RSS

Category Archives: Sức khỏe

Thực phẩm thiết yếu trong mùa Covid

 Lê Văn Thể 

Ngày 01/10/2021

Thực phẩm thiết yếu trong mùa Covid

TGPSG – Mải lo sắp xếp công việc, tôi không kịp mua thực phẩm dự trữ, đành tạm ăn uống kham khổ, nghĩ là dịch sẽ qua mau…

Dịch Covid ở Sài Gòn bùng phát, chỉ thị 16 được ban hành, qui tắc 5K được áp dụng, người dân không được tập trung đông người, kể cả ngồi ăn gần nhau. Các nhà hàng, quán nhậu, tiệm ăn phải đóng cửa vì chỉ được bán mang về, khiến lượng khách mua chẳng còn bao nhiêu. Ngược lại, cửa hàng bán fastfood của tôi, vì trước giờ chỉ bán mang về nên càng đắt hàng, làm không kịp bán.

Nhưng rồi dịch càng nặng hơn, chỉ thị tăng lên 16+, phong toả giãn cách nghiêm ngặt, người dân hạn chế ra đường. Cửa hàng fastfood của tôi bán đồ ăn bình dân, chỉ bán lẻ, kham không nổi tiền shipper. Hơn nữa, lỡ một nhân viên dính Covid, là cả cơ sở phải đóng cửa. Để bảo đảm an toàn cho việc kinh doanh, hết dịch là làm lại được ngay, tôi quyết định đóng cửa, trợ cấp cho công nhân ở lại tại chỗ, cách ly chặt chẽ đề phòng lây nhiễm.

Mải lo sắp xếp công việc, tôi không kịp mua thực phẩm dự trữ, đành tạm ăn uống kham khổ, nghĩ là dịch sẽ qua mau.

Nhưng rồi giãn cách tăng thêm, giới nghiêm ban đêm, ban ngày đi chợ phải có giấy đi chợ, nhưng chợ nghỉ bán, siêu thị đóng cửa vì vướng F0, tình thế thật là nan giải.

Dân gian có thơ: “Chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già; bát cơm, đôi đũa, ly trà, ai dâng?”. Tôi gả con gái lấy chồng mãi tận Lâm Đồng, thăm nom xa xôi bất tiện, nhưng nay bỗng dựng trở nên thuận lợi, vì nơi con gái tôi ở vẫn còn họp chợ. Nó đóng hàng thực phẩm và gởi về Sài Gòn cho tôi.

Hàng gởi được vài lần thì có chỉ thị giới nghiêm 24/24, qui định shipper không đi quận khác nên không chở hàng về cho tôi được. Vậy là ‘ánh sáng’ vừa lóe lên, xem chừng đã muốn tắt ngủm rồi!

Tưởng là hết cách, nhưng khi tôi vừa kể chuyện này với người em là bác sĩ, thì cậu ấy nói: Mỗi ngày đi làm về, cậu sẽ đến điểm nhận hàng và chở hàng về cho tôi. Vậy là nhà tôi có thực phẩm dồi dào đều đặn.

Thêm một việc bất ngờ nữa, là sau đó, ngôi chợ nơi con gái tôi ở bị đóng cửa vì dịch, không mua được thực phẩm. Nhưng nông dân ở đó lại nhờ con gái tôi giải cứu hàng hóa vì không bán được nông sản. Thế là rau-củ-quả rẻ hơn và con gái tôi gửi về cho tôi nhiều hơn. Tôi bèn chia sẻ cho nhiều người khác…

Vâng, điều quan trọng nhất, dù gặp khó khăn, tôi vẫn tín thác cầu xin Thiên Chúa trước mỗi bữa ăn: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày…”, sau khi đã “vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời… Amen”.

Lê Văn Thể (TGPSG)
(Ánh sáng Gia đình thời Covid)

Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/thuc-pham-thiet-yeu-trong-mua-covid-64265

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười 1, 2021 in Sức khỏe

 

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tốt nhất hiện nay

13/03/2021 0 NHA KHOA ĐÔNG NAM

Nhiệt miệng không nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên khi mắc phải. Vậy cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn về bệnh răng miệng phổ biến này nhé!

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tốt nhất hiện nay

Mục Lục [Hiện]

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.

Các vết loét do aphthous thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.

cach phong ngua benh nhiet mieng 1
Bệnh nhiệt miệng là một bệnh thường gặp

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Chế độ vệ sinh răng miệng kém đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng, dẫn đến hình thành các tổn thương khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Do đó, một trong những cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tốt nhất là bạn nên đánh răng một ngày hai lần sau khi ăn. Bàn chải đánh răng cũng cần được thay hai lần mỗi năm. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, việc đi khám tại nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng một lần cũng là điều cần thiết.

cach phong ngua benh nhiet mieng 2
Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống khoa học chính là cách giúp chúng ta tăng cường miễn dịch. Theo đó, bên cạnh bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, đậu nành, bạn ăn nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể thải và loại nhiều độc tố ra ngoài, giúp răng miệng bạn sạch sẽ, khỏe mạnh và không bị các loại vi khuẩn tấn công.

cach phong ngua benh nhiet mieng 3
Chế độ ăn uống hợp lý

3. Tránh làm tổn thương miệng

Loét miệng cũng được hình thành từ những vết tổn thương trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại bàn chải có lông cứng vì nó có thể để lại vết xước sau mỗi lần đánh răng. Hoặc nói chuyện khi đang nhai sẽ khiến bạn có nguy cơ nhai phải chính lợi của mình và tạo ra tổn thương.

Ngoài ra, thức ăn quá nóng sẽ làm bỏng lớp da ở niêm mạc miệng, dẫn đến nhiễm trùng, do đó bạn cần tránh xa chúng.

cach phong ngua benh nhiet mieng 4
Tránh làm tổn thương miệng

4. Tránh những chất gây kích ứng cho vùng miệng

Một số loại kem đánh răng có chứa chất tẩy cao hay nước súc miệng quá đậm đặc cũng sẽ khiến “vùng miệng” lên tiếng vì lớp da mỏng manh bị tấn công bởi hóa chất. Thế nên, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này.

cach phong ngua benh nhiet mieng 5
Tránh những chất gây kích ứng cho vùng miệng

5. Hạn chế lạm dụng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, bởi bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nó còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn, do đó hệ vi sinh cơ thể bị mất cân bằng cơ hội cho vi khuẩn nhiệt miệng được dịp bùng phát.

Thế nên, tránh thói quen lạm dụng kháng sinh là điều cần thiết trong cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng loại thuốc này, hãy uống kèm men tiêu hóa mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

cach phong ngua benh nhiet mieng 6
Hạn chế lạm dụng kháng sinh

6. Giữ tinh thần thư thái

Các nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận những người stress nặng và liên tục thì mức độ loét miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân được ghi nhận là sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Do đó, để phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy giữ tinh thần thư thái, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. Đặc biệt, khi đã bị nhiệt miệng, nếu liên tục tạo áp lực cho bản thân, bệnh sẽ rất lâu khỏi.

cach phong ngua benh nhiet mieng 7
Giữ tinh thần thư thái

Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này và bệnh tái phát liên tục trong thời gian dài thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị triệt để.

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn nha khoa đông nam
logo nha khoa đông nam

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số:03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số:01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

hoadongnam.com/cach-phong-ngua-benh-nhiet-mieng-tot-nhat-hien-nay/

https://nhakhoadongnam.com/cach-phong-ngua-benh-nhiet-mieng-tot-nhat-hien-nay/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 30, 2021 in Sức khỏe

 

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng

Làm 3 hành động này trước khi rời khỏi giường có thể giúp bạn tránh được nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng - 1

Làm 3 hành động này trước khi rời khỏi giường có thể giúp bạn tránh được nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi vừa thức dậy, cơ thể vẫn chưa thích nghi nhanh được với các hoạt động mạnh, các cơ quan vẫn trong trạng thái tĩnh, lưu lượng máu lúc này vẫn tương đối chậm.

Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và đi vệ sinh hoặc mặc quần áo, rất dễ khiến huyết áp tăng cao, đây là một hành động nguy hiểm đặc biệt với những người đang bị huyết áp cao, dễ gây ra các cục máu đông dẫn tới đột quỵ. Vì thế, việc thức dậy từ từ vào buổi sáng là rất quan trọng.

Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra vào lúc sáng sớm, bạn cần thực hiện 3 hành động này trước khi rời khỏi giường.

Đánh thức cơ thể một cách từ từ

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, đừng vội bật dậy và thay quần áo ngay. Bạn nên nằm trên giường thêm 5 phút để các cơ quan của cơ thể từ từ thức dậy. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là khác nhau, nên hành động bật dậy ngay lập tức hoặc ngồi dậy đột ngột khiến não bị “sốc”, dẫn tới việc máu chưa cung cấp lên não đủ, có thể dễ dàng gây xuất huyết não.

Duỗi thẳng tay chân

Thay vì mặc quần áo ngay thì bạn có thể nằm trên giường, duỗi thẳng tay chân một lúc. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể vẫn chưa được linh hoạt, lưu lượng máu còn chậm. Vì vậy, việc duỗi thẳng tay chân lúc này sẽ giúp tăng tốc độ lưu thông máu trong cơ thể.

Từ từ đứng dậy

Sau khi thực hiện 2 bước trên, bạn hãy từ từ đứng dậy và rời khỏi giường. Bạn sẽ cảm nhận được đầu óc lúc này rất tỉnh táo và sảng khoái. Nếu đầu óc vẫn đang “nửa tỉnh nửa mê” thì không thể bắt đầu một ngày mới làm việc hiệu quả được.

Đối với người trung niên hoặc cao tuổi, việc đứng dậy từ từ sẽ hạn chế chuyện té ngã. Do vậy, bạn cần phải đợi cho đến khi não hoàn toàn tỉnh táo, cung cấp đủ máu lên não thì mới rời khỏi giường.

Người ta thường nói buổi sáng là thời kỳ vàng của sức khỏe. Sau khi thực hiện 3 hành động trên thì việc đi vệ sinh và bổ sung 1 ly nước lọc ngay sau đó là điều nên làm. Uống một ly nước sau khi thức dậy có thể giúp làm loãng máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mạch máu não, táo bón…

Bên cạnh đó, nếu có thể nên đứng cạnh cửa sổ để hít thở không khí trong lành vào buổi sáng. Đây là một thói quen tốt cần được duy trì vào buổi sáng nếu muốn có sức khỏe dẻo dai cho một ngày mới.

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng - 2

Những thực phẩm giúp phòng chống đột quỵ

Một chế độ ăn uống kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là các thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.

Khoai lang

Khoai lang là một trong những nguồn cung chất xơ dồi dào cho cơ thể. Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai lang còn có đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám động mạch, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

Rượu vang đỏ

Các nhà nghiên cứu phát hiện một hợp chất được tìm thấy trong vỏ nho đỏ và hạt của nó có thể trợ giúp phục hồi sau đột quỵ. Hợp chất đó được gọi là resveratrol, đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các tổn thương não lâu dài, đồng thời có khả năng chống lại tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Cà chua

Các nhà nghiên cứu Phần Lan nhận thấy, so với nam giới có nồng độ lycopene trong máu thấp thì nam giới tiêu thụ nhiều lycopene – một chất giúp cà chua có màu đỏ có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ.

Táo

Tương tự cà chua, táo cũng là loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ. Sau khi quan sát chế độ ăn của hơn 9.000 nam giới trong 28 năm, các nhà nghiên cứu tại Phần Lan kết luận những dưỡng chất thực vật được tìm thấy trong táo đóng vai trò như chất chống oxy hóa chống lại các tổn hại của cholesterol LDL “xấu” trong máu.

Sô cô la

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng - 3

Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn 2 thanh sô cô la mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Có nhiều bằng chứng cho thấy, tiêu thụ sô cô la có liên quan tới việc giảm nguy cơ tai biến tim mạch trong tương lai. Sở dĩ có điều này là do sô cô la không chỉ chứa hợp chất flavonoid, mà còn có các hợp chất khác như canxi và axit béo giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chuối

Ăn chuối có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ xuống 12% đối với phụ nữ sau mãn kinh. Nghiên cứu này được công bố trên chuyên san Stroke của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Tác giả nghiên cứu Sylvia Wassertheil-Smoller cho biết, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tiêu thụ kali (có nhiều trong chuối) có thể giúp hạ huyết áp, và hiện nay nó còn được chứng minh giúp ngăn ngừa đột quỵ hoặc tử vong không rõ nguyên nhân.

Hạt bí

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng - 4

Hạt bí – đồ ăn vặt quen thuộc của người Việt chứa rất nhiều magie. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke (Mỹ) đã đánh giá dữ liệu từ hơn 14.000 người và thấy rằng, ăn nhiều thực phẩm giàu magie có thể giảm nguy cơ đột quỵ tới 22%. Không chỉ có hạt bí mà quả bí ngô cũng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nên bạn hãy thường xuyên bổ sung bí ngô vào chế độ ăn hằng ngày.

Tỏi

Tỏi có chứa các phân tử ajoene làm giảm kết tập tiểu cầu, từ đó giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn từ 1- 2 tép tỏi mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ.

Cá hồi

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng - 5

Một nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ) được tiến hành ở 5.000 người trong độ tuổi từ 65 trở lên cho thấy, việc ăn các loại cá béo như cá hồi từ 1-4 lần trong 1 tuần có thể hạ thấp 27% nguy cơ đột quỵ.

Sữa ít béo

Sữa ít béo là nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê và canxi…, những chất có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả. Một nghiên cứu trong suốt 22 năm thực hiện trên 3.000 người Nhật phát hiện thấy, so với những người không uống sữa, người uống ít nhất 2 ly sữa ít béo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Theo Thanh Huyền  (Tiền Phong)

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/nhung-phuong-phap-cuc-don-gian-giup-tranh-bi-dot-quy-vao-buoi-sang.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 29, 2021 in Sức khỏe

 

[Video Của ĐGH] Một lối sống bền vững về môi trường – 09.2021

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 4, 2021 in Sức khỏe, Suy tư

 

Cách Điều Trị Bệnh Nhiệt Miệng Ở Người Lớn

Nha Khoa Đông Nam

Dentist at Dental Associates

Published Jul 19, 2019+ Follow

Bệnh nhiệt miệng ở người lớn tuy không phải là một bệnh nặng, nhưng nó sẽ dễ dàng gây khó chịu cho người bệnh nếu không được chăm sóc và chữa trị phù hợp. Vậy bệnh nhiệt miệng ở người lớn là gì? Cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở người lớn ra sao?

1. Bệnh nhiệt miệng ở người lớn là gì?

Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, đây là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh mang tính chất tự miễn, tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên, rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi. Phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.

No alt text provided for this image

Bệnh nhiệt miệng ở người lớn

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, vết lở tự lành, không để lại sẹo. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành là một quá trình khá khó khăn, có thể gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sức khỏe của con người. Thông thường, bệnh nhiệt miệng ở người lớn sẽ tự động khỏi nhanh sau khoảng 7 – 10 ngày, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bị nhiệt miệng liên tục và kéo dài dai dẳng.

No alt text provided for this image

Bệnh nhiệt miệng có thể gây đau rát cho bệnh nhân

2. Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Theo quan điểm y học hiện đại thì bệnh nhiệt miệng có rất nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có thể là do vệ sinh sức khỏe răng miệng không tốt bị vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng; do bệnh nhân bị stress, rối loạn hệ miễn dịch hoặc có sự thay đổi nội tiết tố trong người…

No alt text provided for this image

Stress là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở người lớn

Còn theo đông y thì nhiệt miệng có thể là do chúng ta cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào tì và vị. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với nước miếng ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi.

3. Cách chữa trị bệnh nhiệt miệng ở người lớn như thế nào?

Bệnh nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nên vết loét có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần bất cứ cách thức chữa trị nào. Tuy nhiên để giảm tình trạng đau rát và giúp bệnh nhanh khỏi chúng ta có thể thực tại nhà mà không cần uống viên thuốc nào.

Mật ong được xem là cách chữa nhiệt miệng đơn giản, an toàn và nhanh nhất. Bởi mật ong có thể gây ức chế hay tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, bên cạnh đó lại có vị ngọt rất dễ chịu. Người bị nhiệt miệng có thể ngậm mật ong hay lấy bông gòn thấm vào vết lở loét sẽ giúp nó nhanh khỏi.

No alt text provided for this image

Mật ong có tính sát khuẩn cao nên có thể chữa nhiệt miệng rất nhanh

Bên cạnh mật ong thì bạn có thể ngậm các chất chát như chè xanh, dấp cá… bởi nó có tính kháng khuẩn cao. Ngoài ra còn có một số cách chữa nhiệt miệng khác từ nước cam chanh, rau ngót, sữa chua, củ cải trắng, cà chua, khế chua…

Người bị nhiệt miệng cũng nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối để giảm tình trạng đau rát khi ăn, và nên đến gặp bác sĩ nha khoa để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân của bản thân gây ra bệnh nhiệt miệng, từ đó bác sĩ mới có thể điều trị dứt điểm bệnh nhiệt miệng cho bạn.

No alt text provided for this image

Nên đi khám răng miệng nếu bị nhiệt miệng kéo dài

No alt text provided for this image

➦ Xem thêm bài viết: Bị nhiệt miệng làm sao cho nhanh khỏi

Nguồn: https://www.linkedin.com/pulse/cách-điều-trị-bệnh-nhiệt-miệng-ở-người-lớn-nha-khoa-đông-nam

Xem thêm:

https://nhakhoadongnam.com/trai-cay-phong-ngua-nhiet-mieng-hieu-qua-cho-mua-he/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 4, 2021 in Sức khỏe

 

9 loại thực phẩm giúp bổ phổi, phòng ngừa rất nhiều bệnh đường hô hấp

Vào mùa dịch này, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho phổi, giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Phổi là cơ quan quan trọng của cơ thể, nó thường xuyên tiếp xúc với các loại khí độc trong cuộc sống thường ngày như khói thuốc, khói xăng xe, bụi bặm… Vì vậy, việc chăm sóc phổi là điều nên làm, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh hen suyễn, bệnh phổi, viêm phế quản thì lại càng quan trọng hơn.

Bạn có thể bảo vệ 2 lá phổi của mình thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, nó có thể giúp giảm đáng kể những tổn thương ở phổi, đặc biệt là 9 loại thực phẩm sau:

9 loại thực phẩm giúp bổ phổi, phòng ngừa rất nhiều bệnh đường hô hấp - 1

1. Táo: Các chất chống oxy hóa, flavonoid và vitamin C có trong táo có thể thúc đẩy chức năng của phổi hoạt động tốt hơn.

2. Nghệ: Nghệ rất giàu chất curcumin, đây là một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm có lợi rất nhiều cho việc hỗ trợ chức năng phổi.

3. Trà thảo mộc: Các loại trà gừng, nghệ, chanh, mật ong hoặc quế có thể có lợi cho việc cải thiện chức năng phổi. Ngoài ra, trà xanh có chứa catechin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm rất tốt.

4. Bắp cải đỏ: Anthocyanins là sắc tố thực vật tạo cho bắp cải đỏ có màu đậm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, anthocyanins có thể làm giảm sự suy giảm chức năng phổi.

5. Dầu ô liu: Dầu ô liu chứa chất chống oxy hóa, polyphenol và vitamin E, tất cả đều có thể hữu ích trong việc chống lại các tình trạng hô hấp như hen suyễn.

6. Quả hạch Brazil: Loại hạt này là một nguồn giàu selen, một chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, cải thiện chức năng hô hấp và miễn dịch ở những người bị hen suyễn.

9 loại thực phẩm giúp bổ phổi, phòng ngừa rất nhiều bệnh đường hô hấp - 2

7. Đậu lăng: Magie, sắt, đồng và kali là những chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường chức năng phổi.

8. Quả việt quất: Loại quả này có tác dụng bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm trùng. Giống như bắp cải đỏ, nó cũng chứa anthocyanins như peonidin, cyanidin, malvidin, delphinidin và petunidin. Chúng là những sắc tố mạnh có thể bảo vệ phổi khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

9. Cà chua: Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa carotenoid đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện sức khỏe của phổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà chua có thể làm giảm viêm đường thở ở bệnh nhân hen suyễn và cải thiện chức năng phổi ở những người bị COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).

Để bảo vệ phổi cần làm những điều gì?

Theo Viện Tim – Máu – Phổi Quốc gia (Mỹ), các bệnh mãn tính về đường hô hấp dưới, bao gồm COPD, hen suyễn là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong năm 2010. Các bệnh về phổi, không bao gồm ung thư đã gây ra cái chết của khoảng 235 nghìn người trong năm đó.

Trên thực tế, phổi cũng như các cơ quan khác của cơ thể đều bị lão hóa theo năm tháng. Phổi có thể trở nên hoạt động chậm chạp, chức năng kém, gây khó thở hơn. Nhưng bằng cách ăn các loại thực phẩm bổ phổi và tránh xa các thói quen xấu, sức khỏe của phổi sẽ được duy trì tốt hơn.

– Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra hàng loạt các bệnh về phổi, bao gồm COPD, xơ phổi vô căn, hen suyễn. Mỗi khi hút một điếu thuốc, bạn đã hít hàng ngàn chất hóa học và phổi, bao gồm nicotine, carbon monoxide và hắc ín. Những chất độc này làm hỏng phổi, làm tăng chất nhầy, khiến phổi khó tự làm sạch hơn, đồng thời gây kích ứng và làm viêm các mô, dần dần, đường thở bị thu hẹp, khiến bạn khó thở hơn.

Hút thuốc lá cũng khiến phổi bị lão hóa nhanh hơn. Cuối cùng, các hóa chất có thể thay đổi tế bào phổi từ bình thường thành ung thư.

9 loại thực phẩm giúp bổ phổi, phòng ngừa rất nhiều bệnh đường hô hấp - 3

– Tập thể dục

Bên cạnh việc tránh thuốc lá, tập thể dục thường cũng quan trọng với phổi không kém. Cũng giống như việc tập thể dục giúp giữ gìn vóc dáng, nó cũng giữ cho phổi hoạt động tốt hơn.

Khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn và phổi hoạt động mạnh hơn. Cơ thể cần nhiều oxy hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Các cơ giữa các xương sườn giãn ra rồi co lại, các túi khí bên trong phổi hoạt động nhanh để trao đổi oxy lấy carbon dioxide. Bạn càng tập thể dục nhiều, phổi càng hoạt động tốt hơn.

– Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm

Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Khi chúng ta còn trẻ và khỏe, phổi có thể dễ dàng chống lại những chất độc này. Tuy nhiên, khi già đi, chúng sẽ mất đi sức đề kháng đó và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bạn cần tránh khói thuốc lá thụ động, không đi ra ngoài vào thời gian cao điểm không khí ô nhiễm, tránh tập thể dục gần phương tiện giao thông đông đúc, vì có thể hít phải khí thải. Nếu bạn tiếp xúc với các chất ô nhiễm tại nơi làm việc, hãy đảm bảo thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn có thể. Một số công việc như trong xây dựng, khai thác mỏ và quản lý chất thải có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.

9 loại thực phẩm giúp bổ phổi, phòng ngừa rất nhiều bệnh đường hô hấp - 4

– Tránh nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể đặc biệt nguy hiểm cho phổi, đặc biệt là khi bạn già đi. Những người đã mắc bệnh phổi như COPD đặc biệt có nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, ngay cả những người cao niên khỏe mạnh cũng có thể dễ dàng mắc bệnh viêm phổi nếu không cẩn thận.

Cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng phổi là giữ tay sạch sẽ. Rửa thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng, tránh chạm vào da mặt càng nhiều càng tốt.

Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau quả, chúng chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

– Hít thở sâu

Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi oxy đầy đủ. Các bài tập thở có thể làm cho phổi hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể ngồi một chỗ, từ từ hít vào thở ra và đếm nhịp thở của mình. Ví dụ, khi bạn hít vào đếm 1-2-3-4, sau đó khi thở ra đếm 1-2-3-4-5-6-7-8.

Hơi thở nông đến từ ngực và hơi thở sâu hơn đến từ bụng, nơi cơ hoành nằm. Chú ý bụng của bạn tăng lên và xẹp xuống khi bạn luyện tập hít thở. Khi thực hiện các bài tập này, bạn cũng có thể thấy mình bớt căng thẳng và thoải mái hơn.

Theo Phan Hằng (Theo Healthline) (Dân Việt)

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/9-loai-thuc-pham-giup-bo-phoi-phong-ngua-rat-nhieu-benh-duong-ho-hap.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 1, 2021 in Sức khỏe

 

Uống cà phê, ăn nhiều rau có thể giảm 10% nguy cơ mắc COVID-19

Ngày đăng: 07/08/2021 09:05:23

Uống một hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc giảm khoảng 10% nguy cơ mắc COVID-19 so với việc uống ít hơn một tách mỗi ngày. Tiêu thụ ít nhất 0,67 phần rau củ mỗi ngày (nấu chín hoặc sống, trừ khoai tây) có liên quan đến giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.

Uống cà phê, ăn nhiều rau có thể giảm 10% nguy cơ mắc COVID-19 - 1

Đó là thông tin trong bài báo về dinh dưỡng và bảo vệ COVID-19 đã được xuất bản gần đây trên tạp chí Nutrients của Mỹ.

Các tác giả tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu dân số để xem xét vai trò của khẩu phần ăn cụ thể trong việc ngăn ngừa COVID-19.

Tác giả cao cấp Marilyn Cornelis, phó giáo sư về y tế dự phòng tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern , tại Chicago, Mỹ cho biết: “Dinh dưỡng của một người ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch . Và hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong sự nhạy cảm của một cá nhân và phản ứng với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả COVID-19.”

Nghiên cứu cho thấy việc được nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể mang lại hiệu quả bảo vệ cũng như ăn ít thịt chế biến hơn. Được bú sữa mẹ khi còn nhỏ sẽ giảm được 10% nguy cơ so với không được bú sữa mẹ.

Giáo sư Cornelis cho biết thêm: “Bên cạnh việc tuân theo các hướng dẫn hiện đang được áp dụng để làm chậm sự lây lan của virus, chúng tôi còn hỗ trợ những cách tương đối đơn giản khác mà các cá nhân có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, đó là thông qua chế độ ăn uống và dinh dưỡng”.

Tiến sĩ Thanh-Huyền Vũ, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và là phó giáo sư y khoa nghiên cứu tại đại học Northwestern, hiện đang dẫn đầu các phân tích để xác định xem những hành vi chế độ ăn uống bảo vệ này là cụ thể đối với COVID-19 hay nhiễm trùng đường hô hấp trên phạm vi rộng hơn.

Phần lớn nghiên cứu về dinh dưỡng của TS Thanh Huyền Vũ sử dụng di truyền và với tất cả những người tham gia Biobank ở Vương quốc Anh. Cô hy vọng sẽ sử dụng thông tin này để hiểu rõ hơn về cách chế độ ăn uống và dinh dưỡng giúp bảo vệ khỏi bệnh tật.

Nghiên cứu được hỗ trợ từ tài trợ K01AG053477 của Viện Quốc gia về Lão hóa của Viện Y tế Quốc gia của Mỹ.

Theo Hà Thu (Tiền Phong)

Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/uong-ca-phe-an-nhieu-rau-co-the-giam-10-nguy-co-mac-covid-19.html

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 12, 2021 in Sức khỏe

 

ddarammayilatho Movie Climax Fight Scene | Allu Arjun, Amala Paul, Catherine | Sri Balaji Video

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 5, 2021 in Sức khỏe

 

CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA DƯỢC PHẨM.

CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA DƯỢC PHẨM.

Với những công dụng như trên, thuốc giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của con người, nói chung, và của lão niên nói riêng. Mà thuốc thường cũng chỉ là một hóa chất, có công dụng như nói ở trên, đồng thời cũng có tác dụng phụ không tốt, bất kể là thuốc gì, dùng nhiều hay là ít. Đó là những tác-động-có-hại của thuốc (Adverse drugs reaction).

Theo định nghĩa của Cơ Quan Y Tế Quốc Tế thì tác động này là bất cứ một đáp ứng không mong muốn nào của cơ thể, xẩy ra khi dùng thuốc theo phân lượng để ngừa bệnh, định bệnh hay trị bệnh. Tác động có hại được chia nhiều loại:

Dị Ứng Thuốc

Có nhiều tác động hại không phải do dị ứng, nhưng vẫn được công chúng hiểu nhầm là dị ứng. Chẳng hạn như sau khi uống thuốc, ta bị ói mửa, đại tiện lỏng, sót ruột…thì  chỉ là tác dụng tại chỗ của thuốc vào dạ dày

Dị ứng là do sự tác dộng của kháng thể đã có trong máu, chống lại sự hiện diện của dược phẩm, và gây ra một số những triệu chứng khó chịu, đôi khi nguy hiểm. Nó có tác dụng ngược lại với cơ chế miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Ban chẩn với những lấm tấm đỏ trên da là phản ứng thông thường nhất của dị ứng. Trường hợp nặng sẽ có nóng sốt, khó thở, thở khò khè, ngứa toàn thân, huyết áp giảm, tim đập liên hồi, suy nhược tổng quát …có thể nguy hiểm cho tính mạng, nếu không được cấp cứu. Phản ứng này thường thấy khi chích thuốc Penicillin, Insulin hay hóa chất dùng trong việc chụp hình quang tuyến X, nó có thể xẩy ra tức thì hay chậm lại một thời gian.  Cũng nên nhớ là dị ứng có thể xẩy ra dù chỉ dùng một phân lượng rất nhỏ dược phẩm.

1-Tác dụng độc hại của Dược Phẩm

 Dược phẩm là một hóa chất, mà bất cứ hóa chất nào cũng có tác dụng độc cho cơ thể, ngoài giá trị chữa bệnh.

Viên Aspirin mà ta thường uống để làm dịu nhức đầu, phong thấp  thì cũng làm màng bao tử trầy hư, gây xuất huyết. Thuốc chữa các bệnh ung thư làm rụng tóc. Thuốc trị cao huyết áp gây loạn cương dương. Thuốc ngừa máu đóng cục trong vài bệnh tim làm loãng máu, gây xuất huyết, khó cầm khi bị thương hay giải phẫu. Đây không phải dị ứng  nhưng là tác dụng của hóa chất mà trước khi dùng nó, ta đã được giải thích rõ ràng.

2-Tác dụng do phân lượng không đúng

Thuốc uống ít quá, không có công hiệu, mà nhiều quá thì dễ gây phản ứng có hại.

3.Tác dụng bất thường không rõ nguyên nhân

 Đáp ứng của từng cá nhân với thuốc, như  lượng nhỏ thuốc tê có thể gây nóng sốt, hay thuốc Tifomycine gây hủy hoại hồng cầu.

Sau đây là một số yếu tố có thể khiến tác động bất thường của thuốc dễ xẩy ra:

a- Đã có những bệnh dị ứng.

b- Đã có phản ứng với thuốc trong quá khứ.

c-  Uống nhiều thuốc khác nhau vì có nhiều bệnh kinh niên.

d- Điều trị bởi nhiều BS chuyên khoa, mỗi BS cho toa thuốc khác.

e- Có khó khăn về tài chánh, không mua đủ thuốc, dùng thuốc cũ, quá hạn

g- Khiếm khuyết thị giác, thính giác, không nhìn rõ mặt thuốc cũng như không nghe rõ lờI dặn của bác sĩ, dược sĩ, uống  thuốc không đúng cách.

4-Ngoài ra, còn tác dụng giữa thuốc và thực phẩm. 

Đa số thuốc ta dùng ở nhà là thuốc uống, mà thuốc và thực phẩm đều được hấp thụ vào máu qua bao tử, nhất là ruột non. Hiệu quả của thuốc có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi, tùy theo loại thực phẩm và tùy theo uống thuốc trước hay sau khi ăn. Điều này, ta cần hỏi bác sĩ, dược sĩ khi nhận thuốc, để tránh phản ứng bất lợi.

6-Vấn đề đặc biệt quan trọng ở người cao tuổi là uống nhiều thuốc cho nhiều bệnh hay nhiều triệu chứng. Thuốc đôi khi có tác dụng tương phản nhau, gây không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, ở người cao tuổi, khả năng hấp thụ ở bộ máy tiêu hóa, biến hóa thuốc ở gan , và  bài tiết dược phẩm  qua thận đều giảm tới 40% so với tuổi trẻ, trung niên. Thời gian bán hủy của thuốc  ở huyết tương kéo dài, và độc tính của thuốc tăng thêm.

Bác Sĩ Nguyện Ý ĐứcTác giả: Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.

Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=21850

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 5, 2021 in Sức khỏe

 

Linh Mục Kể “Kinh Nghiệm KHỎI VIRUS COVID-19”, Chiến Thắng T.ử Thầnl Lm Phêrô Ng Văn Khải

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 1, 2021 in Sức khỏe