RSS

Monthly Archives: Tháng Chín 2013

Thánh lễ mừng bổn mạng Ban Trật Tự GX.ĐMHCG.SG

DSC08340PVL (30/9/2013) – Thánh lễ đồng tế mừng kính Các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel, Raphael, bổn mạng Ban Trật Tự Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được cử hành vào Thứ Bảy 28/9/2013 tại Nhà Thờ Giáo Xứ lúc 16 giờ 30 sau 30 phút hành hương kính Đức Mẹ; mừng sớm một ngày vì hôm sau là Chúa Nhật XXVI Thường Niên C mới là chính lễ. Cha Chánh Xứ Giuse Hồ Đắc Tâm, chủ tế. Đồng tế có 7 Cha DCCT, một số Cha trong Ban Quản Xứ. Hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện gồm Ban Trật Tự Giáo Xứ (71 người) và cộng đoàn quen thuộc hành hương kính Đức Mẹ hằng tuần, ước tính gần 800 người. Cha Đaminh Trần Thiện Thanh Trà công bố Tin Mừng và giảng lễ. Chủ đề chia sẻ: Đức Maria, Nữ Vương Các Tổng Lãnh Thiên Thần. Chúng ta nghe qua một số ý tưởng trong bài chia sẻ của Cha!

 

Có một vị thánh kia rất nổi tiếng thánh thiện, nhưng ngài không ý thức về điều đó. Các thiên thần cũng không nhận ra được. Nhưng vì ai ai cũng tôn ngài là thánh cho nên các thiên thần xin và Chúa  đồng ý ban cho ngài quyền năng làm phép lạ. Các thiên thần đến nói với ngài về điều đó, nhưng ngài nói:

 

–          Không! Tôi không muốn quyền năng phi thường. Hãy để Chúa chữa lành bệnh nhân vì đó là việc của Ngài. Vậy thì việc hoán cải các linh hồn thì sao?

 

–          Không! Việc hoán cải các linh hồn là việc  của Thần Khí. Tôi không muốn khác thường. Tôi không muốn lôi kéo người khác về với tôi để rồi tôi làm cho họ xa Chúa.

 

–          Vậy thì ngài có muốn điều gì không?

 

–          À! Có điều này: Đó là xin cho tôi có được ơn làm điều tốt cho người khác mà tôi không hề ý thức.

 

Vậy là các thiên thần ban quyền năng cho cái bóng của vị ấy để những nơi ngài đi qua, bệnh nhân được chữa lành, người ưu phiền được an ủi, nhưng ngài không hề biết. Vì thế bất cứ nơi nào ngài đi qua, ngài mang lại hạnh phúc cho người khác nhưng bản thân ngài thì không hề biết tại sao.

 

Câu chuyện của vị thánh trên đây có lẽ minh họa cho chúng ta vai trò Nữ Vương Các Thiên Thần của Đức Maria. Tại sao Mẹ là Nữ Vương Các Thiên Thần? Tại sao Mẹ có quyền năng trên Các Thiên Thần? Bởi vì Đức Mẹ rất đỗi KHIÊM NHƯỜNG. “Tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Chính vì Mẹ khiêm hạ mà Chúa ban cho Mẹ quyền năng và mọi quyền lực trên trời dưới đất. Mẹ sẽ là Đấng bảo vệ chúng ta, quỷ thần cũng phải kinh hồn bạt vía dưới ánh mắt của Mẹ.
DSC08339
NGUYỆN XIN CHO CÁC THÀNH VIÊN BAN TRẬT TỰ NOI GƯƠNG THÁNH BỔN MẠNG ĐỂ PHỤC VỤ GIÁO XỨ TRONG TINH THẦN ĐƠN SƠ VÀ KHIÊM NHƯỜNG.
Kết thúc Thánh lễ, Trưởng ban trật tự Giáo Xứ cảm ơn Cha Chánh Xứ, Quí Cha đồng tế, cộng đoàn phụng vụ đã hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho  Ban trật tự. Một tràng pháo tay vang lên với lòng hân hoan tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp và Các Tổng Lãnh Thiên Thần. Sau Thánh lễ, toàn Ban trật tự Giáo Xứ đã họp mặt trong bữa ăn huynh đệ tại Phòng Hiệp Nhất – Khu A sau Nhà Thờ.
DSC08336
DSC08342 DSC08341 DSC08343 DSC08344 DSC08345 DSC08346 DSC08347 DSC08348 DSC08353

chan thien my blog

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 30, 2013 in Uncategorized

 

Hội Thảo Truyền Giáo DCCT.VN ngày 27/9/2013

DSC08263

 

 

PVL (29/9/2013) – “Căn tính truyền giáo của người Ki-tô hữu” là đề tài được Cha Giuse Trần Sỹ Tín triển khai đến các tham dự viên Khóa Hội Thảo Truyền Giáo sáng ngày 27/9, ngày cuối cùng.Với lời dẫn mở đầu, Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh lướt qua lịch sử Giáo Hội thời sơ khai với việc cấm cách, bắt đạo 300 năm khiến Giáo Hội phải bước vào thế “Giáo Hội hầm trú, hang toại đạo”. Chỉ khi Hoàng đế Constantin, vị Hoàng đế đầu tiên theo Ki-tô giáo của Đế quốc La Mã, là người ban Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát các tín đồ Ki-tô giáo trong toàn Đế quốc. Qua đó, ông đã chuyển đổi dần nước La Mã từ một Đế quốcĐa Thần giáo dần dà trở thành một Đế quốc Kitô giáo hùng mạnh. Do vậy, Giáo Hội Công Giáo mới được tự do xây dựng đền thờ, tự do lo việc phụng tự, tự do truyền đạo. Người  giáo dân lúc này đã có cơ hội dấn thân phục vụ Hội Thánh.

DSC08264

Trong ý hướng này, Cha Trần Sỹ Tín tiếp lời Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh, triển khai“Căn tính truyền giáo của Hội Thánh, cũng là căn tính truyền giáo của người Ki-tô hữu, trong kinh nghiệm của sứ vụ JARAI.”
Một số ý tưởng được ghi nhận như sau:
Mục đích riêng của hoạt động truyền giáo là rao giảng Phúc Âm (evangelizatio) và trồng Giáo Hội vào các dân tộc hay những nhóm người mà Giáo Hội còn chưa bén rễ.
Phương tiện chính để gieo trồng các Giáo Đoàn là việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Giê-su Ki-tô.
Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội cộng tác với Ngài để hoàn tất trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa là Đấng đã đặt Chúa Ki-tô làm nguyên lý cứu độ cho cả thế giới.
Mỗi môn đệ Chúa Ki-tô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin khi hội nhập văn hóa người bản địa.
Việc làm rõ vài từ cũng cần thiết: VIỆC TRUYỀN GIÁO, từ chính thức của Hội Thánh là MISSIO do bởi động từ MITTERE có nghĩa là gửi đi, sai đi. PHÚC ÂM HÓA dịch từ EVANGELIZATIO. Trước đây chúng ta quen gọi là PHÚC ÂM, nay chúng ta quen gọi là TIN MỪNG. Nhưng chúng ta buộc phải dùng từ PHÚC ÂM HÓA (Hán Việt), không dùng từ TIN MỪNG HÓA (vì lẫn cả Hán lẫn Việt). Do vậy, chúng ta khẳng định ngay với nhau: TIN MỪNG hay PHÚC ÂM là CHÍNH CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ.
Những yếu tố làm thành căn tính truyền giáo có thể gút lại như sau:
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA – KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA – PHÚC ÂM VÀ PHÚC ÂM HÓA – CẦU NGUYỆN – CHÚA THÁNH THẦN – GIÁO ĐOÀN – GIÁO HỘI – TRỒNG GIÁO ĐOÀN – TRỒNG GIÁO HỘI – SỐNG BẰNG LỜI CHÚA VÀ THÁNH THỂ – TRƯỞNG THÀNH VÀ TIẾP TỤC PHÚC ÂM HÓA VỚI HỘI NHẬP VĂN HÓA.
DSC08267
Cuối cùng, Cha Giuse Trần Sỹ Tín đề cập đến Sứ  Vụ JRAI: Nào là học sống, học làm, học nói với JRAI. Nào là cùng với người JRAI cẩu nguyện với Lời Chúa. Kêrigma, Lời Rao Giảng Tiên Khởi cũng được mang đến cho người JRAI. Kêrigma không phải chỉ là tóm kết của đức tin hay là một phần của đức tin, nhưng là MẦM GIỐNG, từ đó xuất hiện mọi thứ còn lại. Thần Khí luôn luôn làm chứng và lôi kéo chúng ta làm chứng với Ngài. Ngài luôn xuất phát như trong ngày Hiện Xuống. Ngài là linh hồn của Hội Thánh Thừa Sai.
Cha Giuse Trần Sỹ Tín nhắc lại 3 từ liên quan đến câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô khi giúp người Ki-tô hữu sống đức tin giữa thời đại nhiều thách đố hiện nay. Đó là:
GIÊ-SU – CẦU NGUYỆN và LÀM CHỨNG.
Kết thúc chủ đề ban sáng, tham dự viên ghi nhận 3 câu hỏi để thảo luận tổ như sau:
Câu 1: Kêrigma, Lời rao giảng tiên khởi, cần như thế nào cho đời sống đức tin của tín hữu hôm nay? Tại sao?
Câu 2: Anh chị hãy phân biệt hai ý niệm HIỆP NHẤT  của Chúa Thánh Thần, và ĐỒNG NHẤT của ý muốn con người. Cái nào cần cho Sứ Vụ Truyền Giáo?
Câu 3: Khi nào anh chị sẽ thực hiện điều Chúa Giê-su muốn: “Anh em hãy đi tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…”?
Sau khi các Tổ thảo luận xong, mọi người quay lại hội trường để đúc kết chung, lắng nghe tiếng nói của đại diện các Tổ.
DSC08269
Sau phần đúc kết chung, còn dư 15 phút, tham dự viên may mắn được lắng nghe Cha GB. Trương Thành Công, Giáo Xứ Thới Thạnh, Giáo Phận Cần Thơ,  chia sẻ về MỤC VỤ DẠY GIÁO LÝ CHO NGƯỜI DỰ TÒNG. Ngài trình bày một số ý sau.
Trước hết, ngài nhận định 3 điểm đối với người dự tòng:
Một là: Họ học đạo như là điều bị ép buộc để lấy vợ, lấy chồng Công Giáo.
Hai là: Họ muốn học lấy xong, học chiếu lệ để lấy vợ, lấy chồng Công Giáo.
Ba là: Họ cưới được rồi thì thôi Nhà Thờ.
Với nhận định như thế, ngài đề nghị người dạy Giáo Lý cần:
Một là: Thái độ tiếp đón niềm nở.
Hai là: Trấn an họ.
Ba là: Nói với họ, đạo Công Giáo có nhiều điều tốt, nhiều nét đẹp.
Sau cùng, ngài gợi ý thuyết phục họ học Giáo Lý với 6 điểm sau đây:
Một là: TÌNH YÊU dành cho người phối ngẫu.
Hai là: Tỏ thiện cảm, yêu thương đối với những người thân trong GIA ĐÌNH của người phối ngẫu.
Ba là: GIÁO DỤC CON CÁI cùng một niềm tin với cha mẹ sẽ thành công hơn, những nguy cơ, hậu quả đối với con cái sẽ giảm nhiều so với khi cha mẹ chúng khác niềm tin.
Bốn là: Hiểu biết đạo Chúa là điều cần thiết (Giáo Lý).
Năm là: HỌC 6 THÁNG một cách nghiêm túc (100 giờ học), không học lấy có, học làng nhàng dễ “Tẩu hỏa nhập ma”.
Sáu là: Việc học giáo lý là chuyện liên quan đến thần thánh. Có thể gạt linh mục, gạt cha mẹ người phối ngẫu, gạt người phối ngẫu, nhưng không được gạt thần thánh, gạt Chúa vì hậu quả sẽ khôn lường!DSC08255
Cha GB. Nguyễn Minh Phương, Trưởng ban tổ chức, nêu lên hai ý thuyết phục:
Một là: Nhà truyền giáo cứ làm hết lòng, hết sức của mình, phần còn lại để Chúa Thánh Thần hoạt động.
Hai là: Hai vợ chồng giữ MỘT ĐẠO LÀ HẠNH PHÚC.
Vào buổi chiều, Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh hướng  dẫn chính chủ đề MỤC VỤ CHO ANH CHỊ EM TÂN TÒNG. Ngài nhận định, từ KIẾN THỨC đến TRÃI NGHIỆM là một khoảng cách lớn. Giáo Hội Việt Nam tăng trưởng chậm. Trẻ em được rửa tội ở các gia đình Công Giáo thật đáng kể. Một số trẻ em khác, vì lý do nào đó, cha mẹ chúng không giữ đạo, đến lúc gặp khó khăn, bế tắc thì khi đứa bé lớn lên, chúng y như những tân tòng đi học đạo.
Người tân tòng như một chồi non trông đẹp nhưng dễ vỡ, dễ bị giập, chết.
Còn cây cổ thụ, bên ngoài coi xù xì, xấu xí nhưng bên trong là lõi, chắc chắn. Người có đức tin vững chắc y như cây cổ thụ vậy.
Ngoài ra, Cha An-tôn Lê Ngọc Thanh còn nhận định:
Người nữ theo đạo chồng, sống đạo tốt, tỷ lệ khá cao, thậm chí sống đạo tốt hơn chồng, đạo gốc.
Người nam theo đạo vợ, sống đạo nghiêm túc thì ít.
Sau khi nêu lên nhận định của mình, Cha An-tôn mời các chứng nhân đa số là người dân tộc, có cả người Kinh mới theo đạo, đang tham dự khóa hội thảo lên chia sẻ dựa trên các câu hỏi gợi ý của ngài để vấn đề đang trao đổi, chia sẻ có tính thuyết phục hơn.
Cuối cùng, một câu hỏi được nêu lên cho tham dự viên trở về thảo luận Tổ. Đó là:
“MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO NÊN ƯU TIÊN NHỮNG GÌ ĐỂ ĐƯA NHỮNG NGƯỜI TÂN TÒNG GẮN BÓ VỚI GIÁO HỘI VÀ SẴN SÀNG RA ĐI TRUYỀN GIÁO?”.
Tất cả tham dự viên trở về Tổ thảo luận dựa trên câu hỏi trên, sau đó, trở lại hội trường đúc kết chung.DSC08301
Cha GB. Nguyễn Minh Phương đã có “Một bản đúc kết tóm tắt 4 ngày hội thảo” thật bổ ích. Có thể nói chung là: MÔN KI-TÔ HỌC đã được triển khai tường tận đến tham dự viên để mọi người hiểu, yêu mến, dấn thân cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng, mà trọng tâm loan báo chính là giới thiệu một ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH, CHỊU CHẾT VÀ SỐNG LẠI, HIỆN THỜI NGÀI VẪN ĐANG SỐNG ĐỂ CỨU ĐỘ TRẦN GIAN.DSCN6498
Tất cả 134 tham dự viên gồm đủ mọi thành phần trong Hội Thánh đã bước vào Nhà Thờ để cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn lúc 18 giờ 00 sau 4 ngày HỘI THẢO TRUYỀN GIÁO. Cha Giám Tỉnh DCCT.VN đã chủ sự Thánh lễ và giảng lễ. Các bài đọc và lời chia sẻ của Cha giảng xoáy vào việc Sai Đi Loan Báo Tin Mừng tại môi trường sống của mỗi người. Cuối Thánh lễ là một nghi thức sai đi trang trọng, sốt sắng với những ánh nến lung linh mà mỗi tham dự viên thắp lên từ nến Phục Sinh. Đại diện Khóa Hội Thảo ngỏ lời cảm ơn Tỉnh DCCT.VN và Quí Cha, Quí Thầy trong Ban tổ chức đã giúp tham dự viên có nơi ăn chốn ở, có điều kiện học hỏi truyền giáo trong 4 ngày qua. Những tiếng hát hướng về Mẹ Maria vang lên… Tất cả tham dự viên, sau đó chụp hình lưu niệm ghi lại những ngày tươi đẹp cùng sống với nhau, cùng học hỏi với nhau, cùng thắp cho nhau những ngọn lửa nhiệt thành để dấn thân phục vụ truyền giáo tại nơi mà Thần Khí Chúa sai đi.DSCN6511DSCN6525IMG_3768
Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, biết ơn Thánh Tổ phụ Anphong đã giúp cho Khóa Hội Thảo Truyền Giáo thành công tốt đẹp.

 

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 27, 2013 in Uncategorized

 

Hội Thảo Truyền Giáo DCCT.VN ngày 26/9/2013

DSC08098PVL (27/9/2013) – Khóa Hội Thảo Truyền Giáo 2013 do Tỉnh DCCT.VN tổ chức đã bước sang ngày thứ ba, 26/9. Cha GB. Nguyễn Minh Phương, Trưởng ban tổ chức giới thiệu Cha Giám Tỉnh DCCT.VN Vinh Sơn Phạm Trung Thành tiếp tục hướng dẫn tham dự viên hông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế (REDEMPTORIS MISSIO) với chủ đề gồm:
Chương VI: Các vị lãnh đạo và nhân viên của việc tông đồ truyền giáo.
Chương VII: Việc cộng tác trong hoạt động truyền giáo.
Với Chương VI, Cha Giám Tỉnh đã nêu một số ý tưởng chính như sau. Ngài lưu ý ngay vai trò của người giáo dân trong việc truyền giáo: “Tất cả giáo dân là thừa sai theo phép rửa”. Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, giáo dân với tư cách cá nhân, gia đình, cộng đoàn đã cùng nhau chia sẻ, quảng bá đức tin. Trong thời hiện đại, người giáo dân, đặc biệt là phụ nữ đã góp mặt ở nhiều lãnh vực xã hội cũng như Giáo hội. Điều thú vị, khi ngài nhận xét về người dân tộc, giáo dân ở miền rừng núi. Họ nói Lời Chúa, cầu nguyện, làm chứng sao thật dễ dàng, thoải mái!
Ở Chương VII, Cha lại hướng đến hoạt động “Cầu nguyện và hy sinh cho các nhà thừa sai”. Đây được xem là sức mạnh nâng đỡ các nhà truyền giáo. Ngài còn lưu ý giáo dân việc cổ võ ơn gọi: Muốn có các nhà truyền giáo ưu tuyển thì cha mẹ phải hy sinh, dâng cho Hội Thánh những người con ưu tuyển trong gia đình mình. Ơn gọi tại Việt Nam hiện nay, thường đến từ các vùng ven đô, những vùng sâu, vùng xa, những nơi được xem là nghèo, thiếu thốn mọi mặt. Ngôn ngữ bản địa cũng là một khó khăn mà nhà truyền giáo phải vượt qua. Ngôn ngữ ở đây không chỉ là tiếng nói mà là cả một nền văn hóa của dân tộc. Người truyền giáo phải cùng ăn, cùng ở, cùng sống với dân bản địa thì việc truyền giáo mới có nhiều cơ may. Cha cho biết, người giáo dân dấn thân truyền giáo cũng phải chăm lo phục vụ ơn gọi, đặc biệt cho giới trẻ. Họ có thể hành hương, thăm viếng các điểm truyền giáo, có thể có những trại sáng tác dành cho anh chị em làm nghệ thuật Thánh. Chỉ khi đến những nơi này, cảm xúc của người giáo dân, của người nghệ sĩ mới có cơ hội trào dâng, mới có những thao thức đóng góp cho Giáo Hội.
Sau phần hướng dẫn, chia sẻ của Cha Giám Tỉnh, như thường lệ, tham dự ghi nhận các câu hỏi thảo luận như sau:
Buổi sáng:
Câu 1: Bản chất của Hội Thánh là truyền giáo, nhưng hiện nay, chỉ một số ít tín hữu thực hiện. Vậy, chúng ta phải làm gì để thu hút nhiều ơn gọi truyền giáo?
Câu 2: Để có những nhà truyền giáo nhiệt thành, chúng ta phải huấn luyện họ theo những tiêu chí căn bản nào?
Lưu ý: Cả hai câu, cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Buổi chiều, Cha Giám Tỉnh cho biết, khi nghe tham luận các Tổ, ngài có hai góp ý:
Một là: Sự quãng đại của mỗi người, mỗng cộng đoàn trong việc dâng con cái cho Hội Thánh cũng như sự cổ võ ơn gọi của họ về mọi mặt.
Hai là: Việc đào tạo người giáo dân các khoa học Thánh để họ phục vụ Hội Thánh.
Ngoài ra, ngài cũng chia sẻ ƠN GỌI CÁC THỪA SAI. Nhìn chung, ơn gọi này không thiếu, nhưng để có những nhà thừa sai giỏi, giàu phẩm chất thì công việc đào tạo cũng là cả một vấn đề.
Ngài “bật mí”, sắp tới đây, ngày 14/10/2013. DCCT.VN sẽ khai mở NĂM ƠN GỌI THỪA SAI với lứa tuổi 14, 15 để đào tạo lâu dài. Qua đó, ngài mời gọi giáo dân cộng tác tham gia, đặc biệt những giáo dân sống theo linh đạo DCCT.
Cuối cùng, Cha Giám Tỉnh lướt qua chương VIII: Linh đạo truyền giáo để kết thúc Thông Điệp. Và sau đây là câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Anh chị hãy cho biết kỹ năng tiếp cận đối tượng truyền giáo?
Câu 2: Anh chị hãy nêu sáng kiến, hiệp thông, chia sẻ về truyền giáo?
Kết thúc ngày hội thảo 26/9, tham dự viên Chầu Thánh Thể tại Nhà Thờ, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam thoát khỏi quyền lực sự dữ, sự ác đứng đầu là Sa-tan. Sau đó, mọi người đọc Kinh Tối, nhận phép lành Chúa.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Thánh Tổ Phụ Anphong vì  ngày Hội Thảo thứ ba diễn ra tốt đẹp.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 27, 2013 in Uncategorized

 

Hội Thảo Truyền Giáo DCCT.VN ngày 25/9/2013

DSC08098 PVL (25/9/2013) –Khóa Hội Thảo Truyền Giáo 2013 do Tỉnh DCCT.VN tổ chức hôm nay đã bước sang ngày thứ hai. Cha Giám Tỉnh DCCT.VN Vinh Sơn Phạm Trung Thành sau khi giới thiệu khái quát Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế (REDEMPTORIS MISSIO), ngài lướt qua ba chương đầu.

Chương I: Chúa Giê-su Ki-tô là Đấng Cứu Độ duy nhất.
Chương II: Vương Quốc của Thiên Chúa.
Chương III: Thánh Linh là tác nhân chính của việc truyền giáo.
Chương IV, Chương V được xem là chủ đề chính của ngày thứ hai. Một chương nói về “Chân trời bao rộng của việc truyền giáo Ad Gentes” và một chương nói về “Những đường lối truyền giáo”.
Cha nhắn nhủ tham dự viên đọc thông điệp này với tinh thần cầu nguyện. Ngài đã lướt, xoáy, diễn giải hai Chương IV và V này.
Có vài ý tưởng nên ghi nhận khi Cha Vinh Sơn diễn giải Chương IV: Mỗi Giáo Phận nên hình thành một Đan Viện cầu nguyện cho việc truyền giáo. Xã hội thay đổi liên tục về mọi lãnh vực. Giáo Hội cũng không thoát khỏi vòng xoáy này: Giáo Hội được gọi là non trẻ nay lại mạnh mẽ về đức tin, như Giáo Hội Hàn Quốc. Giáo Hội xưa kia ra đi truyền giáo khắp nơi như Giáo Hội Pháp thì nay lại phai nhạt đức tin v.v… Hiện tượng di dân khắp nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam khiến cho việc truyền giáo cũng cần đặt vấn đề chăm sóc mục vụ cho ngươi di dân. Và khi hướng về tương lai, Giáo Hội không thể không quan tâm đến giới trẻ trong thế giới ngày nay, một thế giới luôn có những cám dỗ, luôn có những cạm bẫy khiến họ dễ sa ngã, đánh mất tương lai, đánh mất linh hồn. Cha còn nhấn mạnh đến thế giới truyền thông, một thay đổi nhanh chóng về mạng lưới thông tin. Với cái nhìn của truyền thông thì thế giới là một ngôi làng có những con người mới, những sinh hoạt mới, những liên thông mới. Tin Mừng phải được thấm nhuần vào thế giới truyền thông hôm nay. Một vấn đề khác, Cha Vinh Sơn lưu ý, đó là ngày nay, người ta ít gọi là thiên tai mà là nhân tai: Con người phá rừng, phát quang cây xanh, hủy bỏ ruộng đồng để xây dựng những đô thị mới khiến gây nên lũ lụt. Việc xã đập thủy điện hoặc việc khai thác mỏ quặng Bô-xít cũng thế. Muốn xây dựng hòa bình, con người cũng phải xây dựng thiên nhiên. Chúng ta sẽ nghĩ như thế nào khi môi trường bị phá hoại đến 75%. (Trích Thông điệp Ngày hòa bình thế giới 01/01/2010).
Sau khi thuyết giảng xong Chương IV (buổi sáng), hai câu hỏi thảo luận được nêu lên dành cho tham dự viên:
Câu 1: Anh chị hãy liệt kê ra những chân trời (địa chỉ) phải loan báo Tin Mừng. Sau đó sắp xếp ưu tiên những địa chỉ này. (Tổ 1 đến Tổ 5).
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về loan báo Tin Mừng cho người nghèo? Nêu vài ví dụ minh họa. (Tổ 6 đến Tổ 10).
Và hai câu hỏi khác tương ứng với Chương V vào buổi chiều:
Câu 1: Anh chị hãy nêu kinh nghiệm rao giảng về Chúa Giê-su?
Câu 2: Anh chị hãy nêu kinh nghiệm việc thực hiện đạo đức bình dân trong việc loan báo Tin Mừng.
Đến giờ thảo luận Tổ, các Tổ về địa điểm được bố trí để làm việc, thảo luận theo Tổ mình. Trong phần đúc kết chung, đại diện các Tổ đã lên phát biểu tóm tắt chia sẻ của Tổ mình trong 5 phút. Có phần nhận xét kết thúc của Cha GB. Nguyễn Minh Phương, Trưởng Ban Tổ Chức. Mọi người sau đó đọc kinh chiều, cơm chiều để chuẩn bị tham dự sinh hoạt ngoại khóa với Chuyên đề:
Truyền Giáo Bằng Phương Pháp Kể Chuyện về Chúa Giê-su được bắt đầu lúc 19 giờ 00 do Cha Giuse Lê Quang Uy phụ trách.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Thánh Tổ Phụ Anphong vì ngày Hội Thảo thứ hai đã qua được bình an, tốt đẹp!

Hình ảnh Hội Thảo Truyền Giáo DCCT.VN ngày 25/9/2013

DSC08098

DSC08133

DSC08134

DSC08136 DSC08139 DSC08167 DSC08171

 theo:   http://chanthienmy230213.blogspot.com/2013/09/hoi-thao-truyen-giao-dcct.html?spref=tw

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 26, 2013 in Uncategorized

 

Chợ quê vui Tết Trung thu

NVT-NAK (21.09.2013)  – Sài Gòn  – Để  góp thêm  niềm  vui trong  dịp Tết Trung Thu, Giáo  xóm  7 thuộc  Giáo  xứ  Đức Mẹ  Hằng Cứu  Giúp  đã tổ  chức  đêm  ẩm thực  chợ  quê thay cho món quà Trung thu dành cho các cháu thiếu nhi. Chiều ngày 19.09.2013, lúc 18h00, Giáo xóm hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các em thiếu nhi. Tham dự thánh lễ có đến gần 200 em không phân biệt lương giáo, hơn 100 phụ huynh Copy of IMG_2000 Trong bài giảng cha Đaminh Nguyễn văn Phương chia sẻ cho các em đôi nét về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu. Nối kết với bài đọc thứ nhất sách Huấn ca, ngài cho thấy chính Thiên Chúa là kiệt tác của núi non hùng vĩ thơ mộng với gió mát trăng thanh, mặt trời huy hoàng như chính ngọ, đỏ ửng khi hoàng hôn chìm lắng, tất cả đều do Ngài tô điểm sắp đặt, như lời Thánh vịnh diễn tả: “Chúa chỉ lối dặn vầng trăng chuyển vận. Chúa vẽ đường cho tinh tú đổi ngôi ( …) hay “Chúa cho mặt trời biết lặn đúng thời  gian”. Như  vậy  ngắm trăng Trung Thu  hay  vui Trung Thu là  dịp  để  chúng ta  ca tụng  vinh  quang ngợi khen quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa. Qua đoạn Tin mừng thánh Maccô cho thấy Chúa Giêsu thương mến trẻ thơ, Ngài  ôm trẻ thơ  vào lòng,  đặt tay chúc lành cho chúng. Không chỉ  dừng lại ở  đó, chính tâm  hồn  đơn  sơ, trong  sáng,  hồn  nhiên  của trẻ thơ là  chìa  khóa tiến  vào trong Nước Trời, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh chỉ những ai mặc lấy tâm hồn của trẻ thơ mới được quyền hy vọng chung phần vinh phúc đó. Tết Trung Thu còn là dịp để những người thi hành sứ vụ rao giảng, những bậc phụ huynh, thầy cô nhìn lại vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục các cháu thiếu nhi. Trong Tông Huấn gia đình Đức Cố GH Gioan Phaolô II nhắc nhớ: Các bậc làm cha làm mẹ không chỉ đóng vai trò sinh dưỡng mà còn phải giáo dục con cái nên người, đánh vai trò giáo dục con cái là thiếu xót khó có thể lấy gì bù đắp được. Trung Thu còn là dịp cầu nguyện cho các trẻ em nghèo không cửa không nhà, không cha không mẹ, không được đến trường, nạn nhân của những tệ nạn nô lệ tình dục, khai thác bốc lột sức lao động. Cầu nguyện cho hệ thống giáo dục Việt Nam, tổ chức y tế, hoạt động bác ái từ thiện… quan tâm đến các trẻ em, nhi đồng hơn, vì chính các em là mầm non, là tương lai, là nền tảng của gia đình, Giáo Hội và xã hội. Sau thánh lễ hơn 200 em tập trung trước nhà nguyện, xếp hàng xem múa lân và được cha đặc trách đi đầu rước đèn tiến về phía chung cư Trần Quốc Thảo, sau đó cắt băng tuyên bố Hội chợ ẩm thực  vui Tết Trung Thu. Mỗi em  được  phát  3  phiếu,  với  13 món ẩm thực cho các em  vui chọn món ăn yêu thích. Chi phí cho đêm ẩm thực chợ quê vui trung thu phần lớn đến từ các phụ huynh, ân nhân trong giáo xóm và Giáo xứ hỗ trợ. Theo quan sát của chúng tôi, Chợ quê Vui trung thu chỉ diễn ra trong vòng 45 phút, nhưng các gian hàng đều “đắt như tôm tươi”. Không em nào ra về phải hối tiếc khi chưa đổi được món ăn khoái khẩu mà mình quyết thưởng thức. Tuy không ngắm được trăng thu vì gió bão, nhưng đèn phố hòa với gió mát, trời không mưa gợi dệt nên phần nào cảnh thu và tình thu trong trái tim hồn nhiên trong sáng của những thiên thần tuổi thơ.

Trong ngày hội chợ quê vui tết trung thu (Xóm giáo 7), chúng tôi phỏng vấn một số ngưới tham dự và tổ chức ngày hội:

Chị Đổ Hòang Phương Thảo (Phụ trách một gian hàng ẩm thực).

PV: Chị thấy tổ chức ngày tết trung thu cho các em thiếu nhi như thế nào?
Đáp: Hiện nay có rất nhiều tụ điểm vui chơi, nhưng lại ít có chiều hướng phục vụ cho các em thiếu nhi với hình thức “ Chợ quê ẩm thực”. Vì nó nhắc nhở đến truyền thống của người Việt Nam và đồng thời tạo cho các em có địa điểm vui chơi đón trăng bổ ích.
PV: Chị phụ trách một gian hàng phục vụ, chị có cảm thấy mệt không?
Đáp: Có, nhưng với không khí nhộn nhịp của ngày hội và những nụ cười trên mặt các em thiếu nhi làm cho cái mệt của tôi tan biến đi.
PV: Cám ơn chị

Em Nguyễn Hùynh Phương Thu (Thiếu nhi lương giáo tham dự).

PV: Em cho anh hỏi, em tên gì? ở đâu? Và em tham dự ngày “ Hội Chợ quê” của xóm giáo 7, em cảm thấy như thế nào? Đáp: Em tên là Nị (Tên ở nhà thường gọi), em 9 tuổi và không có đạo, nhưng em được tham dự thánh lễ và dự ngày hội, thật là vui và các món ăn ngon. Em mong sẽ có những ngày hội cho các em nhiều hơn nữa trong năm.

PV: Cám ơn em.

Chú Trọng (BĐH Xóm giáo 7).

PV: Chú có thể cho biết việc tổ chức “Hội chợ quê” của xóm giáo,  tổ chức cho các em thiếu nhi của xóm giáo, đã chuẩn bị như thế nào?

Đáp: Chúng tôi đã chuẩn bị  rất lâu  (Khỏang 3 tháng trước), nào là địa điểm ở đâu? Có bao nhiêu gian hàng, gồm các món ăn gì …? Nhưng nhờ lòng yêu thương của Thiên Chúa quan phòng đã ban cho BĐH xóm giáo 7 có những thành viên và những ân nhân, mạnh thường quân như : Cô Liên, Cô Hạnh … còn nhiều người nữa tôi không kể hết, Đặc biệt là các Cha Chánh xứ, cha chuyên trách và các cha… Đã chung tay tạo nên ngày hội hôm nay.

PV: Sau thành công hôm nay, chú có ý kiến gì không?

Đáp: Tôi chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa vì những việc Ngài đã ban cho và đồng thời chân thành cảm ơn các cha, các thành viên, các qúi ân nhân, mạnh thường quân và đặc biệt là hơn 200 em thiếu nhi tham dự, đã chung tay với chúng tôi tạo nên một ngày hôi thành công tốt đẹp, Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho mỗi người.

PV: Cám ơn Chú.

em thiếu nhi đọc bài đọc 1

em thiếu nhi đọc bài đọc 1

cha văn phương đọc tin mừng

cha văn phương đọc tin mừng

các em xem múa lân

các em xem múa lân

cha cùng các em rước đèn

cha cùng các em rước đèn

cha cat bang khai mac

cha cắt băng khai mạc

giang hàng bánh bao chiên

giang hàng bánh bao chiên

giang hàng bánh trung thu và bánh ngọt

giang hàng bánh trung thu và bánh ngọt

cha bề trên và các ông trong ban diều hành xóm

cha bề trên và các ông trong ban điều hành xóm

IMG_2115

Đồng  hành  vui  Trung  thu  với  các  em  còn  có  sự  hiện  diện  của  cha  Bề  Trên  chánh  xứ  Giuse  Hồ  ĐắcTâm,cha G.B Nguyễn Bình Định, đặc biệt cha Phêrô Đỗ Minh Trí nhảy lân vui cùng các em, và đông đảo các phụ huynh, ca đoàn, các thiện nguyện viên trong giáo xóm. Sự hiện diện đông đảo cùng với sự quan tâm giúp đỡ của mọi người là quà tặng dệt nên niềm vui Trung thu khích lệ các em, đồng thời bày tỏ tình thương mà cộng đoàn giáo xứ dành cho các em.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 22, 2013 in Uncategorized

 

BÔNG HOA BÊN KIA VÁCH NÚI.

Image
Tình yêu hôn nhân, dẫu là tình yêu tự nhiên,
vẫn được Thiên Chúa chúc phúc
và Ngài muốn họ
ăn đời ở kiếp với nhau
đến hơi thở cuối cùng!
(Chân Thiện Mỹ)
BÔNG HOA BÊN KIA VÁCH NÚI.

Người yêu của chị là một kỹ sư giỏi. Chị yêu sự vững chải, chín chắn của anh, yêu cảm giác ấm áp mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.
Nhưng đến hôm nay, sau 2 năm là vợ chồng, chị bổng cảm thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị trải qua khi chung sống với anh. Những lí do khiến chị yêu anh trước đây bỗng biến thành những lý do tạo nên sự thay đổi trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, rất dể bị tổn thương trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như bé gái nhỏ thèm kẹo ngọt. Nhưng anh thì lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.
Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định nói với anh rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ nào phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi

“Tại sao ?”.
“Em cảm thấy mệt mỏi, không nhất thiết mọi thứ trên đời này đều cần phải có lý do !”,

Anh không nói gì thêm, nhưng suốt đêm đó anh không ngủ được mà chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải. Sự yên lặng của anh càng làm cảm giác thất vọng trong chị tăng lên. Đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả khi gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh ?

Cuối cùng anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị: “anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em ?”.
Ai đó đã nói đúng, rất khó khăn để thay đổi tính cách của một con người, và chị nghĩ rằng, chị không thể thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời:
“Nếu em nói, em muốn bông hoa ở bên kia vách núi, và cả 2 chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh sẳn sàng hái nó vì em chứ ?”.
Anh im lặng một lúc rồi đáp:
“Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi của em….”.
Những hy vọng cuối cùng của chị hoàn toàn sụp đổ khi nghe câu trả lời của anh.
Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với những dòng chử quen thuộc của anh, được dằn dưới ly sữa trên chiếc bàn ăn gần cửa. Và chi bắt đầu đọc:
“Em yêu !
Anh không thể hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể…”
Ngay từ dòng chử đầu tiên đã làm tan nát trái tim chị!
Chị tiếp tục đọc:
“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp lại chương trình cho em dể sử dụng, và nếu em gặp sự cố gì, anh phải để dành những ngón tay để giúp em khắc phục sự cố đó.
Em thường quên chìa khóa cửa, nên anh phải để dành đôi chân để sẳn sàng chạy về mở cửa cho em.
Khi thấy em luôn ở nhà, anh lo em mắc bệnh tự kỷ, nên anh để dành trí nãođể pha trò và kể những câu chuyện vui cho em quên đi nỗi buồn chán.
Em thường chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy sẽ làm hại mắt em. Nên anh phải để dành đôi mắt của anh, để khi chúng ta già, anh có thể nhổ tóc sâu cho em.
Anh để dành tay anh để nắm bàn tay em khi chúng ta đi tản bộ trên bãi biển ngắm cảnh mặt trời mọc…

Và anh sẽ cho em biết màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như khuôn mặt tươi tắn của em… vì vậy, em yêu, trừ khi em chắc rằng có người nào yêu em hơn anh yêu em thì em hãy đề nghị anh hái bông hoa bên kia vách núi. Còn bây giờ, anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp:

“… Bây giờ, khi em đã biết được câu trả lời của anh, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích nhất…”.

Chị lao đến và mở tung ra, và chị thấy ngay anh với gương mặt lo lắng đang kiên nhẫn đứng đó với khay bánh mì và sữa tươi trên tay. Bây giờ chị đã biết rằng không ai yêu chị bằng anh yêu chị, và tim chị cũng đang rộn ràng nhịp đập yêu thương như thuở ban đầu. Chị quyết định sẽ mãi mãi quên đi chuyện bông hoa ở bên kia vách núi…
Đó là cuộc sống…….. và là tình yêu………
Khi cuộc sống trong sự đầy đủ dư thừa tình cảm thì cảm giác nồng nàn sôinổitrongtìnhyêuthương bị khô héo đi. Và người ta không còn nhận thức đâu là tình yêu đích thực giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.

Tình yêu được biểu lộ qua nhiều hình thức, qua sự tinh tế nhẹ nhàng hay mạnh mẽ quyết liệt nhất, nó không bao giờ là một kiểu mẫu cho riêng ai… Những bông hoa, những khoảnh khắc lãng mạnchỉ là bề mặt của mối liên hệ này.

Nhưng dù ẩn chứa dưới bất kì hình thức nào , điều quan trọng nhất vẫn là một tình yêu chân thành và vô điều kiện…
Và tình yêu chân thành thì luôn chiến thắng mọi lý lẽ !

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 22, 2013 in Hôn Nhân Gia Đình

 

THÔNG BÁO CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN C 22/9/2013

Ảnh

VPGX trân trọng thông báo:
1/ Ngày 29/9/2013 lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần Micael, Gabriel, Raphael, bổn mạng của một số Quí Cha, Quí Thầy,   Quí Ông, Anh, cách riêng của Ban Trật Tự Giáo Xứ.  Thánh lễ mừng bổn mạng được cử hành lúc 16 giờ 30 Thứ Bảy 28/9/2013.
2/ Chúa Nhật 6/10/2013, trong tinh thần Năm Thánh, Thánh lễ    đồng tế trọng thể kỷ niệm 80 năm thành lập Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn, được cử hành vào lúc 17 giờ 30. Cuối Thánh lễ có ban phép lành toàn xá (Theo điều kiện như thường lệ: xưng tội – rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng).
Lưu ý: Trong ngày Chúa Nhật 6/10/2013 này
–     Vào lúc 16 giờ 30 sau Thánh lễ thiếu nhi, có Kiệu Tôn Vinh Mẹ Maria chung quanh Nhà Thờ và Tu Viện.
–     Thánh lễ đồng tế lúc 17 giờ 30, được thay thế cho hai Thánh lễ lúc 17 giờ 00 và 18 giờ 30. (Các giờ lễ khác như thường lệ).
Kính xin quí cộng đoàn quan tâm tham dự.

VPGX

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 22, 2013 in Thông báo

 

Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm ban Bí tích Thêm sức tại GX.ĐMHCG.SG

Image

PVL (15/9/2013) – Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài-gòn đã hiện diện với cộng đoàn Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn lúc 15 giờ 00 để cử hành Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 134 em thiếu nhi. Đón tiếp ngài, ngay tại cổng chính Nhà Thờ, có Cha Chánh Xứ Giuse Hồ Đắc Tâm, Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ, đại diện các Xóm Giáo, Ban ngành Đoàn thể và các Huynh trưởng Xứ Đoàn Ki-tô Vua. Thánh lễ bắt đầu với cuộc rước đoàn đồng tế từ dốc Phòng Thánh khi bài ca nhập lễ vang lên mời gọi mọi người tiến về Nhà Chúa. Đoàn rước gồm thánh giá đèn hầu, 134 em lãnh nhận Bí tích Thêm sức cùng vú bõ đỡ đầu, các Thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa, Quí Cha đồng tế gồm Quí Cha: Cha Chánh Xứ Giuse, Cha Linh hướng Xứ Đoàn, Phê-rô Nguyễn Thành Tâm, Cha G.B Nguyễn Minh Phương (công bố Tin Mừng), Cha Phê-rô Đỗ Minh Trí, và Đức Cha Phê-rô, chủ tế. Trước Thánh lễ, Đức Cha Phê-rô chào mừng cộng đoàn phụng vụ, cho biết lý do sự hiện diện của Ngài, và nhận xét, con em sẽ lãnh nhận Bí tích Thêm sức là hoa trái thiêng liêng các bậc làm cho mẹ đã đóng góp cho Hội Thánh.
Image
Trong phần giảng lễ, chia sẻ, Đức Cha “khảo giáo lý các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm sức”. Nội dung bài chia sẻ và khảo hạch dựa trên Lời Chúa đã được công bố vào Chúa Nhật XXIV Thường Niên C, xoay quanh Ngôi Ba Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần. Qua khảo hạch các em, Ngài giúp các em nhớ lại hình tượng Chúa Thánh Thần được dùng trong Kinh Thánh. Ngài dừng lại ở hai biểu tượng: Chim Bồ Câu, dấu chỉ của  sự hiền hòa như Đức Ki-tô Giê-su, và Lửa, dấu chỉ của lòng nhiệt thành dấn thân phục vụ Hội Thánh như Đức Giê-su và các Tông Đồ xưa kia. Cũng trong phần chia sẻ, có một chi tiết bậc làm cha mẹ nên lưu ý, chăm sóc đời sống thiêng liêng tinh thần cho con cháu của mình để 20, 30 hoặc 40, 50 năm sau, đức tin vẫn còn trên mảnh đất quê hương này, nếu lơ là thì không khéo, cũng như nhiều Giáo Hội Ki-tô ở đó đây, đang rơi vào Mùa Đông Băng Giá…
Nghi thức ban Bí tích Thêm sức tiếp nối sau đó gồm ba phần: Cộng đoàn tuyên xưng đức tin, Đức Cha thay mặt Chúa, đặt tay cầu nguyện cho các em sắp lãnh nhận Bí tích, và cuối cùng, Ngài xức dầu ban Bí tích Thêm sức cho các em. Bài Thánh Ca “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến…” và “Xin tặng cho chúng con một quả tim mới…” vang lên khi Đức Cha xức dầu thánh trên trán các em.
Trước khi ban phép lành kết thúc Thánh lễ, một em đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức, thay mặt các bạn, cảm ơn Đức Cha, Cha Bề Trên Chánh Xứ, Quí Cha đồng tế v.v… đã tạo điều kiện để các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay. Những bó hoa tươi thắm dâng lên Đức Cha cùng Quí Cha giữa tiếng vỗ tay vang lừng thể hiện niềm vui và lòng biết ơn. Cha Chánh Xứ cũng tiếp lời sau đó cảm ơn Đức Cha, nhắc nhở cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Xứ Mỹ Yên, Giáo Phận Vinh. Cuối cùng, Đức Cha cũng chia sẻ vài ý tưởng với ý là nơi đây, Nhà Thờ này, một trung tâm hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống đức tin của nhiều tín hữu xa gần, thật thân quen với Đức Cha từ thuở Đức Cha còn là linh mục trẻ. Một điểm đặc biệt lý thú, sự thân quen của Ngài với Cha linh hướng Phê-rô có ngay từ thuở đó, khi Đức Cha thường đến với Cha linh hướng Phê-rô để lắng nghe Cha chia sẻ kinh nghiệm mục vụ cho Ngài.
Phép lành Chúa đã được Đức Cha ban cho cộng đoàn phụng vụ. Bài Thánh Ca Mẹ La Mã Bến Tre cất lên, mọi người sốt sắng dâng lên Mẹ tấm lòng yêu mến. Trời đẹp, mọi người ra  về bình an.
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 19, 2013 in Giáo Xứ ĐMHCG