nghĩ, ngay cả khi bạn cần diễn tả quan điểm riêng của mình… Chúng ta phải nhận ra được sự thật của người kia, tầm quan trọng của những mối bận tâm sâu xa nhất của người ấy, và những gì mà người ấy đang ngầm muốn nói, ngay cả thông điệp nằm đàng sau những ngôn từ gay gắt”.  Hãy đọc – đây là điều cần thiết để gây hứng thú. Đức Thánh Cha tin rằng để có một cuộc trao đổi thú vị, chúng ta cần có điều gì đó để nói. “Điều này đòi hỏi một sự phong phú nội tâm nhờ được nuôi dưỡng bằng việc đọc sách, suy tư cá nhân, cầu nguyện, và cởi mở ra với xã hội. Nếu không, các cuộc trò chuyện sẽ trở nên chán ngán và tầm thường… đời sống gia đình sẽ trở nên ngột ngạt”.  Sự trọn vẹn về đời sống tính dục là điều quan trọng. Chính Đức Thánh Cha, một vị giáo sĩ cấp cao đã tuyên hứa sống một đời sống độc thân, nói rằng, bởi vì chính Thiên Chúa tạo dựng nên tính dục, nên không được theo đuổi nó chỉ vì lạc thú của riêng một cá nhân hay theo cách thức khiến người khác bị đối xử như một đồ vật được sử dụng. Ngài nhấn mạnh: “Tính dục được đặt định để người kia sống viên mãn”.  Một khu vườn xinh đẹp Theo quan điểm riêng, tôi cho rằng hôn nhân giống như một khu vườn xinh đẹp cần được chăm sóc. Nó cần được dưỡng nuôi không ngừng, cũng như nhổ bỏ đi điều có hại, là thứ cỏ dại của những thói quen gây khó chịu, chẳng hạn như những người vợ không đủ nhiệt tình để chào đón chồng mình khi anh ta đi làm về, hay thói quen xấu của người chồng hay vứt khăn tắm, tất và quần áo chưa giặt ra sàn nhà!  Vâng, cần giữ nhiều kỷ luật để xây đắp một cuộc hôn nhân thành công. Nhưng đó là điều hoàn toàn đáng giá. Và tôi tin chắc rằng các cuộc hôn nhân biết đặt Thiên Chúa làm trung tâm thì luôn “hoàn hợp”, miễn là tất cả để mắt đến việc nuôi dưỡng các mối tương quan ở trần gian để chúng luôn là một khu vườn xinh đẹp. Nguồn: gpquinhon.org

Tác giả: Lilia Borlongan-Alvarez
Chuyển ngữ: Grêgôriô Võ Trần Nhựt
Từ: catholicstand.com

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/doi-song-hon-nhan-can-duoc-cham-soc-nhu-mot-khu-vuon-xinh-dep.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 4, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

[Radio Người Trẻ] Ý nghĩa hôn nhân Kitô giáo

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 24, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

Đặc ân Phêrô là gì và cách áp dụng đặc ân này trong hôn nhân?

Đặc ân Phêrô là gì và cách áp dụng đặc ân này trong hôn nhân?

Ngày đăng: 23/08/2021 08:52:09

Hỏi: Đặc ân Phêrô là gì và cách áp dụng đặc ân này trong hôn nhân? 

Trả lời:

Hôn nhân Kitô giáo là hôn nhân độc nhất và bất khả phân ly. Khi bí tích Hôn Phối đã được cử hành hợp pháp với những điều kiện cần thiết (sự tự do, không lừa dối…) và đã hoàn hợp, thì không gì có thể chia cắt được. Vợ và chồng trong một cuộc hôn nhân như thế không thể ly dị và kết hôn với người khác. Chỉ khi nào một trong hai người chết, người còn lại mới được tái hôn. Đây là điều cần phải khẳng định lại để không dẫn đến hiểu nhầm đối với một số người cho rằng Giáo Hội cho phép ly dị.

Tuy nhiên, liên quan đến việc tháo gỡ dây hôn phối, Giáo Hội có nói đến hai đặc ân: Đặc ân Phaolô và đặc ân Phêrô. Đặc ân Phaolô dựa trên giáo huấn của Thánh Phaolô trong 1 Cr 7,12-15 và Giáo Hội đã quy định trong Giáo Luật số 1143 cho phép giải gỡ hôn phối của hai người chưa rửa tội khi cưới nhau, mà nay, một trong hai người này xin Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo và/để kết lập một hôn phối mới, khi người phối ngẫu không rửa tội kia đã đoạn tuyệt với người này. Đặc ân này có thể do Đức Giám Mục giáo phận ban.

Khác với đặc ân Phaolô, đặc ân Phêrô không được nói rõ trong Giáo Luật và cũng không xuất phát từ giáo huấn nào của Thánh Phêrô, nhưng có ý muốn nói đến đặc ân mà Đức Giáo Hoàng (người kế vị Thánh Phêrô) ban cho tín hữu vì lợi ích đức tin của người ấy.

Sắc lệnh Potestas Ecclesiae của Bộ Giáo Lý Đức Tin, công bố ngày 30.4 .2001, nói rằng: “Trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hôn nhân giữa những người không công giáo hoặc ít là một trong hai người không phải là người Công Giáo, có thể bị tiêu trừ vì lợi ích đức tin của tín hữu và vì ơn cứu độ cho các linh hồn, với năng quyền cho Đức Thánh Cha ban.” Vì thế, một hôn nhân hợp pháp giữa một tín hữu Công Giáo và một người không phải Công Giáo có được bị tiêu trừ “vì lợi ích đức tin của tín hữu và vì ơn cứu độ cho các linh hồn, với năng quyền cho Đức Thánh Cha ban”.

Nhưng làm sao để biết là mình có thể xin đặc ân Phêrô không? Một vài gợi ý sau đây được soạn thảo bởi Tổng Giáo Phận New Orleans, Mỹ, có thể trợ giúp:

1. Ít là một trong hai người chưa được rửa tội (theo Giáo Hội Công Giáo) trước khi kết hôn và vẫn giữ nguyên tình trạng như thế trong suốt thời kỳ hôn nhân.

2. Thực sự là không còn hy vọng gì để cả hai hòa giải với nhau

3. Người xin đặc ân Phêrô không phải là người gây ra nguyên do khiến cuộc hôn nhân bị đổ vỡ

4. Dù bên không rửa tội đã rửa tội sau đó, nhưng hai người đã không có quan hệ vợ chồng từ khi người này chịu phép rửa, vì lý do nào đó.

5. Nếu người xin đặc ân Phêrô hay người-phối-ngẫu-tương-lai không là người Công Giáo, thì bên không phải là người Công Giáo ấy phải sẵn sàng cam kết là sẽ nuôi dưỡng con cái của mình theo đường hướng Công Giáo và không ngăn cản bên Công Giáo thực hành đức tin Công Giáo của mình.

6. Người mà người xin đặc ân Phêrô có muốn cưới có phải là Công Giáo.

7. Nếu bên không rửa tội, trước đó đã cưới một người Công Giáo, và bên Công Giáo được miễn trừ khỏi mọi ràng buộc để cưới bên không Công Giáo, thì bên không rửa tội phải có ý định xin rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. (Potestas Ecclesiae, Điều 7, triệt 2)

8. Người phối ngẫu của người xin đặc ân có tự do để cưới trong Giáo Hội Công Giáo.

9. Người phối ngẫu không phải là nguyên nhân gây ra đổ vỡ cho hôn nhân của người xin đặc ân.

10. Bên Công Giáo được chủ động thực hành đức tin của mình.

11.Việc ban đặc ân sẽ không gây ra cớ vấp phạm hay làm hoang mang cho các tín hữu.

Nếu tất cả mọi điều kiện trên được thỏa mãn thì có thể làm hồ sơ để xin đặc ân Phêrô. Tuy nhiên, phải nhớ rằng việc xin là một chuyện, việc có được chấp nhận hay không lại là chuyện khác.

Ngoài ra, thiết nghĩ, cũng nên trình bày ở đây một vài quy định của Giáo Luật liên quan đến việc tháo cởi hôn nhân trong một số trường hợp đặc biệt:

Ðiều 1148:

Một người nam chưa được rửa tội có nhiều vợ cũng không được rửa tội, sau khi lãnh Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo, nếu khó sống mãn đời với người vợ thứ nhất, thì ông có thể chọn sống với một trong các bà vợ và bỏ những bà khác. Ðiều này cũng có giá trị cho một người nữ chưa được rửa tội mà có một lúc nhiều chồng không được rửa tội.

Ví dụ: Anh A (không rửa tội) đã cưới chị B, chị C, chị D (cả ba đều không rửa tội) làm vợ. Một thời gian sau, anh A xin chịu phép rửa tội để theo Công Giáo. Là một người Công Giáo, anh ta không thể sống đời sống đa thê được. Trong trường hợp này, anh A phải chọn một trong ba người vợ kia là người vợ chính thức của mình và có quyền rẫy những người còn lại. 

Trong những trường hợp nói ở triệt 1, sau khi đã lãnh Bí Tích Rửa Tội, hôn phối phải được kết lập theo thể thức hợp lệ, và nếu cần, còn phải giữ những quy định về hôn phối hỗn hợp và những điều khác theo luật.

Ví dụ: Trong trường hợp trên, anh A có thể chọn chị C làm vợ chính thức của mình. Lúc đó, hai người này phải tuân theo những quy định về hôn phối của Giáo Hội.

Sau khi đã thẩm định về điều kiện luân lý, xã hội, kinh tế của địa phương và nhân sự, Bản Quyền sở tại (Đức Giám Mục địa phận) phải lo liệu để người vợ cả và những người vợ khác bị rẫy, được chu cấp theo lẽ phải bác ái Kitô giáo, và sự công bình tự nhiên.

Ðiều 1149: Một người chưa rửa tội, sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo và không có thể lặp lại đời sống chung với người phối ngẫu không rửa tội vì lý do tù đày hay bắt bớ, thì có thể kết lập một hôn phối khác, cho dù trong thời gian ấy người phối ngẫu kia cũng đã lãnh Bí Tích Rửa Tội, miễn là giữa điều 1141.

Ví dụ: Anh A (chưa rửa tội) đã cưới chị B (chưa rửa tội). Một khoảng thời gian sau, anh A xin rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Từ ngày được rửa tội đến nay, vì chiến tranh, anh bị bắt đi lính hoặc đi tù khổ sai, nên không thể chia sẻ đời sống vợ chồng với chị B được nữa. Trong trường hợp này, anh A có thể cưới chị C làm vợ, ngay cả khi lúc ấy, chị B cũng đã xin rửa tội để theo Công Giáo. Khi cưới chị C, anh A phải tuân theo những quy định về hôn phối.

Ðiều 1150: Trong trường hợp hồ nghi, pháp luật suy đoán thuận lợi cho đặc ân Ðức Tin.Tổng hợp và chuyển dịch: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ(dongten.net)

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/dac-an-phero-la-gi-va-cach-ap-dung-dac-an-nay-trong-hon-nhan.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 23, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

– Ừ, mẹ cũng hư.

– Ừ, mẹ cũng hư.

Sau khi ly hôn, người chồng dọn đồ đạc ra khỏi nhà, đứa con gái hỏi mẹ:

– Sao mẹ đuổi bố?

– Tại bố hư!

Để nó khỏi vặn vẹo lôi thôi, người mẹ mua cho nó cái bánh. Thằng anh từ đâu phóng tới bẻ ngay một miếng bỏ vào mồm. Con bé khóc thét bắt đền. Người mẹ dỗ:

– Anh con hư quá. Nhưng thôi nín đi con, bỏ qua cho anh một lần đi.

Đứa bé phụng phịu:

– Thế mẹ có bỏ qua cho bố đâu?

Người mẹ nhìn xa xăm:

– Ừ, mẹ cũng hư.

Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/thu-hai-tuan-21-thuong-nien-nam-i-chua-giesu-khien-trach-su-gia-hinh-mt-2313-22-63780

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 23, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

Vợ ân ái cùng nhân tình mà không hay biết chồng trốn ngay dưới gầm giường và thảm kịch đẫm máu lúc 3h sáng

Người chồng âm thầm trốn dưới gầm giường mà cô vợ không hề hay biết gì để rồi gây ra thảm kịch đẫm máu.

Vào tháng 3 vừa qua, tại Ấn Độ đã xảy ra một vụ án mạng đẫm máu trong tình cảnh không thể oái oăm hơn: Người chồng trốn dưới gầm giường rồi ra tay sát hại nhân tình của vợ. Vụ việc đã gây chấn động dư luận và nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Hôn nhân rạn nứt
Bharat Kumar (31 tuổi) đến từ Rohithnagar, bang Karnataka, Ấn Độ cách đây 8 năm đã làm quen và kết hôn với cô Vinutha (31 tuổi) khi cả hai cùng làm việc trong nhà máy. Sau đó cặp đôi lần lượt chào đón hai cô con gái.

Những năm đầu hôn nhân, cuộc sống của cặp đôi diễn ra bình dị và hạnh phúc. Bharat là một người chồng có trách nhiệm, hàng ngày anh đi làm việc chăm chỉ rồi về nhà ngay với vợ con. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trước sóng gió đã ập tới mái ấm hạnh phúc của người đàn ông này khi Shivakumar, một chàng trai 27 tuổi tới đây xin việc và đã ở nhờ nhà của họ trong khoảng 1 tuần.

Người chồng chẳng thể ngờ rằng, Shivakumar lại nảy sinh tình ý với vợ mình. Vinutha và Shivakumar tỏ ra khá gần gũi, thân thiết trên mức bình thường. Chính cô Vinutha là người đã giúp cho Shivakumar tìm được việc làm. 

Vợ ân ái cùng nhân tình mà không hay biết chồng trốn ngay dưới gầm giường và thảm kịch đẫm máu lúc 3h sáng-1Chân dung người chồng bị phản bội.

Sau khi dọn ra ngoài ở, Shivakumar thường xuyên đến nhà của cặp vợ chồng này chơi rồi không lâu sau anh ta tỏ tình với cô Vinutha. Ban đầu người vợ từ chối vì đã có gia đình, nhưng trước sự tấn công quyết liệt của người đàn ông trẻ trung hơn chồng, thậm chí Shivakumar còn đe dọa sẽ tự tử, cô Vinutha cuối cùng cũng xiêu lòng.

Bharat nhanh chóng nhận ra sự bất thường của vợ và trở nên tức giận vì ghen tuông. Anh thậm chí còn đánh nhau với Shivakumar và cũng từ đó hai vợ chồng thường xuyên có mâu thuẫn. Tưởng rằng mọi việc sẽ trở lại yên ổn sau khi Shivakumar rời đi chỗ khác nhưng người phụ nữ 31 tuổi vẫn giữ liên lạc với tình trẻ. Hai người thường lén gọi điện, nhắn tin cho nhau với những lời yêu thương mặn nồng.

Án mạng lúc rạng sáng
Vào cuối năm ngoái, Bharat phát hiện vợ vẫn qua lại với nhân tình nên một cuộc cãi vã nghiêm trọng lại nổ ra. Cô Vinutha sau đó quyết định ly thân, rời khỏi nhà và tới thuê một căn phòng ở khu Andhrahalli. Cứ mỗi tuần, gã nhân tình Shivakumar lại đến thăm cô 1-2 lần.

Ngày 24/3/2021, Shivakumar gọi điện cho Vinutha nói rằng sẽ đến vào tối hôm đó. Nhận được tin báo của tình trẻ, Vinutha vội vàng chuẩn bị đồ ăn và đi ra ngoài mua gà nhưng quên không khóa cửa phòng. Lúc đó là khoảng 20h30, Bharat vô tình nhìn thấy vợ mình ở quán gà. 

Người đàn ông này nghi ngờ rằng vợ mình mua đồ ăn để đón tiếp nhân tình. Cơn ghen tuông lại nổi lên, Bharat lúc này chỉ muốn giết chết Shivakumar, người đã phá nát cuộc hôn nhân hạnh phúc của anh. Bharat nhanh chóng lẻn vào căn phòng thuê của Vinutha và trốn dưới gầm giường với mục đích bắt quả tang đôi tình nhân. Lúc đó là 21h.

Vợ ân ái cùng nhân tình mà không hay biết chồng trốn ngay dưới gầm giường và thảm kịch đẫm máu lúc 3h sáng-2Ảnh minh họa.

Vào lúc 22h30, Shivakumar tới. Hai người vui vẻ cùng nhau ăn tối mà không hề biết đến sự có mặt của người thứ ba trong căn phòng. Ăn xong, họ ân ái rồi ôm nhau ngủ. Tới khoảng 3h sáng, sau 6 tiếng trốn dưới gầm giường, Bharat đã nhân cơ hội cô Vinutha dậy đi vệ sinh liền lao ra chốt cửa  và nhốt cô trong đó.

Tiếp đó, Bharat nhanh chóng đi đến siết cổ Shivakumar và cầm dao đâm ba nhát vào bụng tình địch. Mọi việc xảy ra quá bất ngờ khiến đôi tình nhân không kịp trở tay. Đâm xong, Bharat mới đi tới nhà vệ sinh mở cửa cho vợ. Vinutha lúc này mới hốt hoảng kêu cứu và gọi cho cảnh sát. Tuy nhiên, mọi thứ đã quá muộn, nạn nhân tử vong ngay tại hiện trường vì những vết đâm chí mạng.

Người chồng Bharat lập tức bị bắt giữ với cáo buộc giết người và đang chờ xét xử. Vụ án đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Có người lên án cô vợ cùng gã nhân tình nhưng cũng có người không ủng hộ cách giải quyết của người chồng. Họ cho rằng, Bharat nên thu thập bằng chứng ngoại tình rồi nhanh chóng ly hôn thay vì phải ngồi tù bởi một người phụ nữ không xứng đáng.

Nguồn: https://tintuconline.com.vn/the-gioi/vo-an-ai-cung-nhan-tinh-ma-khong-hay-biet-chong-tron-ngay-duoi-gam-giuong-n-489957.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 17, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

CÁC BÍ QUYẾT CỦA MỘT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

<strong>CÁC BÍ QUYẾT CỦA MỘT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC</strong>

08 – BÍ QUYẾT NGHĨA TÌNH BẰNG HỮU

WHĐ (14.7.2021) – Đừng lấy người mà bạn có thể sống chung; hãy lấy người mà bạn không thể sống được nếu thiếu người ấy.

Khi kết hôn chúng ta được khuyên nên làm gì là khôn ngoan nhất? Bà ngoại tôi hay thẳng thắn nói thế này khi có người nào hỏi bà về chuyện kết hôn: “Đừng lấy người mà cháu có thể sống chung; hãy lấy người mà cháu không thể sống được nếu thiếu người ấy”. Đó là bí quyết về người bạn thân tốt nhất. Nghĩa bằng hữu phu thê.

Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là cuộc hôn nhân của anh/chị sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu anh/chị kết hôn với người bạn tốt nhất của anh/chị. Trong một nghiên cứu của Robert và Jeanette Lauer về 351 cặp vợ chồng thành công trong cuộc sống hôn nhân tốt đẹp trên mười lăm năm, các cặp này đều có một tuyên bố chóp đỉnh giống nhau, đó là: “Chồng (vợ) tôi là người bạn tốt nhất của tôi”.

Chúng ta đã thấy sự lãng mạn là trung tâm của một cuộc hôn nhân triển nở. Nhưng điều đó không có nghĩa là suốt cuộc đời bạn và người bạn đời của bạn luôn say mê nhau trong tình yêu đắm đuối của thuở thanh xuân khi mới quen nhau. Nó có nghĩa là có một sự hấp dẫn thực sự bên dưới mọi sự khác trong khi sống mối quan hệ phu thê.

Thực tế, hầu hết các mối quan hệ trong hai năm đầu có thể rất nồng nàn. Đó là thời gian anh/chị không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài người bạn đời của anh/chị. Luôn nhớ tới cái hôn đầu tiên chiều hôm ấy. Hôn là cách Thiên Chúa làm cho hai người thân thiết với nhau đến độ họ không thể nhìn thấy được có cái gì sai trái đối với mình. Chỉ cảm thấy say đắm, tương tư. Suốt thời gian hai năm đó, hễ mỗi lần chỉ mới thoáng thấy người bạn tình là tim bạn đã đập liên hồi và bạn không mơ mộng cái chi khác. F. Scott Fitzgerald xem cảm xúc này “giống như cơn say thần linh” nồng cháy.

Nhưng những ai đã trưởng thành chín chắn đều biết rằng sau một thời gian, yêu thương say đắm sẽ lắng dịu, và bạn sẽ quen dần với cái đều đặn của thực tế đời sống hằng ngày. C. S. Lewis viết: «Nếu câu chuyện cổ tích thường kết thúc nói rằng ‘từ đó họ luôn sống hạnh phúc’, điều đó hàm nghĩa là ‘họ sẽ cảm thấy trong năm mươi năm tới giống y như khi họ cảm thấy những tháng ngày trước khi cưới’, thì nó muốn nói rằng chuyện đó có lẽ không hề có thực hoặc không bao giờ có thể trở thành hiện thực, và giả như nó có thực đi nữa thì cũng không đáng cho ta ao ước. Ai có thể sống phấn khích được trong thời gian năm năm như thế? Công việc của bạn rồi sẽ ra sao? Cũng như những thú vui, bè bạn, việc ngủ nghê của bạn sẽ thế nào? Nhưng dĩ nhiên, ngừng cảm giác ‘yêu say đắm’ không nhất thiết là ‘hết yêu’».

Với thời gian trôi, cuộc sống đi vào nền nếp là lúc tình yêu chân thực được bén rễ sâu hơn hoặc chết rữa dần. Lúc ấy, khi sự nồng nàn say mê đã lắng xuống, mọi cặp vợ chồng sẽ quyết định đầu tư hay gạt bỏ. Mỗi người phối ngẫu sẽ chọn: Tôi sẽ học yêu thương con người này cách sâu sắc hơn là yêu theo cảm xúc tình cảm, theo nhịp đập của con tim, mơ mộng; hoặc tôi đi tìm một tình yêu say đắm trong hai năm với một người nào khác? Nếu bạn chọn giải đáp là một tình yêu sâu sắc, hôn nhân và quan hệ sẽ triển nở đến một mức độ mới mẻ và càng có nhiều cơ hội cho hạnh phúc lớn hơn. Nếu bạn chọn câu trả lời từ chối, quan hệ hôn nhân sẽ chết chóng vánh hoặc có khi chết dần dà trong đau đớn. Một hoặc cả hai người không còn cảm xúc nữa và sẽ bắt đầu đi tìm một kinh nghiệm yêu đương say mê với một đối tượng khác. Họ sẽ mắc sai lầm vì đã lẫn lộn khoái lạc với tình yêu.

S. và D. kết hôn với nhau đã hơn năm mươi năm. Cả hai người đều có cá tính rất mạnh mẽ. Mọi ý kiến đều bị bỏ qua. Họ hay cãi vã rất sôi nổi. Nhưng tình yêu cũng tiến triển trong khi hai vợ chồng lo nuôi dạy bốn đứa con, hai người được chẩn đoán có bệnh nguy nan và hứng chịu sự tàn tạ của tuổi già. Tôi sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ với bà D. vào một ngày những năm tháng cuối cuộc đời bà. Câu chuyện trao đổi lần hồi chuyển đến đề tài về sex vốn đang là nỗi ám ảnh của văn hóa xã hội ngày nay, và cám dỗ của thời đại xem tất cả hôn nhân chỉ xoay quanh vấn đề tình dục, như thể nó đủ để xây dựng nên một cuộc đời. Bà D. có ý muốn chia sẻ với vợ chồng tôi, nói  “Sex rất tuyệt, nhưng nó thực sự chẳng có liên quan gì với cuộc hôn nhân của chúng tôi lúc này. Chúng tôi đã chia sẻ cuộc sống cùng nhau. Chúng tôi đã và đang cùng chịu khổ với nhau. Giờ đây chúng tôi cùng nhau đi đến cuối cuộc đời. Tại sao tôi muốn làm điều ấy với một ai khác cơ chứ? Hôn nhân rộng lớn hơn sex vô cùng”.

Bà D. khi ấy có lẽ không biết bà đang nói về bí quyết làm người bạn tốt nhất của nhau: nghĩa bằng hữu phu thê. Một thời gian lâu sau khi yêu đương say đắm đã lắng dịu, quan hệ có thể chuyển biến qua một tình bạn đích thật, chân thành, như người ta gọi là sống cái nghĩa vợ chồng bè bạn. Như thế đôi bạn có thể xây dựng một cuộc sống cùng nhau.

Bạn hãy nghĩ đến những người bạn thân nhất trong cuộc đời và những điểm chung bạn và người ấy cùng chia sẻ.

1)  Những giá trị chung: những điều các bạn cùng quí trọng

2)  Những quan tâm chung: những loại hoạt động các bạn cùng thích làm

3)  Tin tưởng mọi sự: bạn có thể đặt tin cậy ở người bạn thân ấy

4)  Vui thích bên nhau: cùng vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, vui vẻ với nhau

5)  Những cơ hội bên nhau tâm sự: nơi bạn có thể trút những tình cảm và bí mật sâu xa nhất của bạn.

Nếu hôn nhân của bạn có những đặc điểm như thế, hãy đợi nó trổ sinh hoa trái tốt lành. Vì đó là những nét đặc trưng của bí quyết nghĩa tình bằng hữu, làm người bạn tốt nhất của nhau.

Hôn nhân là một quan hệ giữa các đối tác phối ngẫu (partnership) và bằng hữu (friendship) hơn bất kì một quan hệ nào khác. Vì vợ chồng xây dựng những gì họ cùng mong đợi cho cuộc sống chung năm mươi năm sắp tới hay hơn nữa, nên hai người đều có ảnh hưởng lẫn nhau trong mọi cách thức.

Nhớ lại chuyện của hai ông bà C. và M. Khi bạn bè đến thăm và chia sẻ nỗi buồn với ông  C. sau khi bà M. qua đời, đề tài ông C. thích chia sẻ nhiều nhất là về người vợ quá cố của mình. Hai người vốn không chỉ là bạn tình của nhau. Họ còn là bạn tâm giao, tri kỉ, bạn thân suốt cuộc đời. Nói cách khác, hai người hiểu biết những bí mật trong ngóc ngách tâm hồn của nhau.

Cũng giống như thế, A. có ảnh hưởng kì diệu trên cuộc sống của tôi. Chính A. là người đã đưa tôi trở về với Chúa đang khi tôi còn lang thang trên những nẻo đường xa đức tin. Cô ta đã để lại một ấn tượng tuyệt vời trên mọi công việc phục vụ chúng tôi làm chung, và có ảnh hưởng trên công việc lãnh đạo của tôi nhờ sự chín chắn tâm linh của nàng. Tôi ít có kinh nghiệm về trẻ con khi chúng tôi mới kết hôn. Nhờ những tài khéo làm mẹ của A. mà tôi đã học được cách thức làm một ông bố tốt. Cô ta ảnh hưởng đến tầm nhìn mở rộng ra của tôi trong hàng tá đề tài cuộc sống vì tôi tôn trọng sự khôn ngoan của nàng, quí trọng ý kiến của nàng, và trân quí tình bạn của nàng. A. là người bạn tốt nhất của tôi. Đó là điều giúp hôn nhân chúng tôi không những tồn tại mà còn triển nở tốt đẹp với bao kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ với các anh chị đây. Tôi đã đón nhận và biết ơn A. vì ảnh hưởng ấy. Đó là điều những người bạn thân tốt nhất làm với nhau và cho nhau.

Quả thật, công trình nghiên cứu của John Gottman cho thấy rằng 81 phần trăm các cuộc hôn nhân trong đó người đàn ông đề kháng lại những chỉ dẫn của vợ mình sẽ kết thúc bằng li dị. Một số người sẽ phản đối, nói điều đó thật phi lí. Vì người đàn ông cần phải là người cầm cương, có ý chí kiên định, đứng vững, hiên ngang, quyết định mọi sự và người đàn bà chỉ cần biết phục tùng thôi. Ngược lại, có những người khác nghe bài nghiên cứu này và nghĩ rằng nó gợi ý đàn ông nên mềm mỏng, chịu đựng như “tấm thảm” chùi chân, nhu nhược như con “sứa biển”, và chấp nhận tiêu cực mọi tiếng phàn nàn rầy rà của vợ: “chỉ cần chiều theo ý cô ấy”.

Tuy nhiên, viễn tượng cơ bản nghiên cứu của Gottman áp dụng không chỉ cho hôn nhân nhưng còn cho mọi quan hệ lành mạnh khác, với bạn bè, nhân viên đồng nghiệp, hay anh chị em trong gia đình. Cố chấp và cứng cỏi không phải là tiêu chuẩn thẩm định một con người lành mạnh, cũng không phải là phẩm chất tiêu biểu của một mối quan hệ bền vững. Người khôn ngoan tìm kiếm sự đóng góp của người khác, biết lắng nghe họ, và đem áp dụng những gì hữu ích. Đón nhận những lời tư vấn và sự động viên từ những người quan tâm đến bạn sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, chứ không yếu kém đi.

Bí quyết sống nghĩa tình bằng hữu sẽ đưa cuộc hôn nhân của bạn đi xuyên qua tình cảnh tốt đẹp cũng như tệ hại nhất. Và thực ra, bạn bè tốt nhất ảnh hưởng nhau rất nhiều. Đó chính là cung cách sống của những người bạn tốt đối với nhau. Một người đàn ông biết để cho vợ nói ra sự thật về đời sống mình, người ấy sẽ có một hôn nhân triển nở. Sau cùng, ai lại không ước muốn có một người bạn đời luôn tìm những ích lợi tốt đẹp nhất cho mình, một người phối ngẫu luôn tìm giúp để chúng ta trở thành phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình?

Hãy chỉ cho tôi một người đàn ông cố chấp luôn bỏ ngoài tai lời vợ khuyên mình và tôi sẽ chỉ cho bạn một cuộc hôn nhân đang tìm đến với luật sư chuẩn bị cho tòa án. Đó là một sự khác biệt kì diệu khi bạn sống bí quyết nghĩa tình bằng hữu trong hôn nhân.

Thực hành: Bạn hãy viết một bức thư cho chồng (vợ) mình, tâm sự điều gì trong con người của anh (chị) mà bạn yêu, ngưỡng mộ, tôn trọng nhất. Nêu vài ví dụ cụ thể những lúc nào anh (chị) đã giúp bạn được thêm năng lượng, thêm sức sống, đứng bên bạn như một người bạn tri kỉ, tâm giao, đã hiểu và giúp bạn thấy rõ sự thật. Viết thư sẽ giúp bạn có thời gian thực sự suy nghĩ về điều bạn muốn nói, đây chỉ là cách thức nói điều bạn muốn nói. Hãy dành thời gian cho nó. Nhắc nhở người bạn đời và chính mình rằng tình bạn sâu sắc sẽ kết nối hai người lại với nhau. Nói với anh (chị) “Anh (Em) là người bạn tốt nhất của em (anh)”. Hãy sống bí quyết tình bạn này.

Tác giả: Dr. Allen Hunt
Chuyển ngữ: Louis Tuấn
Trích từ: “The 21 Undeniable Secrets of Marriage”

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/cac-bi-quyet-cua-mot-hon-nhan-hanh-phuc-08-bi-quyet-nghia-tinh-bang-huu.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 15, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

CÁC BÍ QUYẾT CỦA MỘT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

CÁC BÍ QUYẾT CỦA MỘT HÔN NHÂN HẠNH PHÚC

BÍ QUYẾT TÌNH YÊU LÃNG MẠN

Thiên Chúa đã yêu bạn và yêu tôi như yêu một người bạn trăm năm yêu dấu, cũng một kiểu cách như thế, một người nam vui sướng được yêu thương một người nữ.

“Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới,
trái tim anh, em đã chiếm mất rồi!” (Dc 4,9).

Diễm ca có lí do là một quyển sách Kinh Thánh.

Sách Diễm ca là một quyển sách Kinh Thánh có lẽ ít được đọc nhất và bị hiểu lầm nhiều nhất. Nhưng quyển sách đặc biệt này được chọn vào chính lục và trở thành một phần của Kinh Thánh, sự kiện này có lí do của nó.

Thiên Chúa muốn là người tình của linh hồn bạn. Sách Diễm ca bộc lộ điều đó rất rõ ràng. Trong quyển sách nhỏ này bạn sẽ khám phá cái bí quyết về sự lãng mạn của tình yêu.

Lời của vua Salomon trong Diễm ca có thể được đọc hiểu trên hai cấp độ. Trước hết, bản thi ca này mô tả mối quan hệ bạn tình giữa một người nam và một người nữ, anh tán tỉnh nàng và rồi được tận hưởng trọn tình yêu. Đây là một câu chuyện tình. Thứ đến, nó mô tả một tình yêu bao la và say mê của Thiên Chúa đối với con người chúng ta, là các thọ tạo Ngài đã tạo dựng nên. Đấng Thiên Chúa khao khát được cảm mến yêu thương linh hồn chúng ta.

Khi bạn đã hiểu chân lí đơn giản này, bạn sẽ bắt đầu hiểu được mọi sự. Thiên Chúa khao khát được cảm mến ngọt ngào yêu thương linh hồn bạn.

Xin được nhắc lại, tình yêu hôn nhân phàm trần của đôi vợ chồng phản chiếu tình yêu Thiên Chúa chảy tràn trên chúng ta. Trong những cuộc hôn nhân hoàn hảo nhất, tình yêu người chồng bày tỏ với vợ mình phản chiếu chính xác tình yêu Chúa cảm mến chúng ta. Đó là lí do tại sao bí quyết yêu thương lãng mạn lại rất quan trọng như thế. Tình yêu trong hôn nhân của các bạn có thể và nên phản chiếu huy hoàng tình yêu Chúa dành cho chúng ta.

Xin dừng lại một chút để cảm nhận tình yêu quyết liệt lãng mạn của Thiên Chúa tỏ lộ qua chuyện tình hôn nhân trong sách Diễm ca sau đây: Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới,trái tim anh, em đã chiếm mất rồi !Mắt em, chỉ một liếc nhìn thôi,cổ em, chỉ một vòng kiềng trang điểm,đã đủ chiếm trọn vẹn trái tim anh. Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới,ân ái của em dịu ngọt dường nào,ân ái của em nồng nàn biết mấy, nồng nàn hơn cả rượu !Em ngan ngát hương thơm, hơn muôn loài phương thảo. Người yêu sắp cưới của anh ơi, môi em tươm mật ngọt,lưỡi em chan chứa mật ngọt sữa ngon.Áo em toả hương thơm ngào ngạt tựa hương núi Li-băng. Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới,em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật,là giếng nước niêm phong,là địa đàng xanh non mầm thạch lựuđầy hoa thơm trái tốt : nào hoa móng, cam tùng,cam tùng với huỳnh khương,nào đinh hương, nhục quế với mọi thứ nhũ hương,nào mộc dược, lô hội cùng mọi thứ kỳ hương, dị thảo. Em là giếng nước giữa hoa viên,là hồ chứa nước nguồn từ dãy núi Li-băng chảy xuống. 
(Dc 4,9-15)

Nếu tình cảm mến thương bạn dành cho người bạn đời của bạn phản chiếu tình mến của chúng ta đối với Chúa, thì phải chăng cổ phần của chúng ta như thế là rất cao? Tình yêu Chúa dành cho chúng ta tuôn đổ lai láng như nước trên ngàn thấm đẫm sa mạc, trên toàn thể tạo vật. Chúng ta giống như hoa quả ưu tuyển Thiên Chúa khát mong nếm hưởng mãi bất tận. Linh hồn chúng ta chiếm lĩnh trái tim Thiên Chúa, và có thể chiếm lĩnh như thế ngay giữa lòng cuộc hôn nhân trong đức tin.

Thiên Chúa tạo dựng chúng ta từ hư vô bởi Tình yêu vô cầu vô lượng của Ngài. Bởi yêu thương Ngài ban hơi thở sự sống Ngài cho chúng ta. Ngài là Đức Chúa, Đấng ban sự sống. Tình yêu Thiên Chúa thể hiện và trải rộng ra từ cánh tay Đức Giêsu giang ra trên thập giá, như là tình yêu Người hiến thân cho chúng ta và, thay mặt chúng ta, hiến thân cho Chúa Cha. Từ trên thập giá, mắt Chúa Giêsu thương yêu đắm nhìn vào mắt chúng ta. Trong Người, Thiên Chúa chịu đau khổ vì chúng ta, con cái dấu yêu của Ngài.

Có lẽ điều tốt đẹp nhất chính là Tình yêu Thiên Chúa rót vào trong cuộc sống chúng ta khi Người tự hiến mình hoàn toàn cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Nơi Mình và Máu Chúa Giêsu trong Thánh Thể, Thiên Chúa đã bước vào trong lòng chúng ta, lấp đầy Ngài trong linh hồn chúng ta. Đây là điều mà thánh Bênađô thành Clairvaux gọi Bí tích này là sự kết hợp vô cùng với Thiên Chúa. Một sự kết hợp thần nhiệm thực sự.

Thật ra toàn thể Kinh Thánh là một câu chuyện tình. Nói cách đơn giản, bạn là người yêu dấu của đối tác Tình yêu thần linh. Thiên Chúa yêu quí bạn bằng một tình yêu không diễn tả được bằng ngôn từ. Hãy để dòng suối tình yêu chảy tràn vào con người bạn. Tình yêu Thiên Chúa là căn cứ của bí quyết một tình sử lãng mạn.

Thiên Chúa đã yêu bạn và yêu tôi như yêu một người bạn trăm năm yêu dấu, cũng một kiểu cách như thế, một người nam vui sướng được yêu thương một người nữ. Tình yêu Thiên Chúa là mẫu mực cho tình yêu lãng mạn của loài người chúng ta: không vị kỉ, hi sinh, hết sức quảng đại. Tình yêu hào phóng.

Nhớ lại lời Kinh Thánh nói khi Ađam và Evà còn ở trong vườn địa đàng: “Con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Vì chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên ta được Tình yêu Thiên Chúa phủ đầy. Chúng ta được tạo dựng để trao ban tình yêu như Thiên Chúa đã trao ban. Chúng ta chỉ có thể yêu thương qua việc chân thành tự hiến mình. Sự thân mật trong tình yêu thể xác chỉ có nghĩa là một hành vi hoàn toàn tự hiến, chân thành, không khác gì với Tình yêu của Thiên Chúa tự hiến trong Chúa Giêsu và trong Thánh Thể huyền nhiệm.

Thánh Gioan Phaolô II hiểu rõ được điều này, biểu lộ qua các giáo huấn và văn phẩm của ngài, khi nói rằng Thiên Chúa có ý tạo dựng tính dục con người nhằm để phản chiếu Tình yêu của Ngài đối với thế giới Ngài tạo dựng. Tình yêu của Ngài thì cởi mở ra với tình yêu và sự sống, là một quan hệ trao ban sự sống (life-giving relationship). Ơn gọi sống cho tình yêu được ghi dấu sâu xa trong chính bản thể của chúng ta, nam cũng như nữ, ngay tự thuở ban đầu. Thân xác cá nhân của chúng ta đơn độc chẳng có nghĩa gì. Thân xác chỉ có nghĩa hiện hữu trong hiệp thông với tha nhân.

Ađam khao khát được trao hiến bản thân. Eva khát khao được nhận tặng phẩm và trao hiến lại chính mình. Tặng phẩm tự hiến trao cho nhau trong tự do và chân thành; bởi thế không có gì đáng xấu hổ cả. Đó là chương trình của Thiên Chúa về tình yêu lãng mạn và tính dục trong hôn nhân: một sự tự hiến quảng đại.

Dĩ nhiên, tình yêu và tình dục thì khác nhau, không đồng nhất. Như A. đã hóm hỉnh nhắc tôi về chuyện “chăn gối”, rằng đàn bà cần một lí do, trong khi đàn ông chỉ cần một cái sàn. Nên nhớ rằng gần gũi thể xác thường là ưu thế của người đàn ông trao và nhận tình yêu, trong khi phụ nữ thì thích nối kết với cảm xúc hơn. Chúng ta đã biết trong bí quyết về ngân hàng tình yêu, nói và nghe thường giúp người phụ nữ dịu bớt căng thẳng. Chuyện “chăn gối” chỉ xảy ra khi người phụ nữ không còn căng thẳng. Được lắng nghe có kết nối với cảm xúc. Kết nối ấy dẫn tới tiếp xúc cơ thể.

Nói cho cùng, bí quyết tình yêu lãng mạn phải là cơ sở cho mọi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Văn hóa ngày nay đã biến tình dục trở thành một thứ ngẫu tượng được sùng bái, và làm mất đi ngôi nhà yêu dấu thân thương của nó trong hôn nhân. Thánh Gioan Phaolô II nhắc ta nhớ tình yêu không đối xử với tha nhân như một thứ đồ vật để vui thú. Nhưng nếu nhớ rằng Thiên Chúa trao ban cho chúng ta khuôn mẫu và chương trình của tính dục ở trong một cuộc hôn nhân, và yêu thương ngọt ngào là tâm điểm của tình yêu chúng ta dành cho nhau và Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, thì toàn thể cuộc sống yêu thương của ta sẽ có một ý nghĩa mới. Tình dục kết hợp sâu xa một người đàn ông và một người phụ nữ về mặt thể xác, tình cảm, và thiêng liêng, mà không một điều gì khác có thể làm được. Và tình yêu biểu lộ qua hành động tự hiến ấy cũng cho phép một người chồng và vợ đồng lao cộng tác với Thiên Chúa trong tạo dựng một sự sống mới. Chúng ta trở thành kẻ đồng-sáng-tạo (co-creators) với Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa. Như Eva nói sau khi sinh ra người con Cain, “Nhờ Đức Chúa, tôi đã được một người” (St 4,1).

Điều này chỉ làm cho tốt đẹp hơn thôi, phải không các bạn? Trước hết, yêu thương lãng mạn ở tại tâm điểm của tình Chúa yêu thương ta. Thứ đến, tình của ta yêu thương người bạn đời yêu dấu của mình dựa trên chính sự tự hiến của Đức Giêsu, là gương mẫu cho ta. Thứ ba, trong tình dục chúng ta có thể trở thành người đồng-sáng-tạo với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tất cả đất trời và mọi sự trong đó. Rất tuyệt vời.

Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì cho anh chị và cho tôi, những người đã kết hôn? Tình yêu sẽ trở thành nền tảng cho hôn nhân của chúng ta, như khi nó xác định mối quan hệ của Thiên Chúa với chúng ta. Yêu thương lãng mạn giúp ta giữ tình yêu sống động và cháy đỏ, như Thánh Thể và đời sống thiêng liêng của chúng ta với Chúa giữ cho tình yêu ấy sống động và bừng cháy. Tình yêu Thiên Chúa tuôn chảy mãnh liệt không ngừng. Và nếu muốn hôn nhân của chúng ta không những tồn tại mà còn triển nở phong phú, tình yêu sẽ phải tuôn chảy mãnh liệt không ngừng ở đó.

Thật thú vị, một nghiên cứu của Đại học Chicago năm 1992 cho thấy rằng những người Kitô hữu, đặc biệt những người Công giáo kết hôn sùng đạo, có đời sống tình dục thỏa mãn nhất hơn bất cứ  nhóm người nào khác. Những người đi nhà thờ cùng với nhau ít nhất một tuần một lần thì có cảm nhận tích cực nhất yêu và được yêu trong “việc vợ chồng”, giống như những đôi vợ chồng mới cưới vậy. Ngược với ý kiến của thứ văn hóa nhạc pop, đức tin và lòng thành tín là thành phần thiết yếu của một đời sống tình dục hôn nhân thỏa mãn, chứ không phải làm giảm đi sự thỏa mãn đời sống ấy. Sách Diễm ca trong Kinh Thánh nói rất chính xác.

Duy trì bí quyết của sự lãng mạn có thể là một thách đố. Nhưng với Tình yêu Thiên Chúa trao ban hào phóng, ta có một nguồn dự trữ chứa chan để có thể kín múc từ đó, và sẽ tiếp tục tìm thấy được yêu thương lãng mạn và cho hôn nhân của chúng ta được tiếp thêm sinh lực.

Tác giả: Dr. Allen Hunt
Chuyển ngữ: Louis Tuấn
Trích từ: “The 21 Undeniable Secrets of Marriage”

WHĐ (17.05.2021)

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/cac-bi-quyet-cua-mot-hon-nhan-hanh-phuc-07-bi-quyet-tinh-yeu-lang-man.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 24, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

Cùng ĐTC cầu nguyện nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi

Cùng ĐTC cầu nguyện nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi

Hồng Thủy – Vatican News

Để chuẩn bị cho Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất, hôm 23/7/2021, Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống đã thực hiện một video trong đó các ông bà và người cao tuổi khắp nơi trên thế giới cùng với Đức Thánh Cha đọc kinh nguyện chính thức của Ngày này.

Kinh nguyện được đọc bằng những ngôn ngữ khác nhau, với sự tham gia của Đức cha Laurent Noël, 101 tuổi, là giám mục cao tuổi nhất thế giới.

Kinh nguyện chính thức của Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa
cho con được an ủi qua sự hiện diện của Chúa:
Ngay cả trong khi cô đơn lẻ loi,
Chúa là hy vọng và sự tin tưởng của con;
Chúa là đá tảng và thành trì của con từ thời niên thiếu!

Con cảm ơn Chúa đã ban cho con một gia đình,
và đã ban phúc cho con được sống lâu dài.
Con cảm ơn Chúa về những phút giây vui mừng và khó khăn,
về những giấc mơ đã thành sự thật trong cuộc sống của con
và về những gì đang còn ở phía trước.
Con cảm ơn Chúa về thời gian này
khi Chúa mời gọi con tiếp tục mang lại hoa trái.

Lạy Chúa xin ban thêm đức tin cho con;
xin biến con thành khí cụ bình an của Chúa;
xin dạy con đón nhận những người đau khổ hơn con;
xin dạy con đừng bao giờ thôi ước mơ
và dạy con tường thuật những điều kỳ diệu của Chúa cho các thế hệ trẻ.

Xin bảo vệ và hướng dẫn Đức Giáo hoàng Phanxicô và Giáo hội,
để ánh sáng Tin Mừng có thể chiếu rọi đến tận cùng trái đất.

Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến canh tân thế giới,
để cơn bão đại dịch được dịu êm,
để người nghèo được an ủi và chiến tranh chấm dứt.

Xin nâng đỡ con khi yếu đuối
và giúp con sống tràn đầy mỗi giây phút Chúa ban cho con,
với xác tín rằng Chúa ở với con mọi ngày
cho đến tận thế. Amen (CSR_5150_2021)

Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất tại Roma

Tại Roma, Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất sẽ được cử hành với Thánh lễ vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 25/7/2021 tại đền thờ thánh Phêrô, với sự tham dự của 2.000 người của giáo phận và các hiệp hội tham gia hoạt động mục vụ người cao tuổi. Phần lớn trong số những người này sẽ là các ông bà được các cháu đi cùng, nhưng cũng có vài trăm người cao niên, những người mà đây là lần thứ nhất họ có thể rời nhà từ sau hơn một năm đại dịch, sẽ đến tham dự Thánh lễ.

Vào cuối Thánh lễ, những người trẻ hiện diện tại đền thờ thánh Phêrô sẽ tặng cho các ông bà và những người cao tuổi hiện diện trong Thánh lễ một bông hoa cùng với lời của Đức Thánh Cha: “Tôi luôn ở với anh chị em”.

Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống mời gọi mọi người, đặc biệt những người trẻ, cử hành Ngày Thế giới Ông bà và người Cao tuổi bằng cách thăm viếng ông bà của họ hoặc những người cao tuổi sống trong cộng đoàn của họ. Việc thăm viếng – có thể được nhận ơn Toàn xá – là cơ hội để trao sứ điệp của Đức Thánh Cha và đọc lời kinh nguyện nhân Ngày này.

Nguồn: vaticannews.va

https://tgpsaigon.net/bai-viet/cung-dtc-cau-nguyen-nhan-ngay-the-gioi-ong-ba-va-nguoi-cao-tuoi-63931

 

ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO HÔN NHÂN CỦA NHIỀU NGƯỜI KHÔNG HẠNH PHÚC?

ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO HÔN NHÂN CỦA NHIỀU NGƯỜI KHÔNG HẠNH PHÚC?

Aug. Trần Cao Khải

Vừa qua, trên trang Phụ Nữ Online (PNO) có đưa tin báo Phụ Nữ TPHCM mở diễn đàn có chủ đề Hạnh phúc gia đình xây bằng gì? nhằm giúp bạn đọc muôn phương cùng bàn luận, chia sẻ. Câu hỏi đặt ra là: “Với bạn, hạnh phúc gia đình được đong đếm, dựng xây, gìn giữ như thế nào?”. Có khá nhiều người tham gia diễn đàn với những bài viết khá hấp dẫn, đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế quý báu trong đời sống vợ chồng. Điều này chứng tỏ nhiều bạn trẻ ngày nay rất quan tâm tới vấn đề làm sao để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Khi đề cập đến vấn đề hạnh phúc trong hôn nhân, một câu hỏi khá phổ biến mà chúng ta thường nghe, đó là “Đối với đôi bạn, trong hôn nhân hạnh phúc có thật hay chỉ là ảo tưởng?”. Ai cũng biết rằng, ngày thành hôn cô dâu chú rể được đón nhận biết bao lời chúc phúc, chúc lành, chúc mừng trong đó nổi bật nhất là câu “Trăm năm hạnh phúc!”. Tuy nhiên, thực tế là, chẳng bao lâu sau ngày cưới, có nhiều bạn đã phải chia tay đường ai nấy đi. Hiện tượng ly hôn sớm đó hiện nay khá phổ biến và người ta đã dùng thuật ngữ “Ly hôn xanh” để ám chỉ tuổi thọ của hôn nhân chỉ kéo dài vài ba năm là tối đa.

Quả thực, có nhiều người cho rằng hạnh phúc trong hôn nhân là điều không thực, nó như cái bóng của mình, càng tìm kiếm nó càng chạy xa mình. Nói cách khác, hạnh phúc trong hôn nhân chỉ là một ảo tưởng. Chính vì vậy mà có người đã nói rằng chỉ khi nào đi được một nửa đoạn đường rồi thì người ta mới nhận ra hôn nhân (marriage) chỉ là một ảo ảnh (mirage). Hay cũng có người đã ví von cách chua xót rằng tình yêu chẳng khác nào như một giọt sương mai, trông xa thì lấp lánh như hạt kim cương, nhưng lại gần thì chỉ là một giọt lệ! Hôn nhân không còn là quà tặng hay ân huệ nữa, mà đã trở thành một bi kịch, một thảm họa cho người trong cuộc…

Thực tế đã cho thấy có khá nhiều cuộc hôn nhân bất hạnh và đổ vỡ. Không ít các cặp vợ chồng chỉ có thể sống với nhau một thời gian ngắn ngủi rồi tan đàn xẻ nghé, đường ai nấy đi. Theo các nhà nghiên cứu về hôn nhân gia đình thì con số ly hôn hiện nay ngày càng gia tăng, ngay cả đối với những cặp vợ chồng trẻ, mới lấy nhau. Nguyên nhân cũng là vì đôi bạn không còn cảm thấy hạnh phúc ngọt ngào bên nhau như thuở ban đầu nữa. Họ bắt đầu chán nhau, lạnh nhạt với nhau và coi cuộc hôn nhân như một nghĩa vụ nặng nề phải gánh vác suốt đời…

Sau đây, chúng ta tạm đưa ra một số lý do chính khiến nhiều người sống không hạnh phúc trong đời sống lứa đôi của mình.

I.- NHỮNG LÝ DO KHIẾN NHIỀU NGƯỜI SỐNG KHÔNG HẠNH PHÚC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

1.1. Mơ hồ về ý nghĩa và mục đích của hôn nhân

Trước đây, trên trang báo điện tử Dân Trí có bài viết tựa “Vì sao nhiều người không hạnh phúc trong hôn nhân?”, theo đó tác giả cho rằng nguyên nhân chính khiến nhiều cặp vợ chồng sống thiếu hạnh phúc đó là vì họ rất mơ hồ về vai trò và bổn phận của mình.[1]

Cũng qua bài báo trên, tác giả kể lại câu chuyện một nhóm bạn trẻ trên mạng xã hội đã phản ứng khá tiêu cực đối với câu hỏi của một thành viên nhóm đưa ra là “Theo bạn, hôn nhân là gì?”. Đã có khoảng trên 80% lượng bình luận trong hàng ngàn ý kiến, cho rằng hôn nhân là điều gì đó hết sức đau khổ, đắng cay. Những bình luận kiểu như: Hôn nhân là mộ phần tình yêu, hôn nhân là ngục tù, là lâu đài mà người ở trong muốn ra nhưng người ở ngoài muốn vào vv… Bài báo trên cũng cho biết thêm là dựa theo kinh nghiệm của một chuyên gia tâm lý làm tư vấn lâu năm cho các cặp vợ chồng thì hiện nay số người đạt được hạnh phúc trong hôn nhân không nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các cặp vợ chồng không hạnh phúc, trong đó, nguyên nhân căn bản, gốc rễ là bởi vì hầu hết các bạn nam nữ khi bước vào đời sống vợ chồng đều thiếu hụt kiến thức về hôn nhân.

Một thống kê cho biết tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm khoảng 31%-40%, trong đó tuổi thọ hôn nhân bình quân của thế hệ 8x đưa nhau ra tòa dao động trong khoảng… 30 tháng. Ba mươi tháng đã ly hôn, nghĩa là chưa đầy ba năm cưới nhau người ta đã quyết định chia tay. Họ chia tay hẳn là có nhiều lý do, nhưng trên hết vẫn là do họ chưa được trang bị đủ hành trang để vào đời, để “đi gánh vác”, để làm vợ làm chồng, để xây dựng mái ấm gia đình. Ngạn ngữ Nga có câu, “Hãy cầu nguyện một lần trước khi ra trận, hai lần trước khi ra khơi, nhưng ba lần trước khi kết hôn”.

Khi kết hôn với nhau, đôi bạn không chỉ yêu nhau là đủ. Họ còn phải hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của hôn nhân là gì. Mục đích được coi là ánh sáng chỉ dẫn và là kim chỉ nam giúp cho cuộc hôn nhân đi đúng hướng và tồn tại lâu dài. Văn hào Pháp Antoine de St Exupéry đã nói: “Yêu nhau không phải là ngồi đó nhìn nhau nhưng là cùng nhau nhìn về một hướng”.

1.2. Cái “Tôi” lấn lướt cái “Chúng ta”

Chúng ta đều biết rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ để tạo nên một đời sống chung vợ chồng. Khi tự nguyện đến với nhau, đôi bạn chấp nhận nên-một với người bạn đời của mình, lúc đó hôn nhân sẽ phải là 1+1=1. Một tình yêu, một gia đình, một mái ấm, một cuộc đời, một sứ mệnh, một tương lai.

Khi sống chung với nhau, đôi bạn sẽ nhận ra rằng, để sống hòa hợp và hạnh phúc lâu dài, mỗi người phải hy sinh một nửa cái “Tôi” để thích nghi với cái “Chúng ta”. Do đó mà ngày nay, người ta đề nghị một công thức mới cho các đôi vợ chồng, thay vì nói 1+1=1 thì nay là 0,5+0,5=1.

Người ta đã kinh nghiệm rằng, khi vợ chồng không chấp nhận hy sinh một nửa (0,5) cái “Tôi” – thường là ích kỷ – của mình thì cuộc sống chung sẽ rơi vào tình trạng khó khăn và bế tắc. Bởi vì trong đời sống vợ chồng, không phải ta được tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, trái lại, phải hợp tác, hợp lực, hợp ý trong nhiều chuyện. Một danh nhân đã nói: “Trong hôn nhân, gặp nhau là bước đầu, sống chung với nhau là bước kế tiếp, làm việc chung với nhau mới làm nên một gia đình êm ấm ” (James Thurber). Ông bà ta nói không sai, “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”.

Không thể có chuyện ông nói gà, bà nói vịt, hay trống đánh xuôi kèn thổi ngược được. Đôi bạn đừng để cho cái “Tôi” lấn lướt cái “Chúng ta” khiến cho vợ chồng không thể hoàn thành được những việc làm chung, những trách nhiệm chung, những công trình chung mà chính đôi bạn phải hợp tác thực hiện.

1.3. Thiếu kỹ năng thỏa hiệp và giải quyết mâu thuẫn

Ai cũng biết rằng, trong đời sống vợ chồng việc sống hòa hợp với nhau không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì bá nhân bá tính, năm người mười ý. Không có đôi bạn nào mà lại không phải đối phó với những mâu thuẫn, trái ý xảy ra thường ngày trong đời sống vợ chồng. Nếu không biết cách thỏa hiệp với nhau một cách chân thành để giải quyết các mối bất đồng thì cuộc sống hôn nhân không thể hạnh phúc được.

Chẳng hạn, như ông bà ta thường nói “Chồng giận thì vợ bớt lời / Cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê”. Và như một danh nhân đã nói: “Bí quyết lớn nhất làm cho cuộc hôn nhân thành công là coi tất cả các tai họa là chuyện nhỏ và không bao giờ biến chuyện nhỏ thành tai họa” (Harold Nichlson). Hay như có người đã nhận xét: “Phân nửa những ‘vấn đề’ trong hôn nhân được giải quyết bằng cách giữ im lặng”.

Ngày nay người ta nhấn mạnh đến nghệ thuật nhượng bộ trong đời sống vợ chồng, xem đó như là một bí quyết để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống hôn nhân gia đình. Nhượng bộ không phải thất thế, yếu kém, nhu nhược nhưng đó là thể hiện sự bao dung, quảng đại, biết điều trong ứng xử, làm sao để vợ chồng luôn giữ được thái độ tôn kính nhau, giúp gia đình luôn có hòa khí thực sự. Thực vậy, “Con người không ai toàn mỹ. Chuyện vợ chồng cũng thế. Biết phục thiện và tha thứ cho nhau thì gia đình ngày càng đầm ấm. Ngược lại, càng ngoan cố bao nhiêu, gia đình càng dễ tan vỡ bấy nhiêu”(G. Lombroero).

1.4. Quá ảo tưởng về một mô hình hôn nhân toàn hảo

Ở đây chúng ta sẽ nói về một vài ảo tưởng mà các đôi bạn trẻ thường có khi bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Đó là:

– Ảo tưởng về một tình yêu lãng mạn: Một tác giả trên tờ Thanh Niên điện tử đã viết như sau: “Nếu có ai đó nói với bạn rằng tình yêu sau hôn nhân vẫn lãng mạn như thuở mới yêu, họ đang nói dối. Nhưng nếu có ai nói rằng sau hôn nhân chẳng còn tình yêu, chỉ còn tình nghĩa, bạn cũng đừng tin. Tình yêu sau hôn nhân luôn luôn tồn tại, nếu bạn thực sự kết hôn với người mình yêu, nhưng tình yêu ấy sẽ luôn rất khác biệt với thứ tình đầy mơ mộng, lãng mạn khi cả hai còn chưa ràng buộc. Nếu nói tình yêu là một ly rượu vang thơm nồng, chuếnh choáng, thì tình yêu sau hôn nhân lại là ly nước lọc trong trẻo, giản dị. Ở bên cạnh nhau, người ta không thể uống rượu vang hàng ngày, nhưng nước lọc thì cần. Không màu mè, không mùi vị, sự trong trẻo giản đơn của nó cũng giống như tình yêu sau hôn nhân, một thứ tình cảm thực thà không thể giả tạo.” [2]

Trải qua năm tháng với nhiều khó khăn thử thách, tình yêu hai vợ chồng không còn lãng mạn như thủa ban đầu nữa. Họ nhận ra rằng thực tế hoàn toàn khác hẳn với những suy nghĩ của họ lúc ban đầu và nếu họ còn u mê chưa nhận ra sự thật thì chính ảo tưởng ấy sẽ giết chết tình yêu của hai người.

– Ảo tưởng về một bạn đời hoàn hảo và về một cuộc “hôn nhân không đau đớn”: Một trong những ảo tưởng lớn nhất của chúng ta là luôn “mơ” có một người bạn đời hoàn hảo và một cuộc hôn nhân không đau đớn. Thực tế là khi kết hôn, chúng ta phải chấp nhận sống chung với một người rất khác biệt với chúng ta mọi đàng và người ấy cũng có biết bao nhiêu sai lầm, khiếm khuyết vì “Nhân vô thập toàn”. Do đó, ta phải sẵn sàng sống chung với một người không hoàn hảo trong một cuộc hôn nhân đầy thương tích và đau khổ. Những người khôn ngoan vẫn nói rằng, hôn nhân không phải là “luống hồng” mà là một “chiến trường”, ở đó hai bạn phải là những chiến binh anh dũng và can đảm. Nếu không nhận ra điều này thì mãi mãi chúng ta phải sống trong đau khổ và thất vọng.

1.5. Khó thích nghi với đời sống chung vợ chồng

Một trong những lý do gây đau khổ và bất hạnh cho nhiều người, đó là họ không sẵn sàng để sống thích nghi với người bạn đời của mình và với đời sống chung vợ chồng. Sống thích nghi không phải là người này ép người kia phải suy nghĩ như mình, hành động như mình, ứng xử như mình, sống như cách sống của mình…trái lại, đó nghệ thuật “tự điều chỉnh” bằng việc thấu hiểu, cảm thông bạn đời nhờ đó hai người có thể hòa hợp với nhau, bổ túc cho nhau mà mỗi người vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.

Bàn về sự thích nghi trong hôn nhân, trên trang báo vnexpress.net, một tác giả đã cho rằng: Hương vị tốt đẹp của hôn nhân đó là biết tự điều chỉnh bản thân. Bài báo kể rằng: Một người bạn của diễn viên Hải Thanh (Trung Quốc) từng than phiền về cuộc hôn nhân của mình và cho rằng họ đang trên bờ vực tan vỡ. Người bạn xin lời khuyên của diễn viên này về bí quyết duy trì hôn nhân hạnh phúc. Nữ diễn viên đã nói với bạn: “Tôi nghĩ hôn nhân cũng như việc nêm nếm gia vị vào một món ăn. Mỗi người sẽ có khẩu vị riêng, nhưng để cả hai cùng ăn được thì phải điều chỉnh gia vị để hợp cả đôi bên. Việc này cần luyện tập”. Nữ diễn viên cũng cho rằng, hôn nhân dù ban đầu tốt đẹp đến mấy rồi cũng sẽ trở về với cơm áo gạo tiền, ngọt bùi đắng cay đều nếm trải qua. Khi đam mê phai nhạt và cuộc sống rơi vào cảnh “tầm thường”, làm sao giữ cho hôn nhân luôn tươi mới là một phép thử tuyệt vời cho khả năng giữ lửa của đôi bên.

Nữ diễn viên cho rằng “Gia vị” không chỉ xem xét khẩu vị của mình mà còn phải xem xét khẩu vị của bạn đời nữa, điều này không thể tách rời với “gia vị” của sự thích nghi, khoan dung và tôn trọng. Việc hai người có thể gặp nhau, thành vợ thành chồng đã là một kỳ tích và họ chấp nhận đó như là duyên phận. Duy trì hôn nhân không phải dễ, mong rằng mỗi cặp đôi hãy hành động và trân trọng, chung sống hòa thuận, nắm tay nhau và đón nhận hạnh phúc trong sự thích nghi.[3]

1.6. Thường xuyên gặp bế tắc trong giao tiếp

Các nhà chuyên môn cho rằng việc giao tiếp giữa hai vợ chồng trong gia đình là điều rất quan trọng trong việc duy trì sự hòa hợp, hạnh phúc giữa đôi bạn. Nếu trong một ngày mà hai vợ chồng không dành cho nhau 30 phút để chuyện trò, tâm sự thì chứng tỏ cuộc sống của họ đang gặp bế tắc, khủng hoảng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc đôi bạn lạnh nhạt với nhau, không thèm nói chuyện với nhau, đó là họ không còn chút tình cảm gì với nhau nữa.

Quả vậy, khi không còn thương nhau nữa, việc phải trao đổi và gượng ép một mối quan hệ bắt buộc là rất khó khăn. Điều đó khiến cho cả hai mệt mỏi. Người ta bảo yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. Khi vợ chồng đã hết yêu thương nhau là khi vợ chồng không muốn nói chuyện với nhau nhiều. Sống trong một mái nhà mà không có sự trao đổi tiếng nói với nhau thì rất mệt mỏi! [4]

Vậy, điều cốt yếu là đôi bạn phải tìm cơ hội để giao tiếp với nhau, không để giữa hai người có khoảng lặng quá lớn chẳng hạn như hai người làm việc riêng, mạnh ai người đó quan tâm đến công việc của mình thôi và không hề nói chuyện với nhau. Trong khi đó, giao tiếp hằng ngày với nhau là yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình. Cuộc sống hôn nhân sẽ trở thành cơn ác mộng nếu suốt ngày cả hai vợ chồng không nói chuyện với nhau hoặc cảm thấy không có gì để nói. Đó thực chất là dấu hiệu cho thấy hôn nhân của đôi bạn đang có vấn đề nghiêm trọng và cần có giải pháp chấn chỉnh ngay… [5]

1.7. Lạnh nhạt trong đời sống tình dục

Chúng ta biết rằng, quan hệ tình dục là sợi dây gắn kết hôn nhân, là sự chia sẻ tình yêu, tình cảm của đôi bạn. Một khi quan hệ ấy gặp trục trặc cách nào đó thì đôi bạn sẽ rơi vào thái độ lạnh nhạt, chán nản, thất vọng…Tình trạng đó nếu kéo dài sẽ khiến cuộc hôn nhân nhiều phiền toái và không hạnh phúc.

Một nghiên cứu đã cho thấy khoảng 30% số cặp vợ chồng thực sự không có quan hệ tình dục với nhau trong những khoảng thời gian nhất định, khoảng 15% chung sống mà hoàn toàn không có “chuyện ấy”. Nguyên nhân của những trục trặc trong quan hệ vợ chồng thì có rất nhiều: Cuộc sống nhiều áp lực; vợ hoặc chồng quá quan tâm đến vấn đề khác (công việc, sự nghiệp/ học hành, con cái…); mâu thuẫn vợ chồng; sức khoẻ; điều kiện sống làm mất đi hứng thú… Thậm chí sự nhàm chán, sự kém hấp dẫn cũng làm cho quan hệ chăn gối không còn như trước nữa. Nhiều khi, việc kiêng cữ khi vợ mang thai, sinh con cũng làm cho người chồng mất dần cảm hứng… Những trục trặc này ban đầu có thể chưa gây vấn đề gì nhưng nếu kéo dài có thể khiến người trong cuộc có cảm giác tổn thương, nghi ngờ nhau, buồn tủi, mất dần cảm giác… [6]

Một tác giả đã nêu rõ thế này: “Không hòa hợp trong chuyện chăn gối là nguyên nhân dẫn đến ly hôn phổ biến. Tuy nhiên, nguyên nhân này ít được nhắc đến bởi khá tế nhị. Các cặp vợ chồng cũng ít khi hoặc không muốn chia sẻ với nhau về vấn đề này. Do không hiểu được suy nghĩ, mong muốn của đối phương mà chuyện chăn gối không được thỏa mãn. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi phải có sự hòa hợp về mặt tinh thần và thể xác. Khi một trong hai hoặc cả hai người không đáp ứng được nhu cầu tự nhiên thì hôn nhân có nguy cơ tan vỡ.” [7]

Nếu như trong quan hệ vợ chồng, chuyện chăn gối mà không làm thỏa mãn cho bạn đời hoặc tình trạng lãnh cảm diễn ra trong thời gian dài sẽ gây cho cho họ những bức xúc, căng thẳng trong quan hệ gia đình cũng như tình cảm vợ chồng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hơn 80% các cặp vợ chồng trên thế giới ly hôn do đời sống tình dục không hòa hợp. Họ không tìm được tiếng nói chung trong quan hệ chăn gối nên dẫn đến tình trạng đường ai nấy đi chứ không phải vì lý do kinh tế khó khăn hay các vấn đề khác chỉ chiếm số ít trong những trường hợp ly hôn này. [8]

II.- BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN KI-TÔ HỮU

Theo bản tin của Vatican News ngày 2-6-2021 vừa qua, trong ý cầu nguyện của tháng 6 cầu cho hôn nhân, Đức Thánh cha Phan-xi-cô đã mời gọi các tín hữu cầu nguyện cách đặc biệt cho những người trẻ đang chuẩn bị cuộc hành trình hôn nhân dài suốt cuộc đời. Ngài cũng đồng thời khuyến khích người trẻ bước vào hành trình đầy đòi hỏi này bởi vì, theo ngài, kết hôn và chia sẻ đời sống của mình là một điều gì đó thật tốt đẹp, và đó là thực hiện ước mơ yêu thương mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Bên cạnh đó, Đức Thánh cha cũng đề cập đến việc một số người cho rằng các bạn trẻ ngày nay không còn muốn kết hôn nữa, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn này. Ngài đã nói đến tỷ lệ kết hôn giảm: Thống kê cho thấy, tại châu Mỹ, vào năm 2019, tỷ lệ kết hôn xuống thấp đến mức kỷ lục và tại châu Âu xuống gần 1/2 so với năm 1964, trong khi đó tỷ lệ ly dị tăng gần gấp đôi. Những thời gian cách ly của đại dịch tạo nên sự căng thẳng và các xung đột trong gia đình và khiến việc sống chung trở nên khó khăn hơn bình thường. Tuy nhiên, ĐTC đã đưa ra lời khuyến khích sau: “Hôn nhân là một hành trình đòi hỏi, đôi khi khó khăn, và đôi khi phức tạp, nhưng đáng để nỗ lực.” [9]

Như vậy, mặc dù biết rằng hôn nhân luôn là một thách đố lớn cho mọi người nói chung và cho các Ki-tô hữu nói riêng, chúng ta vẫn một lòng tin tưởng rằng nhờ ơn Chúa và đức tin soi sáng, hướng dẫn, cuộc sống hôn nhân của chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để vượt thắng mọi khó khăn thử thách.

Dựa vào Lời Chúa và giáo huấn của Hội thánh, chúng ta có thể đưa ra một số bí quyết nhờ đó Ki-tô hữu sống mầu nhiệm và bí tích hôn nhân một cách trọn hảo.

2.1. Ki-tô hữu hiểu rõ mục đích của hôn nhân là gì?

Giáo lý Hội thánh Công Giáo số 1660 dạy rằng: “Tự bản chất, hôn nhân hướng đến thiện ích của đôi vợ chồng, (đến) việc sinh sản và giáo dục con cái. Hôn nhân giữa những người đã chịu phép thánh tẩy được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích”. Vậy, đối với đôi bạn Ki-tô hữu, hôn nhân có hai mục đích rõ ràng. Đó là trọn đời yêu thương nhau, và trách nhiệm sinh sản và giáo dục con cái.

– Về mục đích trọn đời yêu thương nhau: Đôi bạn đến với nhau là do tình yêu thúc đẩy và sống với nhau là để giúp nhau phát triển tình yêu ấy. Nhờ khế ước hôn nhân, người nam và người nữ “không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt”, và được mời gọi mỗi ngày một trở nên gắn bó với nhau hơn qua việc nỗ lực sống cam kết trao hiến trọn vẹn cho nhau. Sự hiệp thông vợ chồng ăn rễ sâu từ sự thu hút tự nhiên về giới tính, cũng như từ sự bổ túc lẫn nhau giữa nam và nữ, được nuôi dưỡng nhờ những nỗ lực của đôi bạn muốn chia sẻ cho nhau trọn cả bản thân trong suốt cuộc đời.

– Về mục đích sinh sản và giáo dục con cái: Đôi bạn chung sống để trọn đời yêu thương nhau, lại còn sinh sản, giáo dục con cái. Việc giáo dục là tất yếu tiếp theo việc sinh sản. Nền tảng việc sinh sản là yêu nhau đến độ nên một, và nên một cả trong việc sinh hoạt vợ chồng là để sinh sản. Việc sinh sản con cái như thế, là do lệnh truyền của Thiên Chúa, và do mục đích nội tại của phái tính.

Vậy có thể khẳng định, một cuộc hôn nhân thoát được khủng hoảng đổ vỡ và bất hạnh chính là nhờ đôi bạn đã kiên tâm theo đuổi mục đích như đã nêu trên.

2.2. Ki-tô hữu đón nhận hôn nhân như là quà tặng của Thiên Chúa

Ki-tô hữu xác tín rằng, Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam có nữ để họ kết hợp thành đôi hôn phối sống với nhau và nương tựa nhau: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2, 18); “Bởi thế người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2, 24). Như vậy sự kết hôn của họ nằm trong chương trình kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa: “Những đôi bạn cử hành hôn nhân Công giáo là những người đã đi vào trong chính kế hoạch của lịch sử cứu độ, mà cao điểm tìm thấy trong Giao Ước Tình Yêu của Đức Ki-tô với Hội thánh. Họ được mời gọi trở nên hình ảnh sống động của Tình Yêu Thiên Chúa…” [10]

Trước hết, hôn nhân được xem là quà tặng ơn gọi, nghĩa là Thiên Chúa đã kêu gọi con người đi vào kế hoạch cứu rỗi như là một ơn thiên triệu và hôn ước giữa hai người nam nữ được thiết định như một bí tích vừa đem lại ân sủng vừa thúc đẩy dấn thân chu toàn sứ mệnh. Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II đã nhấn mạnh: “Thiên Chúa là tình yêu và nơi chính mình Người, Người đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Người và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu, Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông. Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi người.” [11]

Ngoài ra, hôn nhân cũng là quà tặng sứ mệnh, nghĩa là Thiên Chúa đã ban cho con người một trái tim để yêu và được yêu, một giới tính để hấp dẫn và thu hút nhau, một định mệnh để liên kết sống-với-nhau. Khi lãnh nhận những ân huệ ấy, con người đáp trả Đấng Tạo Thành bằng việc thi hành sứ mệnh của hôn ước.Họ chấp nhận nên một để trọn đời yêu thương và nâng đỡ bổ sung cho nhau, “Không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (x. Mt 19,6; St 2,24). Thực vậy, “Sự hiệp thông vợ chồng ăn rễ sâu từ sự thu hút tự nhiên về giới tính, cũng như từ sự bổ túc lẫn nhau giữa nam và nữ, được nuôi dưỡng nhờ những nỗ lực của đôi bạn muốn chia sẻ cho nhau trọn cả bản thân trong suốt cuộc đời”. [12]

Với ơn huệ quà tặng sứ mệnh, đôi bạn Ki-tô hữu chấp nhận liên kết nhau để hướng đến một mục đích cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái. Họ ý thức rằng, “Con cái là ân huệ cao quý của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ. Tình yêu vợ chồng còn phong phú nhờ những hoa quả của đời sống luân lý, tinh thần và siêu nhiên được cha mẹ truyền lại cho con cái qua việc giáo dục. Theo nghĩa này, mục tiêu nền tảng của hôn nhân và gia đình là phục vụ cho sự sống và hạnh phúc” [13]

2.3. Ki-tô hữu sống mầu nhiệm bí tích hôn nhân: Yêu như Chúa yêu

Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II, trong Tông huấn về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu đã viết: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người, giống như họa ảnh của Người. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Người cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu và nơi chính mình Người, Người đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Người và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu. Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông. Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi người ”. [14]

Như vậy, tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu không còn dừng lại trên bình diện nhân bản, tự nhiên mà được nâng lên bậc siêu nhiên. Tình yêu của đôi bạn dành cho nhau lúc đó sẽ dõi theo tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và tình yêu của Chúa Ki-tô đối với nhân loại nói chung và với Hội thánh của Ngài nói riêng.

Thánh Phao-lô đã nhắn nhủ các tín hữu như sau: “Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội thánh, thân thể của Người. Và như Hội thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh” (Ep 5, 21-25).

Hôn nhân Ki-tô giáo đã được Thiên Chúa thiết lập và thánh hóa. Chúa Giê-su đã có mặt tại tiệc cưới Cana để chia vui với đôi tân hôn và chúc phúc cho họ (x. Ga 2, 1-12). Ngài cũng như bao nhiêu người khác đều mong muốn đôi bạn sống hạnh phúc, yêu thương và trung tín. Sự hiện diện của Ngài ở đám cưới Cana với phép lạ biến nước lã thành rượu ngon chính là một dự báo về viễn ảnh Đức Ki-tô sẽ có mặt trong đời sống của tín hữu chúng ta, để ban cho chúng ta đủ ơn thánh và sức mạnh thiêng liêng hầu chu toàn bổn phận hôn nhân gia đình mình.

Đức Ki-tô đã tuyên bố: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15, 13). Chúa đã dạy chúng ta hiểu thế nào là tình yêu Agape và phải thực hành tình yêu ấy ra sao trong đời sống hôn nhân gia đình. Tình yêu ấy là hi sinh tính mạng, là yêu đến cùng (x. Ga 13,1). Chính Ngài đã làm gương cho chúng ta trước. Vì yêu và vì hạnh phúc của chúng ta, Đức Ki-tô đã hi sinh đến chết (x. Ga 10, 17 ; Pl 2, 8). Đó là mẫu mực của tình yêu đích thực, tình yêu có sức mạnh cứu chuộc, thăng hoa và biến đổi. Vậy khi cam kết giao ước hôn nhân, đôi bạn sẽ dõi theo tình yêu của Chúa Ki-tô mà sẵn sàng chấp nhận một tình thương của người hi sinh mạng sống mình cho bạn.

Một cách cụ thể, thánh Phao-lô cũng đã khuyên nhủ chúng ta sống bí tích và mầu nhiệm hôn nhân dựa trên mẫu mực tình yêu và mối tương quan gắn bó giữa Chúa Ki-tô và Hội thánh. Đức Ki-tô đã yêu thương Hội thánh, đã hiến mình vì Hội thánh, đã chăm sóc, nuôi dưỡng Hội thánh, đã hy sinh cứu chuộc Hội thánh thế nào thì vợ chồng cũng phải sống và đối xử với nhau như vậy.

Một cách cụ thể, thiết thực hơn, tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu cũng phải phỏng theo lòng mến Ki-tô giáo, là điều mà thánh Phao-lô đã nhắc nhở trong thư 1Cor: “Lòng mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả…” (x. 1Cor 13, 4-7).

Thiết nghĩ, sống trọn vẹn lòng mến như thế, tức là phải hi sinh, phải từ bỏ chính mình, phải quảng đại bao dung, phải chấp nhận cái chết-vì-yêu như Đức Ki-tô. Xây dựng trên nền tảng tình yêu ấy, cuộc hôn nhân của Ki-tô hữu chúng ta sẽ bền vững và hạnh phúc lâu dài ./.

Aug. Trần Cao Khải

Nguồn: WHĐ GMVN

[1]https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/vi-sao-nhieu-nguoi-khong-hanh-phuc-trong-hon-nhan-20190325144048125.htm

[2]https://thanhnien.vn/doi-song/sau-dam-cuoi-lieu-tinh-yeu-co-con-giua-cac-cap-doi-778400.html

[3]https://vnexpress.net/hon-nhan-khong-phai-1-1-2-4196597.html

[4]https://www.phunuvagiadinh.vn/chuyen-vo-chong-35/ngo-ngang-voi-nguyen-nhan-khien-vo-chong-khong-muon-noi-chuyen-voi-nhau-296539

[5]Những quy tắc ứng xử vợ chồng – Alpha Books biên soạn – NXB LĐ-XH Hà Nội 2018 trang 52-53

[6]https://vnexpress.net/vo-moi-doi-muoi-chong-da-lanh-nhat-chuyen-chan-goi-3283677.html

[7]https://www.mindalife.vn/nguyen-nhan-ly-hon/

[8]https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/Tinh-duc-trong-quan-he-vo-chong–Yeu-to-giu-gin-hanh-phuc-gia-dinh-26122.html

[9]https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2021-06/dtc-phanxico-y-cau-nguyen-thang-6-cau-nguyen-cho-hon-nhan.html

[10]Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II – Tông huấn về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu – Phần 2 Giáo huấn về HNGĐ.

[11]Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II – Tông huấn về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu, số 11

[12]UB Giáo Lý Đức Tin – Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình – NXB TG Hànội 2004

[13]UB Giáo Lý Đức Tin – Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình – NXB TG Hànội 2004

[14]Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II – Tông huấn về những bổn phận của gia đình Ki-tô hữu số 11

Nguồn: https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/dieu-gi-khien-cho-hon-nhan-cua-nhieu-nguoi-khong-hanh-phuc–42144

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Sáu 28, 2021 in Hôn Nhân Gia Đình

 

Tôi Làm Chồng Làm Cha Qua Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa

Tôi Làm Chồng Làm Cha Qua Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa

Dưới đây là những chia sẻ hết sức chân thành và sống động của một người chồng, một người cha trong một kỳ giảng Tĩnh Tâm dành cho các Gia Ðình, Mùa Vọng 2002 vừa qua tại Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Kỳ Ðồng, Sài-gòn. Chúng tôi xin được đăng nguyên văn, hy vọng sẽ có nhiều người đồng cảm, hoặc được gợi lên những suy nghĩ và cảm nhận khác về đời sống hôn nhân và Gia Ðình Công Giáo…

Một người cha được Linh Mục sở tại và hàng xóm láng giềng kính trọng vì có đời sống đạo hạnh, nhân đức. Ngày kia, ông chứng kiến con trai còn niên thiếu của mình chết tan xương nát thịt do một tai nạn bất ngờ chụp lên đầu con ông. Số là từ bên kia đường, sau khi tham dự Thánh Lễ, con ông băng qua đường để về nhà, nhưng thật oái oăm, chiếc xe khách chạy hết tốc lực trên đường liên tỉnh đã nuốt chửng con ông trước sự bàng hoàng sửng sốt của ông và của những người chứng kiến.Sau biến cố đầy máu và nước mắt ấy, ông chập choạng bước đi trong bóng đêm của lòng tin. Một bóng đêm tưởng chừng ông không thể vượt qua được. Ông luôn đặt câu hỏi đại loại như: Sao Chúa lại để cho con ông phải chết thảm như vậy? Ông có làm điều gì đại nghịch mất lòng Chúa đâu? Tình thương của Chúa ở nơi nào? Thiên Chúa của ông ở đâu? v.v…

Ðó là câu chuyện có thật do một Linh Mục kể cho tôi và học viên lớp Kinh Thánh nghe khi ngài giảng dạy. Kể lại câu chuyện ấy tôi muốn nói rằng, sống đời hôn nhân và Gia Ðình, tôi cũng đã trải qua những đêm tối của lòng tin vào Thiên Chúa tương tự như vậy.Kính thưa cộng đoàn, năm nay tôi 54 tuổi đời, 31 tuổi nghề dạy học và sống ơn gọi hôn nhân 27 năm 7 tháng 9 ngày. Do biến cố 30.4.1975, hai vợ chồng tôi không có xe hoa để bước lên, không có phòng tiệc để bước vào, không có pháo hoa và những tràng vỗ tay của thực khách để chúc mừng, thậm chí cũng chẳng có một bữa ăn gọi là ăn cưới giữa Gia Ðình hai họ, nhưng chúng tôi lại được Thiên Chúa chúc phúc qua việc cử hành bí tích hôn phối do một Linh Mục DCCT thay mặt Giáo Hội chứng hôn.Có một điều thật ngây thơ giữa hai vợ chồng chúng tôi. Ðó là sau Thánh Lễ Hôn Phối, mạnh ai nấy về nhà của mình. Tôi muốn nói nàng về nhà nàng nàng ngủ, tôi về nhà tôi tôi ngủ. Nhà ai nấy ở. Cơm ai nấy ăn. Chỉ không bao lâu sau ngày cưới, Bác Hai của nàng, là tu sĩ DCCT, chỉ bảo cho, vợ chồng chúng tôi mới sống hòa hợp với nhau.

Giai Thoại với vợ của tôi: Sau đây xin được kể tạm gọi là “giai thoại” về những khó khăn trở lực dễ gây đỗ vỡ mà một người chồng như tôi đã phải trải qua khi sống với nàng. Xin được chia sẻ với cộng đoàn hai tính cách đặc biệt của vợ tôi:Trước hết, nàng là một phụ nữ có cá tính mạnh mẽ của đàn ông: cương quyết và chỉ huy. Nàng là chị hai của bảy người em. Các em của nàng dù đã sống đời đôi bạn có con cái vẫn kính trọng nàng. Một điều chị Hai, hai điều chị Hai. Một lần nữa tôi muốn nói rằng nàng là một con người chỉ huy, một con người có đầu óc tổ chức, dám làm dám chịu. Biết được vợ mình như thế, tôi chỉ còn có cách sống với nàng bằng một tinh thần nhân nhượng lùi bước để mọi chuyện được êm xuôi mỗi khi biển động sóng trào trong Gia Ðình.Tiền lương của tôi cùng những khoản tiền khác có được tôi đều giao hết cho nàng để nàng vun quén trong Gia Ðình, góp phần chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ. Tôi biết điều đó cũng làm nàng vui vẻ và tôi bằng lòng như vậy. Nhiều đồng nghiệp nam nữ khuyên tôi, sao thầy không lập quỷ đen quỷ đỏ để tiêu xài, ăn nhậu cho thỏa thích, và để phòng khi vợ bỏ thì có tiền mà sống. Tôi chỉ cười trừ vì họ đâu biết tôi hết lòng yêu thương vợ con. Có thể nói dí dõm là tôi đã khấn và tuân giữ đức khó nghèo trong đời sống hôn nhân như vậy đó.Tiếp đến, nàng có tính cách của một nữ tu. Cộng đoàn biết rõ, tu sĩ có ba lời khấn truyền thống của Giáo hội: đó là vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh. Tôi đã từng sống đời tu trì. Vâng phục đối với tôi thật dễ dàng. Khó nghèo, tôi sống đời khổ tu được và không hề than khổ. Nhưng khiết tịnh quả thực là khó đối với tôi. Thế mà tôi đã phải chịu thử thách lớn. Nàng sống đời vợ chồng với tôi nhưng luôn miệng khuyên tôi giữ đức khiết tịnh hiểu theo nghĩa giữ lời khấn khiết tịnh của tu sĩ Công Giáo.Ðây là một nỗi đau khổ của tôi, có những lúc tôi bị khủng hoảng trầm trọng và nghĩ rằng sao mình lại chọn lầm người đến như thế. Ðã nhiều lúc tôi nghĩ đến việc ly dị theo thói người đời để tìm sự khuây khỏa cho mình, đã có những lúc tôi muốn bỏ nhà đi hoang nhưng không hiểu sao Chúa lại quan phòng gìn giữ tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió và được bình an đến ngày hôm nay.Dù vậy, nàng cũng đã ban tặng cho tôi hai đứa con: trai 25 tuổi và gái 23 tuổi. Xin tạ ơn Chúa, xin cảm ơn nàng. Ðã có con, hẳn phải lo giáo dục con. Giáo dục con cái theo đường lối Chúa, theo truyền thống Giáo Hội quả thực là điều tôi chưa ý thức hết. Giáo dục theo tính cách nhân bản người đời cũng đã lắm nhiêu khê nói chi đến đường lối Chúa và truyền thống Giáo Hội.

Xin được kể một mẩu chuyện về con trai tôi: Một tối nọ, tôi không còn nhớ vợ tôi đã rầy la con như thế nào, chỉ biết là con tôi bỏ nhà đi. Ðến 10 giờ tối vẫn không thấy bóng con về, tôi cồn cào ruột gan, lòng nóng như lửa đốt. Bình thường, 8 giờ tối Gia Ðình đọc kinh chung; các con không được ra khỏi nhà từ giờ này. Năm đó cháu học lớp 11, ngày hôm sau phải thi học kỳ một. Là nhà giáo tôi hiểu rõ giá trị của những kì thi như vậy. Phải thi và đủ điểm, nhà trường mới cho lên lớp. Nếu bỏ thi không lý do chính đáng xem như phải ở lại. Có lẽ vợ tôi không biết rằng hôm sau con mình phải thi học kỳ nên đã vô tình tạo khủng hoảng cho con.Ðêm hôm đó, một mình với chiếc xe đạp, tôi cọc cà cọc cạch đi dọ hỏi khắp nhà các bạn của con tôi để tìm con về. Tôi vốn có tính kỹ lưỡng trong quan hệ bạn bè của con: ghi địa chỉ hoặc điện thoại của các cháu để phòng khi bất trắc. Tạ ơn Chúa, tôi đã gặp được con, nhưng phải thuyết phục hồi lâu, con trai tôi mới chịu lên xe đạp để tôi chở về. Về đến nhà, tôi vội tạo điều kiện để con ngủ yên giấc. Và hôm sau chính tôi phải chở cháu đi thi. Trên đường đến trường tôi luôn động viên con, nói chuyện với con, giải thích để con hiểu và thông cảm cho mẹ và biết thương cha mẹ cực khổ mà không xem thường việc học hầu lo cho tương lai bản thân.Tính từ thời điểm này, cách đây hơn hai năm, con trai tôi đã vào hoang mạc hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để sống thân mật với Chúa và trui rèn bản thân qua sự dẫn dắt của các Cha Thầy… Cách đây hai hôm, ngày 10.12.2002, tôi có viết cho con trai tôi một bức thư. Xin trích đọc hai đoạn ngắn để thấy được tình thương của tôi dành cho con và cũng thấy được sự chuyển biến của con tôi trước mặt Chúa và trước mặt cha mẹ. Xin đọc:…”Nguyện xin Thiên Chúa là Cha và Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn nâng đỡ, phù trợ con theo thánh ý Chúa. Mong con luôn vui khỏe, bình an, học hành tiến bộ và đường tu đức mỗi ngày cũng đẹp lòng Chúa hơn… Nghe má kể lại con đã bỏ thuốc lá hơn hai tuần nay để làm quà, làm máng cỏ thiêng liêng dâng Chúa Hài Ðồng, ba mừng lắm. Cố gắng nhưng vẫn luôn trông cậy vào ơn Chúa, nhờ Người giúp sức chứ không được cậy sức mình, con nhé!”

Chuyện con gái của tôi: Chuyện của con trai tôi là như thế đó. Giờ đây, cũng xin được kể một giai thoại về con gái của tôi. Cháu bị cận thị từ lúc học lớp 6 nhưng lại không chịu sắm kiếng. Khi sắm kiếng lại không chịu mang vào. Mỗi năm trung bình tăng một độ. Tôi hốt hoảng chở cháu đi thử mắt rồi lại thay kính thường xuyên và gặp các chuyên gia, nhờ họ giải thích, thuyết phục con tôi mang kính để ngăn chặn sự tăng độ. Mãi về sau, con gái tôi mới biết nghe lời và chấp nhận mang kính cho đến ngày hôm nay. Ðộ có tăng nhưng so với trước thì không đáng kể. Chuyên gia khuyên phải đeo kính luôn kể cả lúc không làm việc. Chỉ bỏ kiếng ra khi nào ngủ. Hễ thức dậy là phải mang kính vào.Kính thưa cộng đoàn, trải qua thời gian hơn hai mươi bảy năm sống đời hôn nhân Gia Ðình Công giáo, tôi cảm nghiệm được là: Thiên Chúa đã quan phòng và yêu thương tôi dù nhiều khi tôi không ý thức đủ điều đó và cũng không nhớ đến Người. Và đặc biệt hơn tôi nhận ra sự bất lực của mình trong nhiều vấn đề.Những lúc ấy, nếu tôi cầu nguyện theo kiểu xin – cho, bắt Chúa làm theo ý tôi. Sau này, nhờ học hỏi và nhờ các Linh Mục DCCT hướng dẫn tôi mới biết đó là kiểu cầu nguyện lấy dây buộc chặt tay Chúa, không để Người thi thố quyền năng và tình thương của Người. Kết quả là khó khăn, tệ hại vẫn còn đó; còn ngược lại nếu tôi biết chúc tụng ngợi khen Chúa, xin thánh ý Người thể hiện trên vợ, trên con, trên biến cố cuộc đời dẫu rằng biến cố ấy có bi thương như câu chuyện về cái chết bi thảm của người con trai của một người cha ngoan đạo đã kể trên thì lúc ấy tôi mới rõ được quyền năng và tình thương của Chúa kỳ diệu như thế nào!Chúng ta vẫn nhớ câu chuyện Chúa Giê-su đã cho La-da-rô sống lại từ cõi chết. Tôi tin rằng Chúa vẫn làm điều đó cho ngày hôm nay. Chỉ có điều là tôi cầu nguyện thế nào cho Danh Chúa được cả sáng và đức tin của tôi có đủ mạnh để chấp nhận biến cố cuộc đời như là món quà mà Thiên Chúa tặng ban hay không để qua đó biết chúc tụng, ngợi khen Người, và nhờ vậy, Người tiếp tục thánh hóa và ban ơn cứu độ cho tôi, cho Gia Ðình tôi ngay khi tôi sống ở trần gian này.Ðể kết luận, xin cộng đoàn cùng lắng nghe lời khuyên của một Linh Mục giải tội khi tôi xưng tội với ngài. Ngài nói: “Ðạo Công Giáo của chúng ta không phải là đạo khoán trắng mọi sự cho Chúa. Trong thử thách gian truân, con hãy đứng vững trên đôi chân của mình, cố gắng chu toàn bổn phận, cầu nguyện và phó thác không ngừng, con sẽ thấy được quyền năng và tình thương của Chúa thể hiện trên con”.Cuối cùng, con thành thật cảm ơn cha chủ tế đã cho phép con được làm chứng hôm nay. Vì vâng lời cha, con đã đứng đây để nói lên cảm nghiệm thật của đời mình. Mong rằng sẽ mang lại ích lợi phần nào cho cộng đoàn. Xin cảm ơn cộng đoàn đã chăm chú lắng nghe. Kính chúc cha chủ tế và cộng đoàn được tràn đầy hồng ân Chúa Hài Ðồng trong đại lễ Giáng Sinh sắp đến.Lạy Thánh Cả Giu-se là Ðấng Bảo Trợ các Gia Ðình, xin Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng con trước tòa Chúa. Lạy Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, xin Ngài giúp chúng con biết giáo dục con cái theo đường lối Chúa, đường lối Giáo hội. A-men. 

Gs. Gio-a-kim Phạm Văn Lượng, 12.12.2002

Ảnh có tính minh họa.
Nguồn: https://sites.google.com/site/hanhhuongmdb/thanh-hoa-gia-dinh/toi-lam-chong-lam-cha-qua-su-quan-phong-cua-thien-chua