RSS

Monthly Archives: Tháng Ba 2013

Phải rửa chân cho nhau (28.3.2013 – Thứ năm Tuần Thánh, Thánh lễ Tiệc ly)

Phải rửa chân cho nhau (28.3.2013 – Thứ năm Tuần Thánh, Thánh lễ Tiệc ly)

Image

 
Phải rửa chân cho nhau 
 
Lời Chúa: Ga 13, 1-15
 
Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. Ma quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu. Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Simôn Phêrô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phêrô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Simôn Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.” Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”
 
Suy niệm:
 
Người biết mình sắp qua đời thường để lại di chúc cho con cái.
 
Di chúc nói lên ước nguyện, lời nhắn nhủ hay lệnh truyền của người sắp ra đi.
 
Có thể nói Thầy Giêsu khi biết cuộc Khổ Nạn gần đến
 
cũng đã để lại một di chúc kép cho các môn đệ dấu yêu:
 
Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và nhất là Ngài đã lập bí tích Thánh Thể.
 
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày chúng ta đặc biệt nhớ đến di chúc ấy.
 
Sống di chúc của Chúa Giêsu là cách biểu lộ tình yêu đối với Ngài.
 
Có nhiều điểm giống nhau nơi việc Rửa chân và lập Bí tích Thánh Thể.
 
Cả hai đều là những cử chỉ Thầy Giêsu làm lúc cận kề cái chết.
 
Cả hai đều được làm trong bầu khí một bữa ăn tối gần lễ Vượt Qua.
 
Vào lúc cuối đời, sau bao năm tận tụy với sứ mạng phục vụ,
 
Thầy Giêsu muốn gói ghém trong hai cử chỉ đơn giản ấy lễ hiến dâng đời mình.
 
Cả hai đều tượng trưng cho cái chết tự hạ trên thập giá.
 
Rửa chân đòi Thầy phải cúi xuống rất sâu, phải trở thành tôi tớ phục vụ.
 
Rửa chân là điều mà tôi tớ không hẳn phải làm cho chủ,
 
thì bây giờ Thầy làm cho trò.
 
Cái chết trên thập giá là sự phục vụ cao nhất được diễn tả qua việc rửa chân.
 
Bí tích Thánh Thể còn diễn tả cách tuyệt vời hơn cái chết hy sinh ấy.
 
Trong bí tích này, tấm bánh trở nên Mình Thầy bị bẻ ra và trao đi.
 
Rượu trở nên Máu Thầy, Máu sẽ bị đổ ra cho muôn người trên thế giới.
 
Trong cả hai biến cố Rửa chân và bí tích Thánh Thể,
 
Thầy Giêsu đều mời các môn đệ tham dự cách tích cực.
 
Tham dự vào cái chết của Thầy bằng cách để cho Thầy rửa chân,
 
hay tham dự bằng cách ăn uống Mình và Máu Ngài.
 
Hai biến cố trên không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần bởi Thầy Giêsu.
 
Thầy mời các môn đệ cũng làm như Thầy, và lặp đi lặp lại những cử chỉ đó.
 
“Anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14).
 
“Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22, 19).
 
Cúi xuống phục vụ tha nhân và lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể
 
sẽ giúp chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
 
Muốn ở lại trong tình thương của Thầy Giêsu,
 
cần giữ lệnh Thầy truyền (Ga 15, 10).
 
Mà “đây là lệnh truyền của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau
 
như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).
 
Hơn nữa, Thầy Giêsu còn cho ta một cách khác để ở lại trong Thầy :
 
“Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi,
 
và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).
 
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày lễ của Tình Yêu theo đúng nghĩa nhất.
 
Yêu là cúi xuống phục vụ, yêu là bẻ đời mình cho tha nhân như Thầy Giêsu.
 
Ước gì chúng ta được ở lại trong tình yêu của Giêsu nhờ biết yêu.
 
 Cầu nguyện:
 
Lạy Thầy Giêsu,
 
khi Thầy rửa chân cho các môn đệ
 
chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
 
Thầy dạy chúng con một bài học rất ấn tượng
 
khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn,
 
khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ.
 
Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người.
 
Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
 
Lạy Thầy Giêsu,
 
thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy.
 
Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi.
 
Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình.
 
Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải.
 
Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử.
 
Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ.
 
Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy,
 
chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.
 
Lạy Thầy Giêsu,
 
Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động.
 
Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
 
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc.
 
Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con,
 
để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
 

 

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 27, 2013 in Uncategorized

 

Tôi là ánh sáng của thế giới (18.3.2013 – Thứ hai Tuần 5 Mùa Chay)

Tôi là ánh sáng của thế giới
Lời Chúa: Ga 8, 12-20
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với người Do Thái: “Tôi là ánh sáng của thế giới. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” Người Pharisêu nói với Ðức Giêsu: “Ông làm chứng cho chính mình; lời chứng của ông không thật!” Người trả lời: “Tôi có làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật, bởi vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Còn các ông, các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả. Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng có tôi và Ðấng đã sai tôi. Trong Lề Luật của các ông, có chép rằng lời chứng của hai người là chứng thật. Tôi làm chứng cho chính mình, và Chúa Cha là Ðấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi.” Họ liền hỏi Người: “Cha ông ở đâu?” Ðức Giêsu đáp: “Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi. Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi.” Người đã nói những lời ấy, khi giảng dạy trong Ðền Thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Không có ai bắt Người, vì giờ của Người chưa đến.
Suy niệm:
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu thường dùng lối nói “Tôi-là”
để long trọng khẳng định mình.
Sau đó, đôi khi Đức Giêsu còn đưa ra một lời mời, một lời hứa.
“Tôi là Bánh ban sự sống. Ai đến với tôi sẽ không hề đói,
Ai tin vào tôi sẽ không hề khát bao giờ” (6:35).
“Tôi là Cửa. Ai qua tôi mà vào, người ấy sẽ được cứu thoát” (10, 9).
“Tôi là sự Sống lại và là sự Sống. Ai tin vào tôi thì dù có chết cũng sẽ sống;
và ai sống và tin vào tôi sẽ không chết bao giờ” (11, 25-26).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu long trọng tuyên bố :
“Tôi là Ánh sáng của thế giới. Ai theo tôi sẽ không đi trong bóng tối,
nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống” (8, 12).
Đức Giêsu là Ngôi Lời nhập thể,
là Ánh sáng đến trong thế gian để chiếu soi mọi người (1, 9).
Ngài không phải chỉ là một ngọn đèn đứng yên một chỗ,
nhưng Ngài là nguồn sáng di động, lôi kéo nhân loại đi theo.
Đi theo Ngài là bước vào cuộc hành trình dẫn đến sự sống viên mãn.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy tin vào Ngài để được biến đổi:
“Hãy tin vào ánh sáng để anh em trở thành con cái ánh sáng” (12, 36).
Những người Pharisêu không tin Đức Giêsu.
Có một tranh luận căng thẳng giữa đôi bên.
Họ bảo lời chứng của Ngài cho chính mình là vô giá trị.
Thật ra Đức Giêsu không làm chứng một mình.
“Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi” (8, 18).
Ngài cũng không phán xét một mình,
nhưng phán xét cùng với Đấng đã sai Ngài (8, 16).
Đức Giêsu gắn bó chặt chẽ với Thiên Chúa Cha.
“Tôi biết tôi đã từ đâu đến và tôi đi đâu” (8, 14).
Ngài đến từ Cha, và Ngài sẽ trở về với Cha.
Cha vừa là khởi điểm, vừa là kết điểm của đời Đức Giêsu.
Nhưng các người Pharisêu không được biết mầu nhiệm này.
Họ không hiểu được tương quan thân thiết và độc đáo
giữa Đức Giêsu với Thiên Chúa như Con đối với Cha.
“Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi.
Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi” (8, 19).
Chính vì thế họ coi những lời của Đức Giêsu là phạm thượng.
Khi đến giờ, họ sẽ tìm cách bắt và giết Ngài (8, 20).
Khi kính nhớ cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Chúa,
Chúng ta cảm nghiệm được mãnh lực gớm ghê của bóng tối,
và sức mạnh của những người chuộng bóng tối hơn ánh sáng (3, 19).
Nhưng cuối cùng, Ánh sáng mới là người chiến thắng.
Chuẩn bị mừng lễ Phục sinh là chọn đứng hẳn về phía Đức Kitô,
là trục xuất khỏi đời mình mọi bóng tối, và cả những bóng mờ dày đặc.
Xin Ánh sáng của Đức Kitô phục sinh bắt đầu bừng lên trong tim tôi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ánh sáng và bóng tối thì dễ phân biệt,
còn bóng mờ thì khó nhận ra hơn.
Con đã mạnh dạn khước từ bóng tối
nhưng khi nhìn thật sâu vào lòng mình,
con vẫn thấy có nhiều bóng mờ tác động.
Con an tâm ở lại trong bóng mờ,
vì thấy đó chưa phải là một tội.
Nhưng con cũng áy náy
vì biết rằng bóng mờ là nơi
ánh sáng Chúa chưa thấm nhập trọn vẹn.
Con không muốn bóng mờ thành ánh sáng,
vì con vẫn muốn giữ lại
một điều gì đó rất quý đối với con.
Xin giải phóng con khỏi những tình cảm lệch lạc
để con được tự do yêu mến và phụng sự Chúa hơn.
Xin chinh phục những bóng mờ trong lòng con
để con được thuộc trọn về Chúa.
Xin kéo con ra khỏi thái độ lấp lửng, nước đôi,
để dứt khoát đặt Chúa trên mọi sự.
Ước gì con có đủ can đảm để dám nhìn thẳng
vào những bóng mờ trong đời con.
Và ước gì con được trở nên trong suốt
nhờ để ánh sáng Chúa
tràn ngập mọi vùng mờ tối nơi con. Amen.

 

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
 
 

CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM MÙA CHAY VÀ TAM NHẬT THÁNH 2013

CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM MÙA CHAY
VÀ TAM NHẬT THÁNH 2013 
GIÁO XỨ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
 
~ † ~
 
I.     TĨNH TÂM: Các ngày tĩnh tâm sẽ bắt đầu vào lúc 18 giờ 30.
a)    Thiếu nhi: Các ngày 18, 19 và 20 / 3 / 2013 (Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư).
b)    Người lớn: Các ngày 21, 22 và 23 / 3 / 2013 (Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy).
c)    Giới trẻ: Các ngày 25, 26 và 27 / 3 / 2013 (Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư).
II.   CHÚA NHẬT LỄ LÁ: (24/3/2013)
–      6 giờ 00: Làm phép lá tại Lễ Đài, sau đó rước lá vào Nhà Thờ.
–      6 giờ 30: Thánh lễ.
III.    TAM NHẬT THÁNH
a)    Thứ Năm Tuần Thánh:  (28/3/2013)
*Buổi sáng: 5 giờ và 6 giờ, đọc Kinh Phụng Vụ.
*Buổi chiều:
–   18 giờ 00: Thánh lễ Thiếu nhi
–   20 giờ 00 Thánh lễ dành cho người lớn, sau Thánh lễ có kiệu Thánh Thể quanh   Nhà Thờ, kế tiếp là giờ canh thức Thánh Thể.
b)    Thứ Sáu Tuần Thánh: 29/3/2013
*Buổi sáng: 5 giờ và 6 giờ, đọc Kinh Phụng Vụ.
*Buổi chiều:
–   18 giờ 00: Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu (Ưu tiên cho Thiếu nhi).
–   20 giờ 00: Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu (Dành cho người lớn).
† Sau nghi thức tưởng niệm có đi Đàng Thánh Giá chung quanh sân Nhà Thờ và Tu Viện.
c)    Thứ Bảy Tuần Thánh: 30/3/2013
*Buổi sáng: 5 giờ và 6 giờ, đọc Kinh Phụng Vụ.
*Buổi chiều:
–   18 giờ 30: Lễ Vọng I (Ưu tiên cho Thiếu nhi).
–   21 giờ 00: Lễ Vọng II (Cho người lớn).
IV.    GIẢI TỘI: Từ Thứ Hai, 25/3/2013 đến hết ngày Thứ Bảy, 30/3/2013
*Buổi Sáng:   Từ 8 giờ 00 – 11 giờ 00
*Buổi Chiều: Từ 14 giờ 00 – 18 giờ 00
V.       CHÚA NHẬT PHỤC SINH: 31/3/2013
–   Không có Thánh lễ 5 giờ sáng.
–   Các giờ khác như Chúa Nhật quanh năm.
*Lưu ý: 1/ Các ngày Tĩnh Tâm và Tam Nhật Thánh tại các Nhà Nguyện Xóm không có Thánh lễ.
     2/ Tại Nhà Thờ, các lớp học xin tạm ngưng.
VPGX
 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 16, 2013 in Uncategorized

 

THÔNG BÁO CHÚA NHẬT V MÙA CHAY C 17.3.2013

 
THÔNG BÁO
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY C
17.3.2013
 
VPGX ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SÀIGÒN
 
trân trọng thông báo:
 
1/ Chương trình tĩnh tâm Mùa Chay 2013 bắt đầu vào lúc 18 giờ 30
–      Thiếu nhi: ngày 18, 19, 20/3/2013 (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư).
–      Người lớn; ngày 21, 22, 23/3/2013 (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy).
٭ Lưu ý:
–         Trong các ngày tĩnh tâm, tại các Nhà Nguyện không có Thánh lễ.
–         Tại Nhà Thờ, các Lớp Dự Tòng và Hôn Nhân tạm ngưng học.  
2/ Chúa Nhật Lễ Lá 24/3/2013
–         6 giờ 00: Nghi thức làm phép lá tại Lễ Đài. Sau đó kiệu lá vào Nhà Thờ.
–         6 giờ 30: Thánh lễ đồng tế.
3/ Ngày 19/3/2013 lễ kính Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Maria, lúc 17 giờ 00 tại Nhà Thờ có Thánh lễ mừng:
–         Bổn mạng Giáo Hội toàn cầu
–         Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam
–         Bổn mạng Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn
–         Đấng bảo trợ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Và cũng là bổn mạng của…
–         Cha Phó Giám Tỉnh
–         Cha Bề Trên Chánh Xứ, Hai Cha Phó Xứ
–         Và quí Cha, quí Thầy, quí ông, quí anh     
4/ Đáp lời kêu gọi của Cha Bề Trên Chánh Xứ, kể từ sau ngày khai mạc Năm Thánh 12/3/2013, mọi gia đình trong các khu giáo tiếp tục đọc kinh tối kính Đức Mẹ tại nhà mình. Mong các gia đình hưởng ứng hầu được ơn Chúa qua Mẹ chuyển cầu.
Kính mời quí cộng đoàn tham dự.            

VPGX                                                                                                   

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 16, 2013 in Uncategorized

 

Ông này là Đấng Kitô (16.3.2013 – Thứ bảy Tuần 4 Mùa Chay)

Ông này là Đấng Kitô (16.3.2013 – Thứ bảy Tuần 4 Mùa Chay)

 

 
Ông này là Đấng Kitô 
 
Lời Chúa: Ga 7, 40-53
 
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông này thật là vị ngôn sứ.” Kẻ khác rằng: “Ông này là Ðấng Kitô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Ðấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Ðavít và từ Bêlem, làng của vua Ðavít sao?” Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ. Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt. Các vệ binh, trở về với các thượng tế và người Pharisêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?” Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!” Người Pharisêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisêu, đã có một ai tin vào tên ấy đâu? Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!” Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Ðức Giêsu; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” Họ đáp: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả.” Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.
 
Suy niệm:
 
Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người Do Thái không tin Đức Giêsu là Kitô
 
vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.
 
Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).
 
Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.
 
Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng
 
đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).
 
Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).
 
Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).
 
Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,
 
còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Bêlem, quê của vua Đavít (c.42).
 
Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.
 
Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nazareth ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
 
Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo.
 
Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).
 
Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,
 
chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.
 
“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).
 
Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.
 
Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.
 
Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.
 
Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,
 
Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.
 
Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,
 
nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).
 
Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.
 
Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.
 
Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).
 
Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).
 
Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do Thái đã phạm luật.
 
Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.
 
Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo:
 
“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao?” (c.52).
 
Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.
 
Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giôna, con ông Amíttai (2V 14, 25).
 
Thái độ của những thượng tế và người Pharisêu thật đáng ta suy nghĩ.
 
Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.
 
Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.
 
Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.
 
Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,
 
và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
 
Cầu nguyện:
 
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
 
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
 
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
 
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
 
đến với Người trong mọi sự,
 
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.
 
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
 
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
 
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
 
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
 
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
 
(R. Tagore)
 

 

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
 

Nhãn:

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Giáo xứ ĐMHCG bước vào giai đoạn mới

Post navigation

00 VRNs (13.03.2013) – Sài Gòn – Khoảng 2000 giáo dân đã tham dự thánh lễ khai mạc Năm thánh kỷ niệm 2013, tại DCCT Sài Gòn – Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Xem thêm…

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Giáo xứ ĐMHCG bước vào giai đoạn mới

Authorpleikly

Published on13.03.2013

Categories Bài Giảng
Mã HTML để dán lên website
 

VRNs (13.03.2013) – Sài Gòn – Khoảng 2000 giáo dân đã tham dự thánh lễ khai mạc Năm thánh kỷ niệm 2013, tại DCCT Sài Gòn – Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá chủ sự.

VRNs xin kính mời quý vị cùng nghe bài chia sẻ của Đức giám mục phụ tá TGP Sài Gòn.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 12, 2013 in Uncategorized

 

HẠNH PHÚC THẬT GẦN


Hình ?nh n?i tuy?n 1
 
Hình ?nh n?i tuy?n 2
 
Hình ?nh n?i tuy?n 3
 
Hình ?nh n?i tuy?n 4
 

Hình
 ?nh n?i tuy?n 5

Hình ?nh n?i tuy?n 6

Hình
 ?nh n?i
 tuy?n 8

Hình ?nh n?i tuy?n 9

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 10, 2013 in Uncategorized

 

Chúa Nhật IV Mùa Chay C

Image

Chúa Nhật IV Mùa Chay C

Chi tiết
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

 

Chủ Nhật IV Mùa Chay, Năm C

 

Bài đọc: Jos 5:9a, 10-12; II Cor 5:17-21; Lk 15:1-3, 11-32.

 

1/ Bài đọc I: 9 ĐỨC CHÚA phán với ông Giô-suê: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai-cập.” Vì thế, người ta đã gọi tên nơi ấy là Ghin-gan cho đến ngày nay. 10 Con cái Ít-ra-en đóng trại ở Ghin-gan và cử hành lễ Vượt Qua ngày mười bốn trong tháng, vào buổi chiều, trong vùng thảo nguyên Giê-ri-khô. 11 Hôm sau lễ Vượt Qua, họ đã dùng thổ sản trong xứ, tức là bánh không men và hạt lúa rang, vào đúng ngày đó. 12 Hôm sau, không còn man-na nữa, khi họ dùng thổ sản trong xứ; thế là con cái Ít-ra-en không còn có man-na nữa. Năm ấy, họ đã dùng hoa màu của đất Ca-na-an.

 

2/ Bài đọc II: 17 Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. 18 Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải. 19 Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải. 20 Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. 21 Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.

 

3/ Phúc Âm: 1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con.

13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. 14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.

20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. “Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.” 21 Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa… 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng. 25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng! 31 “Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”

 


 

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hoà giải với Thiên Chúa và với tha nhân

 

 Nếu con người biết vâng lời Thiên Chúa và giữ trọn Thập Giới, họ sẽ sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa, với tha nhân, và với thế giới chung quanh. Thiên Chúa sẽ chúc lành cho mọi việc họ làm và bảo vệ họ khỏi mọi điều nguy hiểm hồn xác. Nhưng con người đã không giữ lời Thiên Chúa dạy, họ nghe theo tiếng gọi của ba thù và đảo lộn mọi trật tự của Thiên Chúa. Họ khước từ tình yêu đích thực của Thiên Chúa, cha mẹ, và anh em để chạy theo những tình yêu giả dối và tạm thời. Mùa Chay là mùa Thiên Chúa kêu gọi con người xét lại mối liên hệ của con người đối với Ngài và với nhau, để hòa giải và sống đúng các mối liên hệ trong cuộc đời.

Các Bài Đọc hôm nay đặt trọng tâm trong sự hòa giải giữa con người với Thiên Chúa và với nhau. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa dẫn đưa con cái Israel vào Đất Hứa, sau cuộc Xuất Hành và thanh luyện 40 năm trong sa mạc. Ngài truyền cho ông Joshua phải cắt bì cho tất cả những người nam của Israel tại Ghilgal, như một giao ước phải tuân giữ: Ngài sẽ bảo vệ và chúc lành nếu họ tuân giữ các thánh chỉ và Lề Luật của Ngài. Trong Bài Đọc II, con người tự mình không thể giao hòa với Thiên Chúa vì tất cả đều phạm tội; nhưng vì yêu thương, Thiên Chúa đã cho Đức Kitô, Người Con duy nhất xuống trần để đền tội cho con người. Đức Kitô là lý do con người được giao hòa với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, người con thứ khước từ tình yêu chân thật của cha để chạy theo những tình yêu gian dối và tạm thời của thế gian; nhưng khi nhận ra tình yêu đích thực, anh đã mạnh dạn trỗi dậy và quay về để hòa giải với cha và với anh của mình.

 

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

 

1/ Bài đọc I: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai-cập.”

 

1.1/ Chấm dứt hành trình 40 năm trong sa mạc: Đức Chúa phán với ông Joshua: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai-cập.” Vì thế, người ta đã gọi tên nơi ấy là Ghilgal cho đến ngày nay. Biến cố Xuất Hành và thanh luyện trong sa mạc suốt 40 năm là thời kỳ Thiên Chúa sống mật thiết với con cái Israel. Ngài theo họ trong suốt cuộc hành trình để hướng dẫn, dạy dỗ, thanh luyện, và bảo vệ; trước khi dẫn đưa họ vào Đất Hứa. Trình thuật hôm nay kết thúc cuộc hành trình, Ngài ký kết với họ giao ước tại Ghilgal qua sự kiện ông Joshua cắt bì cho tất cả các người nam của Israel: Ngài sẽ bảo vệ họ sống hạnh phúc trong Đất Hứa nếu họ tuân giữ cẩn thận các giới răn của Ngài.

 

1.2/ Bắt đầu cuộc sống trong Đất Hứa: “Con cái Israel đóng trại ở Ghilgal và cử hành lễ Vượt Qua ngày mười bốn trong tháng, vào buổi chiều, trong vùng thảo nguyên Jericho. Hôm sau lễ Vượt Qua, họ đã dùng thổ sản trong xứ, tức là bánh không men và hạt lúa rang, vào đúng ngày đó. Hôm sau, không còn manna nữa, khi họ dùng thổ sản trong xứ. Năm ấy, họ đã dùng hoa màu của đất Canaan.” Bắt đầu cuộc sống tự do trong Đất Hứa, con cái Israel không còn lý do nào để than phiền và làm nô lệ cho tội lỗi. Họ được hưởng dùng tất cả những của ngon vật lạ trong Đất Hứa, vùng đất chảy sữa và mật. Họ được tự do sống mối liên hệ yêu thương và trung thành với Thiên Chúa.

 

2/ Bài đọc II: Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người.

 

2.1/ Đức Kitô đã chịu chết để con người được hòa giải với Thiên Chúa: Theo thánh Phaolô, tất cả mọi người đều đã vi phạm Lề Luật; vì thế, họ phải chịu hình phạt Thiên Chúa ra là phải chết. Không một ai có thể cho mình là công chính trước mặt Thiên Chúa và xứng đáng được hưởng cuộc sống đời đời; nhưng vì yêu thương, Thiên Chúa đã cho Đức Kitô, Người Con duy nhất xuống trần để đền tội cho con người. Nhờ Máu của Người đổ ra trên Thập Giá, Người đã giao hòa con người với Thiên Chúa và với nhau. Trước khi con người được hòa giải với Thiên Chúa, con người làm nô lệ cho tội lỗi và phải chết. Sau khi con người được hòa giải với Thiên Chúa, họ trở nên một tạo vật mới: tội lỗi không còn thống trị con người nữa; con người được trở nên công chính; và con người không phải chết, nhưng được sống đời đời.

 

2.2/ Các tông đồ được Đức Kitô trao ban sứ vụ hòa giải: Trong Kế Hoạch Cứu Độ, Đức Kitô chọn các tông đồ và trao ban cho các ông và những người kế vị, sứ vụ giao hòa con người với Thiên Chúa (Mt 16:19; Lk 24:47). Thánh Phaolô cũng được trao ban sứ vụ hòa giải; vì thế, thánh nhân kêu gọi tất cả các tín hữu: “Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải… Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.

Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.”

 

3/ Phúc Âm: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha.”

 

3.1/ Quay mặt đi với tình yêu đích thực: Tại sao người con thứ bỏ đi? Trình thuật không nêu rõ lý do, nhưng chúng ta có thể phỏng đoán những lý do sau: Thứ nhất, cậu nghĩ cuộc sống kỷ luật trong gia đình giới hạn sự tự do của cậu; vì thế, cần thoát ly gia đình để có thể làm tất cả những gì mình muốn. Thứ hai, cậu không cảm nhận được tình yêu của cha dành cho và hạnh phúc khi còn sống trong mái ấm gia đình, và muốn chạy theo những tiếng mời gọi hấp dẫn hơn của xác thịt, bè bạn, và thế gian. Sau cùng, cậu nghĩ có tiền và có tự do là sẽ có hạnh phúc; nhưng cuộc đời không đơn giản nhưng cậu tưởng.

 

3.2/ Người con thứ nhận ra tình yêu chân thực của cha và hạnh phúc của mái ấm gia đình: Con người thường hay giả định mọi sự phải như vậy thay vì biết suy nghĩ tại sao những sự ấy xảy ra; nhưng khi đã mất rồi, con người mới biết trân quí khi nhận lại. Người con thứ phải trải qua đói khát và đau khổ để nhận ra tình yêu của Thiên Chúa và của cha mình. Khi xa cha, phẩm giá con người của cậu còn thua cả loài heo, là con vật được coi là nhơ bẩn theo truyền thống Do-thái. Là một con người mà muốn ăn thứ heo ăn cũng không ai cho. Cậu hồi tưởng tới những đầy tớ ở nhà cha mình: Đầy tớ của cha còn có cơm gạo dư thừa để ăn, thế mà phận làm con phải chết đói.

Khi đã nhận ra đâu là tình yêu và hạnh phúc đích thực, cậu can đảm bảo mình: Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.”

 

3.3/ Hạnh phúc khi con người được hòa giải: Người cha tuy đau khổ phải xa con; nhưng ông biết ông không thể giữ con ở nhà, nên ông đã đau khổ chia gia tài cho con. Ông biết có thể ông sẽ mất con vĩnh viễn, nhưng ông hy vọng đói khát và đau khổ sẽ làm cho con ông nhận ra đâu là tình yêu đích thực và quay về với ông. Nhiều người thắc mắc tại sao ông biết lúc nào con trở về và nhận ra cậu ngay khi còn ở đàng xa. Điều này chỉ có thể trả lời bằng tình yêu mà ông dành cho con, ông phải ra đầu ngõ ngóng chờ mỗi ngày để có thể thấy con từ xa như trình thuật hôm nay.

Chúa Giêsu đưa tình phụ tử lên tới tuyệt đỉnh khi mô tả thái độ của người cha đón con về: Không giống như người cha thế gian ngồi đợi con đến trước mặt và nói lời xin lỗi trước khi người cha có thể tha thứ; người cha trong trình thuật chạy ra trước đón con, ông không đòi một điều kiện nào, và cũng chẳng đợi cho con nói hết lời xin lỗi; ông phục hồi tất cả phẩm giá cho con mình khi nói với các đầy tớ: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.” Và họ bắt đầu ăn mừng.

 

3.4/ Tính ghen tị là kẻ thù của tình yêu: Người con cả tuy ở nhà với cha luôn; nhưng vẫn không hiểu tình yêu của cha mình. Anh làm việc vất vả không phải vì thương cha; nhưng hy vọng sẽ được thừa hưởng tất cả những gì cha để lại. Anh nghĩ mình có lý do để tức giận vì sẽ phải chia gia tài với em mình lần nữa. Anh đặt giá trị vật chất lên trên tình phụ tử và tình huynh đệ khi nói thẳng vào mặt cha mình: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”

Anh không một chút quan tâm đến tình cảm của cha mình, cho dù anh đã được chứng kiến nỗi đau khổ của cha mỗi ngày ra ngõ ngóng con. Nếu cảm nhận được tình yêu với cha, anh phải vui chung với niềm vui của cha, chứ không để cho niềm vui của cha chưa trọn đã phải đương đầu với một đứa con khác, đứa con cha anh tưởng nó yêu thương mình thật, nhưng nay khám phá ra nó yêu mình vì tài sản. Anh cũng chẳng còn chút tình cảm gì cho em. Khi nói với cha “thằng con của cha đó,” anh coi nó chẳng có chút liên hệ máu mủ ruột thịt gì với mình.

Trình thuật muốn nêu bật tình yêu chân thật, tha thứ, và vô vị lợi của người cha. Tuy bị phản kháng cách tàn nhẫn từ người con cả, ông vẫn hạ mình năn nỉ và khuyên con: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”

 

Chúng ta có thể rút ra rất nhiều những bài học khôn ngoan trong dụ ngôn hôm nay:

  1. Tình cha có chỗ tất cả cho mọi người con. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người.
  2. Đừng bao giờ đặt những giá trị vật chất trên tình nghĩa gia đình. Mất của có thể tìm lại được; mất tình yêu gia đình, con người sẽ ôm hận suốt đời.
  3. Tình yêu Thiên Chúa không quan tâm đến tội lỗi con người; nhưng Ngài cung cấp mọi cơ hội để con người nhận ra và đáp trả tình yêu của Ngài cách tự nguyện.
  4. Nếu đã được Thiên Chúa yêu thương, hòa giải và tha thứ cách vô điều kiện; con người cũng phải cư xử như thế cho những ai có lỗi với mình.
  5. Đừng mù quáng chạy theo những tình yêu giả trá hay chóng qua; hãy biết quay về để sống yêu thương và hạnh phúc với những ai yêu thương mình chân thành.

 

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

 

– Thời gian và việc thanh luyện cần thiết vì chúng giúp con người nhận ra đâu là tình yêu đích thực giữa bao tình yêu ích kỷ và giả trá.

– Chỉ một mình Thiên Chúa là tình yêu đích thực; vì Ngài không quan tâm đến tội lỗi, luôn tìm mọi cách đưa con người trở về, và yêu thương con người đến cùng.

– Càng xa Thiên Chúa bao nhiêu con người càng đau khổ bấy nhiêu, và phẩm giá con người bị hạ giá tới độ không bằng một con vật. Khi quay về với Thiên Chúa, Ngài sẽ phục hồi xứng đáng phẩm giá của chúng ta như các con cái của Ngài.

 

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 10, 2013 in Uncategorized

 

NGƯỜI CHA NHÂN HẬU

NGƯỜI CHA NHÂN HẬU

Gói quà không được mở.  Ðó là tựa đề của một câu chuyện ngắn có nội dung như sau:

Một chàng thanh niên nọ, do xích mích với người cha, quyết tâm không bao giờ trở về nhà nữa. Nhưng cuối cùng do lời nài nỉ của người mẹ, người con cũng đành trở về nhà với mọi người trong gia đình.  Từ lâu hai cha con giận nhau cũng vì chuyện chia gia tài.  Người cha có chương trình và sự sắp xếp mà người con không hiểu được.  Ông đau khổ vô cùng vì chuyện người con bỏ nhà ra đi.  Ông chỉ mong người con mở miệng xin lỗi, ông sẽ để lại gia tài cho anh tức khắc.  Nhưng vì tự ái, người con quyết giữ im lặng.

Mỗi dịp lễ của gia đình, mọi người trong gia đình có thói quen trao quà cho nhau.  Khi đến lúc mở các gói quà, người cha đã đặt vào đó tất cả tình thương của ông.  Người con tưởng đây cũng chỉ là cái cà vạt mà ông tặng lấy lệ như hằng năm mà thôi.  Bởi vậy anh chẳng thèm mở ra xem.  Cầm lấy quà, anh đi về phòng riêng của mình.

Sau khi mọi người trong nhà đều đi ngủ, người thanh niên không thể nào chợp mắt được.  Anh ngồi lặng lẽ nhìn gói quà duy nhất của anh chưa được mở.  Chợt như có ánh mắt của người cha nhìn anh, không kháng cự được nữa, chàng thanh niên mở gói quà ra.  Không phải là một cái cà vạt hay một món quà nào như trước đây cha anh thường gởi tặng chiếu lệ mỗi khi có độ lễ của gia đình đến, mà chính là tất cả cái tài sản mà từ lâu anh hằng mong có được trong tay.  Người thanh niên chạy thẳng vào phòng người cha, nước mắt ràn rụa, anh ôm lấy cổ người cha và thổn thức:

– Cha ơi!  Cha đã đi bước trước.  Con tưởng sẽ không bao giờ làm hòa với cha.  Xin cha tha cho con. Con rất thương cha.

***********************************

prodigalson 2Quý vị và các bạn thân mến.

Hình ảnh người cha trong câu chuyện trên đây hẳn gợi lên cho chúng ta câu chuyện về người cha của mọi người chúng ta và nhất là câu chuyện của người cha trong bài dụ ngôn về người con hoang đàng được ghi lại trong Tin Mừng theo thánh Luca.  Hình ảnh của người cha được Chúa Giêsu mượn để nói lên lòng nhân từ của Thiên Chúa Cha hẳn không phải là một hình ảnh phi thường.  Chúng ta vẫn biết được hình ảnh của người cha như thế.

Biết bao nhiêu người cha đã đi bước trước để hòa giải với con cái mình.

Biết bao nhiêu người cha sẵn sàng quên hết những lỗi lầm của con cái mình.

Biết bao nhiêu người cha đã hy sinh cả một đời miễn là con cái của mình được nên người.

Với Thiên Chúa cũng thế, Ngài là Ðấng ban mọi ơn lành.  Ngài là một người Cha nhân từ của chúng ta.  Ðiều đó có nghĩa là chính qua những tình cảm tự nhiên của con người mà chúng ta hiểu được tình yêu của Thiên Chúa.  Có là cha là mẹ, con người mới cảm nghiệm thế nào là tình yêu của Thiên Chúa. Có cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, con người mới cảm nhận được thế nào là tình yêu của Thiên Chúa.  Có sống quảng đại yêu thương, con người mới cảm nhận được Thiên Chúa yêu thương con người như thế nào.  Chính qua những tình yêu con người san sẻ cho nhau mà tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ.  Chính qua chứng từ yêu thương của con người mà người xung quanh cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa.

Trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta không ngừng được thôi thúc để quay trở về với Chúa.  Người đang có đó như người Cha đang chờ đợi chúng ta trong từng giây từng phút.  Người luôn giang rộng cánh tay để ôm ấp, vỗ về, yêu thương và tha thứ cho chúng ta.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, một kỷ nguyên mới đang đến với chúng ta.  Giáo hội mời gọi chúng ta suy nghĩ và đào sâu tình yêu của Thiên Chúa Cha.  Thánh Gioan đã viết như sau: Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người cho thế gian.  Qua con người của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa Cha.  Ngày nay cũng qua cuộc sống và cách cư xử của con người mà con người cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa Cha.  Ðây phải là niềm xác tín của chúng ta trong kỷ nguyên mới này.

***********************************

Lạy Thiên Chúa Cha nhân từ. Qua những tình cảm giữa cha mẹ và con cái trần gian mà Thiên Chúa phú bẩm.  Xin cho chúng con cũng cảm nhận được tình yêu vô biên của Thiên Chúa Cha.  Và giúp cho những ai chúng con san sẻ tình yêu thương cũng cảm nhận được chính tình yêu của Chúa.  Amen!

R. Veritas

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Ba 9, 2013 in Uncategorized

 

CẦU NGUYỆN VÀ MĨM CƯỜI

Image

CẦU NGUYỆN VÀ MĨM CƯỜI

Trong lần phỏng vấn trên truyền hình, mẹ Tê-rê-xa Can-cút-ta đối diện với người chủ trì phỏng vấn là một ký giả nổi tiếng có những câu hỏi hóc búa nhất, ông ta nói:
– “Mẹ yêu mến người bần cùng đó là chuyện rất tốt, nhưng trong giáo hội Va-ti-căn vẫn còn có rất nhiều người giàu có, mẹ làm thế nào để đối xử với họ ?”
Câu trả lời của mẹ Tê-rê-xa rất là kinh điển, mẹ nhìn người ký giả phỏng vấn ấy và nói:
– “Thưa ông, ông không phải là một người vui vẻ, có một vài thứ gì đó nuốt sống ông, trong lòng ông không có gì là bình an cả.”
Khi ông ta cảm thấy ủ rũ thì mẹ Tê-rê-xa nói tiếp:
– “Ông nên có một đức tin.”
Ông ta hỏi:
– “Tôi phải làm gì mới có thể có đức tin ?”
– “”Ông nên cầu nguyện.”
– “Nhưng tôi không biết cầu nguyện.”
– “Như vậy thì tôi sẽ cầu nguyện cho ông, nhưng về phần ông thì ông phải hết sức mĩm cười với người bên cạnh của ông, nụ cười sẽ làm cảm động người ta, nụ cười sẽ đem lại cho linh hồn chúng ta một vài sự chân thật của Thiên Chúa.”

Image
(Willi Hoffsuemmer)

Suy tư:
Ký giả thì luôn đặt những câu hỏi hóc búa để bắt chẹt người được phỏng vấn, chứ không đặt những câu hỏi có tình đời thường để khơi dậy những thành công hay thất bại của họ, bởi vì ký giả là những kẻ được người ta cho là những kẻ “săn mồi”, do đó mà họ luôn đặt những câu hỏi thật giật gân để câu khách…
Nếu biết cầu nguyện thì các ký giả sẽ có những câu hỏi rất hay và người trả lời cũng rất dễ chịu khi trả lời, bởi vì một câu hỏi đã đi qua lời cầu nguyện thì luôn là câu hỏi đáp ứng được kỳ vọng của mọi người; một câu hỏi với nụ cười tươi thân thiện, thì đó là chìa khóa để mở tâm hồn của người được phỏng vấn…
Có câu cách ngôn của người Do Thái như sau: “Trước mặt Thiên Chúa thì cứ khóc lóc, nhưng trước mặt người ta thì vẫn cứ vui cười nhé.”
Làm ký giả cũng như thế, tuy trong lòng không thích giáo hội công giáo, nhưng vẫn cần lịch sự và nụ cười để phỏng vấn những người nổi tiếng của giáo hội.
————-
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

 
2 bình luận

Posted by trên Tháng Ba 9, 2013 in Uncategorized