RSS

Monthly Archives: Tháng Tám 2021

Mau về với anh và con nhé!

 Joseph Vulo 

Ngày 31/08/2021

Mau về với anh và con nhé!

TGPSG — Tiếng chuông điện thoại reo. Một số máy lạ gọi tới. Quẹt nút xanh, tôi nghe giọng nói run run từ đầu đây kia vang lên: “Chào thầy, con là chồng của bệnh nhân V.T.K.H. Nếu thầy có gặp vợ con thì cho con biết tình hình sức khỏe của vợ con nhé! Đã hơn tuần nay con không được thấy vợ con rồi. Con lo lắm! Miễn là được biết tin của vợ con, mọi thứ giờ với con chỉ có thế!”…

Ngồi bên cửa sổ ngắm những hạt mưa rơi, nhâm nhi tách cà phê pha vội sau giờ tan ca, tôi nhớ về một Sài Gòn hoa lệ, tấp nập xe cộ ngược xuôi. Những quán bar, nhà hàng sang trọng hoạt động không có giờ nghỉ. Những đôi bạn trẻ đương yêu nắm tay nhau tung tăng dạo bước trên con phố hoa lộng lẫy. Giọng nói vồn vã trên sóng Radio VOV Giao Thông đưa tin về mật độ xe lưu thông tại các điểm nóng, thỉnh thoảng bị chen ngang bởi những bài hát yêu thích được phát lớn tiếng trên chuyến xe buýt đông người. Những bài thánh ca trong vút, sâu lắng cất lên trong những ngôi thánh đường vào lúc tàn nắng hay sáng bình minh. Một Sài Gòn với những tiếng xe container, xe tải đang tần tảo xình xịch lăn bánh vận chuyển hàng vào lúc rạng đông. Những âm thanh khó nghe từ động cơ tàu bay, xe lửa chạy rần rần đã trở nên quen thuộc tự thuở nào. Tiếng hát karaoke chật nhịp, tiếng nhạc xập xình nhức tai của một giọng ca ‘lệ rơi’ nào đó đang buông hồn giải tỏa sau những giờ làm mệt mỏi và căng thẳng. Giờ thì còn đâu! Nhớ lắm những lúc kẹt xe, chen cứng người! Những con phố tấp nập giờ trở nên vắng lặng, sâu hút. Những khu chợ giao thương náo nhiệt, giờ đóng cửa ngủ đông im lìm. Những âm thanh ngang tai của một ca sĩ nghiệp dư nào đó được thế bằng tiếng còi réo nhói đau của lớp lớp xe cứu thương đang miệt mài chở bệnh nhân Covid.

Mấy hôm nay, Sài Gòn mưa. Sài Gòn buồn. Sài Gòn rơi lệ như đang thổn thức cho những cuộc chia ly không hẹn ngày về và chào biệt những con người đang âm thầm lặng lẽ ra đi. Con virus bé nhỏ chẳng thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng gây bao tang thương và chia cắt. Sự sống và cái chết mong manh quá! Sinh và tử như không có lằn ranh. Chứng kiến bao người ra đi không kèn trống, không hương hoa, không người thân đưa tiễn, tôi càng thấy đời người ngắn ngủi, phận người mỏng manh. Những bệnh nhân trần trụi đang nằm dài thở máy, chỉ đắp hờ một tấm drap trắng bâng quơ. Họ cố giành giật lấy sự sống từ tay tử thần trong từng nhịp thở yếu ớt. Xót xa thay! Thương lắm! Còn lại gì sau một đời mưu sinh?

Cô H là tiểu thương ở một khu chợ nhỏ Q.5, Sài Gòn. Hằng ngày, trên chiếc xe gắn máy đã xỉn màu, cô lấy hàng từ lúc mặt trời còn chưa kịp nhú lên phía hừng đông, chú gà trống cô nuôi còn chưa kịp test giọng báo hiệu ngày mới. Cô phải lấy sớm để về kịp dọn hàng bày bán. Một mình bươn trải kiếm sống từ nhỏ nên đã rèn nắn cô trở nên cứng cáp hơn. Cô là chỗ dựa kinh tế chính cho cả gia đình.

Chú là thương binh thương tật 41%. Chiến tranh đã cướp đi phần nhiều sức lao động của chú. Cô quen chú trong lần lấy hàng giúp. Hai con tim chạm vào nhau từ lúc nào chẳng hay. Hai mảnh đời rệu rã vội vã va vào nhau bởi họ cần nhau, và vì họ đã thấy mảnh ghép phân nửa của đời mình. Số trời đã định. Họ đến với nhau bất chấp hai bên gia đình ngăn cản.

Những năm đầu của thập niên 90, với số tiền dành dụm được từ bấy lâu và vay mướn ngân hàng, cô chú cũng mua được căn nhà đơn sơ 25mnằm sâu trong con hẻm nhỏ gọi là có chỗ trú ngụ để tiện bề buôn bán. Sau 10 năm chung sống, cô sinh được một bé trai kháu khỉnh. Và 2 năm sau, là một bé gái dễ thương. Ngỡ tưởng mọi thứ ổn định, nhưng càng lớn hình như những đứa con của cô không được như những đứa trẻ khác, chúng đều chậm phát triển. Chắc có lẽ là hậu quả của những thương tật và chất độc do chiến tranh gây nên. Sống trong cảnh đó, gạt đi nước mắt, họ vẫn yêu thương nhau và lan tỏa yêu thương ấy cho mọi người.

Rồi đến một ngày, trong những ngày đầu Sài Gòn lâm bệnh, cô đi chợ cất hàng, dọn đồ bày bán như thường lệ. Tối hôm đó, nấu bữa cơm còn đang dở, đột nhiên, cô thấy trong người khó chịu, thân nhiệt cứ nóng dần lên, cổ họng cô khô rát. Ngày một ngày hai, những triệu chứng ấy ngày càng nặng hơn, lại thêm khó nuốt. Chú đưa cô tới bệnh viện. Sau khi test nhanh, cô nhận kết quả dương tính với Covid. Cả nhà lo lắng. Cô được vô Bệnh viện Ung Bướu Cơ sở II – nơi được trưng dụng để điều trị các Bệnh nhân nhiễm Covid. Mấy ngày đầu còn khỏe, cô vẫn hay gọi video về cho chú và hai đứa con lớn ngây dại. Họ cười nói và động viên nhau giữ gìn sức khỏe. Không quên nhắc nhau năng xúc miệng và rửa mũi bằng nước muối ấm. “Nhớ uống nhiều nước để tống khứ con virus xuống dạ dày, để tránh nó làm tổ và ủ trong cổ họng rồi chui vô phổi. Nhớ đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khi nhận đồ ăn và tiếp xúc với người khác.” – Cô nhắc kỹ chú và các em những điều ấy vì chính cô đã lơ là và đã nhiễm bệnh từ nguồn lây nhiễm đó.

Cô vô đây, chú và các em không được gặp. Bác sĩ, nhân viên y tế và các tình nguyện viên là người nhà của cô tự bao giờ. Thay vì chiếc xe gắn máy cũ kỹ, cái sọt đồ hàng rỉ sắt, chiếc mũ bảo hiểm trầy xước bạc màu, thì mớ dây rợ, máy móc, ống thở là những vật dụng dần trở nên quen thuộc với cô. Lúc còn tự thở, cô cũng thường hay kể cho chú nghe về cô được mọi người nơi đây yêu thương, hỏi thăm và chăm sóc ra sao.

Nhưng đã hơn tuần nay, chẳng còn cuộc gọi nào reo lên từ số Vợ yêu đều đặn 8g hay 21g như những ngày trước nữa. Chú bồn chồn lo lắng, trong lòng cứ rạo rực như có một điều gì đó không hay xảy ra. Đúng là cô đã được chuyển xuống khoa ICU – khoa Hồi sức Tích cực chăm sóc những bệnh nhân nặng và rất nặng từ hôm đó.

Giờ đây, cô nằm trong phòng này, thứ âm thanh quen thuộc là những tiếng bíp bíp của máy trợ thở, trợ tim đang hoạt động hết công suất hòa lẫn với những tiếng bước chân vội vã của y bác sĩ, điều dưỡng đang ngày đêm giúp cô tranh đấu với tử thần. Đúng là con virus quái ác, chúng tấn công và đánh gục hệ miễn dịch hô hấp quá nhanh, nhất là với những người có bệnh nền. Giờ cô đang nằm bất động, được trợ thở bằng máy thở hạng nặng.

Thật ra, chú và tôi liên lạc được với nhau là cả một kỳ tích. Chú đã tìm kiếm bôn ba cùng khắp để kiếm thông tin về cô, chỉ một tuần thôi mà ngỡ dài như cả đời. Chú nhờ cả một cô bạn thân bên Mỹ liên hệ với một người quen làm ngành y ở Việt Nam để tìm kiếm thông tin. Tạ ơn Chúa! Qua mấy số liên lạc, cuối cùng, chú và tôi liên hệ được với nhau.

Tiếng chuông điện thoại reo. Một số máy lạ gọi tới. Quẹt nút xanh, tôi nghe giọng nói run run từ đầu đây kia vang lên: “Chào thầy, con là chồng của bệnh nhân V.T.K.H. Nếu thầy có gặp vợ con thì cho con biết tình hình sức khỏe của vợ con nhé! Đã hơn tuần nay con không được thấy vợ con rồi. Con lo lắm! Miễn là được biết tin của vợ con, mọi thứ giờ với con chỉ có thế!”…

Đúng là giờ này, với chú, chẳng còn gì quý hơn là tình yêu, vì người mình yêu mà phải lao lực tìm kiếm, không ngưng nghỉ thì cũng đáng. Cuộc tìm kiếm đó dẫu có chênh chao mờ tối nhưng còn hy vọng là còn nắm, còn giữ, còn kiếm tìm. Quả thật, những lúc gian nan mới thấy tình yêu người ta dành cho nhau được hiển lộ đáng quý dường bao!

Hôm nay, đúng ca trực, tôi xin phép chị điều dưỡng trưởng được gọi video cho chú gặp cô. Gọi là gặp nhưng đâu có nói được câu nào. Chú nhìn cô lặng lẽ với tấm thân trần trụi, cơ thể tiều tụy, tiếng thở yếu ớt cùng với mớ dây rợ chằng chịt quanh người. Tôi nghe thấy chú khóc. Nước mắt của người đàn ông khi chứng kiến “một nửa đời mình” đang nằm thoi thóp mà không thể làm gì hơn. Bất lực. Cổ họng đông cứng. Đôi tay như ngắn lại, như thể càng vươn tới thì càng không thể chạm được. Vô vọng. Lặng nhìn người mình yêu một đời bôn ba, tảo tần, hết mình vì chồng vì con vì tổ ấm yêu thương giờ đây đang ngã quỵ mà nuốt từng nỗi đau. Tôi nghe tiếng nấc nghẹn vội vã, dồn dập không thành câu:

“Em ráng khỏe nhé! Đừng lo cho anh và hai con. Anh và con tự chăm sóc cho mình được. Yên tâm. Hai đứa vẫn khỏe. Anh cũng khỏe. Mau về với anh và con nhé! Cả nhà chờ em!”

Nghe những lời này, tim tôi quặn thắt. Đôi dòng nước mắt rơi tự thuở nào hòa lẫn với những giọt mồ hôi lăn dài trên má trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Chắc cô cũng nghe được những lời ấy, mắt cô ngấn lệ. Bế tắc thật sự! Tôi chẳng biết phải làm gì khi chứng kiến cảnh ấy. Tôi trân người nhìn cô hồi lâu rồi lấy khăn ướt lau mặt cho cô và nắm tay cô một cái thật chặt. Tôi thầm khẩn cầu cùng Chúa cho cô và gia đình được bình an đón nhận mọi thử thách dù chẳng biết tương lai sẽ thế nào. Và khẽ nói gần tai cô:

“Cô ơi! Chú và hai em đang đợi cô! Họ đang rất nhớ cô! Mau khỏe, cô nhé!”

Phóng tầm mắt nhìn trời, Sài Gòn giờ đã tạnh mưa. Những vạt nắng lấp ló sau làn mây đang vươn mình trỗi dậy. Hy vọng hồi sinh!

Thương Sài Gòn, những ngày lâm bệnh! Thương bao cảnh, người đi tìm người! Thương…!

Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/mau-ve-voi-anh-va-con-nhe-64106

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Suy tư

 

Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2021

 Tóc Ngắn 

Ngày 31/08/2021

Điểm lại các sự kiện trong tháng 8 năm 2021

Mẹ ơi! giữa chốn trầm luân
Đoàn con tha thiết muôn lần nài van
Mẹ ban muôn phúc bình an
Qua cơn đại dịch lây lan giữa đời.

Đoạn cuối bài thơ “Mẹ ơi! Xin đoái thương” của tác giả Jos Nhật Quang đã diễn tả tâm tình con cái dâng lên Mẹ lời nguyện xin cho qua cơn đại dịch vẫn còn kéo dài tới tháng Tám. Tháng 8 là tháng có nhiều sự kiện diễn ra trong Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam.

Giáo hội toàn cầu

1. Hiện nay có hai Năm Thánh quan trọng đang được tiến hành, đặc biệt tại Tây Ban Nha, đó là Năm Thánh Giacôbê Tông đồ và Năm Thánh Ignatio, Thánh Tổ dòng Tên. Cả hai đều ghi những cột mốc quan trọng trong đời sống Giáo Hội, không những tại Tây ban nha, nhưng còn ảnh hưởng đến các nơi khác trên thế giới.  (xem bài viết)

2. Một linh mục giả làm tội phạm để giải cứu một cậu bé khỏi nạn buôn bán nội tạng. Linh mục này gần đây đã được đặc biệt nhắc đến trong một bài báo của tờ El País, một tạp chí Tây Ban Nha – không mấy ưa thích Giáo hội và các giáo sĩ, nhưng khó mà bỏ qua câu chuyện về linh mục Ignacio María Doñoro de los Ríos. Cựu tuyên úy quân đội 57 tuổi này đã được đề cử ‘Giải thưởng Công chúa xứ Asturias’ vì đã dấn thân 25 năm trong hoạt động cứu giúp các trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh nghèo đói cùng cực và tệ nạn buôn người. (xem bài viết)

3. Trong video ý cầu nguyện trong tháng 8, được công bố ngày 3/8/2021, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu trên toàn thế giới cầu nguyện để Giáo hội được ơn biến đổi chính mình dưới ánh sáng của Tin Mừng, qua kinh nghiệm cầu nguyện, bác ái và phục vụ, được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần. (xem bài viết)

4.  Victoria Petersen đang sử dụng danh hiệu của mình để bênh vực ‘hệ thống chăm sóc con nuôi’ và phong trào phò sinh. (xem bài viết)

5. Nhân Ngày Nhiếp ảnh Thế giới, 19/8, tạp chí “Vida Nueva” của Tây Ban Nha đã điểm lại một số bức ảnh quan trọng trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, tính cho đến nay. (xem bài viết)

6. Đức Thánh Cha đã quyết định gửi hỗ trợ khẩn cấp 100 ngàn euro cho người dân Việt Nam, những người đang gặp khó khăn nghiêm trọng do hậu quả kinh tế-xã hội liên quan đến đại dịch Covid-19. Cũng trong lần hỗ trợ này, Đức Thánh Cha còn gởi 200 ngàn euro cho Haiti và 69 ngàn euro cho Bangladesh. (xem bài viết)

7. Hôm qua, ngày 24.8.2021, Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã nhận được thông tin từ Tòa Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore chuyển đến Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch HĐGM, qua đó thông báo về khoản viện trợ khẩn cấp 100,000 Euro của Tòa Thánh chuyển tặng Giáo hội Việt Nam, sẽ được chuyển khoản trực tiếp đến Văn phòng HĐGM. (xem bài viết)

8. Phát biểu tại Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 của Hội đồng Nhân quyền “Về các mối quan tâm nghiêm trọng về nhân quyền và tình hình ở Afghanistan”, Đức ông John Putzer, đặc phái viên của Ủy ban Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Genève, cho biết Toà Thánh theo dõi và rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng tại Afghanistan. (xem bài viết)

9. Không bao giờ là quá muộn khi muốn tìm ân sủng của Chúa.

Cách thích hợp để giới thiệu câu chuyện của người đàn ông này, chính là sử dụng hai câu Phúc âm: Lc 15, 23-24, tường thuật sự trở lại của ‘Đứa con hoang đàng’: “Hãy đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!  Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.” (xem bài viết)

Giáo hội Việt Nam

1. Hôm Chúa nhật 01/8/2021, linh mục đoàn Giáo phận Phú Cường có cuộc gặp gỡ trực tuyến cùng với Đức Giám mục giáo phận. (xem bài viết)

2. Ngày 4/8, giáo hội kính thánh Gioan Maria Vianney, Bổn mạng của các linh mục. Năm nay, các linh mục Long Xuyên sẽ mừng lễ bổn mạng với đường hướng loan báo Tin Mừng của giáo phận trong năm 2021, và trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid 19 đang bùng nổ ngay trên phần đất của giáo phận. Chính vì thế, chủ đề của thư mục vụ tháng 8 là Hàng Giáo Sĩ Giáo Phận Long Xuyên Thi Hành Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng Trong Tình Hình Dịch Bệnh Covid 19. (xem bài viết)

3. Do tình hình đại dịch Covid-19 cho đến nay vẫn còn phức tạp, nên năm nay Trung Tâm Hành Hương Toàn Quốc Đức Mẹ La Vang không tổ chức kỳ hành hương dịp lễ mừng kính Đức Mẹ lên trời hồn xác như hằng năm. (xem bài viết)

4. Con đường Võ Văn Ngân vốn đông đúc nhộn nhịp với những cửa hàng buôn bán và các loại xe di chuyển suốt ngày đêm, nay bỗng vắng lặng, chỉ còn tiếng còi xe cứu thương vẫn liên tục vang lên cách vội vã, cấp bách và có phần đau đớn. Trong bầu khí căng thẳng đó, chị em Đức Bà Truyền Giáo (ĐBTG – RNDM[1]) nhận được thư của Văn phòng đặc trách Tu sĩ TGPSG, mời gọi anh chị em tu sĩ lên đường thiện nguyện chăm sóc các bệnh nhân Covid-19 tại thành phố, dấn thân phục vụ tại tuyến đầu trong các bệnh viện dã chiến. (xem bài viết)

5. Một buổi sáng, tôi cảm thấy mệt, hơi nhức đầu và có lẽ đã bị sốt, tôi được test nhanh và rồi chuyện gì đến sẽ đến thôi: Tôi đã dương tính với Covid 19… (xem bài viết)

6. Đáp lại lời mời gọi của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGPSG), và văn phòng Tu sĩ của TGPSG, sáng ngày 11-8-2021, 62 Tu sĩ thuộc 19 Dòng (17 dòng nữ, 2 dòng nam) đã lên đường đến bệnh viện dã chiến số 16 – Trung tâm hồi sức Trung Ương Bạch Mai, Quận 7 – nơi điều trị bệnh nhân bị nhiễm Covid để chung tay góp sức với ngành Y tế đang quá tải, kiệt lực nơi tuyến đầu chống dịch. (xem bài viết)

7. “Chúng ta không có chuyên môn nhưng chúng ta là dân chuyên Tu”. Đó là lời động viên của linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ – đại diện Tòa Giám mục TGP Sài Gòn trong buổi tiếp nhận đợt 2, Tình Nguyện Viên (TNV) các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM. (xem bài viết)

8. “1 bác sĩ khám 5 bệnh nhân, có thể gánh thêm 10 bệnh nhân cũng được, nhưng nếu thiếu lực lượng Tình Nguyện Viên (TNV) này là thua, bệnh viện không hoạt động được”. (xem bài viết)

9. Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ Việt Nam TP HCM đã tổ chức “lễ xuất quân” cho các tình nguyện viên thuộc các Tôn giáo tham gia phòng chống dịch Covid -19 đợt 3 – chuyến 1 vào lúc 10g sáng ngày 16-8-2021 tại Hội trường Trung Tâm Hành Chính Quận 7, số 7 Tân Phú, Phường Tân Phú, Q.7. (xem bài viết)

10. “Điều chúng ta đang có là trái tim yêu thương và sức mạnh của Chúa…” (xem bài viết)

11. Vào ngày 20.08.2021, Vatican News Tiếng Việt đã có buổi phỏng vấn linh mục (Lm) Gioan Baotixita Phương Đình Toại, dòng Camelo – Chuyên viên y tế về tâm lý, kiêm phụ trách Mục vụ Chăm sóc bệnh nhân tại Tổng Giáo phận Sài Gòn – về một số vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19. (xem bài viết)

12. Sau một tháng phục vụ tại Bệnh viện Dã chiến số 12, p. An Khánh, Tp. Thủ Đức, 17 tu sĩ thiện nguyện đợt 1 đã chia tay Ban Lãnh đạo và đội ngũ y bác sĩ bệnh viện vào lúc 7g30 sáng nay, ngày 23-8-2021 (xem bài viết)

13. Để thực hiện kế hoạch số 346/KH-MTTQ-BTT ký ngày 17-7-2021 về việc phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid-19, vào ngày 22-7-2021 đã có 238 tình nguyện viên lên đường tham gia phục vụ tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu Covid-19 (Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2), Bệnh viện Dã chiến Thu dung điều trị Covid-19 số 10, và Bệnh viện Dã chiến Thu dung điều trị Covid-19 số 12. (xem bài viết)

14. Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng đã gửi tin nhắn đến anh chị em tu sĩ kết thúc một tháng phục vụ tuyến đầu trở về: (xem bài viết)

15. Anh chị em thân mến,

Chúng ta đang ở trong những ngày cực kỳ khó khăn. Đại dịch Covid-19 đang hoành hành một cách khốc liệt tại Sài Gòn và nhiều tỉnh thành. Riêng Giáo phận chúng ta cũng đang vất vả chống chọi với cơn đại dịch từng ngày. Trong giai đoạn căng thẳng này, cách phòng chống dịch tốt nhất là anh chị em hãy cầu nguyện và tuân thủ những gì chính quyền địa phương hướng dẫn. (xem bài viết)

16. Kính thưa Quý Cha, Quý Bề trên và toàn thể anh chị em,

Hiện nay, tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số ca nhiễm mới mỗi ngày tăng cao, các khu cách ly, các bệnh viện điều trị ngày càng quá tải và rất thiếu nguồn nhân lực phục vụ. (xem bài viết)

17. Anh chị em thân quý!

Tình hình Covid 19 đã, đang, và còn tiếp tục làm thay đổi hầu hết mọi lãnh vực của cuộc sống con người, cá nhân cũng như tập thể. Cuộc sống của các gia đình công giáo trong Giáo Phận cũng đang đón nhận nhiều ảnh hưởng và đổi thay. Với đức tin, đức cậy và đức mến, những ảnh hưởng và đổi thay có thể là cơ hội để canh tân gia đình trở thành một Hội Thánh tại gia. Chính vì thế, chủ đề của Thư mục vụ tháng 9 là: Trong bối cảnh dịch bệnh, các gia đình trở thành Hội Thánh tại gia. (xem bài viết)

Tâm tình cuối tháng

Trong video ý cầu nguyện tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về tình trạng của Giáo hội, về ơn gọi và căn tính của Giáo hội, và mời gọi canh tân Giáo hội “bằng cách phân định ý Chúa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta” và “thực hiện việc biến đổi dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngài đang nói về một cuộc canh tân Giáo hội bằng việc canh tân chính bản thân chúng ta, “không phải với những ý tưởng được đúc sẵn, không phải bằng những thành kiến mang ý thức hệ, cũng không phải sự cứng nhắc, nhưng tiến tới bằng việc đặt nền trên kinh nghiệm thiêng liêng, một kinh nghiệm cầu nguyện, một kinh nghiệm của đức ái, một kinh nghiệm của phục vụ”.

“Giáo hội luôn có khó khăn, luôn gặp khủng hoảng”. Đức Thánh Cha xác định điều này và giải thích rằng Giáo hội trải qua khủng hoảng là bởi vì Giáo hội đang sống, không giống như người chết thì không gặp khủng hoảng.

Kết thúc video, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội để Giáo hội có thể nhận lãnh từ Chúa Thánh Thần ân sủng và sức mạnh, hầu canh tân chính mình dưới ánh sáng Tin Mừng”.

Nguyện xin Thánh Thần Chúa phù trợ chúng con.

Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/diem-lai-cac-su-kien-trong-thang-8-nam-2021-63525

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Tin Công giáo

 

Sài Gòn và bệnh viện Covid ca đêm

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Suy tư

 

[Radio Ơn Gọi] Bài 12: Hãy trỗi dậy đi

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Suy tư

 

[365 ngày sống linh đạo I-nhã] Ngày 01.09

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Suy tư

 

Đức Thánh Cha sắp thoái vị? Đích thân ngài lên tiếng với radio COPE. Y tá vừa cứu mạng ngài là ai?

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Tin Công giáo

 

LUYỆN NGHE TIẾNG ANH DỐT MẤY CŨNG THÀNH GIỎI VỚI TRUYỆN NGẮN – Học tiếng Anh Online (Trực tuyến)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in English

 

Chúa Trong Đời Con – Hiệp Lễ

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Thánh ca

 

Chúa Giêsu giảng dạy và xua trừ ma quỷ – Lm. Giuse Bùi Công Trác

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Suy Niệm Lời Chúa

 

August 31, 2021-Tuesday of the Twenty-second Week in Ordinary Time

August 31, 2021-Tuesday of the Twenty-second Week in Ordinary Time

Reading I

1 Thes 5:1-6, 9-11

Concerning times and seasons, brothers and sisters,
you have no need for anything to be written to you.
For you yourselves know very well
that the day of the Lord will come like a thief at night.
When people are saying, “Peace and security,”
then sudden disaster comes upon them,
like labor pains upon a pregnant woman, 
and they will not escape.

But you, brothers and sisters, are not in darkness,
for that day to overtake you like a thief.
For all of you are children of the light 
and children of the day.
We are not of the night or of darkness.
Therefore, let us not sleep as the rest do,
but let us stay alert and sober.
For God did not destine us for wrath,
but to gain salvation through our Lord Jesus Christ,
who died for us, so that whether we are awake or asleep
we may live together with him.
Therefore, encourage one another and build one another up,
as indeed you do.

Responsorial Psalm

27:1, 4, 13-14

R. (13) I believe that I shall see the good things of the Lord in the land of the living.
The LORD is my light and my salvation;
whom should I fear?
The LORD is my life’s refuge;
of whom should I be afraid?
R. I believe that I shall see the good things of the Lord in the land of the living.
One thing I ask of the LORD;
this I seek:
To dwell in the house of the LORD
all the days of my life,
That I may gaze on the loveliness of the LORD
and contemplate his temple.
R. I believe that I shall see the good things of the Lord in the land of the living.
I believe that I shall see the bounty of the LORD
in the land of the living.
Wait for the LORD with courage;
be stouthearted, and wait for the LORD.
R. I believe that I shall see the good things of the Lord in the land of the living.

Alleluia

Lk 7:16

R. Alleluia, alleluia.
A great prophet has arisen in our midst
and God has visited his people.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel

Lk 4:31-37

Jesus went down to Capernaum, a town of Galilee.
He taught them on the sabbath,
and they were astonished at his teaching
because he spoke with authority.
In the synagogue there was a man with the spirit of an unclean demon, 
and he cried out in a loud voice,
“What have you to do with us, Jesus of Nazareth?
Have you come to destroy us?
I know who you are–the Holy One of God!”
Jesus rebuked him and said, “Be quiet! Come out of him!”
Then the demon threw the man down in front of them
and came out of him without doing him any harm.
They were all amazed and said to one another,
“What is there about his word?
For with authority and power he commands the unclean spirits,
and they come out.”
And news of him spread everywhere in the surrounding region.

Source: https://bible.usccb.org/bible/readings/083121.cfm

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 31, 2021 in Suy Niệm Lời Chúa