RSS

Category Archives: Lời hay ý đẹp

ĐỢT DỊCH NÀY, CUỘC SỐNG DẠY TA RẤT NHIỀU BÀI HỌC

1. Chúng ta học được rằng phải tiết kiệm phòng lúc nguy cấp, không xài hết những gì mình có.

2. Chúng ta phải biết nấu ăn phòng lúc không ai bán đồ nấu sẵn.

3. Chúng ta cần học văn hóa xếp hàng và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt.

4. Chúng ta nên học cách trân trọng thực phẩm, không chê ỏng chê eo đồ ngon đồ dở hay bỏ mứa.

5. Chúng ta nên học cách đeo khẩu trang khi đi đến chỗ công cộng.

6. Chúng ta học cách chấp nhận mọi biến động của cuộc sống.

7. Chúng ta học cách thích nghi với những thay đổi bất ngờ.

8. Chúng ta học cách nhường cơm sẻ áo.

9. Chúng ta học cách xót thương những ai khốn khổ hơn ta .

10. Chúng ta học cách biết ơn.

11. Chúng ta học cách nhận sai lầm và nói xin lỗi.

12. Học cách hòa hợp với bạn đời, người thân con cái khi ở gần quá nhiều và quá lâu .

13. Học cách chịu đựng sự thiếu tiện nghi.

14. Học cách kiên nhẫn với mọi thứ mình muốn nhưng chưa thể thực hiện.

15. Chúng ta học cách sống đơn giản.

16. Chúng ta học cách tiêu khiển thời gian có ích (đọc sách, xem phim…)

17. Chúng ta buộc phải học cách tự học những thứ chúng ta chưa biết.

18. Chúng ta học cách sống chậm lại.

19. Chúng ta nên học cách sống ổn một mình, cô đơn.

20. Chúng ta hiểu cảm giác được sống cuộc đời bình thường là quý giá chứ không phải hiển nhiên. Biết ơn 1 ly cafe, những giờ lê la hàng quán, gặp gỡ bạn bè…

21. Chúng ta sẽ biết rõ chữ vô thường, không gì bất biến…

22. Chúng ta cảm giác được sự sống chết mong manh.

23. Chúng ta biết rằng nên dành thời gian cho cha mẹ già nhiều hơn bởi có thể một biến động quét qua ta không kịp nói lời từ giã họ.

24. Chúng ta học được rằng khi hết dịch sẽ không nhăn nhó khi kẹt xe, nắng nóng.

25. Học cách yêu xa dẫu đang ở cùng thành phố.

26. Học cách tự chữa bệnh.

27. Học cách thử thách sức chịu đựng của bản thân.Đợt dịch này còn dạy bạn điều gì nữa không?

Cre: Ngô Như Quỳnh+10

Sưu tầm

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 29, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIỀN

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIỀN

1.Tiền,không mua được quan hệ??? Nhưng tất cả các mối quan hệ đều cần đến tiền

2.Tiền, không mua được hạnh phúc, nhưng chẳng có hạnh phúc nào mà không cần đến tiền

3.Tiền không quan trọng ??? nhưng tất cả những thứ quan trọng đều cần đến tiền

4.Tiền,không mua được thời gian,nhưng tiết kiệm được thời gian. Đứa đi xe đạp, cố gắng thế nào đi nữa, cũng không nhanh bằng thằng ngồi phi cơ.

5.Không có hạnh phúc nào duy trì được mãi nếu không có tiền.

6.Tiền không mua được sức khỏe,nhưng mua được tất cả phương pháp chữa bệnh tốt nhất

7.Tiền không giải quyết được vấn đề, nhưng có thể gói gọn vấn đề 1 cách ngắn nhất có thể

8.Nhà lá hay nhà lầu, quan trọng vui vẻ sống với nhau. Nhưng mà phong ba bão tố,sớm chớp mưa giăng, nhà lá luôn là kẻ bị gánh chịu

9.Có tiền chưa chắc hạnh phúc??? Nhưng cũng không ai nói không tiền sẽ hạnh phúc. Có tiền thì sẽ đảm bảo được cuộc sống khốn khó, hạnh phúc.Không tiền thì vừa khốn khó vừa không đảm bảo được hạnh phúc

10.Tiền, cũng không có vai trò gì quan trọng. Chỉ là, có tiền có quyền lựa chọn cuộc sống.

11.Tiền không mua được tình yêu, nhưng muốn có tình yêu thì phải có tiền. Không ai trên đời dũng cảm để bên nhau mà không có tiền. Hôn nhân đổ vỡ cũng chủ yếu xuất phát từ ”TIỀN”.

12.Tiền, không mua được đam mê nhưng không ai làm việc vì đam mê mà không cần tiền.

13.Tiền, không phải tất cả nhưng tất cả đều cần đến tiền. Tiền không phải tất cả nhưng không có tiền thì vất vả, thế thôi.

St

Nguồn: FB Lm. Mi Trầm

https://www.facebook.com/linhmucmitram

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 12, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

TÌNH YÊU THỜI COVID-19

Năm 1985, văn hào được giải Nobel, Gabriel Garcia Marquez đã viết quyển sách có tên Tình yêu thời Thổ Tả (Love in the Time of Cholera). Ông kể câu chuyện đầy màu sắc về tình yêu có thể sinh sôi, bất chấp nạn dịch.

Vậy mà thứ đang bủa vây thế giới chúng ta bây giờ không phải là dịch tả mà là dịch coronavirus, Covid-19. Trong cả cuộc đời của tôi, tôi chưa bao giờ thấy thế giới bị tác động đến tận căn như bởi con vi-rút này. Nhiều nước đóng trọn cửa, trường học đóng cửa, học sinh về nhà học trực tuyến, chúng ta không còn muốn ra khỏi nhà, không còn muốn mời ai về nhà, và chúng ta xin đừng ai đụng đến mình, và thực hành “cách ly xã hội.” Bình thường, thời gian ngừng lại. Chúng ta ở trong một mùa, mà không có thế hệ nào, có thể kể từ nạn dịch năm 1918, từng trải qua. Hơn nữa, chúng ta chưa biết được khi nào sẽ chấm dứt tình trạng này. Không ai, kể cả các nhà lãnh đạo, các bác sĩ cũng không có được chiến lược để thoát ra khỏi tình trạng này. Không ai biết khi nào và cách nào nạn dịch này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên như những người lên con tàu Nô-ê, chúng ta bị nhốt lại và không biết khi nào nước sẽ rút xuống để sống cuộc sống bình thường.

Làm thế nào sống trong giai đoạn lạ thường này?

Vậy mà tôi đã có chỉ dẫn riêng về chuyện này cách đây 9 năm. Mùa hè năm 2011, bác sĩ cho biết tôi bị ung thư ruột già, tôi phải mổ để cắt bỏ bướu, rồi trải qua hai mươi bốn tuần hóa trị. Dĩ nhiên tôi hãi sợ khi đứng trước sự hoang mang không biết hóa trị sẽ tác động như thế nào trên cơ thể. Hơn nữa tôi mất kiên nhẫn khi trong hai mươi bốn tuần là sáu tháng, thời gian tôi phải trải qua mùa “bất thường” này. Tôi muốn chấm dứt nhanh cho rồi. Vì thế, tôi đối diện nó giống như đối diện với hầu hết các thất bại khác trong cuộc sống của tôi, tôi có thái độ khắc kỷ: “Mình sẽ vượt qua nó! Mình sẽ chịu đựng được!”

Tôi giữ những gì có thể được gọi là nhật ký, chỉ đơn thuần ghi lại những gì tôi làm mỗi ngày, ai và những gì tôi gặp trong ngày. Và thế là tôi anh hùng bắt đầu buổi hóa trị đầu tiên, tôi đánh dấu các ngày này trong nhật ký Daybook của tôi: Ngày Một , rồi Ngày Hai… Tôi làm con tính và tôi biết phải 168 ngày để kết thúc mười hai liều hóa trị, liều này cách liều kia hai tuần. Cứ như thế tiếp tục trong vòng bảy mươi ngày đầu tiên, tôi kiểm con số mỗi ngày, cố giữ cuộc sống và hơi thở để chờ ngày tôi có thể viết Ngày 168.

Rồi một ngày giữa chặng đường hai mươi bốn tuần, tôi có một thức tỉnh. Tôi không biết chính xác điều gì nảy sinh, một ơn từ trên cao, một cử chỉ tình bạn của ai đó, một cảm giác mặt trời trên cơ thể tôi, một cảm giác tuyệt vời của một loại nước uống mát lạnh, có thể là tất cả những chuyện này, nhưng khi thức dậy, tôi nhận ra tôi đã để cuộc đời treo lơ lửng, tôi không thật sự sống, tôi sống chỉ để chịu đựng mỗi ngày, để kiểm và để cuối cùng đạt đến cái ngày thứ 168, ngày tôi có thể bắt đầu sống trở lại. Tôi nhận ra tôi đã lãng phí một nửa mùa cuộc đời mình. Hơn nữa, tôi nhận ra những gì tôi đã sống đôi khi còn phong phú hơn nhờ tác động của hóa trị trong cuộc đời tôi. Thế là tôi được lên tinh thần một cách đáng kể, dù hóa trị tiếp tục hành hạ nặng trên cơ thể tôi.

Tôi bắt đầu chào đón mỗi ngày với sự tươi mát, phong phú với những gì cuộc sống mang lại cho tôi. Bây giờ tôi nghĩ lại, tôi xem ba tháng cuối (trước ngày 168) như một trong ba quãng thời gian phong phú nhất đời tôi. Tôi kết thân với một số bạn cho cả đời, tôi học một vài bài học kiên nhẫn mà tôi cố bám vào và nhất là tôi học các bài học từ lâu tôi đã học về lòng biết ơn, sự mến chuộng, sức khỏe, tình bạn, công việc, những thứ mình không được xem mỗi khi có là có mãi mãi. Đó là niềm vui đặc biệt tìm lại đời sống bình thường sau khi đã sống 168 ngày “sa-bát”; nhưng những ngày “sa-bát” này cũng thật đặc biệt dù nó đặc biệt theo một cách khác.

Con coronavirus đã bắt chúng ta nghỉ xa-bát và bắt những người bị nhiễm phải theo một loại hóa trị riêng của nó. Và nguy hiểm là chúng ta ngưng sống khi qua giai đoạn lạ thường này, chúng ta chịu đựng với những gì xảy ra trong mùa không mời mà đến này.

Đúng, sẽ có thất vọng, sẽ có đau đớn khi sống trong cảnh này, nhưng điều này không phải là không tương hợp với hạnh phúc. Bác sĩ tác giả Paul Tournier (1898-1986) đã mất vợ, đã chịu cảnh tang chế sâu đậm, sau đó ông hòa nhập nỗi đau đớn này vào đời sống mới, ông mới viết được những hàng chữ sau: “Tôi thực sự nói tôi rất đau buồn và tôi là một người đàn ông hạnh phúc.” Những chữ đáng suy gẫm để chúng ta chiến đấu chống con coronavirus này.

Tác giả: Ronald Rolheiser, O.M.I.

Nguồn: ronrolheiser.com

http://gplongxuyen.org/tin-tuc/tinh-yeu-thoi-covid-19.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 6, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

49 Life Lessons, Written by a 90 year old. (Lessons especially for younger generation .)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 1, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

Những câu trích dẫn hay nhất trong sách văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam được rất nhiều bạn trẻ đón đọc, có những tác phẩm dù đã trải qua lớp bụi của thời gian nhưng vẫn in giấu trong trái tim độc giả. Các câu trích dẫn ý nghĩa đóng một vai trò rất quan trọng, nó có thể giúp chúng ta rút ra được bài học cuộc sống. Bài viết này, AnyBooks sẽ đem đến cho độc giả những trích dẫn hay nhất trong văn học Việt Nam. Mời bạn đọc cùng chiêm nghiệm!

Những câu trích dẫn hay nhất trong sách văn học Việt Nam
  1. Ai cũng có một quãng đời mà mỗi ngày thức dậy đều biết mình cô đơn đến thắt ngực và tủi thân đến mức không dám soi gương để nhìn thấy gương mặt mình. (Sống một cuộc đời bình thường)
  2. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống của một con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca. (Tôi đi tìm cái tôi đã mất)
  3. Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen. (Sống mòn)
  4. Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lý. (Số đỏ)
  5. Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. (Đời thừa)
  6. Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng. (Trăng sáng)
  7. Cái na ná tình yêu thì có trăm cái. Nhưng tình yêu đích thực thì chỉ có một. (Kẻ đi tìm tình yêu)
  8. Tôi tin bản thân của nỗi đau. Có bước đi trong bóng tối. Lý do để tôi chờ đợi. Là sự kiếm tìm. Một thứ ánh sáng riêng. (Hy vọng)
  9. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. (Hai đứa trẻ)
  10. Còn chi buồn bằng tuổi trẻ gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng. Tôi không muốn cho đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân hận chẳng biết đằng cuối cánh đồng mênh mông kia còn những gì lạ và cuộc đời ở đây ra sao. (Dế mèn phiêu lưu kí)
  11. Ta chẳng cần ai bảo ta là người tử tế. Ta chỉ cần đừng ai nghĩ rằng ta là một thằng quá hiền lành, người ta muốn bắt nạt thế nào cũng được. (Sống mòn)
  12. Có vẻ khó tin, khi một người nghĩ rằng, chỉ cần mình hết lòng yêu thương, thì ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Có vẻ buồn cười… (Cánh đồng bất tận)
  13. Nhưng hơn ai hết, tôi biết không có gì vĩnh viễn. Sự biết này làm tôi hay buồn, khi ta ngồi cạnh nó, ta ở trong nó, cùng với nó, nghe thấy, chạm được nó, nhưng ta cũng đang mất nó, từ từ. (Khói trời lộng lẫy)
  14. Vì đời vui được mấy đâu, con người ta thò đầu ra đã khóc rồi, những đứa không khóc còn bị đánh cho khóc. (Màu nước mắt)
  15. Chắc là khó chịu lắm, khi yêu mà giả bộ không yêu, khi buồn cố diễn mặt vui, khi đau tình phải tỏ ra vô tình. (Nhà cổ)
  16. Ở đời có những sự kiện, những khuôn mặt thoảng qua đời ta như cơn gió tình cờ, chẳng lưu lại một điều gì trong ký ức, nhưng cũng có những biến cố khắc sâu vào tâm hồn ta như dao chém vào đá, mãi mãi để lại trong trí não ta một vết hằn mà năm tháng chỉ đánh bóng nó lên chứ không thể làm cho nó phai đi. (Đi qua hoa cúc)
  17. Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn. (Cánh đồng bất tận)
  18. Họ buộc phải lựa chọn, hoặc không yêu bất cứ gì, hoặc tập chai sạn trước nỗi đau. Cách nào thì dẫn con người về một chỗ: vô cảm. (Khói trời lộng lẫy)
  19. Đau đớn thay những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn)
  20. Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại của mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời. Lúc ấy, tôi có một cảm giác kì lạ, chỉ mình trên đời này, chỉ một mình. Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả… (Biển người mênh mông)
  21. Dù tháng ngày này chúng ta có trở thành ra sao, thì cô đơn ấy cũng đã bắt đầu. (Sinh ra để cô đơn)
  22. Biết là mình không thể che chắn hết nỗi đau nhưng cũng không thể làm khác nên quay lại từ đầu. (Sinh ra để cô đơn)
  23. Khi một người đi ra khỏi cuộc đời một người. Có một người không biết có thể bắt đầu với một người nữa không… (Từ yêu đến thương)
  24. Hãy vì tương lai đất nước, vì lợi ích cho con cháu, hãy làm những cái đẹp chân chính. (Viết dưới ánh đèn dầu)
  25. Chiến tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó. Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có người không… (Mối tình năm cũ)
  26. Đời sống có thể làm cho người này không vui và người khác có thể hơi buồn buồn. Ở đây anh tự tìm một cách sống riêng để không bao giờ thấy cuộc đời là một sự khổ ải. Sống thì phải vui nếu không thì hãy ngủ lâu dài. Có những hạnh phúc không bao giờ mình đến gần được. Bình thường thôi, anh sống một mình và cố tìm niềm vui của riêng anh. (Thư gửi một người)

Nguồn: https://anybooks.vn/nhung-cau-trich-dan-hay-nhat-trong-sach-van-hoc-viet-nam-a1022.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

100 nhận định hay về văn học cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

100-nhan-dinh-hay-ve-van-hoc-can-nho-de-trich-dan-vao-bai-lam-van-678

100 nhận định hay về văn học cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

1. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc)

2. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)

3. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)

4. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)

5. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)

6. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)

7. Văn học là nhân học (M. Gorki)

8. Nhà văn là người cho máu (Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet)

9. Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê – Khốp)

10. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người (Van Gốc)

11. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngũ Đường)

12. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)

13. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

14. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người. (Xê – Lê – Khốp)

15. Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người (Hoài Chân)

16. Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)

17. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo. (Nguyên Ngọc)

18. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (Đề thi HSG văn toàn quốc bảng B năm 1996)

19. Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn. (Đời Thừa — Nam Cao).

20. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)

21. Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)

22. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)

23. Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu)

24. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)

25. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực. (Nguyễn Minh Châu)

26. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được run lên ở các cung bậc và tình cảm và tình cảm chứ không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. (Nguyễn Khải)

21. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)

22. Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)

23. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (M. Gorki)

24. Tôi muốn tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. (Sô-Lô-Khốp)

25. Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người. (Từ điển văn học)

26. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. (L. Tônxtôi)

27. Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại. (Banlzac)

28. Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng (Charles DuBos)

29. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp (Ai – ma – tôp)

30. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. (Thạch Lam)

31. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Gorki)

32. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

33. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

34. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

35. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp. (Nguyễn Tuân)

36. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêonop)

37. Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)

38. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)

39. Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn. (M.L.Kalinine)

40. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. (Sô-Lô-Khốp)

41. Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống. (Giooc-giơ-Đuy-a-men)

42. Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào. (Ciaudio Magris)

43. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bornh vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại. (Leptonxtoi)

44. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)

45. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam)

46. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)

47. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)

48. Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích. Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M. Gorki)

49. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. (Béc-tôn Brếch)

50. Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người. (Raxun Gazatop).

51. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. (Anđecxen)

52. Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)

53. Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cổ nhiên, nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những phong cách. (LLVH)

54. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. (M. Gorki)

55. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH)

56. Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa được của mình. (LLVH)

57. Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. (Heghen)

58. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop)

59. Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phẩn bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. (Nguyễn Minh Châu).

60. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động.. .thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người.Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian. (LLVH)

61. Cái đen là cuộc sống. (Secnưsepxki).

62. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng)

63. Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki)

64. Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc. (Trần Thái Tông)

65. Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. (Nguyên Hồng)

66. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. (Sê – Khốp)

67. Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết. (Nêkratxtop)

68. Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung. Khi đó tôi viết. (Lecmôntop)

69. Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. (Tố Hữu)

70. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. (Ruskin)

71. Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn — Nam Cao)

72. Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Đặng Thai Mai)

73. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí. (M. Gorki)

74. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)

75. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”. (Must be)

76. Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (M. Gorki)

77. “Một tác phẩm trác việt là một tác phẩm làm bất hủ nỗi thống khổ của con người”.

78. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.

79. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân)

80. Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc – ghê – nhép)

81. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình. (Nguyễn Tuân)

82. Làm người thì không có cái tôi. nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. (Viên Mai)

83. Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là giọng nói của riêng mình.

84. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)

85. Tình huống là lát cắt của thân cây mà qua đó ta thấy được trăm năm đời thảo mộc

86. Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện đó tính cách của con người được bộc lộ.

87. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảng khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.

88. Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh.

89. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp. (Ai – ma – tốp)

90. Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn (Nguyễn Khải).

91. Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ. (M. Gorki)

92. Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp. Còn tri thức từ những tác phẩm văn chương như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông len lõi đến với người ta.

93. Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống. (Bêlinxki)

94. Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó. (Môpat xăng – Pháp)

95. Đối với con người,sự thực đôi khi nghiệt ngã ,nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai.Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn,tâm hồn trong sạch hơn,thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người (Sô – lô – khốp)

96. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. (Nguyễn Minh Châu)

97. Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. (Nguyễn Tuân)

98. Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. (Phạm Văn Đồng)

99. Nếu một tác giả không có lối đi riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được. (Tsêkhôp).

100. Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ (Nguyễn Đăng Mạnh).

101. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. (Hegel)

102. Hai cô gái phát hiện ra bí ẩn cuộc đời trong một dòng thơ đột ngột. (Denise Levertov)

103. Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần. (William Carlos Williams)

104. Tại sao thi ca lại phải khiến người ta hiểu được? (Charlie Chaplin)

105. Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ. (Hàn Sách)

106. Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ những cảm xúc của thi ca là thi nhân thực thụ, cho dù anh ta không viết được dòng thơ nào trong cả cuộc đời. (George Sand)

107. Hội họa là thi ca được ngắm thay vì được cảm nhận, và thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm. (Leonardo da Vinci)

108. Thi ca phải có gì đó man rợ, bao la và hoang dại. (Denis Diderot)

109. Thứ duy nhất có thể cứu được thế giới là phục hồi nhận thức của thế giới. Đó là công việc của thi ca. (Allen Ginsberg)

110. Nhà thơ là giác quan, triết gia và trí tuệ của nhân loại. (Samuel Beckett)

111. Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ. (Jorge Luis Borges)

112. Người giỏi vẽ thì vẽ ý mà không vẽ hình, người giỏi thơ thì nói ý mà không nói tên. (Tô Đông Pha)

113. Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người. (William Wordsworth)

114. Làm thơ cũng như dùng binh, cẩn thận với địch thì thắng. Mệnh đề tuy dễ, không thể sơ suất hạ bút. Không đem hết công phu làm sao đến được chỗ hồn nhiên biến hóa. (Tạ Trăn)

115. Thơ là hành vi của con người. Người cao thì thơ cũng cao. Người tục thì thơ cũng tục. Một chữ cũng không thể che giấu. Thấy thơ như thấy người. (Từ Tăng)

116. Trí tuệ không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. (Jorge Luis Borges)

117. Thi ca gần với sự thực chân chính hơn lịch sử. (Plato)

118. Thi ca là khi một cảm xúc tìm được ý nghĩ và ý nghĩ tìm được ngôn từ. (Robert Frost)

119. Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. (Lawrence Ferlinghetti)

120. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng. (Lawrence Ferlinghetti)

121. Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và người ta xúm lại quanh thi sĩ và bảo: ‘Hãy hát tiếp đi’ – hay nói theo cách khác, ‘Mong những nỗi đau khổ mới hành hạ tâm hồn anh nhưng đôi môi anh vẫn đẹp đẽ như trước, bởi tiếng khóc sẽ chỉ làm chúng tôi hoảng sợ, nhưng âm nhạc thì lại rất hay. (Soren Kierkegaard)

122. Thơ của một người bình dị hay tân kỳ, nồng hậu hay đạm bạc, không phải là mỗi bài mỗi câu đều hạn chế trong một thể cách. Có thể nào chỉ lấy một cái lông mà định đoạt cả con báo ư? (Ngô Lôi Phát)

123. Thơ ca không phải là ghi chép sự kiện: nó chính là sự kiện. (Robert Lowell)

124. Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cương cường và cường bạo, giữa kiệm ước và biển lận, giữa trung hậu và hôn ngu, giữa sáng suốt và khắc bạc, giữa tự trọng và tự đại, giữa tự khiêm và tự tiện, mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau; còn làm thơ thì không thể không phân biệt giữa bình đạm và khô khan, giữa tân kỳ và tiêm xảo, giữa mộc mạc và vụng về, giữa cường kiện và thô bạo, giữa hòa lệ và khinh phù, giữa thanh tú và mỏng manh, giữa trọng hậu và cứng đờ, giữa tung hoành và tạp loạn, mấy cái đó cũng hình như giống nhau mà kỳ thực khác nhau, sai một ly đi một dặm. (Viên Mai)

125. Thơ không thể làm không vì mục đích gì cả. Thử xem những bài thơ hay của người xưa, có bài thơ nào mà không vì mục đích gì không? (Tiết Tuyết)

126. Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời, cho nên thơ nói chí vậy. (Phan Phu Tiên)

127. Thi sĩ có thể sống sót qua mọi thứ, trừ lỗi in ấn. (Oscar Wilde)

128. Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người. (Lawrence Ferlinghetti)

129. Không có mảnh nhỏ cuộc đời nào lại không mang trong mình thi ca. (Gustave Flaubert)

130. Tình trạng của thế giới kêu gọi thi ca đến cứu nó. (Lawrence Ferlinghetti)

131. Đừng dùng điện thoại. Người ta hiếm khi sẵn sàng trả lời nó. Hãy dùng thi ca. (Jack Kerouac)

132. Hội họa phải đạt được sự thấu hiểu qua tự thân nó, không cần tới giải thích, và thi ca cũng vậy. Nếu một bài thơ hay một bức họa cần phải được giải thích thì đó là thất bại trong giao tiếp. (Lawrence Ferlinghetti)

133. Thi ca là một người phụ nữ lõa lồ, một người đàn ông lõa lồ, và khoảng cách giữa họ. (Lawrence Ferlinghetti)

Nguồn: https://theki.vn/100-nhan-dinh-hay-ve-van-hoc-can-nho-de-trich-dan-vao-bai-lam-van/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 31, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

Thà Như Giọt Mưa – Danh Ca Elvis Phương – Thơ : Cố TS Nguyễn Tất Nhiên – Cố NS. Phạm Duy phổ nhạc

Thà Như Giọt Mưa – Danh Ca Elvis Phương – Thơ : Cố TS Nguyễn Tất Nhiên – Cố NS. Phạm Duy phổ nhạc
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 25, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

KHÔN NGOAN VÀ KHỜ DẠI

KHÔN NGOAN VÀ KHỜ DẠI

Khôn ngoan là tự biết chuẩn bị những điều cần thiết cho chính mình trong cuộc lữ hành, những điều cho cả xác và cả hồn. Những người khờ dại thì không biết chuẩn bị. Vậy ai là người khôn ngoan và ai là người dại khờ.?

❤ Người khôn ngoan

Về thể xác,

Biết tích trữ một cuộc sống lành mạnh, bình thường mà thanh lịch, đơn giản mà phù hợp, tích trữ cho bản thân được mạnh khỏe, tin yêu, lành mạnh, không làm tổn hại đến bản thân.

Về tinh thần,

Tích trữ một niềm tin, một lý tưởng, một sự sống vĩnh hằng, một lòng mến Chúa yêu người, tích trữ phúc đức khi còn sống, tích trữ một cuộc ra đi vĩnh viễn khỏi cõi trần, tích trữ cho sự sống đời đời. Như cái chết do Covid, không người thân giúp đỡ, không của ăn đàng, không bí tích sau cùng, tích trữ trước khi ra đi.Đó là người khôn ngoan.

❤ Người khờ dại,

Về thể xác,

Luôn sống thoả mãn để buông thả xác thịt, ăn chơi đua đòi, sang chảnh mà diêm dúa, xì ke ma túy rượu chè làm bệnh hoạn thân xác, coi thường sức khoẻ.

Về tinh thần,

Sống không có niềm tin, không có lý tưởng, sống vô vọng trong hiện thực, luôn ganh ghét hận thù, luôn phê bình chỉ trích, không yêu mến không tôn trọng ai, luôn tạo nghiệp thất đức. Không muốn làm những điều thiện hảo ngay trong chính những người thân cận. Cái chết đến thình lình chẳng có gì cho đời sau.Đó là những người khờ dại.LỜI NGUYỆN : Lạy Chúa, xin giúp con biết sống khôn ngoan tích luỹ việc đẹp lòng Chúa ngay ở đời này. AMEN

ST

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Bảy 22, 2021 in Lời hay ý đẹp

 

LÀM SAO TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG KHEN CHÊ?

LÀM SAO TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG KHEN CHÊ?
Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ cho phép con người được đi theo một đường thẳng cố đinh, cuộc sống là con đường vòng vèo, lên xuống buộc chúng ta phải vượt qua để có thể đi được đến đích, hạnh phúc trong tâm hồn và an lạc trong cuộc sống. Những thứ vòng vèo lên xuống kia đôi khi là do tự bản thân mình mà ra,hoặc lại do những tiếng điều mà ngoại nhân mang đến.

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện với vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:- Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:- Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tả như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ: Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu. Đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm

P/s. Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ cho phép con người được đi theo một đường thẳng cố đinh, cuộc sống là con đường vòng vèo, lên xuống buộc chúng ta phải vượt qua để có thể đi  được đến đích, hạnh phúc trong tâm hồn và an lạc trong cuộc sống. Những thứ vòng vèo lên xuống kia đôi khi là do tự bản thân mình mà ra,hoặc lại do những tiếng điều mà ngoại nhân mang đến. Nếu ở tự bản thân mình thì có thể nắn lại để tiếp tục đi nhưng những thứ do người ngoài đưa lại, dù vô tình hay cố tình, dù một người nói hay nhiều người đồn thì nó cũng không khác gì nọc độc của rắn rết, bén sắc tựa gươm đao, nó có thể giết người không thấy máu. Và thứ chùng chình kia của đời nhiều khi bỗng chốc biến thành ngõ cụt với người mà không thể tìm thấy đường ra. 
Lời thị phi – nó nguy hiểm và đáng sợ là thế đấy sao vẫn cứ như nọc độc lây lan mà năm này qua năm khác, tháng nọ qua tháng kia nó vẫn cứ mãi tiếp diễn không thôi.  Sống trên đời ai cũng gặp phải những lời thị phi, không ai là tránh khỏi. “Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương” thì thử hỏi người phàm nhân như chúng ta thì làm sao tránh? Chỉ mong rằng con người ta được sinh ra trong cuộc sống này, có quyền được nói, được nghĩ và được phán xét về người khác thì hãy suy ngẫm cho kỹ thứ mình đang nói ra ngoài đời có phải là nọc độc hay là gươm mác đối với người khác hay không và hãy thử đặt mình vào họ thì sẽ như thế nào? Sống là để nhìn đời, để ngẫm mình chứ không phải là để biến những lời mình nói thành nọc độc với người. Qua cuộc đối thoại trên giữa Vua và vị Hạ thần đáng để cho chúng ta suy ngẫm biết dường nào? 


8 CÂU NÓI TUYỆT VỜI NHẤT TRÊN THẾ GIỚI.

1. “Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác, bởi vì bạn có thể giành chiến thắng, nhưng hậu quả là bạn chắc chắn sẽ mất đi người đó trong suốt cuộc đời của bạn.” – (Shakespeare).

2. “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”. – (Napoleon).

3. “Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc.” – (Einstein).

4. “Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn, thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất trên thế giới.” – (Abraham Lincoln).

5. “Một người tươi cười không có nghĩa là họ không có nỗi buồn. Điều đó có nghĩa là họ có khả năng đối phó với nỗi buồn đó.” – (Shakespeare).

6. “Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó”. – (William Arthur).

7. “Khi bạn ở ngoài sáng, tất cả mọi thứ đều theo bạn, nhưng khi bạn bước vào bóng tối, ngay cả cái bóng của bạn cũng không đi theo bạn nữa.” – (Hitler).
8. “Đồng tiền luôn phát ra âm thanh. Nhưng tờ tiền thì luôn im lặng. Vì vậy, khi giá trị của bạn tăng lên, thì hãy luôn luôn giữ yên lặng.” – (Shakespeare)

Nguồn: https://dongcong.net/LoiChua-SuyNiem/MotThoangSuyTu/140.html
 

Những câu nói hay về văn chương.

Những câu nói hay về văn chương.

Giấy trắng mực đen làm quen thiên hạ. – Khuyết danh

Các bờ của tôi thì nghèo nàn, nhưng làn sóng nhẹ khi đi qua, đã nghe thấy hơn một lời ca bất tử. – Schiller

Tiểu thuyết gia là nhà sử học của những cái không thấy được. – Novalis

Tiểu thuyết tình cảm cũng giống như trong địa hạt y khoa, những câu chuyện của người bệnh. – Novalis

Vừa khi người ta cho phát hành một quyển sách, người ta chỉ có một nỗi âu lo : bôi bỏ nó, làm cho nó bị quên đi bằng cuốn thứ hai. Một sự nghiệp văn nhân là một tràng tạ tội tiếp nối nhau. – Jean Rostand

Khi người ta gặp một lối văn tự nhiên, người ta rất kinh ngạc và mê say, bởi vì người ta tưởng thấy một tác giả và lại tìm được một con người. – Pascal

Tiểu thuyết là một tấm gương lớn đi diễu quanh trong đường phố lớn. – Stendhal

Đại bác đã giết chết chế độ phong kiến. Mực sẽ giết xã hội cận đại. – Napoleon Bonaparte

Một bài ngụ ngôn là một cây cầu đưa đến sự thật. – S. de Sacy

Văn chương là sự biểu hiện của xã hội cũng như lời nói là sự biểu hiện của con người. – Louis de Bonald

Văn chương chỉ trở thành hủ bại trong giới hạn hủ bại của con người. – Goethe

Ai viết là đọc hai lần. – Khuyết danh

Văn tức là người. – Buffon

Không có gì đẹp bằng sự thật, chỉ có sự thật là đáng yêu. – Boileau

Sự trong sáng là cái lễ độ của nhà văn. – Jules Renard

Những người thích tuyển chọn thì văn hay danh ngôn giống như những kẻ ăn mận và sò, họ lựa chọn cái tốt trước nhưng rồi cũng ăn hết cả. – Chamfort

Đặt tay lần chót vào tác phẩm, đó là đốt nó đi. – G. C. Lichtenberg

Lối hành văn không phải là một sự khiêu vũ, mà là một dáng đi. – Jean Cocteau

Đức tính thứ nhất của lối hành văn, đó là sự trong sáng. – Aristote

Tiểu thuyết là lịch sử vĩnh cửu của trái tim con người. Lịch sử nói với anh về người khác, tiểu thuyết nói với anh về chính anh. – Alphonse Karr

Những quyển tiểu thuyết lớn từ trái tim mà ra. – Francois Mauriac

Một trang sách viết hay là một trang sách mà người ta không thể lấy ra một vần mà không làm hỏng mất nhịp điệu của câu văn. – Pierre Louys

Tác phẩm, cũng như những giếng phun nước, càng vượt cao lên mỗi khi nỗi đau khổ đào sâu vào trái tim. – Marcel Proust

Lối hành văn chỉ là thứ tự và sự chuyển động mà người ta đặt trong tư tưởng. – Buffon

Lối văn là y phục của tư tưởng. – Chesterfield

Sự rành mạch là nước sơn bóng của các bậc thầy. – Vauvenargues

Lời văn như là chất thủy tinh ; sự trong trẻo tạo ra sự sáng chói của nó. – J. Joubert

Ngòi bút có thể còn hung bạo hơn lưỡi gươm. – Robert Burton

César sẽ phải chết trong trí nhớ của con người nếu ngòi bút không tiếp trợ cho lưỡi gươm của ông ta. – Henry Vauglan

Chớ khinh thường sự rung cảm của người nào. Sự rung cảm của mỗi người, chính là thiên tài của họ. – Ch. Baudelaire

Tôi có làm một đôi điều tốt, đó là tác phẩm hay nhất của tôi. – Voltaire

Sự ngắn gọn là chị của thiên tài. – A. Tchékhov

Văn hay chẳng luận đặt dài,
Vừa mở đầu bài đã biết văn hay. – Khuyết danh

Đừng làm điều gì mà anh không muốn người khác làm cho anh. Cảm quan của họ có thể khác của anh. – G. B. Shaw

Anh nên biết rằng những nhà tiểu thuyết thường đặt trong tác phẩm họ những cái mà họ không có làm, và những cái mà họ muốn làm. – Roger Peyrefitte

Phân nửa những cái ta viết là nguy hại, phân nửa kia là vô ích. – H. Becque

Trước khi viết, hãy tập suy nghĩ – Boileau

Những tiểu thuyết tình cảm đối với y học được xem như là những chuyện của người bệnh hoạn. – Von Hardenberg Navalia

Người ta thích được biết văn chương đã lũng đoạn phong tục hay chính phong tục đã lũng đoạn văn chương. – A. Capus

Toán học làm cho trí tuệ đúng về phần toán học, văn chương làm cho trí tuệ đúng về phía luân lý. – J. Joubert

Văn chương bay là trên khoa học. – Pasteur

Tài năng càng to lớn chừng nào thì càng có quyền lực làm cho người ta lạc lối. – A. Huxley

Khi nào người ta có thể tự nhìn mình đau khổ và thuật lại những điều mình đã thấy, tức là người ta đã sinh ra để làm văn chương. – Edouard Bourdet

Hy vọng, qua bài viết “Những câu nói hay về văn chương” bạn đã hiểu hơn về chủ đề văn chương. Chúc bạn thành công.

Nguồn: https://drkhoe.vn/cau-noi-hay-ve-van-chuong/