RSS

Category Archives: Truyền Thông Online

Tầm nhìn Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

Tầm nhìn Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

Đề tài I: Tầm nhìn Truyền thông Công giáo Việt Nam

Tìm lại được trang sau thật quý!

https://vrmi.wordpress.com

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 25, 2021 in Truyền Thông Online

 

Mẹ Phù Hộ (Catholic Design)

MẸ PHÙ HỘ

Sáng tác: Văn Hào SDB

Trình Bày: Nguyễn Hồng Ân

1. Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm uy quyền rất cao sang. Một mình Mẹ phá tan mọi bè rối trên gian trần. Mẹ phù hộ các giáo hữu giữa biển đời lắm nguy nam trong cơn phấn đấu cơ cực mẹ thương dắt dìu.

ĐK: Phù hộ con thơ sống trên trần gian. Đời con bơ vơ biết bao lầm than. Hãy xuống ơn thiêng giúp con vượt qua gian nan. Phù hộ con luôn giữa nơi bể dâu. Một niềm tin yêu xin dâng Mẹ yêu. Để đến mai sau dắt con về nơi vinh quang.

2. Hiệp lòng xin dâng lên lời hát ca tụng Nữ Trinh Vương. Cuộc đời dù đắng cay trọn niềm vững tin Mẹ hiền. Tuổi hồng con xin phó thác trót linh hồn trót tâm tư. Xin dâng hiến trót cuộc đời, Mẹ thương dắt dìu.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 21, 2021 in Truyền Thông Online

 

Niềm Vui Giáng Sinh

VRNs (23.12.2013) – Sài Gòn –

Bốn bể năm châu

Nhập thể làm người

Đâu đâu cũng nhớ

Cứu độ chúng sinh

Hai nhăm tháng chạp

Trên chốn Thiên Đình

Sinh nhật Ngôi Hai

Nhân gian dưới thế

Mừng vui khôn kể

HaiNhiJESUS

Trước kia ngày 25 tháng 12 hằng năm được gọi là lễ Sinh Nhật. Đến nay khắp nơi đều dùng từ lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh tất cả mọi nơi đều giống nhau, nhưng “Niềm Vui Giáng Sinh” lại tuỳ theo hoàn cảnh, vùng miền. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Quận 3 cũng như vậy. Năm 2013 là năm Thánh đặc biệt Giáo Xứ, có nhiều đại lễ kỉ niệm.

Trong năm này, giáo xứ hân hạnh được chào đón quí Đức Giám Mục ba miền Nam, Trung, Bắc đến cử hành những đại lễ của giáo xứ. Gần đây nhất, trong hạ bán nguyệt 12/2013, giáo xứ còn được Đức Cha Guise Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường yêu mến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đã đến cử hành đại lễ Cung hiến bàn thờ và kỷ niệm 60 năm làm phép Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 20/12/2013. Tất cả mọi ân huệ trong năm 2013, đã kết tụ nên “ NIỀM VUI GIÁNG SINH” của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, quận 3 Sài gòn.

“ NIỀM VUI GIÁNG SINH” đã toả rạng từ trên cao, tiền diện nhà sách Đức Mẹ, với hang chữ to, dễ đọc, dễ hiểu “ THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA”. Tiếp đến là hai hàng chữ Anh, Pháp rất phổ thông, rồi đến những hàng chữ từ các phương xa, cũng không chịu “thua chị kém em”. Dù ít người đọc được nhưng chắc chắn đều mang ý nghĩa như hàng chữ tiếng Việt to và cao nhất tại chỗ.

“ NIỀM VUI GIÁNG SINH” còn tỏ rạng hơn những dàn đèn đủ màu sắc, rất mỹ thuật, treo từ tu viện toả xuống sân tu viện, rồi những dây đèn từ trên tháp đền Đức Mẹ bao trùm kín sân như tay Đức Mẹ giang ra, về đây đón Chúa Giáng Sinh với Mẹ. Rồi đến sân Hiệp Nhất nơi toạ lạc nhà Chầu Thánh Thể, nhắc mời con cái Mẹ, nơi đây, Chúa chờ đón chúng ta hằng ngày từ 5g30 đến 22g.

Chưa kể những cây tùng đang khoe sắc thắm, nhấp nháy ánh đèn rải rác trong khuôn viên đền Đức Mẹ. “ NIỀM VUI GIÁNG SINH” không chỉ là đèn là cảnh bên ngoài mà còn đầy ắp trong Đền Đức Mẹ để loan truyền, để được lắng nghe qua 9 buổi tĩnh tâm mùa vọng.

Ba buổi đầu, Cha Đa Minh Trần Thiện Thanh Trà đã thủ thỉ với các cháu thiếu nhi. Ba ngày kế tiếp, Cha Phao Lô Lưu Quang Bảo Vinh đã chia sẻ Niềm vui và hy vọng với các bạn trẻ. Ba ngày cuối cùng đến phiên Cha Bề Trên Chánh xứ, Giuse Hồ Đắc Tâm, tĩnh tâm người lớn. Cha đã trình bày câu Tin mừng Ga 1.14 “Lời đã thành xác phàm ”. Với cộng đoàn “Lời đã thành xác phàm ” còn được minh hoạ trên chiếc đèn kéo quân đặc biệt, năm cánh vuông đều nhau, diển tả lại lịch sử Kinh Thánh, treo trong sân Tu viện. Từ khi con người phản bội Chúa, trên tháp Baben đến khi Chúa phục sinh quang vinh.

Ai vào sân tu viện cũng có thể tìm hiểu Kinh Thánh, Cựu ước, với hình ảnh lần lượt trình chiếu theo chiều kim đồng hồ, nên có thể đứng một chỗ không cần chen lấn. Rồi đến hầm giữ xe cũng chung chia niềm vui Giáng Sinh. Với dàn đèn màu sắc, lấp lánh trong đường vào hầm, chiêu mời quí khách đi xe, xin đem gởi dưới hầm, để đảm bảo an toàn cho xe, để giữ trang nghiêm trên sân, để yên tâm hiệp dâng, lắng nghe Lời Chúa và thưởng thức Thánh ca do ca đoàn Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trình tấu tại lễ đài trước và trong Thánh lễ, dưới ánh hào quang Chúa Hài Đồng.

Sau những ngày mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, lại chuẩn bị lễ Tất niên năm Đại Thánh vào ngày 31/12/2013 để lãnh ơn Toàn xá đồng thời mừng thọ quí cụ ông, cụ bà trong giao xứ theo chương trình trong năm 2013 đã phổ biến từ đầu năm. Chúng ta tiễn biệt năm 2013 với nhiều hồng ân Thiên Chúa và chào đón năm 2014 theo tinh thần” Tân Phúc âm Hoá đời sống gia đình ”.

                                          Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày 21/12/2013

                                  G.B. Nguyễn Văn Viện

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 23, 2013 in Truyền Thông Online

 

Lưu ý quan trọng cho người biên tập – Tuần cuối

Lưu ý quan trọng cho người biên tập – Tuần cuối

Posted on Tháng Mười Một 13, 2010 by vietrenews

VRMI (13.11.2010) – Truớc tiên có lời xin lỗi các bạn, vì tuần qua, DCCT VN tĩnh tâm, nên mọi hoạt động phải ngưng lại. Mở hộp thư của VRMI (vietremi@gmail.com), chúng tôi chỉ mới nhận được bài kết thúc khóa của 17 tham dự viên. Rồi đọc các phản hồi sau Thông báo chuẩn bị kết thúc khóa – OMRC – I, chúng ta thấy có vài bạn rất muốn kết thúc khóa, nhưng không đủ giờ hoàn tất bài. Với những lý do trên, Ban học vụ quyết định gia hạn việc nộp bài đến hết ngày 20/11/2010. Như vậy những ai chưa hoàn thành hãy cố lên. Ngày 25/11/2010, tức ngày Thanksgiving của Hoa Kỳ, Ban hoc vụ sẽ công bố danh tánh của những ai được xác nhận hoàn thành khóa huấn luyện, và tổng kết khóa.

 

Bây giờ chúng ta cùng dựa theo Gyurcsák János, Nhà xuất bản Osiris, Budapest 1996 – trang 258-259, để rút ra những ghi nhớ quan trọng cho việc biên tập một bài báo. Đây là công việc rất quan trọng, nếu các bạn muốn làm một tờ báo hay một website.

 

 

Chú ý trước khi biên tập:

  • Tìm ra “ngọc”
  • Thấy chỗ “thủng của mái nhà”

 

 

 “Ngọc” có thể là:

  • Một câu văn
  • Một cụm từ
  • Một hình ảnh
  • Một ý tưởng
  • Một cách diễn đạt

 

 “Thủng mái” có thể thiếu các yếu tố:

  • What
  • Who
  • When
  • Where
  • Why
  • Woh/ How
  • Toàn cảnh
  • Bối cảnh

 

 

Xếp thứ tự ưu tiên:

  • Điều quan trọng nhất là gì?
  • Điều quan trọng thứ hai là…
  • Điều quan trọng thứ ba…
  • Điều quan trọng tiếp theo…

 

Trách nhiệm:

  • Về luật pháp Biên tập viên (BTV) không chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết.
  • Trách nhiệm, trước hết thuộc về tác giả.
  • Ở một mức độ nhỏ hơn mang tính gián tiếp, thuộc về nơi xuất bản
  • Sự khác biệt giữa một BTV trung bình và một BTV giỏi là BTV giỏi can thiệp về nội dung bản thảo đúng điểm, và như thế, cũng có trách nhiệm ở một dạng nào đó khi tác phẩm xuất bản.

 

 

Khi can thiệp nội dung:

  • BTV không được thay đổi, bổ sung về nội dung và chỉnh sửa nếu tác giả không được biết.
  • BTV can thiệp vào nội dung, phải hiểu biết sâu lĩnh vực mà tác giả đã động tới.
  • BTV không chỉ suy nghĩ trong bản thảo, mà còn suy nghĩ trong tác phẩm sẽ phát hành. BTV phải hình dung được tác phẩm hoàn chỉnh.

 

 

  • Các tác giả luôn gắn bó với một vài BTV có tên tuổi.

 

  • BTV phải hiểu điều tác giả nói, và giúp đỡ người đọc hiểu điều tác giả muốn nói.

 

BTV phải chú ý:

  • Cấu trúc, trật tự sang sủa của bản thảo
  • Ngôn từ cô đọng và phong cách thích hợp của tác phẩm (thuật ngữ, các chữ viết tắt, chính tả…)
  • Gạt bỏ những lỗi phi logic, những lỗi ngôn từ trong cách diễn đạt (nhất là bài nhiều tác giả)
  • Sự chính xác và đúng đắn của các dẫn chứng
  • Kiểm tra các tên, tuổi và đề mục trong tác phẩm
  • Kiểm tra sự chính xác của các minh họa và những phần phụ
  • Không thể ép tác giả theo quan niệm của mình. Bởi lẽ tác phẩm vẫn là của tác giả.

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 14, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO và SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

Truyền thông Công giáo và sứ mệnh Truyền giáo
VietCatholic News (11 Nov 2010 11:02)
TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO và SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO

1. Truyền thông Công Giáo – phương tiện loan báo Tin Mừng

Loan báo Tin Mừng – một sứ mệnh khẩn thiết và trọng đại mà Chúa Giê-su đã trao phó lại cho Giáo Hội thi hành. Giáo Hội ý thức được sứ mệnh trọng đại đó, vì thế Giáo Hội không ngừng mời gọi, thúc dục con cái mình hăng hái dấn thân loan báo Tin Mừng. Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói: “Toàn thể hội thánh đón nhận lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 5). Vậy tất cả hội thánh có tính thừa sai và phúc âm hoá, sống trong một tình trạng truyền giáo liên lỉ. Làm Kitô hữu nghĩa là làm những người thừa sai tông đồ, khám phá ra Đức Kitô chưa đủ, phải mang Người đến cho người khác nữa !”. (Xem: Nói với bạn trẻ hôm nay). Lệnh truyền này không chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, nhưng cho tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực, trong mọi thời kì.

“Vì Giáo hội Công giáo được Chúa Kitô thiết lập để mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, nên Giáo hội Công giáo cũng nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người sử dụng chúng cách đúng đắn.

Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền sử dụng và sở hữu bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc phục vụ ơn cứu độ các linh hồn.”(Xem: Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông xã hội, số 4).

Để thực hiện được nhiệm vụ truyền giáo đầy thử thách đó trong thời đại ngày nay. Giáo Hội dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đã có những sáng kiến và can đảm sử dụng các phương tiện mới.
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone nói với các tham dự viên trong Hội Nghị Thế Giới Truyền Hình Công Giáo: “Giáo Hội không còn đặt vấn đề là có nên sử dụng phương tiện truyền thông hay không mà là Giáo hội phải sử dụng nó thế nào để hoàn thành tốt hơn và trung thành thi hành mệnh lệnh truyền giáo của chính Chúa Giêsu và làm thế nào có thể đáp ứng một cách thích hợp cho nhu cầu của thời đại chúng ta”. (Xem: http://vietcatholic.net/News/html/38129.htm)

Trong bài viết giới hạn này chúng ta cùng lược qua một vài thống kê về tình hình sử dụng internet – một phương tiện truyền thông mới, phác thảo ra những thách đố, và lược qua những nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để chúng ta có một động lực, một chuẩn mực để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.

2. Truyền thông Công Giáo – một chân rời rộng mở

Nói đến truyền thông là nói đến một lĩnh vực rất phong phú, nó bao gồm sách, báo, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, internet,…
Ngày nay không ai có thể phủ nhận được rằng “Các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến nỗi đối với nhiều người, đó chính là phương thế chính yếu để thông tin và giáo dục, để hướng dẫn và kêu gọi con người trong những ứng xử của mình với tư cách một cá nhân, gia đình hay xã hội”. (Xem: Huấn thị Thời đại mới, số 1)
Trong bài này xin đưa ra một vài số liệu thống kê, cụ thể là những thống kê về số người Công Giáo và những người sử dụng internet – một phương tiện truyền thông mới trên phạm vi toàn cầu và cách riêng ở Việt Nam để mọi người chúng ta có một cái nhìn tổng quát và thêm động lực dấn thân vào lĩnh vực truyền thông mới này.

Thống kê dân số Công Giáo thế giới

Chúa Nhật truyền giáo năm nay(24/10/2010), Thông tấn xã Fides đã công bố các số liệu về các hoạt động truyền giáo trên khắp thế giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo niên giám của Tòa Thánh như sau:
· Dân số thế giới là: 6,698,353,000, tăng 81.256.000 so với năm 2007
· Dân số Công Giáo là: 1.165.714.000, tăng 19.058.000 so với năm 2007
(Xem: Bảng thống kê về Giáo hội Công Giáo: http://vietcatholic.org/News/Html/84679.htm)

Thống kê dân số Công Giáo ở Việt Nam

Năm 1970, theo thống kê của Thánh Bộ Truyền giáo, dân số Việt Nam là 38.113.000 trong đó có 2.491.839 người tín hữu, người Công giáo chiếm 6,5% dân số (Xem: PX. Đào Trung Hiệu, O.P., Cuộc lữ hành đức tin, II, tr. 237-251.)

Theo số liệu từ trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì tỉ lệ còn rất nhỏ: 6,1% trên tổng số 78,2 triệu dân (Xem: http://hdgmvietnam.org/dan-so-cong-giao-tai-chau-a/2000.57.7.aspx).

Theo số liệu từ Catholic Hierarchy thì số người Công Giáo là 5.658.000 người trên tổng số là 82.321.000 dân, chiếm 6,87% dân số vào năm 2005.
(Xem: http://www.catholic-hierarchy.org/country/sc1.html)

Năm 2009, dân số Việt Nam (tính đến ngày 1-4-2009) là 85.846.977 người, số người Công giáo (tính đến ngày 31-12-2009) là 6.281.151 người, tỷ lệ khoảng 7,3%. (Xem: http://truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=131&ctl=ViewNewsDetail&mid=511&NewsPK=4502).

Thống kê về số người sử dụng internet

Sau đây là một vài thống kê về số người sử dụng internet theo số liệu của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, được cập nhật đến ngày 30 tháng 6 năm 2010.

Trên toàn thế giới

· Tổng số dân là: 6.845.609.960 người.
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 360.985.492 người
· Số người sử dụng internet năm 2010 (tính đến 30/06/2010): 1.966.514.816 người.
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 28.7 %
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 444.8 %
(Xem: http://www.internetworldstats.com/stats.htm)

Ở Việt Nam

· Tổng số dân: 89.571.130 người
· Số người sử dụng internet năm 2000(tính đến 31/12/2000): 200.000 người
· Số người sử dụng internet năm 2010(tính đến 30/06/2010): 24.653.553 người
· Số người sử dụng internet/ tổng số dân: 27.5%
· Mức tăng trưởng từ 2000-2010: 12.0345%
(Xem: http://www.internetworldstats.com/asia.htm#vn )

Một vài thống kê về Dân Chúa trên internet

Vào ngày 3.1.2006, cơ quan thông tấn bán chính thức của Vatican là Fides đã đưa tin rằng:
· Trang http://www.totustuus.it, cũng tìm được hầu như trên 50,000 trang nối kết
· Một trang http://www.siticattolici.it có 10,000 trang nối kết
· 2,500 trang thuộc các giáo xứ,
· 2,000 trang tổ chức và các nhóm Công giáo tư nhân,
· 1,222 trang thuộc các Dòng tu và các tổ chức đạo,
· 589 trang nói về tổ chức Công giáo
· 403 trang thuộc các Đại học hay Trung tâm văn hóa Công giáo và
· 353 trang liên hệ tới Truyền thông Công giáo.

Paul Minh Nhật
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 12, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

LƯỢC TÓM Ý KIẾN HỌC VIÊN TUẦN IX (BÀI HỌC 8: PHỎNG VẤN), Gioan Lê Quang Vinh

LƯỢC TÓM Ý KIẾN HỌC VIÊN TUẦN IX (BÀI HỌC 8: PHỎNG VẤN)

Posted on Tháng Mười Một 7, 2010 by vietrenews

Giai đoạn ba của khoá Truyền Thông Online bắt đầu bằng đề tài phỏng vấn, một kỹ năng quan trọng trong nghiệp vụ báo chí, giúp cho các bài báo có chất liệu phong phú. Với đề tài này, cha An Thanh tóm luợc những nguyên tắc và kinh nghiệm của giáo sư Fabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille, Pháp và nhà báo Metzler dựa trên tác phẩm: Creative Interviewing: The writer’s guilde to gathering information by asking questions.

Sau khi nghiên cứu các nguyên tắc phỏng vấn, các loại phỏng vấn, cách chuẩn bị phỏng vấn, các cách phỏng vấn…, học viên thảo luận hai câu hỏi thực tế: “Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?” và “Khi nào thì nên viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp?”

Anh Phạm văn Lượng mở đầu bằng cách chia sẻ chính điều anh đang làm: Liên hệ trước những người đã biết, đã quen và xin phỏng vấn họ, cho họ biết đề tài và xin cái hẹn. Bước 2: Gặp gỡ theo hẹn. Nhắc lại đề tài và theo “dòng nước của họ mà uốn éo lượn theo” để đạt mục đích của mình. Ngoài những người quen biết trong phạm vi “chuyên nghiệp” của họ, PVL còn có ý định “tìm nhân vật” theo cách “người lạ / người chưa quen biết” nhưng cũng “rất chuyên nghiệp” theo cách sau: Trực tiếp gặp người nghèo và phỏng vấn họ. Đó là những người phu quét đường, những người xin ăn, những anh xe ôm, chị bán hàng rong, bán vé số, những người ngủ vệ đường vì không nhà cửa… Hoặc trực tiếp gặp đại diện các cơ quan từ thiện, các tổ chức thiện nguyện, các mái ấm cho người bất hạnh… để “nghe tiếng nói của họ” hoặc những “thân phận người” nơi đó.

Các bạn khác đưa ra những cách thức và nguyên tắc bổ sung: Trước tiên tôi cần xác định đề tài nào (người phỏng vấn phải nắm rõ đề tài để tìm mọi nguồn thông tin liên quan đến đề tài), và cần xác định mục đích của cuộc phỏng vấn. Nhân vật cần phỏng vấn phải là người trong cuộc, hoặc có liên hệ với các ý tưởng sẽ được triển khai trong đề tài. Nếu có thể được thì nên chọn nhân vật phỏng vấn là người nổi tiếng, người được phỏng vấn là nhân vật chính của đề tài phỏng vấn, của sự kiện đang diễn ra, hoặc sự kiện có tầm ảnh hưởng xã hội to lớn, người có chuyên môn về lĩnh vực mà mình định mời phỏng vấn.

Xác định được những yếu tố ấy rồi, làm sao tiếp cận được nhân vật? Dựa vào bài học, các bạn đề nghị: lên kế hoạch cụ thể trong bao lâu bạn sẽ phải hoàn thành đề tài phỏng vấn của bạn. Vì không thể bạn muốn liên hệ ai để xin được phỏng vấn thì người ta nhận lời ngay. Khi xin phỏng vấn, cần nói rõ đề tài của bạn là gì, bạn định làm gì với kết quả của buổi phỏng vấn đó (đăng ở đâu, phổ biến ở giáo xứ nào, hay làm tài liệu nghiên cứu, viết lách…). Và dĩ nhiên cũng phải cho họ biết mình là ai , có giấy giới thiệu thì càng tốt.

Bạn Lý Liêm cho ví dụ cụ thể và cho rằng “nhà báo JB. VINH hiện đang là giảng viên trong khoá học này cuả chúng ta”. (Nhân đây chúng tôi cũng xin đính chính nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh và người giúp việc cho các Cha trong khoá học online Gioan Vinh là hai người khác nhau. Về nghiệp vụ, Gioan Vinh này còn kém xa nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh.)

Trả lời cho câu hỏi “Khi nào thì nên viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp?”, các bạn đưa ra nhiều ý kiến phong phú. Có bạn nói: “Khi dùng cùng một bảng câu hỏi để phỏng vấn nhiều người thì nhất thiết phải viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp, để trình bày các quan điểm khác nhau dựa theo kết quả phỏng vấn và tổng hợp các câu trả lời cùng quan điểm. Công việc này nhằm giúp độc giả có cái nhìn hệ thống về những ý kiến trái nhau khi bàn cùng một vấn đề.”

Bạn khác thì nhấn mạnh tính khách quan: “Một bài phỏng vấn cần viết thành dạng hỏi đáp khi bài viết chỉ phỏng vấn một hoặc hai người, khi muốn đưa độc giả đến với không gian thật của buổi phỏng vấn, khi người viết bài muốn bảo đảm tính khách quan của cuộc trò chuyện.”

Thêm vào đó “Viết lại ở dạng hỏi đáp, cũng tránh người đọc phân tâm bởi những bình luận hay ý kiến cá nhân của người viết, kéo người đọc tập trung vào câu trả lời để có những nhận định cá nhân”

Nhận thức được tầm quan trọng của thể loại phỏng vấn, đồng thời nắm được những nguyên tắc căn bản, hy vọng rằng những cây bút truyền thông Công giáo sẽ sử dụng thể loại này có kết quả để đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Nhân đây Ban Học Vụ cũng xin nhắc lại khoá học online của chúng ta sắp kết thúc. Nguyên tắc để xét tốt nghiệp là học viên có đủ hai bài viết theo yêu cầu và có ít nhất năm ý kiến phản hồi trên các bài học. Rất mong các anh chị và các bạn cố gắng gửi bài viết sớm để chuẩn bị cho việc tổng kết và xét tốt nghiệp.

TM BAN HỌC VỤ KHOÁ TTO

Gioan Lê Quang Vinh

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 7, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Linh mục và vấn đề Truyền thông hiện nay, LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang

Linh mục và vấn đề Truyền thông hiện nay

Khi gần đến thế kỷ 21, những phương tiện truyền thông xã hội phát triển một cách lạ lùng, chi phối sâu đậm tất cả mọi nền văn hoá của toàn thể nhân loại. Những phương tiện truyền thông xã hội này để lại dấu ấn rõ ràng trong những lãnh vực quan trọng hiện nay như giáo dục, luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội.

Năm 1963, với sắc lệnh về truyền thông, Inter Mirifica, lần đầu tiên, Giáo Hội, qua Công Đồng Vatican II, đã đề cập tới vấn đề truyền thông xã hội một cách đầy đủ và bao quát. Mặc dầu lúc đó,  chưa có những sự kỳ lạ của truyền thông như hiện nay, nhưng Công Đồng đã nói: “Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình cũng có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cách đúng đắn.” (IM số 3).
Năm 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong thông điệp Redemptoris Misio, số 37, nói: “Hội Đồng Aêrôpagô đầu tiên của thời đại hiện nay, là thế giới truyền thông đem lại sự đồng nhất cho nhân loại bằng cách, như người  ta có nói, làm cho nhân loại trở thành “một ngôi làng lớn”. Những phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên quan trọng đến đỗi đối với nhiều người, chúng là phương thế chính yếu để biết tin tức và để được giáo dục, và những phương tiện truyền thông xã hội nầy hướng dẫn và chỉ huy những cách cư xử của cá nhân, của gia đình và của xã hội.
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này là sân khấu của những sự tân kỳ trong lãnh vực kỹ thuật truyền thông: nào là các vệ tinh truyền thông, truyền hình cáp, vi tính, kỹ thuật số. Sự sử dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ nầy khai sinh những gì mà người  ta gọi là “những ngôn ngữ mới” và khơi nguồn cho Giáo Hội nhiều khả năng trong việc loan báo Tin Mừng, cũng như làm nảy sinh ra những vấn đề mục vụ mới đối với Giáo Hội.   Trong bối cảnh nầy, các vị mục tử và Dân Chúa được khuyến khích đào sâu ý nghĩa của những gì liên quan đến truyền thông và những phương tiện truyền thông xã hội, và diễn tả những điều nầy ra thành những dự án thực tiển và khả thi.
Trong Sứ Điệp Truyền thông năm 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II viết: “Trong khi các Nghị Phụ của Công Đồng Vatican II dò xét tương lai và tìm cách phân biệt bối cảnh trong đó Giáo Hội sẽ được kêu gọi thực hiện sứ mạng của mình, thì lúc đó họ có thể thấy rằng kỹ thuật sẽ vượt bực thế nào để “thay đổi trái đất” vì lúc đó sự chinh phục không gian đã bắt đầu. Lúc đó, các Nghị Phụ đã nhận thấy rằng những phát triển đặc biệt trong kỹ thuật truyền thông, thế nào cũng khơi dậy những phản ứng giây chuyền, kéo theo những hệ quả không lường trước được”. Và thay vì gợi ý rằng Giáo Hội nên đứng ra ngoài những biến cố đang xảy ra, các Nghị Phụ đã thấy rằng Giáo Hội phải ở ngay trong trung tâm của sự phát triển của nhân loại, thông phần vào những kinh nghiệm của loài  người, bằng cách tìm hiểu chúng và giải thích chúng theo ánh sáng của đức tin.
Ngoài những phương thế cổ điển thịnh hành như làm chứng bằng đời sống, dạy giáo lý, gặp gỡ riêng tư, đạo đức bình dân, phụng vụ và nhiều cách cử hành khác tương tự, thì giờ đây, sự sử dụng các những phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng và cho việc dạy giáo lý, như lời Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong Evangelium Nuntiandi: “Giáo Hội  cảm thấy mình có lỗi đối với Chúa của mình nếu không đem ra sử dụng những phương tiện có công hiệu rất lớn nầy, mà trí óc loài người làm cho càng ngày càng trở nên trọn lành hơn” (số 45).
Thế kỷ XXI nầy đưa chúng ta vào bình minh của một thời đại mới: Thời Đại Liên Mạng (internet). Chỉ trong vòng hai thập niên (1990-2010), internet, cọng thêm với  điện thoại di động, đã thay đổi cuộc sống của con người một cách lạ thường: biến đổi phương cách quan hệ với nhau trong cách liên lạc chuyện trò,  duy trì tình bạn, cách tìm kiếm giải trí; biến đổi phương cách mở mang kiến thức bằng cách truy tìm, thu thập và gìn giữ tài liệu, mà những thế hệ đàn anh đi trước chúng ta khó lòng hình dung ra được.
Internet đang ngự trị trong thời đại chúng ta.
Việc sử dụng Liên Mạng trên điện thoại di động nay đã trở thành thông thường. Bất cứ điều gì bạn có thể mở được hay tải xuống được trên máy vi tính tại nhà hay tại sở của bạn, thì cũng có thể tải xuống trên máy di động đời mới nhất.  Cũng thế, những videos hay ảnh chụp cũng có thể thu vào điện thoại di động rồi tải xuống các trang mạng.
Việc sử dụng email (điện thư) để gởi thư  một cách nhanh chóng thần tốc: gửi điện thư tới tất cả mọi người một cách tức khắc lạ lùng, bất kể họ ở trong nước hay ngoài nước …
Việc download, tải xuống các tài liệu vô số và vô giá từ trên mạng xuống, làm cho mọi người sững sốt trước phương tiện tra cứu học hỏi vô cùng dễ dàng nầy…
Vì thế, Giáo Hội có thái độ tích cực của đối với truyền thông hiện nay.  Đối với  Giáo Hội, những phương tiện truyền thông xã hội có thể và phải là những dụng cụ phục vụ chương trình tái rao giảng Tin Mừng và tân Phúc Âm hoá Giáo Hội trong thế giới hiện thời. Để cho được có được cuộc tân Phúc Âm hoá nầy, cần phải chú ý đặc biệt vào tác động nghe nhìn của những những phương tiện truyền thông xã hội, theo khẩu hiệu “thấy, đánh giá và hành động”.
Khi khuyến khích dùng các những phương tiện truyền thông xã hội để bảo đảm cho việc truyền bá sứ điệp Tin Mừng, Giáo Hội vẫn cho như vậy cũng là chưa đủ, vì Giáo Hội thấy mình còn phải tìm cách sát nhập sứ điệp Tin Mừng vào trong “nền văn hoá mới này” do những những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên với những ngôn ngữ mới, những kỹ thuật mới và với  những cách cư xử mới. Vì thế, trong việc rao giảng Tin Mừng hiện nay, Giáo Hội thấy cần phải múc lấy những tài nguyên  ngay trong chính thế giới truyền thông.
Nếu Giáo Hội chọn lựa một thái độ tích cực và cởi mở đối với các những phương tiện truyền thông xã hội bằng việc tìm cách xâm nhập vào nền văn hoá mới do các những phương tiện truyền thông xã hội tạo nên để có thể phúc âm hoá chúng, thì Giáo Hội cũng thấy mình cần phải có một cuộc phê bình đánh giá những những phương tiện truyền thông xã hộivà về dấu ấn của những những phương tiện truyền thông xã hội trên các nền văn hoá vì ngoài những ích lưọi lớn lao đem lại cho con người,  những những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại cũng có nhiều mặt trái, nhiều mặt tiêu cực.
Về mặt tích cực, internet đem đến những thay đổi tốt đẹp: thế giới đã được mở toang và việc truyền đạt giữa con người với nhau nay đã nhanh chóng và dễ dàng hơn trước nhiều; nhờ các trang mạng công giáo, sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô đã được chuyển tới con người khắp thế giới một cách mà các vị truyền giảng phúc âm thuở ban đầu như Phaolô không thể nào mơ tưởng được. Các phượng tiện truyền thông xã hội, vì có khả năng đạt tới mọi người, nên có thể là những dụng cụ rất thích hợp để rao giảng Phúc Âm trong tinh thần phổ quát và thông cảm của đức bác ái công giáo. Giáo Hội tin rằng nếu được sử dụng đúng đắn, các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay sẽ mang lại những lợi ích hữu hiệu cho nhân loại vì chúng đóng góp rất nhiều vào việc giải trí, huấn luyện tinh thần cũng như việc mở rộng và củng cố nước Chúa.
Nhưng Giáo Hội cũng biết rằng con người có thể dùng bất cứ gì, nhất là những những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại để đi ngược lại với ý định của Đấng Tạo Hoá, và làm nguy hại cho chính mình; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ hết sức đau lòng vì những thiệt hại quá thường xảy ra cho xã hội con người do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Các phụ huynh, các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các tâm lý gia và nhiều người khác ngày càng nêu lên nhiều mối lo âu trước các nguy hiểm của internet. Nguy hiểm cho đức tin: đã phá đức tin, tiêu diệt đức tin, xuyên tạc đức tin, chống phá Giáo Hội, hạ uy tín của Giáo Hội… Nguy hiểm cho luân lý: đầy rẫy văn hoá khiêu dâm, sex: các hình ảnh hiếp dâm, cưỡng bức và lạm dụng tình dục là những hình ảnh hết sức thông thường trên internet, … / và còn những hình ảnh bạo lực, ảnh hưởng rất xấu trên giới trẻ…
Tuy có những mặt trái như vậy của internet, Giáo Hội vẫn muốn chúng ta dấn thân vào internet. Toàn thể Giáo Hội, từ hàng giáo phẩm, linh mục, tu sĩ đến giáo dân, hiện nay, càng ngày càng ý thức tầm quan trọng của những phương tiện truyền thông. Những khóa học hỏi, những bài thuyết trình, những cuộc gặp gỡ về vấn đề truyền thông đã và đang được tổ chức nhiều nơi.
Linh mục, nhất là trong Năm Linh Mục vừa mới chấm dứt (19-06-2010), đã được khuyến khích rất nhiều về sử dụng những những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại như một nguồn tài nguyên phong phú, có thể giúp đắc lực linh mục trong công việc mục vụ và loan báo Tin Mừng đối với con người của thời nay.
Đặc biệt là ngày 16/05/2010, dịp Lễ Thăng Thiên, nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 44, trong những ngày cuối của Năm Linh Mục, Đức Giáo Hoàng  Bênêđittô XVI đã đưa ra sứ điệp với  nhan đề: “Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: Những phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng đề tài “Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số : những phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa” – , thật là thích hợp để được lồng vào trong hành trình của Năm Linh Mục,  và đặt lên hàng đầu suy tư về một lãnh vực mục vụ rộng lớn và tế nhị như lãnh vực của truyền thông và của thế giới kỹ thuật số, trong đó linh mục được ban tặng những khả năng mới mẻ để thực thi thừa tác vụ phục vụ Lời Chúa của mình. Ngài nói việc mở rộng của các ptttxh gần đây và ảnh hưởng đáng kể của chúng luôn làm cho việc sử dụng chúng trong thừa tác vụ linh mục trở nên quan trọng và hữu ích hơn.
Đức Thánh Cha nói bổn phận hàng đầu của linh mục là “truyền thông”, là loan báo Chúa Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa làm người, và thông truyền ân sủng cứu độ đa dạng của Thiên Chúa xuyên qua các bí tích. Bổn phận truyền thông của linh mục là xây dựng sự hiệp thông giữa Chúa với  con người và giữa con người với Chúa. Phẩm giá và vẻ đẹp của sứ vụ linh mục là thể hiện lời thánh Phaolô: “Quả thế, Kinh Thánh nói : Bất kỳ ai tin vào Người sẽ không phải hối tiếc… Quả thế, tất cả những ai kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu thoát. Thế nhưng, làm sao họ kêu cầu vị Chúa mà trước tiên không tin vào Ngài? Làm sao tin Đấng họ không được nghe? Làm sao nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi?” (Rm 10, 11,13-15).
Đức Thánh Cha nói linh mục giờ đây trong sứ mạn của mình, hãy tìm cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, là những phương tiện khồng thể thiếu được và là những phương tiện có khả năng vô hạn trong việc diễn đạt Tin Mừng, vì thế, linh mục nào lơ là và thiếu sót trong vấn đề này, thì đáng trách như lời thánh Phaolô nói: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng!” (1 Cor 9, 16).
Đức Thánh Cha nói việc dùng các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, không những là trách nhiệm cấp bách của linh mục, mà còn đòi hỏi linh mục phải dấn thân có động cơ và hữu hiệu hơn, nghĩa là phải làm vì yêu Chúa và yêu các linh hồn, và phải làm sao để sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho có kiến hiệu.
Đức Thánh Cha nói linh mục hiện nay có cơ hội thuận tiện để dùng các những phương tiện truyền thông xã hội vì linh mục họ đang ở khởi đầu của một “lịch sử mới mẻ”, bởi vì các công nghệ kỹ thuật hiện đại càng tạo nên những mối quan hệ mật thiết và thế giới kỹ thuật số càng mở rộng các biên cương của nó, thì người linh mục sẽ càng được mời gọi lưu tâm đến chúng về mặt mục vụ, gia tăng sự dấn thân của mình, để dùng các phương tiện truyền thông phục vụ Lời Chúa.
Đức Thánh Cha, tuy cảnh cáo những nguy cơ và những sai lầm mà các có thể mang lại cho con người trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, nhưng vẫn yêu cầu các linh mục hiện diện tại đây để thực thi, trong sự trung thành liên lỉ với sứ điệp Tin Mừng, vai trò người hướng dẫn cộng đoàn giữa “những tiếng nói” đến từ thế giới kỹ thuật số, và loan báo Tin Mừng bằng cách dùng, – bên cạnh những phương tiện truyền thống -, phần cống hiến của thế hệ các phương tiện nghe nhìn mới (hình ảnh, vidéo, phim hoạt hình, blog, các trang web) vì các phương tiện nghe nhìn mới nầy là những cơ hội đối thoại mới mẻ và là những dụng cụ không thể thiếu cho việc loan báo Tin Mừng và dạy giáo lý.
Đức Thánh Cha nói linh mục có thể làm được nhiều điều cho Giáo Hội và cho loài người nếu biết sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay bởi vì, xuyên qua những phương tiện truyền thông hiện đại, linh mục có thể làm cho làm cho mọi người biết đến đời sống của Giáo Hội và giúp đỡ những con người hôm nay khám phá ra khuôn mặt của Chúa Kitô, bằng cách kết hợp cách sử dụng thích hợp và thông thạo những dụng cụ như thế.
Đức Thánh Cha cũng khuyên các linh mục tương lai hãy tìm cách thủ đắc phương tiện truyền thông xã hội trong suốt thời gian đào tạo, bên cạnh một sử chuẩn bị thần học vững chắc và một linh đạo linh mục vững vàng, được nuôi dưỡng bởi cuộc đối thoại liên lỉ với Chúa.
Đức Thánh Cha khuyên các linh mục trong sự va chạm với thế giới kỹ thuật số, phải làm lộ ra tâm hồn thánh hiến của mình để mang lại ‘linh hồn’ không chỉ cho sự dấn thân mục vụ, nhưng còn cho dòng truyền thông liên tục của “mạng lưới” ngài nói các linh mục, trong thế giới kỹ thuật số, cần làm cho mọi người  biết rằng ý định yêu thương của Thiên Chúa trong Chúa Kitô dành cho chúng ta không phải là một điều của quá khứ hay là một công trình thông thái, nhưng là một thực tại cụ thể và hiện thực. Quả thế, việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số phải có thể cho con người của thời đại chúng ta, và cho nhân loại lầm lạc hôm nay, thấy “rằng Thiên Chúa gần gũi ; rằng trong Chúa Kitô, chúng ta hết thảy thuộc về nhau.” (Benoît XVI, Diễn từ cho Giáo Triều Rôma dịp chúc lễ Giáng Sinh: Nhật báo Osservatore Romano bằng tiếng Pháp, ngày 21 /12/ 2009, tr.8) /
Đức Thánh Cha tin tưởng linh mục có thể hoạt động đắc lực trong thế giới truyền thông hiện nay. Ngài tin tưởng linh mục là người của Chúa, nên có thể phát triển và đem vào thực hành, xuyên qua những khả năng của mình trong lãnh vực những phương tiện kỹ thuật số mới mẻ, một sự mục vụ cho thấy Thiên Chúa sống động và đang hành động trong thực tại thường ngày và trình bày sự khôn ngoan tôn giáo của quá khứ như là một kho tàng phong phú mà, cần múc lấy ở đó để sống ngày hôm nay cách xứng đáng và xây dựng tương lai cách đúng đắn.
Đức Thánh Cha nói linh mục, với  tư cách là người  được thánh hiến, phải có nhiệm vụ mở ra con đường cho những cuộc gặp gỡ mới mẻ, bằng cách luôn đảm bảo phẩm chất của cuộc tiếp xúc của con người và sự quan tâm đối với những con người cũng như đối với những nhu cầu thiêng liêng đích thực của họ, bằng cách cho những người đang sống trong thời đại «kỹ thuật số» của chúng ta những dấu chỉ cần thiết để nhận ra Chúa; bằng cách mang lại cơ hội vun trồng sự mong đợi và niềm hy vọng và cơ hội lĩnh hội Lời Chúa mà cứu độ và tạo điều kiện cho sự phát triển con người toàn diện.
Đức Thánh Cha nói linh mục phải khẳng đinh quyền công dân của Thiên Chúa trong thế giới truyền thông. Lời Chúa sẽ có thể băng qua giữa những ngã đường vô số được tạo nên do mạng lưới giao nhau của những đường cao tốcđang cày nên không gian mạng và khẳng định “quyền công dân” của Thiên Chúa cho dầu vào thời đại nào, để, xuyên qua những hình thức truyền thông mới mẻ, Ngài có thể tiến bước trên những con đường dài của thành phố và dừng lại ở ngưỡng cửa của những mái nhà và những tâm hồn, để vẫn còn nói: “Này đây ta đứng trước cửa và gõ. Nếu ai nghe tiếng ta và mở cửa, thì ta sẽ vào nhà người ấy, ta sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với ta” (Kh 3, 20).
Đức Thánh Cha khuyên linh mục, qua các những phương tiện truyền thông xã hội, hãy lưu tâm đến tất cả mọi hạng người, nhất là những tín hữu của mọi tôn giáo, những người không tin, những người thuộc về các nền văn hóa khác, những người vô thần. Như ngôn sứ Isaia đã đi đến chỗ hình dung một ngôi nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc (x. Is 56, 7), linh mục có thể nghĩ rằng – như “hành lang của dân ngoại” trong Đền Thờ Giêrusalem – trang web cũng có thể mở ra một không gian cho những người mà Thiên Chúa còn vô danh đối với họ. Còn đối với những người  tín hữu của mình, trên trang web, linh mục tìm cách giúp họ gặp Chúa thâm sâu hơn.
Đức Thánh Cha nói linh mục hiện nay có thể làm việc rất đắc lực qua các những phương tiện truyền thông xã hội. Đối với linh mục, không có con đường nào có thể và phải bị đóng lại đối với những ai, nhân danh Chúa Kitô Phục Sinh, dấn thân trở nên luôn gần hơn với con người.
Đức Thánh Cha nói linh mục hiện nay làm việc rất đắc lực qua các phương tiện truyền thông xã hội vì những phương tiện nầy mang lại cho các linh mục những viễn ảnh luôn luôn mới mẻ và bao la về mặt mục vụ, thúc đẩy các linh mục làm nổi bật chiều kích phổ quát của Giáo Hội, giúp linh mục trở nên những chứng tá trong thế giới hôm nay, làm cho đời sống luôn luôn mới mẻ do việc lắng nghe Tin Mừng của Chúa Giêsu, Người Con đời đời đã đến giữa con người để cứu thoát nhân loại.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha khuyên linh mục hãy luôn khôn ngoan xây dựng đời sống đức tin của mình, luôn khôn ngoan trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, say mê loan báo Tin Mừng trên các những phương tiện truyền thông xã hội, chạy đến cầu xin Đức Mẹ Maria bảo trợ và xin thánh Vianê cầu bàu.
Nhân tiện trong bài thuyết trình nây, tưởng cũng nên nhắc lại vụ Đức Giám mục vì vụ nầy đã đánh thức Giáo triều Rôma và Đức Thánh Cha Bênêđitô về các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay. Tháng giêng năm 2009, xảy ra vụ Williamson. Qua vụ nầy, Giáo triều Rôma lúc đó thấy cần phải có nhiều sự thay đổi quan trọng đối với vấn đề truyền thông. Và chính Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã nhận ra rằng Giáo Triều Rôma của ngài lúc đó, đã không đo lường được sự quan trọng của internet, vì thế, ngài thú nhận: “Người  ta nói với tôi rằng nếu chú ý theo dõi những thông tin có thể được tiếp cận qua phương tiện internet, thì đã có thể biết được vấn đề một cách nhanh chóng. Tôi rút ra được bài học là trong tương lai, tại Toà Thánh, chúng ta phải để ý nhiều hơn về nguồn thông tin này” (Mgr Jean-Michel di Falco Leandr, CEEM, Rome (12-15/11/2009)
Linh mục là người phải bắt chước guơng sống đời truyền thông của Thầy mình, là Chúa Giêsu- Thầy truyền thông của linh mục là Đức Giêsu. Đây là nhà truyền thông lưu động (giảng trên núi, giảng dưới biển, giảng trên sông, giảng ngoài đường, giảng trong nhà, giảng trong hội đường, giảng trong phố chợ …).  Đây là nhà truyền thông luôn thông hiệp với  Chúa Cha (kết hiệp với Chúa Cha trong cầu nguyện, trong thực hành ý của Chúa trong mọi lúc, trong mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh). Đây là nhà truyền thông, khi rao giảng, thì đi thẳng vào lòng người bằng những kinh nghiệm của con người  hàng ngày trong cuộc sống,  bằng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống con người, bằng những tin tức sốt dẽo, bằng sự quan tâm sâu xa đến toàn thể con người  cả xác lẫn hồn,  tận lòng con người,và nhất là bằng Lời Chúa, Lời thánh Kinh. Đây là nhà truyền thông không những truyền thông bằng lời nói, bằng việc làm, mà còn truyền thông bằng cuộc sống chứng nhân của mình, và bằng cái chết của mình treo cao trên thập giá.
Hiện nay, linh mục hãy tìm cách trở thành nhà truyền thông tuyệt vời. Tuyệt vời không phải là vì linh mục biết sử dụng các phương tiện truyền thông, nhưng tuyệt vời vì đời sống của linh mục đi đôi với việc rao giảng, và linh mục biết phát triển các đức tính và thái độ của việc truyền thông của Thiên Chúa với giáo dân và cho giáo dân. Vì thế, linh mục hãy sống theo gương truyền thông của Chúa Giêsu – Người Mục Tử Tốt Lành (Ga 10,14) -,  qua việc biết chiên mình: “Tôi biết các chiên tôi”, qua việc làm cho chiên biết chủ chăn để chủ chăn làm cho chiên biết Giáo Hội, biết Thiên Chúa: “Các chiên tôi biết tôi.”,  qua việc lo lắng và hy sinh hết sức cho đàn chiên được sống tốt đẹp: “Tôi thí mạng sống mình vì đàn chiên”. Linh mục làm như vậy, không những cho chiên ở trong đàn chiên của mình, mà còn làm cho chiên ở ngoài đàn của mình nữa.
Và chương trình lý tưởng như thế hiện nay của linh mục, linh mục có thể thực hiện được một phần lớn, nhờ việc sử dụng các những phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, nhờ việc việc sử dụng internet.
—————————–
Tài liệu:
–         Aetatis Novae
–         An Toàn Liên Mạng : Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Úc Châu – Lm Vũ Văn An
–         Các Sứ điệp Ngày Truyền Thông của các Đức Giáo Hoàng
–         Communio et Progressio
–         Evangelium Nuntiandi
–         Église, Éthique et Internet / L’Église et Internet / Texte du Conseil pontifical pour les communications sociales
–         Inter Mirifica
–         Mục vụ Truyền thông trong Thế giới Kỹ thuật số – Lm. Trần Đình Long
–         Redemptoris Missio
Nguồn:

tonggiaophanhue

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Một 5, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Kinh nghiệm viết phóng sự

Kinh nghiệm viết phóng sự

Posted on Tháng Mười Một 3, 2010 by vietrenews

VRMI (03.11.2010) – Nếu tin nóng làm cho độc giả nôn nao đi tìm đọc thì phóng sự cách thức giữ chân độc giả ở lâu dài với bản báo bản đài.

 

Phóng sự là một thể loại quan trọng của báo chí hiện đại

Ở Phương Tây- những năm cuối thế kỷ XIX; ở Việt Nam – năm 1932 với tác phẩm đầu tiên “Tôi kéo xe” của Tam Lang – Vũ Đình Chí (1900-1983) đánh dấu sự ra đời của thể loại phóng sự. Từ bấy cho đến nay, phóng sự là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại. Không một tờ báo nào dám xem nhẹ phóng sự, tờ nào cũng ao ước có những phóng sự hay. Dạo quanh làng báo, đầy những tiếng thở dài: tiếc thay, bản báo tôi không có người viết phóng sự ra trò!

 

Phóng sự là gì ?

Là một cái tin được mở rộng, đào sâu? là một “cái tin nhẹ nhàng” ? là một câu chuyện thời sự?

Phóng sự chú trọng đến con người (trong sự kiện, trong vấn đề, trong hiện trạng…). Nó không chỉ quan tâm đến thông tin mà còn quan tâm đến giá trị nhân văn của thông tin. Tác giả được quyền đặc tả cảm nhận, phân tích, cắt nghĩa đời sống với một cái tôi riêng. Nhưng phải luôn nhớ: cuộc sống là trung tâm, chứ không phải cái tôi người viết là trung tâm.

Phóng sự cũng có nhiều loại

 

Phân chia thể loại phóng sự

Sự phân chia giúp ta có một ý niệm tương đối mạch lạc giữa các tiểu mục, nhờ đó, ngòi bút chủ động và nhạy bén hơn.

Dựa vào đối tượng có phóng sự sự kiện, phóng sự hiện trạng, vấn đề và phóng sự chân dung.

Nội dung hiện thực sẽ mách bảo ta tìm đến thể loại nào thích hợp nhất.

 

Đề tài phóng sự

Tìm ra được đề tài là thành công đến gần một nửa rồi. Nhưng tìm bằng cách nào? Giải pháp tốt là xây dựng “cây vấn đề”: Nó sẽ giúp ta nhìn sâu, xa vào đời sống

Ví dụ 1: Cây sung: Thân cây sung, cành sung, gốc sung, rễ sung, lá sung, trái sung.

Ví dụ 2: Cây đức tin: Thân cây (đời sống đức tin hiện tại), cành (đức tin nguời trẻ, nguời già, trí thức, nông dân .,.), gốc (truyền thống đức tin gia đình, giáo xứ …), rễ (cách đón nhận đức tin, kinh nhgiệm gặp gỡ Thiên Chúa …), lá (việc đại đức), trái (hành động dấn thân cho xã hội, giáo hôi.

Hãy ưu tiên cho những vấn đề gần, trực tiếp thuộc hôm nay và ngày mai, sau đó mới là hôm qua, hôm kia, hôm kia nữa. Những gì thuộc về quá khứ không nên bận tâm nhiều

Cuộc sống không bao giờ từ chối người cầm bút, mà chỉ có người cầm bút chối từ cuộc sống mà thôi.

 

Khai thác nguồn tin

Viết báo tuyên truyền hay báo đặt hang thuờng có sẳn đề tài, nên đôi khi viết xong ngay chính nguời viết cũng không muốn đọc lại, còn nguời đọc thì đã lỡ bỏ tiền mua báo phải cố đọc. Thuờng đề tài xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc đến sự kiện,nhân vật. Tức nhiên đề tài hay nếu sự kiện đụng đến đúng nổi khắc khoải lâu ngày của nguời viết. Có hai nguồn tin để nguời viết phóng sự tiếp cận.

Nguồn tin động: các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tôn giáo, quan chức, chức sắc, người dân, bạn bè, người trong cuộc, các chuyên gia, các nhà báo…không trừ một ai.

Nguồn tin tĩnh: thông cáo báo chí, tin từ các hãng tin khác (kể cà Radio và Tivi), trang web, các đơn thư, các sổ sách giấy tờ, nhật ký, sổ trực, chứng từ thu chi …

Tác phong tìm nguồn tin: dòm ngó, nghe hóng, thóc mách tọc mạch, nhanh tay nhanh mắt, nhanh mồm nhanh miệng, thính mũi thính tai. Như một ăng-ten cực nhạy, bắt được những tín hiệu rất khẽ.

Tìm cho kỳ đủ chất liệu thông tin mới thôi, nguời viết không bao giờ sợ thừa. Biết mười, ta sử dụng trong bài năm, bảy thôi, còn lại, để dành.

 

Khởi bút

Phóng sự thường mở bài theo lối gián tiếp bằng việc giới thiệu một người, miêu tả một quang cảnh, kể một giai thoại, dựng một đối thoại… Có được một khởi đầu tốt đẹp như rượu đã mở được nắp chai. Sau đó thì chỉ có việc rót rượu ra ly sao cho khéo cho đẹp rồi chúng ta nâng cốc.

 

Chi tiết bài phóng sự

Có hai loại chi tiết: loại đại trà và loại đắt giá. Loại thứ nhất là vật liệu thông thường, không cần bàn nhiều.

Loại thứ hai. Chi tiết này phải độc đáo, ấn tượng, như găm như vít vào trí não của người đọc. Một phóng sự hay thường phải có vài ba chi tiết loại này.

Chi tiết độc đáo có được nhờ tài quan sát tỉ mỉ và tinh tế. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết hay mà không biết sử dụng cũng phí.

Rải những “đồng tiền vàng” dọc theo suốt phóng sự. Đừng để đi chưa đến chợ đã hết vốn. Cũng đừng để dành đến lúc chợ tan rồi mà hàng quý còn ế ẩm.

 

Ngôn ngữ phóng sự

Gồm cả sự kiện, con số, có cả lý lẽ, lập luận, có cả miêu tả tường thuật, cả cảm xúc trữ tình…Chỗ nào cần thứ ngôn ngữ nào là sẵn sàng đáp ứng.

Có phóng sự phải đậm chất văn chuơng mới hợp. Có phóng sự thuần tuý thông tin vụ việc, vấn đề mới ra. Điều này tùy thuộc vào chính sự kiện hay nhân vật của phóng sự, chứ người viết cũng không theo ý riêng mình được.

Tất cả ngôn ngữ phóng sự đều hướng tới một điểm: giản dị, dễ hiểu. Lạm dụng từ chuyên môn, từ lóng, từ Hán Việt, từ đa nghĩa, từ cầu kỳ…là thái độ thiếu tôn trọng độc giả.

 

Giọng điệu văn

Mỗi tác phẩm phóng sự có một giọng chủ đạo nhất định nào đó. Có giọng như người đi đường chợt thấy, có giọng như chính mình là nhân chứng, có giọng khách quan, có giọng đồng cảm, có giọng kêu gọi giục giã, lại có giọng trữ tình mơ mộng…

Bên cạnh giọng chính, có đôi giọng phối thuộc, như phần bè hát, góp phần tạo thêm nhiều sắc điệu; nhưng không được lấn át  giọng điệu chính.

Giọng điệu vừa toát lên từ toàn bộ tác phẩm, vừa chi phối cách tổ chức tác phẩm, góp phần tạo hiệu quả tiếp nhận ở người đọc.

 

Tác phẩm để đời

Một tác phẩm phóng sự để lại ấn tuợng lâu dài trong long độc giả là điều nhà báo nào cũng uớc mong. Bí quyết thánh công ở đây là trong lúc thu thập thông tin, nhà báo có kiên nhẫn đọc và lắng nghe những tín hiệu sâu thẩm bên trong của nhân vật hay không. Những thong tin đó sẽ làm cho nguời đọc và nhân vật đồng điểu với nhau, lúc đó, tác giả trở thành miếng thịt ngụi giữa hai lát bánh sandwich!

Liệu bạn có muốn có những tác phẩm phóng sự báo chí xuất sắc không?

 

 

 
2 bình luận

Posted by trên Tháng Mười Một 3, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN TUẦN VIII, Gioan Lê Quang Vinh

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN TUẦN VIII

Posted on Tháng Mười 31, 2010 by vietrenews

Bài học tuần VIII Tâm lý công chúng truyền thông Internet do Cha An Thanh trình bày “từ xa” theo đúng nghĩa đen. Cha nhìn thấy rõ rằng “Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính”, và “Thế giới Internet một mặt rất công cộng, vì hầu như những gì đã đưa lên Internet thì ai cũng có thể tiếp cận, những vấn đề riêng tư, bí mật khó có thể bảo đảm tuyệt đối; mặt khác lại rất cá nhân, vì thuờng nguời ta chỉ một mình một phuơng tiện truy cập Internet, một mình tiếp nhận thông tin, một mình cảm thụ”.

Từ đó, Cha trình bày những nghiên cứu về tâm lý truyền thông với những điều thú vị và bất ngờ, chẳng hạn “Nếu trên website có nhiều chữ lớn, thì họ sẽ đọc luớt qua nhanh và bỏ luôn không đọc tiếp nữa, còn những chữ nhỏ thì dễ kéo sự chú ý của họ hơn” hoặc “Một điều khác còn làm cho các nhà truyền thông lâu năm kinh ngạc hơn là nếu báo giấy, nguời ta thích xem hình nhiều thì trên Internet nguời ta thích đọc chữ hơn xem hình, thích nghe (Radio) hơn là xem (TV)” “75% các tin tức được chuyển đến nhau nhờ các mạng xã hội như facebook, wordpress… chứ không phải các website báo chí chính thống.”

Từ những phân tích ấy, Cha An Thanh đi đến kết luận “Internet đang thay đổi tâm lý công chúng truyền thông. Điều này trở thành cơ hội và thách thức cho truyền thông Công giáo Việt Nam.”

Câu hỏi thảo luận cũng là một cách trắc nghiệm tâm lý công chúng truyền thông Internet: “Khi lên Internet, bạn thuờng truy cập 5 trang nào thuờng xuyên nhất? Vì sao bạn thuờng vào năm trang này?” và “Hãy tiếp cận với 10 nguời để làm một nghiên cứu nho nhỏ: Họ muốn gì khi truy cập Internet?”

Ngoại trừ một bạn học viên có lẽ do nóng lòng với những vấn đề các website nên muốn thảo luận câu hỏi khác, còn tất cả các bạn đã cần mẫn nhìn vấn đề một cách trực diện bằng những “nghiên cứu” nhỏ nhưng thực tế.

Những trang web các bạn hay vào đọc chia làm ba loại: website Công giáo, website tin tức chung và các blog. Các website Công giáo thì hầu như ai cũng đọc www.chuacuuthe.comwww.vietcatholic.org, các website tin tức thì các bạn chọn www.voa.com, www.rfa.org hay www.yahoo.com. Điều này nói lên điều gì nếu không phải là các bạn cần tin tức, tin tức trung thực và nhiệt tâm xây dựng Hội Thánh?

Các bạn cũng thực hiện “phỏng vấn bỏ túi” nhiều người khác nhau, cả nam lẫn nữ, già có trẻ có (người trẻ nhất là 13 tuổi, học sinh và người cao niên nhất 80 tuổi), có đạo cũng như không có đạo và làm nhiều nghề khác nhau trong xã hội.

Các cuộc phỏng vấn cho thấy mục đích truy cập Internet của mỗi người mỗi khác nhau. Có thể tạm chia các mục đích ấy thành bốn nhóm: học hành – tìm thông tin – chia sẻ – giải trí. Ở độ tuổi nào người ta cũng có nhu cầu học và tự rèn luyện. Là sinh viên, người ta tìm tư liệu, bài vở liên quan đến môn học. Là người lớn tuổi, người ta tìm học những gì ngày trước không có ở nhà trường. (Chúng ta có quyền hy vọng http://vrmi.wordpress.com sẽ ngày càng trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các môn học truyền thông. Tại sao không?)

Còn thông tin thì đa dạng. Báo chí trong nước không còn được tín nhiệm nữa, nên người đọc phải tìm thông tin chính xác và đầy đủ qua những website đáng tin cậy, trong đó có các website Công giáo nổi bật. Điều này cho thấy trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác và khách quan là cực kỳ quan trọng cho người làm truyền thông.

Vào Internet để giải trí ư? Nhạc, phim, games online và nhiều loại hình giải trí khác đang thu hút không chỉ giới trẻ mà mọi giới, mọi thành phần xã hội. Phải chăng các website cũng nên chú ý điểm này để làm cho chính mình được gần gũi độc giả mỗi ngày một hơn?

Còn một điểm khác, các bạn ít đề cập hơn, nhưng rõ ràng có tầm quan trọng lớn lao trên đời sống dân Chúa nói riêng và việc hoán cải xã hội nói chung. Đó là việc vào Internet để suy niệm và cầu nguyện. Nếu Đức Kytô là Lời truyền thông muôn thuở, thì truyền thông không thể tách rời sứ mạng đem con người về với Ngài.

Những trắc nghiệm và nghiên cứu nhỏ sau bài học này có vẻ như đơn giản, nhưng chắc chắn đọng lại nơi mỗi người những thao thức cho niềm đam mê làm truyền thông của mình.

TM Ban Học Vụ

Gioan Lê Quang Vinh

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?

Anna Tran, on Tháng Mười 30, 2010 lúc 10:50 Said:

1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Theo con, trước tiên chúng ta phải xác định được đề tài cần phỏng vấn. Từ đó xác định một cách rõ ràng mục đích của đề tài,cũng là mục đích cuộc phỏng vấn. (Vì có một đề tài, nhưng mỗi người lại hướng đến một mục đích khác nhau). Con cho rằng, mục đích phỏng vấn rất quan trọng. Vì khi xác định đề tài phỏng vấn, chúng ta sẽ có rất nhiều đối tượng liên quan cần phỏng vấn. Việc xác định mục đích của bài viết giúp ta thu hẹp phạm vi người cần phỏng vấn.
Ví dụ, khi con muốn viết về đề tài “Bảo vệ sự sống chẳng hạn”. Nếu mục đích của con hướng đến các cô gái và các bà mẹ, giúp họ nhận thức đúng và ý thức được việc làm của mình, thì nhân vật con cần phonrh vấn là các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, những người đã từng phá thai (Cái này rất khó và nhạy cảm, nhưng có lẽ họ sẽ chia sẻ khi biết mục đích của người viết.), là các bác sĩ (ví dụ để lấy những cảnh báo),… Nói chung là những nhận vật mà con có thể lấy ý kiến để làm cho bài viết của con với mục đich đã có trước,…
Như vậy, con muốn nhấn mạnh, mục đích của bài viết, con muốn người đọc rút ra đc cái gì, thấy được cais gì.
Sau khi xác định được mục đích bài viết, con sẽ tìm cách liên hệ với người mà con cho rằng có thể đáp ứng được. Con cũng cho rằng cần chọn lựa ng được phỏng vấn kĩ càng, con cứ chọn đã, còn việc tiếp cận và sự đồng ý của họ thì là khâu sau rồi.

PHẠM VĂN LƯƠNG, on Tháng Mười 28, 2010 lúc 11:55 Said:

Câu hỏi 1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Phạm Văn Lượng (Nhóm 7) xin trả lời theo cách đã làm khi chuẩn bị bài kết khóa, đề tài: SỨC MẠNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI NGHÈO (Bài báo chí)
Bước 1: Liên hệ trước những người PVL đã biết, đã quen và xin phỏng vấn họ, cho họ biết đề tài và xin cái hẹn. Đó là: một cư sĩ Phật giáo chuyên làm việc từ thiện vùng sâu vùng xa giúp người nghèo (làm từ thiện cá nhân không theo tổ chức nào (PVL đã gặp rồi). Đó là một linh mục DCCT cũng chuyên giúp người nghèo vùng sâu & xa (sẽ gặp vài ngày nữa). Đó là lời mời gọi hưởng ứng đề tài của các bạn blog đồng cảm, đồng cảnh ngộ (liên hệ qua mail pvl030575@gmail.com và blog http://vn.360plus.yahoo.com/pvl201035/ của PVL).
Bước 2: Gặp gỡ theo hẹn. Nhắc lại đề tài và theo “dòng nước của họ mà uốn éo lượn theo” để đạt mục đích của mình.
Ngoài những người quen biết trong phạm vi “chuyên nghiệp” của họ, PVL còn có ý định “tìm nhân vật” theo cách “người lạ / người chưa quen biết” nhưng cũng “rất chuyên nghiệp” theo cách sau:
Trực tiếp gặp người nghèo và phỏng vấn họ. Đó là những người phu quét đường, những người xin ăn, những anh xe ôm, chị bán hàng rong, bán vé số, những người ngủ vệ đường vì không nhà cửa… Có lẽ họ cũng có sức mạnh để vượt nghịch cảnh đời họ và họ cũng có giá trị đích thực của người nghèo, “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Hoặc trực tiếp gặp đại diện các cơ quan từ thiện, các tổ chức thiện nguyện, các mái ấm cho người bất hạnh… để “nghe tiếng nói của họ” hoặc những “thân phận người” nơi đó.
PVL mong được chỉ giáo thêm của mọi người. Xin cảm ơn.

Phay Van, on Tháng Mười 29, 2010 lúc 10:08 Said:

1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Nhân vật cần phỏng vấn phải là người trong cuộc, hoặc có liên hệ với các ý tưởng sẽ được triển khai trong đề tài. Nếu có thể được thì nên chọn nhân vật phỏng vấn là người nổi tiếng, bài báo sẽ thu hút độc giả hơn.

Nguyễn Thế Anh, on Tháng Mười 30, 2010 lúc 09:35 Said: Thảo luận:
1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Để phỏng vấn đúng đề tài, nhân vật được phỏng vấn là yếu tố quyết định cho cuộc phỏng vấn có kết quả tốt hay không, có thành công hay không. Do vậy, cần thấy trong để tài phỏng vấn, người được phỏng vấn là nhân vật chính của đề tài phỏng vấn, của sự kiện đang diễn ra, hoặc sự kiện có tầm ảnh hưởng xã hội to lớn.

Phê-rô Lê Ngọc Thạnh, on Tháng Mười 30, 2010 lúc 23:56 Said:

1. Để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài cần phải:
– biết được người có chuyên môn về lĩnh vực mà mình định mời phỏng vấn. Ví dụ: Khi bạn muốn làm sáng tỏ chức năng Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình, bạn nên tìm cách liên hệ với Đức cha Nguyễn Thái Hợp. Bạn muốn biết về kế hoạch và đường hướng phát triển của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo thì phải tìm Đức cha Nguyễn Văn Khảm. Bạn muốn tìm hiểu về đời sống giáo dân của một giáo xứ thì bạn nên tìm gặp Cha sở, chứ không thể tìm một người giáo dân sống lâu đời tại đó… Tuy nhiên có nhiều trường hợp Đấng bản quyền có thể ủy nhiệm một người nào đó để thay mặt các ngài tiếp xúc và trả lời thay họ.
– lên kế hoạch cụ thể trong bao lâu bạn sẽ phải hoàn thành đề tài phỏng vấn của bạn. Vì không thể bạn muốn liên hệ ai để xin được phỏng vấn thì người ta nhận lời ngay. Vì họ của lịch làm việc riêng của họ.
– nói rõ đề tài của bạn là gì. Bạn định làm gì với kết quả của buổi phỏng vấn đó (đăng ở đâu, phổ biến ở giáo xứ nào, hay làm tài liệu nghiên cứu, viết lách…)
– nêu rõ địa điểm, thời gian, khoảng thời gian dự định cho buổi gặp gỡ.
– nêu rõ bạn là ai, bạn đang làm gì, thuộc giáo xứ nào, thuộc đoàn thể nào, nghề nghiệp chuyên môn, thẻ hành nghề, ai cấp…
– nếu được xin giấy giới thiệu của những người mà bạn nghĩ là có uy tín có thể giúp bạn gặp được người như bạn mong muốn.
Đó là những suy nghĩ của tôi. Mong mọi người góp ý thêm và tôi cũng đang đọc hàng ngày những ý kiến của các bạn.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn: