RSS

Monthly Archives: Tháng Mười 2010

MỜI ĐẾN VIẾNG THĂM, GB. Nguyễn Văn Viện

MỜI ĐẾN VIẾNG THĂM

GB. Nguyễn Văn Viện

Cảm tác sau khi đọc bài của LM. Giám Tỉnh DCCT, Vinh Sơn Phạm Trung Thành.

https://i0.wp.com/mw2.google.com/mw-panoramio/photos/small/12375666.jpg

1.

Ở Ba Tám Kỳ Đồng

Có Dòng Chúa Cứu Thế

Có Trung Tâm Mục Vụ

Vòng tay luôn rộng mở

2.

Đây không có cây sung

Nhưng có nhiều cây bông

Tượng trưng niềm hy vọng

Cho những ai cậy trông

https://i0.wp.com/www.cuuthe.com/mry/mehcg5.jpg

3.

Có Mẹ Hằng Cứu Giúp

Có Thánh Anphongsô

Luôn giơ tay nâng đỡ

Những người đang sa cơ

4.

Hang đá hay đền thờ

Ánh nến sáng thâu đêm

Soi chiếu cho mọi người

Đường tìm về đến bến

5.

Không chỉ với người sống

Ngay cả người đã chết

Cũng vẫn được nhớ đến

Hằng tháng và hằng năm

6.

Nay là tháng các đẳng

Xin mời đến viếng thăm

Những người đang an nghỉ

Nhà hài cốt trong sân

http://ngonnennho.net/attachment.php?attachmentid=1074&stc=1&d=1256800030

7.

Các thánh ở trên trời

Các đẳng đang thanh luyện

Chúng ta người còn sống

Hội Thánh cùng thông công

8.

Đợi chờ ngày cánh chung

Ba Giáo Hội là một

Cùng ở trên Thiên Quốc

Ngắm dung nhan Chúa Trời.

31/10/2010

GB. Nguyễn Văn Viện

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Uncategorized

 

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN TUẦN VIII, Gioan Lê Quang Vinh

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN CỦA HỌC VIÊN TUẦN VIII

Posted on Tháng Mười 31, 2010 by vietrenews

Bài học tuần VIII Tâm lý công chúng truyền thông Internet do Cha An Thanh trình bày “từ xa” theo đúng nghĩa đen. Cha nhìn thấy rõ rằng “Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính”, và “Thế giới Internet một mặt rất công cộng, vì hầu như những gì đã đưa lên Internet thì ai cũng có thể tiếp cận, những vấn đề riêng tư, bí mật khó có thể bảo đảm tuyệt đối; mặt khác lại rất cá nhân, vì thuờng nguời ta chỉ một mình một phuơng tiện truy cập Internet, một mình tiếp nhận thông tin, một mình cảm thụ”.

Từ đó, Cha trình bày những nghiên cứu về tâm lý truyền thông với những điều thú vị và bất ngờ, chẳng hạn “Nếu trên website có nhiều chữ lớn, thì họ sẽ đọc luớt qua nhanh và bỏ luôn không đọc tiếp nữa, còn những chữ nhỏ thì dễ kéo sự chú ý của họ hơn” hoặc “Một điều khác còn làm cho các nhà truyền thông lâu năm kinh ngạc hơn là nếu báo giấy, nguời ta thích xem hình nhiều thì trên Internet nguời ta thích đọc chữ hơn xem hình, thích nghe (Radio) hơn là xem (TV)” “75% các tin tức được chuyển đến nhau nhờ các mạng xã hội như facebook, wordpress… chứ không phải các website báo chí chính thống.”

Từ những phân tích ấy, Cha An Thanh đi đến kết luận “Internet đang thay đổi tâm lý công chúng truyền thông. Điều này trở thành cơ hội và thách thức cho truyền thông Công giáo Việt Nam.”

Câu hỏi thảo luận cũng là một cách trắc nghiệm tâm lý công chúng truyền thông Internet: “Khi lên Internet, bạn thuờng truy cập 5 trang nào thuờng xuyên nhất? Vì sao bạn thuờng vào năm trang này?” và “Hãy tiếp cận với 10 nguời để làm một nghiên cứu nho nhỏ: Họ muốn gì khi truy cập Internet?”

Ngoại trừ một bạn học viên có lẽ do nóng lòng với những vấn đề các website nên muốn thảo luận câu hỏi khác, còn tất cả các bạn đã cần mẫn nhìn vấn đề một cách trực diện bằng những “nghiên cứu” nhỏ nhưng thực tế.

Những trang web các bạn hay vào đọc chia làm ba loại: website Công giáo, website tin tức chung và các blog. Các website Công giáo thì hầu như ai cũng đọc www.chuacuuthe.comwww.vietcatholic.org, các website tin tức thì các bạn chọn www.voa.com, www.rfa.org hay www.yahoo.com. Điều này nói lên điều gì nếu không phải là các bạn cần tin tức, tin tức trung thực và nhiệt tâm xây dựng Hội Thánh?

Các bạn cũng thực hiện “phỏng vấn bỏ túi” nhiều người khác nhau, cả nam lẫn nữ, già có trẻ có (người trẻ nhất là 13 tuổi, học sinh và người cao niên nhất 80 tuổi), có đạo cũng như không có đạo và làm nhiều nghề khác nhau trong xã hội.

Các cuộc phỏng vấn cho thấy mục đích truy cập Internet của mỗi người mỗi khác nhau. Có thể tạm chia các mục đích ấy thành bốn nhóm: học hành – tìm thông tin – chia sẻ – giải trí. Ở độ tuổi nào người ta cũng có nhu cầu học và tự rèn luyện. Là sinh viên, người ta tìm tư liệu, bài vở liên quan đến môn học. Là người lớn tuổi, người ta tìm học những gì ngày trước không có ở nhà trường. (Chúng ta có quyền hy vọng http://vrmi.wordpress.com sẽ ngày càng trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các môn học truyền thông. Tại sao không?)

Còn thông tin thì đa dạng. Báo chí trong nước không còn được tín nhiệm nữa, nên người đọc phải tìm thông tin chính xác và đầy đủ qua những website đáng tin cậy, trong đó có các website Công giáo nổi bật. Điều này cho thấy trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác và khách quan là cực kỳ quan trọng cho người làm truyền thông.

Vào Internet để giải trí ư? Nhạc, phim, games online và nhiều loại hình giải trí khác đang thu hút không chỉ giới trẻ mà mọi giới, mọi thành phần xã hội. Phải chăng các website cũng nên chú ý điểm này để làm cho chính mình được gần gũi độc giả mỗi ngày một hơn?

Còn một điểm khác, các bạn ít đề cập hơn, nhưng rõ ràng có tầm quan trọng lớn lao trên đời sống dân Chúa nói riêng và việc hoán cải xã hội nói chung. Đó là việc vào Internet để suy niệm và cầu nguyện. Nếu Đức Kytô là Lời truyền thông muôn thuở, thì truyền thông không thể tách rời sứ mạng đem con người về với Ngài.

Những trắc nghiệm và nghiên cứu nhỏ sau bài học này có vẻ như đơn giản, nhưng chắc chắn đọng lại nơi mỗi người những thao thức cho niềm đam mê làm truyền thông của mình.

TM Ban Học Vụ

Gioan Lê Quang Vinh

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Tình yêu của cỏ & Đi qua cuộc sống

Tình yêu của cỏ & Đi qua cuộc sống

https://i0.wp.com/files.myopera.com/PINKY99/files/greenfield.jpg

1. “Dù bị dẫm đạp, cỏ vẫn cố ngoi lên mà sống, có tả tơi bầm dập rồi cỏ cũng xanh um trở lại. Tôi thương cách sống của cỏ và yêu cách mà cỏ tồn tại – âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Và bạn có biết cách yêu của cỏ ? Kiên nhẫn nảy lên và xanh đến kiệt cùng …”
Kiên nhẫn nảy lên và xanh đến kiệt cùng… Cỏ đấy!



https://pvl230810.files.wordpress.com/2010/10/bc6b0e1bb9bcchc3a2nchie1bb81uve1baafng.jpg?w=222

2. “Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và đang đi đâu.” Và “điều đó rồi cũng qua đi”…..

Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/bongco-dt

& http://vn.360plus.yahoo.com/pvl201035/article?new=1&mid=3229

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Giáo Dục

 

Nhãn:

Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?

Anna Tran, on Tháng Mười 30, 2010 lúc 10:50 Said:

1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Theo con, trước tiên chúng ta phải xác định được đề tài cần phỏng vấn. Từ đó xác định một cách rõ ràng mục đích của đề tài,cũng là mục đích cuộc phỏng vấn. (Vì có một đề tài, nhưng mỗi người lại hướng đến một mục đích khác nhau). Con cho rằng, mục đích phỏng vấn rất quan trọng. Vì khi xác định đề tài phỏng vấn, chúng ta sẽ có rất nhiều đối tượng liên quan cần phỏng vấn. Việc xác định mục đích của bài viết giúp ta thu hẹp phạm vi người cần phỏng vấn.
Ví dụ, khi con muốn viết về đề tài “Bảo vệ sự sống chẳng hạn”. Nếu mục đích của con hướng đến các cô gái và các bà mẹ, giúp họ nhận thức đúng và ý thức được việc làm của mình, thì nhân vật con cần phonrh vấn là các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, những người đã từng phá thai (Cái này rất khó và nhạy cảm, nhưng có lẽ họ sẽ chia sẻ khi biết mục đích của người viết.), là các bác sĩ (ví dụ để lấy những cảnh báo),… Nói chung là những nhận vật mà con có thể lấy ý kiến để làm cho bài viết của con với mục đich đã có trước,…
Như vậy, con muốn nhấn mạnh, mục đích của bài viết, con muốn người đọc rút ra đc cái gì, thấy được cais gì.
Sau khi xác định được mục đích bài viết, con sẽ tìm cách liên hệ với người mà con cho rằng có thể đáp ứng được. Con cũng cho rằng cần chọn lựa ng được phỏng vấn kĩ càng, con cứ chọn đã, còn việc tiếp cận và sự đồng ý của họ thì là khâu sau rồi.

PHẠM VĂN LƯƠNG, on Tháng Mười 28, 2010 lúc 11:55 Said:

Câu hỏi 1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Phạm Văn Lượng (Nhóm 7) xin trả lời theo cách đã làm khi chuẩn bị bài kết khóa, đề tài: SỨC MẠNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI NGHÈO (Bài báo chí)
Bước 1: Liên hệ trước những người PVL đã biết, đã quen và xin phỏng vấn họ, cho họ biết đề tài và xin cái hẹn. Đó là: một cư sĩ Phật giáo chuyên làm việc từ thiện vùng sâu vùng xa giúp người nghèo (làm từ thiện cá nhân không theo tổ chức nào (PVL đã gặp rồi). Đó là một linh mục DCCT cũng chuyên giúp người nghèo vùng sâu & xa (sẽ gặp vài ngày nữa). Đó là lời mời gọi hưởng ứng đề tài của các bạn blog đồng cảm, đồng cảnh ngộ (liên hệ qua mail pvl030575@gmail.com và blog http://vn.360plus.yahoo.com/pvl201035/ của PVL).
Bước 2: Gặp gỡ theo hẹn. Nhắc lại đề tài và theo “dòng nước của họ mà uốn éo lượn theo” để đạt mục đích của mình.
Ngoài những người quen biết trong phạm vi “chuyên nghiệp” của họ, PVL còn có ý định “tìm nhân vật” theo cách “người lạ / người chưa quen biết” nhưng cũng “rất chuyên nghiệp” theo cách sau:
Trực tiếp gặp người nghèo và phỏng vấn họ. Đó là những người phu quét đường, những người xin ăn, những anh xe ôm, chị bán hàng rong, bán vé số, những người ngủ vệ đường vì không nhà cửa… Có lẽ họ cũng có sức mạnh để vượt nghịch cảnh đời họ và họ cũng có giá trị đích thực của người nghèo, “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Hoặc trực tiếp gặp đại diện các cơ quan từ thiện, các tổ chức thiện nguyện, các mái ấm cho người bất hạnh… để “nghe tiếng nói của họ” hoặc những “thân phận người” nơi đó.
PVL mong được chỉ giáo thêm của mọi người. Xin cảm ơn.

Phay Van, on Tháng Mười 29, 2010 lúc 10:08 Said:

1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Nhân vật cần phỏng vấn phải là người trong cuộc, hoặc có liên hệ với các ý tưởng sẽ được triển khai trong đề tài. Nếu có thể được thì nên chọn nhân vật phỏng vấn là người nổi tiếng, bài báo sẽ thu hút độc giả hơn.

Nguyễn Thế Anh, on Tháng Mười 30, 2010 lúc 09:35 Said: Thảo luận:
1. Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?
Để phỏng vấn đúng đề tài, nhân vật được phỏng vấn là yếu tố quyết định cho cuộc phỏng vấn có kết quả tốt hay không, có thành công hay không. Do vậy, cần thấy trong để tài phỏng vấn, người được phỏng vấn là nhân vật chính của đề tài phỏng vấn, của sự kiện đang diễn ra, hoặc sự kiện có tầm ảnh hưởng xã hội to lớn.

Phê-rô Lê Ngọc Thạnh, on Tháng Mười 30, 2010 lúc 23:56 Said:

1. Để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài cần phải:
– biết được người có chuyên môn về lĩnh vực mà mình định mời phỏng vấn. Ví dụ: Khi bạn muốn làm sáng tỏ chức năng Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình, bạn nên tìm cách liên hệ với Đức cha Nguyễn Thái Hợp. Bạn muốn biết về kế hoạch và đường hướng phát triển của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo thì phải tìm Đức cha Nguyễn Văn Khảm. Bạn muốn tìm hiểu về đời sống giáo dân của một giáo xứ thì bạn nên tìm gặp Cha sở, chứ không thể tìm một người giáo dân sống lâu đời tại đó… Tuy nhiên có nhiều trường hợp Đấng bản quyền có thể ủy nhiệm một người nào đó để thay mặt các ngài tiếp xúc và trả lời thay họ.
– lên kế hoạch cụ thể trong bao lâu bạn sẽ phải hoàn thành đề tài phỏng vấn của bạn. Vì không thể bạn muốn liên hệ ai để xin được phỏng vấn thì người ta nhận lời ngay. Vì họ của lịch làm việc riêng của họ.
– nói rõ đề tài của bạn là gì. Bạn định làm gì với kết quả của buổi phỏng vấn đó (đăng ở đâu, phổ biến ở giáo xứ nào, hay làm tài liệu nghiên cứu, viết lách…)
– nêu rõ địa điểm, thời gian, khoảng thời gian dự định cho buổi gặp gỡ.
– nêu rõ bạn là ai, bạn đang làm gì, thuộc giáo xứ nào, thuộc đoàn thể nào, nghề nghiệp chuyên môn, thẻ hành nghề, ai cấp…
– nếu được xin giấy giới thiệu của những người mà bạn nghĩ là có uy tín có thể giúp bạn gặp được người như bạn mong muốn.
Đó là những suy nghĩ của tôi. Mong mọi người góp ý thêm và tôi cũng đang đọc hàng ngày những ý kiến của các bạn.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Phỏng vấn: Nguyên tắc & kinh nghiệm – Tuần IX

Phỏng vấn: Nguyên tắc & kinh nghiệm – Tuần IX

Posted on Tháng Mười 27, 2010 by vietrenews

VRMI (27.10.2010) – Hôm nay sáu dân oan Cồn Dầu sẽ bị xử ở Cẫm Lệ, chúng ta hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho các anh chị em đó.

Giai đoạn ba của chúng ta bắt đầu bằng đề tài phỏng vấn. Đây là một kỹ năng quan trọng. Hầu hết các bài báo, muốn có chất liệu phong phú, nhà báo phải dùng đến kỹ năng nay. Với đề tài này, chúng tôi xin tóm luợc những nguyên tác và kinh nghiệm của giáo sư Fabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille, Pháp và nhà báo Metzler, K dựa trên tác phẩm: Creative Interviewing: The writer’s guilde to gathering information by asking questions, 3rd edition; USA: Allyn & Bacon, 1997

——————-

 

Các thể loại phỏng vấn

 

o  Phân tích: một chuyên gia giải thích một sự việc, giúp cho độc giả hiểu được sự việc đó.

o  Nhân chứng: một người chứng kiến hoặc tham gia một sự kiện thuật lại sự kiện.

o  Thông tin: một người công tác trong một lĩnh vực tiết lộ các dự án, quyết sách trong lĩnh vực của mình.

o  Ý kiến: người được hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, bình luận một sự kiện thời sự.

o  Phản ứng hay phỏng vấn nhanh: phản ứng ngắn và tức thì của một người trước một sự kiện. Nếu phỏng vấn nhiều người thì được gọi là micrô vỉa hè.

o  Chân dung: người được phỏng vấn biểu lộ bản thân.

 

Chuẩn bị phỏng vấn

 

o  Chọn đúng người để phỏng vấn và chọn đúng chủ đề.

o  Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày với người đó chủ đề sẽ phỏng vấn để người đó chuẩn bị.

o  Tìm hiểu về người mà mình phỏng vấn: thu thập tài liệu, tìm gặp các nhân vật liên quan.

o  Đào sâu chủ đề: biết rõ những sự việc quan trọng, số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đó xác định góc độ bài viết viết sẽ đề cập.

o  Làm danh sách các câu hỏi, sắp xếp chúng theo thứ tự.

 

Làm chủ cuộc phỏng vấn

 

o  Tập trung vào chủ đề, nhưng cũng đồng thời cởi mở và quan tâm, hứng thú với cuộc trò chuyện.

o  Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, giải thích điều mình trông đợi.

o  Ngồi ở tư thế thoải mái đẻ ghi chép được dễ dàng.

o  Tránh dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết.

o  Ghi chép.

o  Nên chụp ảnh sau khi đã phỏng vấn.

 

Dẫn dắt câu chuyện như thế nào?

 

o  Câu hỏi đầu tiên mang tính chung chung.

o  Không bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo niềm tin ở người đối thoại.

o  Đẩy cuộc phỏng vấn đến chi tiết cụ thể nhất có thể được.

o  Đặt câu hỏi mở.

o  Quay trở lại chủ đề, nếu người được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa.

o  Đặt lại một câu hỏi khác, nếu người được phỏng vấn trả lời quá chung chung.

o  Đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn kiệm lời, sau đó quay lại chủ đề.

o  Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói lại cho rõ.

o  Biết cách ra khỏi câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thú vị, có thể phục vụ cho phỏng vấn.

o  Ghi chép chính xác các công thức, giai thoại.

o  Không tranh luận, không đưa ra ý kiến của riêng mình.

o  Trước khi chia tay, chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn.

 

Bốn dạng bài phỏng vấn

 

o  Phỏng vấn dạng hỏi-đáp: là hình thức phổ biến nhất, dễ đọc.

o  Phỏng vấn được trích dẫn: bài báo được viết dưới dạng bài tổng hợp hoặc tường thuật, trong đó nội dung chủ yếu dành cho những trích dẫn. Điều quan trọng là biết miêu tả nhân vật hoặc bối cảnh một cách sinh động. Cũng có thể đưa vào những chi tiết thuộc về bối cảnh hay những lời giải thích.

o  Phỏng vấn dạng trò chuyện: phóng viên và người được phỏng vấn cùng có mặt. Bối cảnh, không khí cuộc trò chuyện đóng vai trò quan trọng. Bài báo gồm có đối thoại như trong tiểu thuyết. Hình thức mang tính văn học, thích hợp với các tạp chí hoặc chuyên mục văn hóa.

o  Phỏng vấn độc thoại: chỉ có một hoặc hoàn toàn không có câu hỏi, và một trích dẫn dài lời người được phỏng vấn. Dạng này ít được dùng và không hay. Được coi như một lời tuyên bố. Nhất thiết phải chia phỏng vấn thành nhiều đoạn bằng các tít xen, chú ý chuyển đoạn.

 

Một vài lời khuyên trong việc biên tập phỏng vấn dạng hỏi-đáp

 

o  Chọn câu hỏi: bằng cách đọc đi đọc lại toàn bộ nội dung ghi chép. Cần loại bỏ những chi tiết phụ. Đánh dấu những câu hỏi hay nhất, những nội dung thu hút sự chú ý.

o  Thông điệp cốt lõi và dàn ý: xác định góc độ, ý chính của người mình phỏng vấn, ý chính này sẽ nằm trong tít, sau đó xây dựng bố cục, tức thứ tự câu hỏi và câu trả lời. Không nhất thiết phải theo đúng trình tự cuộc phỏng vấn. Cần xây dựng lại cuộc phỏng vấn, sao cho bài viết được chặt chẽ và lôgic hơn.

o  Chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết: đây là công việc chính khi biên tập. Phải bỏ đi những câu nói sai, những chỗ ngập ngừng, đồng thời giữ lại cách diễn đạt và câu chữ của người được phỏng vấn. Vì vậy đôi khi phải viết lại câu hỏi và câu trả lời, sao cho chúng đơn giản, ngắn gọn hơn.

o  Sử dụng chữ đậm, chữ nghiêng,v.v… để phân biệt rõ câu hỏi và câu trả lời.

o  Mở đầu và kết thúc: câu hỏi đầu tiên chính là mở đầu. Vì vậy phải đi thẳng vào vấn đề. Với câu trả lời cuối cùng-kết thúc, phải trở lại thông điệp chính hoặc mở ra góc độ xử lý.

o  Độ dài: tùy mục tiêu và nội dung. Hình thức “ba câu hỏi …” là thích hợp, nhất là với những vấn đề thời sự.

o  Sapô và box: sapô giới thiệu người được phỏng vấn và chủ đề cuộc phỏng vấn. Trong box, cần giới thiệu lý lịch trích ngang để giới thiệu đầy đủ hơn người được phỏng vấn. Box cũng có thể lấy một câu trả lời nằm ngoài chủ đề cuộc phỏng vấn hoặc những thông tin bổ sung.

o  Tít: “trò chuyện với…” không phải là một tít. Hãy sử dụng thông điệp cốt lõi. Dễ nhất là dùng trích dẫn một câu nói ấn tượng tóm tắt được ý chính.

o  Nếu phỏng vấn dài, phải chia đoạn ra bằng các tít nhỏ, bằng ảnh, chú thích ảnh bằng các trích dẫn.

 

Phỏng vấn nhiều người


o  Micrô vỉa hè: phỏng vấn nhiều người dạng phản ứng, trả lời một câu hỏi duy nhất. Câu trả lời tương đối ngắn (một tin sâu), được minh họa bằng một ảnh và một giới thiệu ngắn gọn về người được phỏng vấn (tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở). Hình thức này rất sống động, rất con người, tạo điều kiện cho những người vô danh được phát biểu.

o  Phỏng vấn so sánh: một câu hỏi được đặt ra cho nhiều người. Hình thức thường dùng để phân tích hoặc lấy các quan điểm khác nhau. Cần trình bày sao cho dễ đọc.

o  Bàn tròn: dài và khó đọc hơn phỏng vấn so sánh. Dùng trong các tạp chí chuyên ngành, cho đối tượng độc giả có thói quen đọc và suy ngẫm.

o  Đối thoại trực tiếp: thích hợp trong chính trị. Phóng viên cần dẫn dắt cuộc trò chuyện một cách khéo léo

 

Những khó khăn trong phỏng vấn

 

Khi không hẹn được cuộc phỏng vấn thì:

o  Xây dựng cho một mình uy tín nghề nghiệp.

o  Thể hiện lòng nhiệt tình về bài viết của mình

o  Kiên trì. “Nếu cửa trước bị khóa, thử cửa sau xem sao. Nếu cửa sau cũng bị khóa, hãy thử cửa sổ!” Đối với những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí, cửa trước chính là những đại diện công chúng (PR) của họ. Cửa sau là các hiệp hội mà họ tham gia hay các ông bầu. Cửa sổ chính là bạn bè, đối tác làm ăn, họ hàng của họ

o  Lạc quan. Chưa thử sao biết không được?

o  Viết thư cho nguồn tin nói về nội dung bạn muốn phỏng vấn

o  Gửi cho họ vài câu khen ngợi, đưa ra những câu hỏi cho họ thỏa sức thể hiện cái tôi

o  Gọi cho nguồn tin mà bạn định phỏng vấn để kiểm tra lại thông tin bạn có từ các nguồn khác

o  Hãy tìm cách tiếp cận nguồn tin của bạn một cách không chính thức

o  Hãy tập trung vào chủ đề mà bạn biết nguồn tin sẽ thích nói và thích chia sẻ.

o  Nói lời khen nịnh xã giao: “Biết là anh/chị bận. Người bận thường là những người thú vị nhất và quan trọng nhất… Nếu không tôi làm phiền với anh/chị làm gì…”

 

Khi có những câu hỏi nhạy cảm thì:

o  Là câu hỏi khiến cho nguồn tin xấu hổ, chỉ trích liên quan tới công việc hay hoạt động chung của họ, hoặc câu hỏi riêng tư liên quan đến một sự kiện đáng buồn/đáng xấu hổ trong cuộc đời của họ

o  Phóng viên điều tra không viết dựa trên những gì một chính trị gia / thương nhân trả lời phỏng vấn. PV phải làm “bài tập” ở nhà: nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn những người khác, có bằng chứng để “vặn vẹo” khi nguồn tin muốn khẳng định, từ chối, giải thích, và đưa ra thông tin mới

o  Không tranh cãi, buộc tội, hay tỏ ra không thiện cảm

o  Câu hỏi riêng tư: Chỉ nên hỏi nếu chúng phục vụ cho bài viết

o  Tránh ép buộc: Để nguồn tin tự do chọn lựa những chi tiết họ muốn kể. Hãy tiếp cận các lĩnh vực nhạy cảm một cách gián tiếp

o  Hãy lắng nghe những tín hiệu gợi mở từ phía nguồn tin

 

Xác định tính chính xác thì:

o  Phóng viên mới phỏng vấn thường lo lắng nhiều: thiết lập quan hệ thế nào, tránh câu hỏi ngốc nghếch ra sao, nên  đãng trí quên những chi tiết nhỏ. Kết quả là thiếu chính xác: tên sai, hiểu nhầm, thông số kỹ thuật sai, câu mà nguồn tin nói đôi khi bị dẫn sai

o  Để giải quyết, hãy kiểm tra lại tên, địa chỉ, tuổi, chức danh của nguồn tin. “Tôi muốn kiểm tra lại…” Cần kiểm tra lại những điểm chính. Hãy nhắc lại những thông tin quan trọng trong phỏng vấn để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng

o  Những câu nói. Trừ phi chắc chắn chính xác, còn tốt nhất bạn hãy đọc lại để nguồn tin xác nhận là bạn đã ghi nhận đúng

o  Hãy đưa ra bối cảnh. Những bình luận của nguồn tin có thể bị hiểu sai vì phóng viên không hiểu bối cảnh

o  Kiểm tra đối chứng. Đôi khi, bạn đưa tin sai vì nguồn tin nói sai. Hãy kiểm tra lại với một nguồn tin khác nếu bạn thấy nghi ngờ

 

Vài khó khăn khác thì :

o  Không dám hỏi: He who asks is a fool for five minutes. He who does not ask is a fool forever

o  Không biết hỏi gì: Cần biết rõ góc độ mình sẽ viết trong bài khi bắt đầu phỏng vấn để giả sử nguồn tin nói lan man thì mình cũng đưa họ về điểm mình cần hỏi dễ dàng

o  Không quan tâm: “Tò mò” là một yếu tố quyết định sự thành công trong phỏng vấn. Khi nguồn tin thấy phóng viên không quan tâm gì thì họ cũng khó nhiệt tình trả lời những câu hay được.

o  Không lắng nghe: Học giao tiếp mắt – mắt, có dáng vẻ điệu bộ tỏ ra quan tâm, ghi chép vừa đủ, không tranh cãi, hỏi câu hỏi tiếp theo câu trả lời

o  Không chuẩn bị: câu hỏi hay nhất là câu mà người được hỏi không nghĩ rằng họ sẽ bị hỏi. Càng chuẩn bị kỹ, bạn càng dễ tìm ra những câu hỏi như vậy

o  Ăn mặc cẩu thả: Quần jeans thủng lỗ chỗ, áo thun ba lỗ mát mẻ. Bề ngoài không mốt quá, nhưng không lạc hậu quá là sự lựa chọn phù hợp

o  Định kiến trước: Luôn có sẵn câu hỏi trước khi họ hỏi  và chỉ cần nguồn tin gật đầu công nhận. Phải là người thực sự biết lắng nghe. Phải lượn lờ quanh vấn đề, tìm hiểu nó và muốn biết nên nói chuyện với ai nữa để hiểu hơn về vấn đề này.

 

Thảo luận:

1.      Làm thế nào để tìm được nhân vật cần phỏng vấn cho đúng đề tài?

2.      Khi nào thì nên viết lại bài phỏng vấn dạng hỏi đáp?

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Thông báo chuẩn bị kết thúc OMRC – I

Thông báo chuẩn bị kết thúc OMRC – I

Posted on Tháng Mười 24, 2010 by vietrenews

VRMI (24.10.2010) – Banhocvu- Chỉ còn ba đề tài nữa, khóa nghiên cứu truyền thông Công giáo online sẽ kết thúc.

Với đề tài: Tâm lý truyền thông Internet – tuần VIII, chúng ta kết thúc giai đoạn hai, giai đoạn bao gồm các đề tài bổ trợ: Học thuyết xã hội Công giáo, Tra cứu Thánh Kinh, Đạo đức truyền thông, và Tâm lý truyền thông Internet.

Bắt đầu tuần này, chúng ta sẽ buớc vào giai đoạn cuối, còn gọi là giai đoạn hoàn tất khoá nghiên cứu. Có hai việc quan trọng trong giai đoạn này:

1. Tiếp tục cùng nghiên cứu ba đề tài cuối: Kỹ thuật phỏng vấn, Viết phóng sự, và Biên tập một bài viết báo chí.

2. Làm bài tốt nghiệp khóa nghiên cứu: Để có thể hoàn thành việc này, các tham dự viên phải bắt đầu làm việc từ  hôm nay. Ở phần này, có hai bài buộc các nghiên cứu viên phải làm, nếu thiếu một trong hai bài sẽ không được xét tốt nghiệp OMRC – I. Hai bài đó như sau:

– Một tác phẩm báo chí:

+ Chọn một trong các đề tài sau đây để tìm hiểu và viết bài:

* Cách diễn tả đức tin của nguời Công giáo trẻ hôm nay (tại nơi bạn đang sống)

* Tuơng quan gữa giáo dân và giáo sĩ nên thế nào để Chúa Kitô thật sự là đầu của Hội Thánh?

* Đối thoại và thỏa hiệp

* Sức mạnh và giá trị của nguời nghèo

* Trẻ em có thể tự làm gì cho mình?

* Ô nhiễm môi truờng và kế hoạch của Thiên Chúa

* Kinh nghiệm xây dựng sự bình an nội tâm

* … và những đế tài khác (tự chọn)

Lưu ý: Đây là bài báo chứ không phải bài suy tư, nên các nhà báo tuơng lai không được ngồi một mình, tự nghĩ ra và viết. Bài viết này đòi hỏi phải ít nhất ba (03) ý kiến của nhân vật chính và những ý kiến khác của những nhân vật khác. Nếu không như vậy, thì bài viết không thuộc thể loại báo chí, tức là bài không đạt yêu cầu.

–  Bài nghiên cứu về một trong các đề tài chúng ta đã nghiên cứu trong khóa OMRC – I: Cụ thể, bạn được mời chia sẻ một đề tài trong khoa, bạn hãy viết một bài trình bày chi tiết về đề tài đó. Bài nghiên cứu này, cần có những kiến thức chính xác (có nguồn trích dẫn đáng tin cậy), và có những thông tin, kiến thức mới so với bài khóa mà các bạn đã được lãnh hội.

 

Thời hạn nộp bài và kết thúc khóa

–          Hạn cuối nhận bài là 22:00 pm, ngày lễ cung hiến thánh đường Latêranô, thứ ba, 09/11/2010. Lưu ý, cuối các bài viết xin nhớ ghi đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân:

Tên thánh (nếu là Công giáo)

Họ và tên … giới tính … ngày/tháng/năn sinh … địa chỉ thuờng trú … giáo xứ/giáo phận.

 

–          Thư tư 17/11/2010 kết thúc khóa

Xin Chúa Thánh Thần đồng hành với các bạn trong hai bài cuối khóa này.

BAN HỌC VỤ

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 31, 2010 in Truyền Thông Online

 

Thư giãn đôi chút: Thơ vui lấy vợ!

Cảm ơn Chị Ngọc Nga đã giới thiệu và chuyển qua mail.

https://i0.wp.com/www.wallcoo.net/paint/Donald%20Zolan_Early_Childhood_01/images/painting_children_childhood_kjb_DonaldZolan_40DozensofDaisies_sm.jpg

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ non
Ra đường ai biết cháu hay con
Nhí nha nhí nhảnh đòi vàng bạc
Bán cả bàn thờ sắm phấn son.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ già
Ra đường ai biết chị hay bà
Sanh hai ba lượt mình teo nhếch
Má hóp, xương lòi, ốm như ma.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ lùn
Chồng cao vợ thấp khó đi chung
Giữa đường vợ muốn bàn câu chuyện
Chồng phải quỳ bên tiếp chuyện cùng.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ cao
Tay chân lẵng khoẵng, tướng quều quào
Rủi khi đau bụng đi cầu cá
Lớ ngớ quều quào, lọt xuống ao.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ù
Đêm nằm ôm vợ, ngỡ ôm lu
Rủi khi bà mớ đè lên bụng
Dẹp xác ông chồng khóc hu hu.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ròm
Người toàn xương xẩu, làm sao ôm?
Thuốc tàu, thuốc bắc, cao hổ cốt
Uống cả trăm ly vẫn ốm nhom.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ghen
Áo quần khi xé rách teng beng
Rủi hôm cao hứng chồng về trễ
Bể chén, bể ly, bể cái đèn.

Lấy vợ nên kiêng vợ sún răng
Giận con lè lưỡi tựa bà chằng
Tiệc tùng rủi gặp bò xào giấm
Mắc nghẹn có ngày té ngã lăn.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ hô
Hàm răng lởm chởm nói bô bô
Rủi khi bả giận ôm chồng cắn
Đổ máu phu quân chạy thấy mồ.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ giàu
Ra đường thiên hạ bảo trèo cao
Về nhà bị vợ đì giặt áo
Mất mặt trượng phu đấng anh hào.

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ nghèo
Ông bà cha mẹ khó ăn theo
Cày sáng cày khuya mà vẫn nợ
Tội đàn con nhỏ đói leo nheo.

Lấy vợ nên kiêng vợ ngáy to
Đêm nào đi ngủ cũng khò khò
Tội đức lang quân nằm kế cạnh
Mất ngủ lâu ngày chắc phát ho.

Chủ Tịch Hội Độc Thân

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 23, 2010 in Vui Cười

 

Nhãn:

Thảo luận “Công chúng truyền thông Internet”

Câu 1. Khi lên Internet, bạn thường truy cập năm (05) trang nào thuờng xuyên nhất? Vì sao bạn thường vào năm trang này?

PVL (Nhóm 7) xin trả lời. Đó là:
http://www.hdgmvietnam.org/
Đọc suy niệm Tin Mừng mỗi ngày của Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ và đưa lên blog : http://vn.360plus.yahoo.com/pvl201035
đồng thời lướt qua những thông tin được xem là tiếng nói chính thức của các Đấng bậc hàng đầu của Hội Thánh Công Giáo VN.
http://chuacuuthe.com/
Đây là tiếng nói chính thức của DCCTVN. PVL là con chiên của các Cha CSsR từ hồi “mới mở mắt”, muốn nghe tiếng nói của Cha mình về linh đạo theo Thánh tổ phụ An-phong, hướng về người nghèo, người cô thế, người bị bỏ rơi… và PVL cũng là một trong những người nghèo đó.
http://nuvuongcongly.net
Muốn tìm hiểu những “bí mật chưa được khai phá về mọi lãnh vực” thường là có nhanh nhất. Thú thật, PVL đã được một số LM thuộc hội dòng CMC nói quan điểm của các ngài về trang web này, đại khái là “yếu đức tin thì không nên đọc”, còn ai “vững đức tin thì khi đọc phải biết lượng giá, gạn lọc…”. Viết đến đây, PVL chợt nhớ có ai đó nói ý này, dù Giáo Hội Công Giáo của tôi thế nào đi nữa thì một điều rõ ràng, tôi vẫn là người Công Giáo (chứ không bỏ đạo!) (?).
http://www.voanews.com/vietnamese/news/
Để biết những thông tin mang tầm vóc quốc tế, mới / nhanh (Nếu chọn giữa BBC và VOA, tôi chọn VOA vì lý do riêng).
http://www.dunglac.org/
Đối với PVL, trang này cũng rất phong phú, cập nhật liên tục, giúp cho bản thân hiểu nhiều mọi mặt. Và sau khi đọc xong, lại post những bài chọn lọc lên blog:
http://vn.360plus.yahoo.com/pvl201035
để cư dân mạng thưởng thức. Một số LM CSsR khi nghe PVL chia sẻ, các ngài khích lệ mình tiếp tục làm công việc này vì đây là hình thức truyền giảng Tin Mừng trên mạng. Và đây cũng là lý do khiến PVL cố gắng tham dự lớp Truyền Thông Online dù đã bước vào tuổi lục tuần.
Cảm ơn các bạn để mắt đọc qua.
Nguyện xin Chúa và Mẹ Hằng Giúp đoái thương gìn giữ anh chị em học viên của chúng con được bình an / và cũng ban nhiều ơn lành cho Ban Học Vụ nữa. A-men.

Câu 2. Hãy tiếp cận với 10 người để làm một nghiên cứu nho nhỏ: Họ muốn gì khi truy cập Internet? (Xin nhớ ghi chú: tuổi, học vấn, nông thôn/thành thị, tôn giáo). Đừng bận tâm điều họ trả lời hay dở, mà hãy bận tâm, chắc chắn không điều họ nói ra.
PVL (Nhóm 7) xin trả lời, bản thân đã thực tế tiếp cận với 10 người và thống kê như dưới đây:
Nữ : 6 người.
Tuổi của nữ xếp từ nhỏ đến lớn, mỗi độ tuổi một người:
– 13 tuổi – Trung học Cơ sở – Thành thị – Công giáo – Mail, chat, games, đọc truyện, tìm tài liệu học tập.
– 21 tuổi – Đại học –Thành thị – Vô thần – Viết blog tâm sự, kết bạn chia sẻ, tìm kiếm thông tin học tập & thông tin cần biết các loại, nghe nhạc, mail.
– 22 tuổi – Cao đẳng – Đồng nai – Thiên Chúa – Tìm hiểu thông tin ngành nghề, xã hội, bài viết để học tập, chia sẻ về cuộc sống, sức khỏe, kinh nghiệm, trao đổi qua mail, trực tuyến, facebook, nghe nhạc giải trí.
– 33 tuổi – Trên Đại học – Thành thị – Công giáo – Tìm tài liệu nghiên cứu, đọc tin, mail…
– 46 tuổi – Trình độ văn hóa đủ để ứng xử với đời – Oklahoma USA (gốc Huế) – Công giáo – Đọc tin tức, tìm tư liệu bổ sung kiến thức, email, blog, đọc sách trên mạng.
– 52 – Đại học – Nông thôn – Không tôn giáo – Tìm tư liệu, thông tin về quản lý giáo dục và giảng dạy THPT, giao lưu, kết nối học tập toàn cầu, cập nhật thông tin hằng ngày, nghe nhạc giải trí sau giờ lao động.

Nam : 4 người.
Tuổi của nam xếp từ nhỏ đến lớn, mỗi độ tuổi một người:
– 40 tuổi – Đại học – Thành thị – Không tôn giáo – Thông tin, chia sẻ, kết nối, giải trí.
– 60 tuổi – Đại học – Thành thị – Không tôn giáo – Giao lưu kết bạn, giải khuây qua thơ văn.
– 64 tuổi – Trung cấp kỹ thuật lái tàu – Thành thị – Công giáo – Đọc tin tức, tìm hiểu kinh doanh mạng.
– 80 tuổi – Trình độ văn hóa con Cụ đồ nho – Thành thị – Công giáo – Mail, đọc tin tức, viết bài gửi “báo mạng”.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 23, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN VỀ BÀI “ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG” (Tuần VII), Gioan Lê Quang Vinh

LƯỢC TÓM BÌNH LUẬN VỀ BÀI “ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG” (Tuần VII)

Bài học về Đạo Đức Truyền Thông trình bày tóm lược nội dung chính của văn kiện Đạo Đức trong Truyền Thông, do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội ban hành tại thành Vatican, ngày 04 tháng 06 năm 2000. Bài học nhấn mạnh nguyên tắc “truyền thông phục vụ con người” và cần phải tuân thủ những chuẩn mực đao đức, đặc biệt là phải trung thực.

Phần kết luận của bài viết là kim chỉ nam cho mọi người, người làm truyền thông và người tiếp nhận truyền thông: “Đức Giêsu là khuôn mẫu và chuẩn mực cho việc truyền thông của chúng ta. Đối với những ai tham gia và việc truyền thông xã hội, bất kể là người hoạch định chính sách hay nhà truyền thông chuyên nghiệp hoặc chỉ là người tiếp nhận hay bất cứ người nào, kết luận luôn luôn rõ ràng: “Bởi đó, hãy dẹp bỏ sự gian dối, mỗi người hãy nói thật với tha nhân vì tất cả chúng ta là chi thể của nhau… Đừng để sự xấu xa nào thoát ra khỏi miệng anh em, mà chỉ nói những lời xây dựng, tuỳ theo hoàn cảnh, hầu sinh ơn ích cho người nghe” (Ep 4,25.29).

Bài học này nhận được nhiều phản hồi bình luận của học viên nhất, vì tính quan trọng của nó, và cũng vì hai câu hỏi rất thú vị: “bình luận về anh phóng viên chụp bức ảnh một đứa bé bị cá sấu ăn thịt” và “Trong bối cảnh truyền thông VN hiện nay, chúng ta có thể làm gì để nền truyền thông đạo đức hơn?”.

Ý kiến các bạn học viên về tình huống chụp ảnh có thể chia ra hai nhóm rõ rệt. Nhóm thứ nhất cho rằng chụp ảnh như thế là vô đạo đức. Việc cứu người vẫn là quan trọng hơn hết, vì truyền thông trước hết là để phục vụ con người. Nếu anh phóng viên không lo cứu người mà chỉ lo chụp hình để nổi tiếng vì săn ảnh “độc” thì quả là bất nhân, không chấp nhận được. Có bạn dùng từ “bất lương”, “vô nhân tính” để nhận xét về anh phóng viên ấy.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến (nhóm thứ 2) cho rằng chúng ta không nên vội vã lên án anh phóng viên đó vì một số lý do. Có thể anh theo phản xạ nghề nghiệp, vừa thấy cảnh ấy thì lập tức bấm máy rồi mới hành động sau. Có thề anh không có khả năng cứu em bé vì con cá sấu quá hung hăng hay vì địa thế không cho phép anh đến gần. Có bạn cho rằng trong trường hợp không thể cứu em bé, thì bức ảnh sẽ là “thông điệp để cảnh báo với các bậc cha mẹ, người lớn và cộng đồng hãy ý thức hơn trong việc bảo vệ trẻ em, không những nơi có cá sấu mà bất cứ nơi nào không an toàn.” Các bạn cho ví dụ trường hợp thấy công an đánh dân, thì chỉ biết chụp hình mà thôi!

Để dung hoà ai ý kiến ấy, các bạn đồng ý rằng truyền thông phải trình bày sự thật nhằm đề cao phẩm giá con người. Trong khi hành động, người làm truyền thông phải đặt con người làm trọng tâm và phải coi sự sống là quan trọng hơnh những điều khác.

Trả lời cho câu hỏi “Trong bối cảnh truyền thông VN hiện nay, chúng ta có thể làm gì để nền truyền thông đạo đức hơn?”, các bạn đưa ra nhiều ý kiến rất thực tế và cũng không kém phần thú vị. Các bạn đồng ý rằng chúng ta phải viết thật, trình bày sự thật trong khi chờ báo chí nhà nước viết thật. Viết rồi làm gì? Gửi cho các website mình tin tưởng như www.chuacuuthe.com, www.vietcatholic.org v.v…Còn nếu chưa viết được thì hãy giới thiệu các website ấy cho người thân của mình để họ biết thông tin về Giáo Hội và xã hội.

Các bạn cũng đề nghị đọc, nghiên cứu Học Thuyết Xã Hội Công Giáo để có kim chỉ nam hành động cho mình. (Thú vị là có bạn còn quảng cáo giúp: “có thể mua sách HTXHCG tại Nhà Sách Đức Mẹ- 38 Kỳ Đồng, Q3, Sài-gòn. Bản phổ thông: 45.000đ/ cuốn,bản đầy đủ: 70.000đ/ cuốn”)

Bạn Paul Minh Nhật và một số bạn đưa ý kiến sâu sắc: “Theo tôi lý do quan trọng nhất là không được đào tạo để có một lương tâm biết phán đoán, lương tâm lành mạnh.Mà việc lương tâm không còn biết cắn rứt , lành mạnh như thế nữa có thể là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay, vì xã hội này không có một chuẩn mực đạo đức, luân lý nào hết nữa. Một ví dụ điển hình như xã hội của chúng ta đây không quan tâm giáo dục con người toàn diện, chỉ tập trung phát triển một cách lệch lạc và không khoa học khi loại bỏ tôn giáo, tâm linh, tinh thần ra khỏi con người, họ coi những giá trị trên như chuyện phù phiếm.”

Và như thế, việc học hỏi, đào luyện lương tâm và nhất là cầu nguyện không ngừng sẽ giúp người làm truyền thông Công giáo đi đúng hướng.

Trong tuần lễ thứ VIII, mời các bạn đọc kỹ và tích cực đóng góp ý kiến về bài học “Tâm Lý Công Chúng Truyền Thông Internet” do Cha An Thanh trình bày.

TM Ban Học Vụ

Gioan Lê Quang Vinh

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 23, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn:

Tâm lý công chúng truyền thông Internet – Tuần VIII, An Thanh, CSsR

Tâm lý công chúng truyền thông Internet – Tuần VIII

VRMI (20.10.2010) – California, USA – Từ khi Internet xuất hiện (hơn 20 năm), các hãng truyền thông lớn không ngừng tổ chức nghiên cứu tâm lý công chúng hầu tìm cách giữ chân độc giả của báo/tạp chí, khan giả truyền hình và thính giả của radio, những nguời đang ngày kết than hơn với Internet.

Những kết quả nghiên cứu đưa ra những thách thức lớn cho những phuơng thức truyền thông truyền thống đã từng gây song gió đến mức tự nhận mình là quyền lực thứ tư. Nếu truớc đây ở vĩa hè Sài Gòn, những ông anh bà chị ngồi uống cà phê “tám” chuyện thời sự, mà một ai xác nhận chuyện đang bàn đã được báo đắng, đài truyền hình nói thì coi như chuyện đó đã là chân lý. Nhưng bây giờ không còn thế, vì sẽ có nguời phản bác lại ngay rằng “có chắc báo, tivi nói đúng khong? Tớ thấy trên internet nói khác kìa!”

Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính. Ngay cả những công chúng trung thành truớc đây của các bản báo, bản đài cũng đang tập tành và chuyển dần sang kênh giao tiếp Internet như bọn trẻ.

Internet được dự báo trở nên một môi truờng giao tiếp đa chiều kích cho mọi nguời, ở mọi nơi và thuộc mọi đẳng cấp. Một xã hội ảo, nhưng lại có những tác động rất thật về đồng tiền trong két sắt gia đình, về việc một nguời được cứu sống hay bị bắt oan, về việc đến truờng hay tự học, về niềm vui, hy vọng cũng như những chuổi thất vọng …

Thế giới Internet một mặt rất công cộng, vì hầu như những gì đã đưa lên Internet thì ai cũng có thể tiếp cận, những vấn đề riêng tư, bí mật khó có thể bảo đảm tuyệt đối; mặt khác lại rất cá nhân, vì thuờng nguời ta chỉ một mình một phuơng tiện truy cập Internet, một mình tiếp nhận thông tin, một mình cảm thụ. Cá nhân ở đây rất khó xác định để các nhà truyền thông có thể chủ động với tới. Ai có thể cấm một phụ huynh vào đọc trang của các cháu thiếu nhi, và ai có thể ngăn một đứa trẻ truy cập vào trang nguời lớn? Nguời nghèo cũng có thể tiếp cận với lối sống của hạng thuợng lưu giàu có, và nguời giàu có cũng có thể chia sẻ được những cảm nhận chua cay của cảnh nghèo. Những nguời thuộc các nền văn hóa Á Đông có thể tiếp cận và hội nhập được hay phản cảm đến nổi lọan vì văn hóa Viễn Tây.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý truyền thông Internet không còn dừng lại ở chổ đưa ra những khẳng định chắc chắn hay những phủ định tuyệt đối, mà chủ yếu chỉ là những gợi ý đẩy những nhà truyền thông đến những chọn lựa tinh tế hơn trong mỗi lần tham gia tiến trình truyền thông.

1. Những nghiên cứu về tâm lý công chúng truyền thông trước đây

Sousselier ( Pháp), năm 1972, khi phân loại khan giả truyền hình đã nói như sau: Chỉ có 8% từ chối xem truyền hình hoặc xem rất ít (đa số là thanh niên từ 14 – 24 tuổi). 29% thích xem các chuơng trình bình dân, ít trí tuệ. Đa số họ là nông dân, công nhân lao động chân tay. 30% chỉ xem các chuơng trình cách chọn lọc. Đa số là dân trí thức, và chỉ 30% thích xem mọi chuơng trình. Họ là những nguời đã nghĩ hưu, các viên chức hành chánh cấp thấp, những nguời ở các thị xã, thành phố nhỏ.

Tiến trình tâm lý công chúng truyền thông có thể mô tả thông qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu “mê mẩn” khi thấy các phương tiện truyền thông vừa chào đời, họ tỏ ra rất hào hứng, phấn khích. Nhưng một thời gian sau sẽ là giai đoạn “bão hòa”. Khi ấy công chúng bắt đầu chán vì phải theo dõi quá nhiều. Và giai đoạn cuối mới thật quan trọng, gọi là “trưởng thành”. Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sử dụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, họ biết phê bình nội dung chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc những cái cần xem, và khôi phục lại những tập quán cũ đã có từ trược trong việc sử dụng ngân sách thời gian. (Bạn có thể đọc nhiều hơn về vấn đề này ở đây).

2. Những nghiên cứu mới về tâm lý công chúng truyền thông

Viện Poynter, Trung tâm Estlow về Báo chí và Truyền thông mới, và Eyetools vừa đưa ra một kết quả nghiên cứu dày 300 trang dựa trên kết quả nghiên cứu của 25 website có nhiều nguời truy cấp nhất hiện nay như  Google, Facebook, YouTube, Yahoo!, Windows Live, Baidu.com, Wikipedia, Blogger.com, CNN Interactive, TagesschauAnsa , NEWS Online, FNC, BBC Online, asahi.com, ABCNews.com, News.com.au, Indiatimes

Theo đó, một nguời khi vào trang chính của website họ quan tâm đến layout, nhất là biểu tuợng. Điều này thì gần như ai cũng dự đoán được. Nhưng điều ngạc nhiên là size chữ viết. Nếu trên website có nhiều chữ lớn, thì họ sẽ đọc luớt qua nhanh và bỏ luôn không đọc tiếp nữa, còn những chữ nhỏ thì dễ kéo sự chú ý của họ hơn. Thuờng họ sẽ đọc hết nội dung, nhưng nói là chữ nhỏ, thì cũng phải nhớ chữ nhỏ đó có thể đọc dễ dàng chứ không phải loại chữ siêu nhỏ, phải cố gắng lắm mới đọc được.

Một điều khác còn làm cho các nhà truyền thông lâu năm kinh ngạc hơn là nếu báo giấy, nguời ta thích xem hình nhiều thì trên Internet nguời ta thích đọc chữ hơn xem hình, thích nghe (Radio) hơn là xem (TV).

Những hình hay chữ gây được chú ý do vị trí trên website được nguời xem chú ý như sau: 68% chú ý truớc tiên vào cột bên trái, 55% chú ý trên đầu trang, 34% chú ý cột bên phải, và 14% chú ý ở cuối trang.

Nghiên cứu này còn cho biết, những nguời truy cập Internet có xu huớng lick chuột vào các tấm hình, mặc dù nhiều lúc tại tấm hình đó không gắn đường link nào cả.

Một nghiên cứu khác do Vadim Lavrusik và các cộng sự viên thực hiện sẽ làm cho các nhà truyền thông chuyên nghiệp bớt ảo tuởng về mình và bản báo của mình.

75% các tin tức được chuyển đến nhau nhờ các mạng xã hội như facebook, wordpress… chứ không phải các website báo chí chính thống. Tức là các blogger có thể vừa là nguời đưa tin vừa chuyển tin đến cộng đồng friend list của mình, hoặc đơn giản các friends chỉ đọc tin của một website lớn qua trang blog của nguời mình tin cậy mà thôi.

Lý do chính dẫn đến hiện tuợng này là do thông tin mỗi lúc một nhiều, nhưng lại không luôn luôn rõ rang. Không rõ rang vì tin bị trùng lập và thiếu nguồn hay nguồn không chính xác, báo này đăng rồi, đài khác lại phát lại, hoặc tồi tệ hơn vì chính nội dung thông tin là những tin không được kiểm chứng độ chính xác.

Jay Rosen, giáo sư ngành báo chí trường Đại học New York kiêm nhà phê bình truyền thông, đã dẫn lời Clay Shirky, một nhà văn nổi tiếng của Mỹ: “không có cái gọi là sự quá tải thông tin mà chỉ có những thất bại trong việc sàng lọc thông tin”.

Có thể là như thế, nên dân cư mạng bắt đầu dựa vào bạn bè để chọn lựa thông tin hay và chính xác nhất. Từ đó tạo ra một tiến trình tuơng tác truyền thông khác truớc đây. Một độc giả chuyển tin cho các bạn của mình cách tự động (trong Facebook) khi nguời ấy dung chức năng share ở cuối bài báo hay đọc được, hay chủ động copy bài từ trang web về trang blog của mình. Những nguời trong friend list của nguời ấy cũng thấy đây là một thông tin bổ ích hay cần phổ biến, lại tiếp tục share hay copy đến các friend riêng của họ. Lúc này nguời đọc vừa là công chúng truyền thông, vừa là nguời truyền thông.

Một kết quả thăn dò khác cho biết 72,3% nguời dung facebook trả lời họ “mong đợi” bạn bè sẽ chia sẻ trực tuyến các đường dẫn (link) đến những thông tin và câu chuyện thú vị.

Từ huớng phát triển tự nhiên đó, các bản báo hay nhà đài không còn tự cao tự đại đợi nguời ta xếp hàng mua báo hay phải ngồi chờ đợi chuơng trình phát thanh hay truyền hình của mình, mà đã bắt đầu thay đổi quan niệm và cách làm việc.

Justin Osofsky, người lãnh đạo hiệp hội truyền thông của Mạng lưới những người phát triển Facebook, nói rằng các hãng thông tấn đang sử dụng các công cụ tích hợp plugin không chỉ để tạo ra liên kết dẫn đến trang web của mình, mà còn để cung cấp những nội dung có trọng tâm và đáp ứng đúng nhu cầu của độc giả.

Chris Beckman, giám đốc Google News, cho biết: “Mọi người đến muốn biết nhiều hơn về những điều họ quan tâm, tuy nhiên họ cũng muốn biết thêm những điều mới mẻ mà họ chưa gặp bao giờ”.

Nhiều hãng truyền thông đã bắt đầu chào hang rằng đến với họ, công chúng truyền thông có thể thấy ngay và đọc những loại bài ưa thích, hoặc có thể nghe lại, xem lại một chuơng trình TV, Radio nào đó mà mình muốn xem, mà giớ phát chính thức mình đang bận công việc. Nhưng nhiều nguời cho rằng làm như thế công chúng truyền thông sẽ thiệt thòi, vì chỉ thuởng thức được những “món ăn” quen thuộc, mà không có cơ hội được nếm những “món ăn” độc đáo vừa mới phát hiện.

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng truởng về Internet nhanh trên thế giới. Theo công ty Yahoo và công ty khảo sát thông tin Kantar Media, ngày 20/05/2010, có 97% người Việt online đọc tin tức. Còn Bộ Thông tin và truyền thông công, hồi cuối năm 2009, cho biết Việt Nam hiện có 23,2 triệu người sử dụng Internet và là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực. Số nguời truy cập Internet riêng tại nhà ở Việt Nam chiếm 71%. Ngay các em sinh viên ở trọ, cũng góp tiền nhau để thuê đuờng truyền Internet riêng.

Internet đang thay đổi tâm lý công chúng truyền thông. Điều này trở thành cơ hội và thách thức cho truyền thông Công giáo Việt Nam.

Trong tuơng lai, truyền thông sẽ là truyền thông nhân dân, public hay anyone, các danh xưng nghề nghiệp một thời làm mê hoặc các thiếu niên sắp buớc vào đời như nhà báo, phát thanh viên, biên tập viên, thậm chí là chủ bút hay tổng biên tập sẽ trở nên bình thuờng không hơn không kém nghề bán hang ở tiệm tạp hóa. Đơn giản, vì đa số mọi nguời có khả năng truyền thông và cũng sẳn sang truyền thông cho nguời khác. Lúc đó truyền thông sẽ là một hoạt động thuần tuý phi vụ lợi. Đừng nghĩ điều này chỉ đúng với chuyện viết lách, mà còn đúng cả với phát thanh, truyền hình.

 

An Thanh, CSsR

Thảo luận:

1.    Khi lên Internet, bạn thuờng truy cập năm (05) trang nào thuờng xuyên nhất? Vì sao bạn thuờng vào năm trang này?

2.    Hãy tiếp cận với 10 nguời để làm một nghiên cứu nho nhỏ: Họ muốn gì khi truy cập Internet? (Xin nhớ ghi chu: tuổi, học vấn, nông thôn/thành thị, tôn giáo). Đừng bận tâm điều họ trả lời hay dở, mà hãy bận tâm, chắc chắn không điều họ nói ra.

Nguồn: http://vrmi.wordpress.com/2010/10/20/tam-ly-cong-chung-truy%E1%BB%81n-thong-internet/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 20, 2010 in Truyền Thông Online

 

Nhãn: